TRANH GIÀNH,
CHỐNG ĐỐI… và LẤN CHIẾM, BÀNH TRƯỚNG
Tranh giành là
cụm từ mà chúng ta thường nói, thường nghe và thường thấy. Ta còn nghe tranh…
như tranh biện, tranh chấp, tranh công, tranh đoạt, tranh đua, tranh đấu, tranh
khôn tranh dại, tranh thủ, tranh luận, tranh tụng, tranh tồn, tranh nhau… Không
biết lúc vội vã còn bỏ sót tranh gì nữa không. Dĩ nhiên bạn thừa biết không
liên quan đến mái tranh, tranh vẽ. Đó là từ tranh đứng trước. Từ tranh đứng sau
ta lại có. Chiến tranh hậu quả của tranh giành, tương tranh… Trong thành ngữ ta
lại có: Lưỡng long tranh châu, tranh bá đồ vương, tranh quyền đoạt lợi… Trong
truyện cũ rich ta lại có: Lục Súc Tranh Công, trong Tướng Pháp có: “tranh vanh
đầu dốc” (tướng trán cao nở đầu).
Trong TỬ VI có
ngôi sao KÌNH DƯƠNG chủ tranh giành và chống đối…
A.- Khi
tốt là dương dương đắc ý, có tính tự mãn tự đắc, là được biểu dương khen ngợi,
là tán tụng, là hoằng dương, là giương cờ gióng trống, giương mắt nhìn đời.
Dựng lên sự nghiệp, cơ nghiệp…Cuộc đời là bước lên hương. Được nghênh đón trọng
thị. Được ăn trên ngồi trước. Được đi trước dẫn đầu. Khiêu khích làm người ta
sợ. Là vươn lên cao nhất. Là cây bút ký xuống những văn bản quốc tế. Là anh
hào, văn hào, là thi hào…
KÌNH DƯƠNG khi
tốt được tán tụng thái quá, được đưa lên cao quá. Áp dụng công thức: “Bánh ít
trao đi, bánh quy trao lại”. Thay vì gọi ai đó bằng đại ca, như đại ca Thay,
thì gọi quách là Đại Vương. Đại Vương nghe sướng quá gọi ta là Đại Tướng. Gọi
nhau hoài Vương Tướng nghe nhàm quá. Ta buồn quá chế ra Hoàng Đế, Bệ Hạ nghe
sướng quá phong ta làm Vương, cho nên Thái Bình Thiên Quốc kẻ cầm đầu vốn là áo
vải cơ hàn, lúc đầu chỉ có 4 Vương về sau nhiều đến nổi không nhớ, mỗi Vương
lập ra một vài Tể Tướng cho oai, khoảng hơn ngàn Tể Tướng chư mấy, mỗi Tể Tướng
lập ra một dinh thự, một quân đội riêng để tung hô, để nổi đình nổi đám… Trên
nguyên tắc Vật Lý Học nặng quá thì chìm. Trên nguyên tắc Nhân Dân Học chiếc
thuyền Thái Bình Tà Quốc nhiều vương tướng quá nặng dành thả tay, chiếc thuyền
ấy chìm vào dĩ vãng, mồ mả các vương tướng trôi dạt về đâu cũng chẳng ai hay
biết.
Cũng can tội tán
tụng lẫn nhau, có mụ đàn bà ở ngôi Hoàng Đế có bọn bầy tôi (ăn cây nào rào cây
nấy, muốn ăn thì gắp cho người…) hết từ để tán tụng, thò tay chiếm đoạt từ
“Phật” được tôn là “Phật Sống”. Được đem vào chùa thờ tự mặt mũi hiền hòa, phấn
son lòe loẹt (Phật Bà mà). Phật chết là Phật Thích Ca thấy vậy mắc cỡ, lặng lẽ
rời chùa vào một đêm tăm tối, lại đi tu lần nữa để mong sao trở thành Siêu
Phật. Thế mới biết trò đời lắm chuyện. Kẻ ngồi ngai vàng chiếm đoạt ngai Phật,
mà ngai Phật có chi, giỏi lắm một tấm bồ đoàn cũ… rich, nhưng tranh được là
tranh, giành được là giành. Và dành dụm thật nhiều… tội lỗi. Trong đó có công
lao đóng góp của bọn văn nô, của nịnh thần… tán tụng lẫn nhau để kiếm thêm chút
bổng lộc, da mặt dày thêm mấy ly không biết liêm sỉ là gì. Đó là chuyện ở bên
Tàu, bên ta làm gì có mụ đàn bà nào quái quỷ như vậy. Một xứ sở lạ kỳ không
biết bao lần bị đàn bà cai trị, lại bị bọn rợ Mông, rợ Thanh đè đầu cởi cổ.
Vậy thì, một
phần tư số người VN, khoảng 20 triệu (chư mấy) có thích nghe tán tụng lẫn nhau
không? Để rồi ôm cái vinh quang giả tạo chết cả đám, ôm mấy chữ sao sáng, sao
xoẹt, người mẫu, hoa hậu, hoa khôi… kẻ được thì ít, kẻ chết theo nó thì nhiều.
Điều người viết
muốn nói. Muốn dương danh đắc ý thì phải TRANH GIÀNH mới có. Quan trọng
là tranh giành cái gì? Cái gì đáng tranh? Cái gì đáng tránh. Học sinh thì nên
tranh vị thứ, tranh học bổng… đừng nên tranh gái, tranh trai. Có người quá khôn
thấy tiền bạc là tranh, vì nó gọn nhẹ dễ cất dấu. Cho nên phú TỬ VI có câu: “VŨ
KÌNH CÔ QUẢ vị tiền nhi nguy” VŨ là tài sản, KÌNH là tranh giành, CÔ QUẢ là hậu
quả. Tóm lại hậu quả của tranh giành tài sản mà nguy. Và Lich sử nước ta được
viết bằng máu bởi 2 chữ Tranh Đấu để Tranh Tồn tức tranh để mà tồn tại, để mà
sống. Vậy trên TỬ VI được viết như thế nào? THẤT SÁT + KÌNH DƯƠNG đó là tranh
đấu, người tranh đấu, nhà tranh đấu… nhưng tranh đấu cái gì mới là quan trọng.
Tranh đấu giành nhau một chiếc ghế cũng là tranh đấu địa vị, tranh đấu để giành
quyền lợi đất đai bị hàng xóm láng giềng xâm lấn cũng là tranh đấu, tranh đấu
để chồng mình, vợ mình đừng bỏ rơi gia đình cũng là tranh đấu… trong tranh đấu
có đấu đá lẫn nhau mới gọi là tranh đấu, đánh ghen trối chết để giành lại người
tình (xem đánh đập trong bài PHÁ QUÂN).
Tuy nhiên có một
số người dùng lời lẽ hô hào điều gì đó, thật ra gọi cho đúng là tranh biện, đó
là cách CỰ KÌNH còn có thể gọi người Phản Kháng (Cự là Phản, Kháng là Kình)
hoặc nhà chống đối (tức KÌNH DƯƠNG) nhưng không hiểu sao ưa dùng từ
tranh đấu. Ví dụ như Hòa thượng Thích Trí Quang nhà tranh đấu cho Phật Giáo năm
63, nếu Mật vụ bắt được sẽ biết “đấu” võ như thế nào. Như Vua Quang Trung là
nhà tranh đấu nhưng chính xác là tranh đấu vì địa vi (Ví SÁT KÌNH có TỬ VI sao
nầy chủ địa vị, tức là phận) để thành công biết bao xương trắng máu đào đổ ra
(Căn cứ vào câu: Nhất tướng công thành vạn cốt khô). Viết KÌNH DƯƠNG sao mà khó
thế, oải quá, cả ngày được bấy nhiêu thôi. Vì KÌNH DƯƠNG còn là nỗi khó khăn
(sau nầy sẽ bàn sau). Ngày mai viết thằng bành trướng, xâm lược còn ghê
gớm nữa. Đó là sao ĐÀ LA.
KÌNH ĐÀ là 2 sao
quan trọng trong TỬ VI, là nhịp đời, là bước thăng trầm, kẻ biểu dương, kẻ
chống đối… mới cỡi ngựa xem hoa mà thôi, khoảng 20 đề tài mới nói hết sao nầy.
Kèm tại đây lá số Nhất Linh một người có ngôi sao KÌNH DƯƠNG tại MỆNH, mà đâu
đó người viết từng cho rằng: KÌNH TẤU là cây bút, như minh chứng điều mình đã
viết.
Nhất Linh là một
nhà văn, cũng có người ca tụng là văn hào. Cũng từng là Bộ trưởng Ngoại Giao đầu
tiên của nước VNDCCH, là một người thuộc Quốc Dân Đảng… Năm 1963 ông tự sát để
phản đối lại Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông có nói một câu rất nổi tiếng như một
lời tiên tri, tốt nhất là bạn theo đường link sau để tìm hiểu đầy đủ hơn về ông
ta.
Có lần cháu đọc một tài liệu ( hình như là của sử gia Trần Trọng Kim) có ghi là vua Quang Trung thật ra là họ Ngô (???!!!). Dù ông ấy họ gì thì cũng là một vị anh hùng , để làm nên anh hùng thì có khi phải hy sinh cả một dân tộc. Cũng như trận Điện Biên Phủ năm xưa , biết bao người ngã gục trên đường đánh đồi A1.
Phàm con người có đến hơn 1/4 là háo danh , háo lợi , thích khoa trương , thích được tâng bốc và thích chiếm đoạt.
Trong hội uống cafe buổi sáng với cháu có khỏang bảy tám người mà có hơn phân nửa nằm trong số này. Thấy bạn có đồ mới , vật dụng gì hay hay thì xin , thì lấy bỏ túi. Mặc quần áo đẹp chưa để ai thấy đã vội khoe, tiền thì xài tòan tiền tỷ thế nhưng thực tế thì rất trái ngược. Đại lọai là " nổ". Cháu không biết Nổ có phải là biểu hiện của một sao nào đó hay không nhưng nó không tốt.
Xã hội thì muôn vàn lọai người thế nhưng lỡ không may đức tính ấy rơi vào tay kẻ lãnh đạo thì khổ cho dân. Ngô Đình Diệm độc tài , chỉ nghĩ đến việc bảo vệ quyền lợi gia đình , dòng họ và địa vị của mình nên bị chính người " nhà" , người đã dựng ông ấy lên lật đổ và giết chết. Sống không có hậu thì chết cũng thương tâm.
Cháu nghĩ một cách rất tự nhiên , mình có được điều người khác không có đó là may mắn , nếu có thể chia sẻ điều đó với người khác để mang niềm vui tới cho họ cũng là điều nên làm. Nếu những gì mình không có thì cố gắng làm để được , còn không thì cứ xem như là mình không có phước phần để được. Ngô Đình Diệm hay Nguyễn văn Thiệu đều thu vén cho bản thân và quá dựa dẫm vào người khác bảo trợ nên thất bại là đều không tránh khỏi.
Nhưng xã hội thì phải thế , cháu biết là không thể thay đổi được.
Cảm ơn Bác đã mệt nhọc mà viết bài cho mọi người xem và học.
Cháu chúc Bác luôn mạnh khỏe.
Cháu Hồng Phúc.