RIÊNG và CHUNG
Trên
báo chí, trên miệng lưỡi… ta thường nói: Việc riêng việc chung, con riêng con
chung, trên yahoo cũng có riêng và chung, trong blog cũng có thư mục riêng và
thư mục chung, thế là có những bài viết dành riêng, có bài viết đọc chung,
ngoài đời ta lại thấy cảnh xe chung làm việc riêng, người đi việc riêng lại xài
tiền chung… Bên cạnh những cái xấu xa của cái riêng, ta lại có những cái riêng
đẹp, như đem cái riêng đẹp của mình cho thiên hạ dùng chung, đem công sức của
mình cho thiên hạ dùng chung, nước non là việc chung nhưng sao lại có đâu đây
tiếng khóc riêng tư, đất nước là chung sao lại có nỗi lo riêng.
Ta
có riêng xấu và đẹp. Chu ng xấu và đẹp. Vậy
riêng và chung là những sao nào? Đó là sao THIÊN CƠ chủ riêng và THIÊN ĐỒNG chủ
chung. Hai 2 này luôn luôn tam hợp với nhau. Từ THIÊN CƠ ta luôn luôn có tam
hợp phải là THIÊN ĐỒNG. Khi MỆNH hay Hạn đến một trong 2 ngôi sao nầy, ta dễ đi
vào hoàn cảnh 2 chữ RIÊNG và CHU NG. Có người
mạnh dạn lấy của chung làm của riêng. Có người rất can đảm đem thân thể riêng
tư của mình để mọi người chung nhau nhòm ngó. Có người làm kiếp vợ chung, có
người chồng chung. “Chém cha cái kiếp lấy
chồng chung, kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”
Riêng
còn gọi là “Tư”. Chu ng còn gọi là “Công” gọi
theo từ Hán. Trong thành ngữ ta có “Chí công vô tư”. Năm xưa có lần về Huế nghe
bạn bè đọc câu đối:
“Đường
đến Đối đèn điện đỏ
Lối
lên Lang lớp lớp lên lầu”.
Huế
lặng lẽ, âm thầm nhưng có những đợt sóng xô nhè nhẹ. Giải thích ra mới hiểu Đối
lo về đèn đương nhiên đối tượng của ông là bên ngoại, nội, vợ ưu tiên đèn điện
đỏ. Còn Lang thang cũng rứa thôi, lo về đường, lo toan con đường về nhà, về quê
là chính. Kể ra cũng là hiếu tử đấy. Lấy của chung làm việc thiện ai làm chẳng
được.
VIỆC THIỆN, VIỆC PHÚC.
Có
người không phân biệt việc nghĩa, việc thiện, việc phúc là gì? Việc nghĩa thấy
người khác hoạn nạn đưa tay ra giúp đỡ,
sau khi đánh đấm xong người hiệp sỹ lên ngựa để lại đám bụi mù, không
thèm để lại tin nhắn, không để lại địa chỉ mail… ta có những hiệp sỹ trên đường
phố, hiệp sỹ trong tin học, những nghĩa quân của Lê Lợi, đau đớn nhất là nghĩa
quân của Hàm Nghi, từ Nam chí Bắc chiến đấu trong mõi mòn vô vọng, từ 1885 đến
tận… bây giờ. Đó là câu chuyện cảm động khó tin mà có thật. Chuyện một làng quê
miền Trung gìn giữ những báu vật của Vua Hàm Nghi gởi lại. Đó là ngôi sao THIÊN
TƯỚNG chủ thương yêu, tương trợ… giúp cái cần câu để bạn câu cá kiếm ăn, chứ
không giúp tiền để bạn đi mua á phiện.
THIÊN
CƠ chủ việc thiện, thường dễ gặp THIÊN LƯƠNG (chủ từ tâm) ta gọi là từ thiện.
Lá cờ Hồng Thập Tự nói lên điều ấy. Họ không phân biệt bạn thù, tôn giáo, chính
kiến… thấy đói cho ăn, thấy bịnh cho thuốc, thấy thương tích băng bó… việc khó
không ai làm. Chính họ làm. Hành động đáng ca ngợi nhưng không khoe khoang,
không quay phim chụp ảnh, không trình chiếu cho mọi người xem. Thì có đáng gì,
những món quà không đáng giá, lại dàn dựng tốn kém gấp nhiều lần, để rồi nhận
được tiếng cười mai mĩa không thèm nói ra của người khác.
THIÊN
ĐỒNG chủ việc phúc. “Ông bà làm phúc bố thí cho kẻ ăn mày nầy đang đói”. Bố thí
cho kẻ đang đói, đang cần ăn là làm phúc, đang cần thuốc uống là làm phúc. Phú
Hán có câu:
“PHÚC phùng
VIỆT diệu định thị hải hà dục tú”
Phúc
là tên riêng của THIÊN ĐỒNG, tên ngoài đời chúng ta thường hay gọi là “Người
tốt bụng”. Nhưng không phải ai có ngôi sao nầy cũng được như vậy đâu. Có người
lại nói “Người xấu bụng”. Có kẻ lại nói “Người có bụng dạ hẹp hòi”… Tất cả đều
là ngôi sao THIÊN ĐỒNG hết, đừng đem ngôi sao THIÊN ĐỒNG của bạn ra mà khoe
khoang tôi là người tốt bụng, bầu cử cho tôi… coi xong có người nói bụng dạ ích
kỷ, bụng dạ nham hiểm, bụng dạ dao găm, bụng mang lựu đạn, miệng nam mô bụng
một bồ dao găm. Nó chỉ đẹp khi có THIÊN VIỆT mà thôi là “hải hà dục tú” tấm
lòng quảng đại như sông, như biển.
ĐÓI và NO
THIÊN
CƠ chủ đói, THIÊN ĐỒNG chủ no. Hai sao nầy luôn luôn tam hợp với nhau. Có cả 2
sao cùng hội họp tất không lo phần đói vì THIÊN ĐỒNG chủ no, từ bộ sao nầy dễ
bắt gặp THIÊN LƯƠNG chủ lương thực, lương tiền như bài viết mới đây. Chữ Phúc
trong Hán tự gộp 3 chữ Nhất, Khẩu, Điền gọi là phúc, hàm ý 1 người ăn một miếng
ruộng. Có ăn là phúc rồi, vào từ điển tất thị nghe bàn bạc loanh quanh mệt lắm,
mơ mơ hồ hồ rồi không biết phúc là cái gì. Không bị dày vò bởi cơn đói, không
xót ruột bởi chất chua của dạ dày. Như thế là phúc đấy. Phúc đáng giá 1000 đồng
thôi là có bánh mì ăn đấy. Cũng ổ bánh ấy nhưng 10.000 đồng cũng có. Có nghĩa
là phúc lớn. Có thể thấy tận mắt, sờ tận tay, nếm ngon ngọt của từ phúc, đến
ngôi sao THIÊN ĐỒNG chỉ có trên TỬ VI Ứng Dụng mà thôi. Nhìn thấy THIÊN ĐỒNG đi
với các sao nhỏ bé như TIỂU HAO ta gọi là phúc nhỏ, đi với ĐẠI HAO ta gọi là
phúc lớn. Đi với ĐẠI có HỒNG LOAN ta gọi Đại Hồng Phúc. Đi với VIỆT ta gọi Phát
PHÚC. Đi với KHÔNG KIẾP là Phúc họa khôn lường. Có sao ta gọi nấy, định mạng
viết sao ta viết nấy, có bịa đặt đâu mà sợ. Quan trọng là có lá số đúng ta đoán
đúng, lá số sai ta đoán sai. Với phương pháp TỬ VI ứng dụng bạn đang học cứ đè
mấy lá số TỬ VI có sẵn mà đoán. Can đảm lên mới thành đại sự (Đại tương đương
với ĐẠI HAO, KHÔI, THÁI TUẾ… Sự tức là TỬ VI đấy). TỬ VI càng lúc, càng thú vị,
càng yêu thích. TỬ VI gì càng đọc, càng chán thế phải lánh xa.
HỎI và ĐÁP.
Vào
VN.Yahoo.com, bên trái nhìn, 360plus xuống 6 dòng có mục Hỏi Đáp. Đó là nơi
người viết thỉnh thoảng đến giải trí. Hỏi là sao THIÊN CƠ, đáp là sao THIÊN
ĐỒNG. THIÊN CƠ hỏi có THIÊN ĐỒNG đáp 2 sao luôn luôn nhìn thấy nhau. Nếu thấy
THIÊN CƠ mà không thấy THIÊN ĐỒNG tức hỏi mà không ai đáp lại. Đó là trường hợp
ta có THIÊN CƠ xung tất không nhìn thấy được THIÊN ĐỒNG. Tức là hỏi ma thì có.
Khi ta có THIÊN ĐỒNG xung, ta có hỏi đâu mà ngoài kia có tiếng trả lời.
Hỏi
và Đáp cũng là một thủ thuật viết văn, như người viết đã áp dụng cho bài ”
Chống Ai, Theo Ai” để nói về bộ KÌNH ĐÀ. Thật ra cho THIÊN CƠ hỏi và THIÊN ĐỒNG
thông minh đáp là đúng nơi, đúng chỗ. Trên báo chí có khi chẳng ai hỏi cứ bịa
ra mà đáp, thế là có bài viết. Cho nên có người hỏi. Anh Đình ơi! Cho em hôn
một cái được không? Trả lời: Cứ hôn lên tay bạn một cái là coi như hôn được
Đình rồi đó.
Vào
Hỏi Đáp mục Sự Kiện xem cũng vui, xem ra các bạn ở đây bên hỏi cũng thông minh nhưng
giả ngu làm như không biết, bên trả lời đôi khi giả nai cũng vô tư trả lời.
Yahoo cũng tiếp tay cho nickname mới để vô tư mà hỏi và trả lời. Có lần vào mục
hỏi đáp chung tôi viết: Lồng ảnh GIF không được vì sao? Thằng Yahoo tỉ là thông
manh gạch đít chữ lồng với 3 mẫu tự đầu, không chịu cho phép tôi hỏi như vậy.
Thằng Yahoo thông manh nhỉ? chữ “đụng” Yahoo đọc sao nhỉ? Chắc đọc 2 mẫu tự đầu
thôi. Làm cho tôi đâm ra lúng túng không hiểu mình sai lầm cái gì, nhìn kỹ thì
thấy gạch đít chữ lồng nhưng nhìn thật kỹ chỉ gạch 3 mẫu tự đầu mà thôi. Cho
nên Ya - Ngu mà ta tưởng Ya – Hu.
Hỏi,
biến thể là chất vấn, biến dạng là cật vấn, biến hình là hỗn.
Đáp
biến thể là trả lời, biến dạng là đáp trả, biến hình là chưởi lại.
Xem
tiếp hỏi đáp có thật:
Đặng Trần Thường ra đối:
Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Ngô Thì Nhậm đối lại:
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải
thế
Đặng Trần Thường
giận Ngô Thì Nhậm bèn sai người dùng gậy tẩm thuốc độc đánh Nhậm. Nhậm về đến
nhà thì chết. Đặng vì mối tư thù (tư là
THIÊN CƠ, thù là THIÊN KHỐC) vì việc riêng, đánh chết để tiếng oan chung (KHỐC
ĐỒNG) cho triều Nguyễn. Vua Gia Long phết cho các em theo Quang Trung một số
roi rồi cho về, chứ không cho đi học tập cải tạo, mới phết roi mà có kẻ vì tư
thù giết người. Nếu giam giữ ắt còn chết thê thảm do tư thù, tư oán.
KẾ HOẠCH, MƯU KẾ, ÂM MƯU, KẾ
SÁCH, SÁCH LƯỢC, TOAN TÍNH, TÍNH TOÁN…
Và các từ
tương đương với các từ kể trên.
THIÊN CƠ là cái đầu cho nhóm CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG. Đi với THÁI ÂM ta
có thể gọi là âm mưu, đi với THIÊN LƯƠNG ta gọi là lương kế (kế hoạch
tốt ). Tuỳ tình huống hung cát tinh, tình cảm, và mục đích mà ta có
thể gọi là âm mưu hay kế hoạch.
“Kế sách một năm không có gì bằng trồng lúa
Kế sách mười năm, không gì bằng trồng cây
Kế sách lâu dài, không gì bằng trồng người”
Âm Mưu là THÁI
ÂM, nhất là khi có THIÊN CƠ hội họp, một sao luôn luôn toan tính vì lợi ích
riêng tư. Điều thú vị âm mưu thường đi đôi với thủ đoạn (tức VŨ KHÚC) hai sao
nầy luôn luôn nhị hợp với nhau. Nếu đọc âm mưu thì cần đọc thủ đoạn. Âm mưu là
âm thầm toan tính, nhưng không phải âm mưu nào cũng xấu, thậm chí còn rất có
lợi, hoặc nó rất buồn cười như âm mưu “Phế mã hãm xa” trên bàn cờ… đôi khi đối
thủ buộc phải khen ngợi. Âm mưu gì? Ai âm mưu? Tốt hay xấu? Thành hay bại?
Một
ngôi sao Mưu kế là THIÊN CƠ và một ngôi sao Lòng Dạ là THIÊN ĐỒNG luôn luôn tam
hợp với nhau. Vì thế cụm từ mưu sâu kế hiểm, lòng dạ âm mưu (sâu, hiểm là THIÊN
ĐỒNG đấy, tốt bụng chắc gì) Âm mưu thâm độc (thâm sâu là THIÊN ĐỒNG)… là những
câu, những chữ luôn luôn đi chung với nhau.
“Một giọt mực có thể làm vạn người suy nghĩ. Một cuốn sách hay có
thể làm thay đổi số phận biết bao người”
Suy nghĩ là TỬ
VI, THIÊN CƠ là toan tính… Đó là để so sánh. TỬ VI suy nghĩ để mà làm vô vụ lợi
gánh được hay không mà thôi, còn THIÊN CƠ ta phải lưu ý đến vấn đề toan tính
của nó. Vô tư hay hữu ý là nó.
KẾ HOẠCH là
THIÊN CƠ, số cũng là THIÊN CƠ, số 54 là bài viết thứ 54, ai đó lo lắng Kế Hoạch
Mật 54 là hoang tưởng đấy. Thấy Đình ngồi trước bản đồ có người lo, ngồi bên
cạnh gái đẹp có người ghen, thấy ăn ổ bánh mì không thì cười thầm, đúng chưa?
Bán cho tui một ổ bánh mì 100 ngàn ăn cho bỏ ghét. Chỉ làm được 5000 ngàn thôi
anh ạ. Nhưng vé số 100 ngàn một vé cũng có đấy nhưng đáng tiếc là không ưa chơi
trò đó.
Mai tiếp còn dài
nữa. Như vậy là bạn có dữ liệu để chép thêm vào bài THIÊN CƠ và THIÊN ĐỒNG rồi
đó. Thân ái.