Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2021

Biến Hóa

Biên Hoá.
Bạn tin con virus biến hoá chứ? Không tin cũng ráng mà tin, vì các nhà khoa học đã chứng minh điều đó. Có đến hàng ngàn chủng virus Corvid-19. Người ta không dùng từ biến hoá dùng các từ biến đổi, biến chủng, tiến hoá, đột biến...
Bạn tin lòng người thay đổi chứ? Nếu không tại sao có vô số trường hợp. Tại sao trước đây anh nói thế này, bây giờ anh nói khác...
Bạn lanh trí nhận ra biến hoá chẳng qua là thay đổi mà thôi. Nói đến thay đổi tất bạn biết sao gì. Vấn đề là. Thay đổi tốt hay xấu. Và cái gì thay đổi mới là điều quan trọng.

Địa vị thay đổi.
Từ lính lên làm quan. Từ nhà cấp 4 lên nhà cấp 1... Thế là tốt.
Từ quan xuống làm lính. Hôm qua viên chức hôm nay là tù nhân...Tất nhiên là xấu.
Nhà cửa cần thay đổi theo chiều hướng tốt, có như thế từ mái tranh mới có thể thành lâu đài.
Có những cái không cần thay đổi. Bạn tự tìm hiểu.

Nhưng mục đích bài viết không nói đến sự thay đổi hay bàn đến từ thay đổi. Điều muốn nói thay đổi biến hoá thành các từ hủ hoá, tiến hoá, thoái hoá, bê tông hoá... đến các từ lên đời, lên hương, xuống cấp... Thay vì dùng từ này chưa rõ nghĩa, không hợp lý, không tả đúng trường hợp, người ta dùng từ khác. Đây chỉ là đoạn dạo đầu mà thôi. Người viết muốn nói sự biến hoá tài tình của từ ngữ. Điều này giúp bạn luận đoán Tử Vi thành công.
Ví dụ rất dễ hiểu và tin rằng các bạn đều biết.

PHÁ QUÂN là ngôi sao gắn bó hoặc buông thả, chỉ là 1 trong các yếu tố của sao nầy.
Nghe chừng dễ hiểu, nhưng vận dụng nó trong đời thường không dễ dàng.
Người ta thường nói hoặc viết.
Người lính gắn bó với cây súng. Người lính ôm cây súng. Trong trường hợp này dùng từ gắn bó hay ôm đều đúng. Vậy từ gắn bó biến hoá thành từ ôm. Tiếp tục ta có. Người lính quấn quít bên cây súng. Liệu dùng từ quấn quít đúng hay sai. Không sai đâu, vì đây là cây súng đại bác, súng phòng không to tổ bố.
Học trò quấn quít bên ông thầy dễ nghe hơn là ông thầy quấn quít bên học trò. Vì trong từ quấn quít có hình ảnh là nhiều người. Không hàm ý yêu đương nào trong nầy cả. Trừ phi mô tả như sau. “Đôi trai gái quấn quít bên nhau”. Vì chủ từ là đôi trai gái, trong trường hợp nầy có hàm ý yêu thương.
Trở lại với ví dụ trên. Nếu dùng ông thầy làm chủ từ, buộc lòng phải viết. Ông thầy gắn bó với học trò.

Có khi từ gắn bó chuyển thành từ đeo. Đáng lý từ “đeo” dùng để chỉ mang, vác, gắn cái gì đó lên người; như đeo lon, mng súng... Nhưng người ta vẫn nói.
Cặp trai gái đeo nhau như sam.
Vì người ta thấy. A ôm B, B ôm A trong trường hợp nầy dùng từ “đeo bám lẫn nhau” là có lý.

Từ đeo chuyển thành “đèo”. Đèo là từ miền Bắc hay dùng. Người ta còn dùng từ “lai”. Từ thường dùng là từ chở.
Này anh xe ôm, anh đèo tôi từ A đến B giá bao nhiêu?

Từ gắn bó chuyển thành từ “đấu” khi xem đấu võ đài. Hai võ sĩ sáp lại gần nhau, chứ ai lại viết 2 võ sĩ gắn bó với nhau hoặc quấn quít bên nhau.
Sự biến hoá của từ ngữ là thế. Từ gắn bó sinh ra quấn quít, ôm, đấu, sáp vào nhau, sáp nhập, đeo nhau, đeo lon, ràng buộc...

Vậy chỉ 1 từ gắn bó mà thôi, tuỳ trường hợp người ta biến hoá thành vô số từ dùng cho thích hợp. Đó là điều người viết muốn nói. Và ta đoán được tính cách, nghề nghiệp của ngôi sao nầy.
Chẵng lẽ, người xe ôm, người đi phượt, người ham thích xe cộ, người thợ sửa xe... lại không thấy bóng dáng chiếc xe, tại Mệnh không có, Thiên Di cung cũng không. E rằng;
Đoán tầm bậy hoặc giờ sinh cung cấp không chính xác.
Đoán là văn sĩ thuộc giới “cầm viết” (cầm, nắm là sao PHÁ QUÂN, biến hoá từ gắn bó mà ra). Sao không nhìn thấy bộ văn phòng tứ bảo...

Vẫn chưa hết chuyện do đi với bàng tinh, hung sát tinh, kỵ hình tinh.
Từ gắn bó chuyển thành bắt, trói, cột... với nghĩa bị gắn bó.
Mệnh PHÁ QUÂN XƯƠNG KHÚC gắn bó với sách vở. Thành bay bại lại là chuyện khác. Đây là trường hợp được gắn bó.
Mệnh, Hạn, Tật Ách có PHÁ QUÂN ĐỊA KIẾP rõ ràng gắn bó với tai hoạ, trong trường hợp đó dùng từ bắt, trói, cột, cùm. Không ai dùng từ gắn bó, quấn quít bên cái cùm.

Ta có nhiều trường hợp.
Tự găn bó, bị ép buộc phải gắn bó. Bị hoạ vì gắn bó.
Ví dụ:
Ông ta tự gò bó trong khuôn phép (hoặc trong lễ giáo...)
Cô ta bị cha mẹ ép buộc phải lấy ông ấy.
Do nó cứ gắn bó với tụi du côn nên gặp hoạ.

Từ gắn bó chuyển thành cầm, nắm... Ví dụ. Ai cầm quyền ở đây? Anh nắm chức vụ gì? Tôi gắn bó với chức vụ này gần 10 năm đấy.

Trong đời thường vô số các trường hợp cầm nắm không tốt. Cả cuộc đời ân hận. Cầm sách vở học hành mau chán. Nhưng cầm 52 quân vô cùng hấp dẫn có thể thức suốt 72 giờ không ngủ. Dù có giải thích đi mấy nữa cũng vô ích mà thôi. Cá độ ngon hơn cá thu rất nhiều, đến khi không có cá vụn mà ăn thì muộn mất rồi.... Xem chừng người viết đi lạc đề. Đề tài muốn nói là sự biến hoá tài tình của từ ngữ. Hiểu rõ lá số Tử Vi tất nhiên phải dùng từ cho chính xác.

Đến trường hợp được cho là
Cởi ra, cởi trói.
“Bây giờ cởi trói cho mầy đấy, ưa viết gì thì viết”.
Câu nói nầy vô tình thừa nhận trước đây có trói, có buộc, có ép (ép là THẤT SÁT đấy). Trói buộc ở đây chỉ là nghĩa bóng mà thôi. Nhưng có khi là nghĩa đen, ví dụ dễ hiểu là vụ Nhân Văn Giai phẩm.

Ngược với từ gắn bó là buông thả.
Nói đến từ nào phải nghĩ có tốt, có xấu trong đó. Buông thả cái xấu để nắm lấy cái tốt. Tất có kẻ buông thả cái tốt nắm lấy cái xấu. Đó là trường hợp tự buông thả tốt xấu chưa biết. Lại có trường hợp bị ép buộc phải buông thả.
Mầy không bỏ súng. Tao bắn mầy chết. Muốn sống phải thả súng xuống thôi.
Biến hoá của từ nầy càng phức tạp: trường hợp bên ngoài cầu xin sự buông thả. Tất nhiên người ta dùng từ buông tha.
Mầy buông tha cho con gái tao hỡi thằng PHÁ QUÂN trời ơi!.
Buông xuôi theo số phận. Là tâm trạng 1 PHÁ QUÂN quá mệt mỏi trước cuộc đời.
Bỏ là từ biến hoá của buông thả mà ra. Ta có.
Bỏ, tử bỏ khác với bị bỏ, bị bỏ rơi... Bỏ mạng, bỏ cuộc chơi. Bỏ của chạy lấy người... bỏ quân, bỏ lính, bỏ ấn kiếm để chạy. Thay vì nói bỏ, người ta còn nói. Không nắm, không cầm... gươm kiếm, ấn tín. Khác với trường hợp bị ép buộc phải bỏ ấn tín.
- Anh còn cầm nắm ấn kiếm nữa không? Có nhiều dạng trả lời khác nhau.
Chán quá, tôi từ bỏ. Chán là từ biến hoá của buông thả.
Tôi bị từ bỏ. Hoặc nói theo cách khác, tôi bị tước bỏ quyền hành...
Hỏi gì mỉa mai thế, không thấy đang bị gông cùm sao? Vì ấn kiếm mà bị hoạ như ngày hôm nay.
Thế đấy. Tự bỏ, bị loại bỏ, bị hoạ vì cầm nắm (tức gắn bó) với cái mà thằng PHÁ QUÂN không phù hợp.

Thay vì nói bỏ người ta chuyển ngữ thành không cầm, không nắm...
Thay vì nói bỏ người ta còn văn chương...
“Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt.
Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung”...
Xếp bút nghiên tức là tạm thời bỏ sách vở 1 bên, cầm cung kiếm. Phải hiểu chàng thư sinh yếu mến sách vở, phải tạm thời rời xa trước tình huống đất nước lâm nguy. Khác với trường hợp thằng PHÁ QUÂN bỏ học để đi bụi đời. Không ai nói thằng PHÁ QUÂN “xếp bút nghiên” đi đánh bài.

Điều cuối muốn nói. Chỉ 1 sao PHÁ QUÂN thôi, không biết bao nhiêu từ ngữ xoay quanh nó. Biến hoá vô cùng ly kỳ do bàng tinh, hung, cát tinh xoay quanh nó.