Đây là bài thơ LỠ BƯỚC SANG NGANG của Nguyễn Bính, sáng tác năm 40.
Hai bài viết ngày 7, ngày 8 là bài người viết dùng thủ thuật post tự động. Kiểu nầy coi bộ vui, chết rồi cũng có thể viết được.
"Em ơi em ở lại (1) nhà.
Vườn dâu em đốn(2), mẹ già em thương (3)
Mẹ già một nắng hai sương (4).
Chị đi (5)một bước trăm đường xót xa.
Cậy em, em ở lại nhà.
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương (6)
Hôm nay(7) xác pháo (8A) đầy đường.
Ngày mai khói (8 B)pháo còn vương khắp làng
Chuyến này chị bước sang ngang (9).
Là tan vỡ giấc mộng vàng từ nay. (10)
Rượu (11) hồng em uống cho say,
Vui (12) cùng chị một vài giây cuối cùng (13).
(Rồi đây sóng gió ngang sông,
Đầy thuyền hận (14), chị lo (15) không tới bờ
Miếu thiêng (16) vụng kén người thờ (17),
Nhà hương khói lạnh (18), chị nhờ cậy em.
Đêm nay là trắng ba đêm (19),
Chị thương chị, kiếp con chim lìa đàn. (20)
Một vai gánh vác giang san (21)...
Một vai nữa gánh muôn vàng nhớ thương.(22)
Mắt quầng, tóc rối (23) tơ vương.
Em còn cho chị lược gương làm gì! (24)
Một lần này bước ra đi.
Là không hẹn một lần về nữa đâu,(25)
Cách(26) mấy mươi con sông sâu,
Và trăm nghìn vạn nhịp cầu chênh vênh
Cũng là thôi... cũng là đành...
Sang ngang lỡ buớc riêng mình chị sao?
Tuổi son nhạt thắm phai đào,
Đầy thuyền hận có biết bao nhiêu người!
Em đừng khóc nữa, em ơi!
Dẫu sao thì sự đã rồi nghe em!
Một đi bảy nổi ba chìm,
Trăm cay nghìn đắng, con tim héo dần
Dù em thương chị mười phần,
Cũng không ngăn nỗi một lần chị đi."
Chị tôi nước mắt đầm đìa, Chào hai họ để đi về nhà ai...
Mẹ trông theo, mẹ thở dài,Dây pháo đỏ bỗng vang trời nổ ran.
Tôi ra đứng ở đầu làng. Ngùi trông theo chị khuất ngàn dâu thưa.
Giời mưa ướt áo làm gì? Năm mười bẩy tuổi chị đi lấy chồng.
Người ta: pháo đỏ rượu hồng. Mà trên hồn chị: một vòng hoa tang.
Lần đầu chị bước sang ngang, Tuổi son sông nước đò giang chưa tường.
Ở nhà em nhớ mẹ thương. Ba gian trống, một mảnh vườn xác xơ.
Mẹ ngồi bên cửi se tơ. Thời thường nhắc: "Chị mầy giờ ra sao?"
"— Chị bây giờ"... nói thế nào? Bướm tiên khi đã lạc vào vườn hoang.
Chị từ lỡ bước sang ngang. Trời dông bão, giữa tràng giang, lật thuyền.
Xuôi dòng nước chảy liên miên, Đưa thân thế chị tới miền đau thương,
Mười năm gối hận bên giường, Mười năm nước mắt bữa thường thay canh.
Mười năm đưa đám một mình, Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên.
Mười năm lòng lạnh như tiền, Tim đi hết máu, cái duyên không về.
"Nhưng em ơi một đêm hè, Hoa soan nở, xác con ve hoàn hồn.
Dừng chân bên bến sông buồn, Nhà nghệ sĩ tưởng đò còn chuyến sang.
Đoái thương, duyên chị lỡ làng. Đoái thương phận chị dở dang những ngàỵ
Rồi ... rồi ... chị nói sao đây! Em ơi, nói nhỏ câu này với em...
...Thế rồi máu trở về tim Duyên làm lành chị duyên tìm về môi.
Chị nay lòng ấm lại rồi, Mối tình chết, đã có người hồi sinh.
Chị từ dan díu với tình, Đời tươi như buổi bình minh nạm vàng."
Tim ai khắc một chữ "nàng". Mà tim chị một chữ "chàng" khắc theo.
Nhưng yêu chỉ để mà yêu, Chị còn dám ước một điều gì hơn.
Một lần hai lỡ keo sơn, Mong gì gắn lại phím đàn ngang cung.
Rồi đêm kia, lệ ròng ròng. Tiễn đưa người ấy sang sông chị về.
Tháng ngày qua cửa buồn the, Chị ngồi nhặt cánh hoa lê cuối mùa.
Úp mặt vào hai bàn tay, Chị tôi khóc suốt một ngày một đêm.
"Đã đành máu trở về tim, Nhưng không ngăn nỗi cánh chim giang hồ.
Người đi xây dựng cơ đồ... Chị về trồng cỏ nấm mồ thanh xuân.
Người đi khoác áo phong trần, Chị về may áo liệm dần nhớ thương.
Hồn trinh ôm chặt chân giường, Đã cùng chị khóc đoạn trường thơ ngây.
Năm xưa đêm ấy giường này, Nghiến răng... nhắm mắt... chau mày... cực chưa!
Thế là tàn một giấc mơ, Thế là cả một bài thơ não nùng!
Tuổi son má đỏ môi hồng, Bước chân về đến nhà chồng là thôi!
Đêm qua mưa gió đầy giời, Trong hồn chị, có một người đi qua...
Em về thương lấy mẹ già, Đừng mong ngóng chị nữa mà uổng công.
Chị giờ sống cũng như không. Coi như chị đã sang sông đắm đò."
DỊCH theo TỬ VI ta có:
LỠ BƯỚC SANG NGANG
Lỡ bước tức là sai lầm khi lựa chọn một con đường, từ một con đường có thật đến con đường theo nghĩa bóng. Trên con đường có thật ấy có lắm mìn bẫy đợi chờ, có những con mắt rình mò theo dõi, chờ cơ hội là cướp đoạt là giết. Đến con đường không có thật như Kinh thương, hay Quân sự, vào Khoa học hay Luật học… để rồi sau đấy cảm nhận không phù hợp với mình. Lỡ bước theo ai đó đi một quảng đời mới biết y là Ma quỷ, sau đó tự nhận thấy sai lầm. Vậy thì lỡ bước đồng nghĩa với sai lầm. Sai lầm là sao THẤT SÁT, nhưng nói đến bước chân đi để lại dấu vết là sao VŨ KHÚC. VŨ SÁT là bước đi sai lầm, ví dụ hạn VŨ SÁT của Hạng Võ đã bị một ông nhà lừa gạt để đi vào lối chết, VŨ SÁT khúc rẻ sai lầm (là 1 trong các yếu tố của bộ sao nầy, còn là mất của, đoạt của, bị áp bức bằng vũ lực…) là lỡ bước vào một con đường (như con đường binh nghiệp, con đường nghệ thuật…) để rồi sau đó nhận thấy con đường ấy hoàn toàn không phù hợp. VŨ SÁT tại phối cung dễ gặp cảnh.
“Chàng nói gà nàng đành bảo quạ
Chu yện tơ duyên anh, ả đôi nơi”
- Ở lại đây có nghĩa là đưa tiển rồi quay trở lại, chủ sự đi tới rồi đi lui trở lại là sao PHỤC BINH.
- Đốn tương đương chặt, cắt… ra là sao VŨ KHÚC.
- Thương là sao THIÊN TƯỚNG xem bài Ngôi Sao Tình Yêu.
- Một nắng 2 sương, có nghĩa đi từ, làm từ sáng sớm có sương buổi mai, chiều tối mới về nghỉ khi sương ban đêm xuống, thế là có đủ 2 sương và 1 nắng ban ngày, nói nôm na làm vất vả từ sáng sớm đến tối mịt là cách ÂM DƯƠNG ngộ LỰC SỸ.
- Đi vì công việc thường liên quan đến THIÊN MÃ, đi có tính cách nhàn du, du lịch, hay bị ép buộc phải đi đa phần liên quan đến LƯU HÀ. Toàn bộ bài thơ nhắc nhiều lần đến chữ đi, với nghĩa đi trong tiếng khóc, tiếng thở dài… MÃ KHỐC KHÁCH. Đây là cách luôn luôn có trên lá số TỬ VI của bạn, khi ta đi thăm viếng với mục đích chia sẻ, hiếu sự, đi vì công việc (tài xế, xe thồ…) lòng thường không vui.
- Trong thơ văn ít khi ta gặp lập lại nguyên cum từ vừa dùng. Đây là nét rất đặc biệt. Câu 2 và 6 lại rất gần nhau.
- Hôm nay là sao THÁI DƯƠNG
8A. Pháo liên quan đến THÁI ÂM + THIÊN KHÔNG. Chủ tiếng động không ngờ… tiếng súng, tiếng nổ…
8B. Khói liên quan đến bộ KHÔI HỎA bộ sao chủ đống tro tàn khói bụi, một đám cháy lớn, có liên quan đến sự chết chóc, đến ô nhiễm môi trường, tùy trường hợp mà luận đoán. Từ đám cháy thấy được như đốt vàng mã (hóa vàng theo người Bắc), khói hương đến đám cháy trong lòng không thấy được.
- Sang ngang tức vượt sông, qua sông là cách VIỆT HÀ (THIÊN VIỆT + LƯU HÀ) Việt chủ vượt, Hà chủ sông. Còn là cách Vượt Thoát…
- Tan vỡ mộng vàng từ đây. Mộng vàng, ước muốn, mơ ước, khao khát, mong muốn… là THAM LANG. Tan tác, tan nát là PHI LIÊM, tan vỡ là PHÁ QUÂN. Phá tan tành là cách PHI+ PHÁ trên lá số cung Phu Thê có cách nầy là tan vỡ mộng vàng, cung Tài Bạch là tan vỡ mộng giàu sang, cung Điền là tan nát cửa nhà… Ví dụ lá số của Giáp Thìn CA từ MỆNH cung THAM LANG với mộng vàng, nhưng cung Tài Bạch lại tan vỡ mộng giàu sang.
- Rượu liên quan đến bộ THIÊN DIÊU +THIÊN Y
- Vui tức là ĐÀO HOA, đi với THIÊN KHÔNG dễ gặp không có gì vui đâu, đi thêm với ĐỊA KIẾP là họa đấy.
- Đầu tiên. Xem bài “Lần đầu tiên”. Lần đầu tiên tôi ra nằm nghĩa địa đồng nghĩa với lần cuối cùng của cuộc đời.
- Hận là THIÊN KHỐC
- Lo, lo lắng là BỆNH PHÙ. Giá như câu nầy tác giả viết: Đầy con thuyền hận lo không tới bờ (Theo ý tôi nghe hay hơn).
- Miếu thiêng là THIÊN PHỦ + LINH TINH. LINH còn chủ linh thiêng.
- Người thờ là sao PHƯỢNG CÁC. Ví dụ Khổng Tử được nhiều môn đệ tôn thờ do cách TANG PHƯỢNG làm nòng cốt.
- Hương khói lạnh. Lạnh là sao LINH TINH từ lạnh nhạt đến lạnh lùng qua lạnh lẽo về lạnh toát mồ hôi… tùy “thời cơ” mà đoán. KHÔI LINH đôi khi phải nghiến răng đoán là: một đống tro tàn lạnh lẽo, một mồ hoang vắng bóng người thăm, một bàn thờ không người chăm sóc. Hương khói lạnh là KHÔI LINH HỎA.
- Trắng đêm không ngủ… là THÁI ÂM ngộ KHÔNG, đêm không yên.
- Kiếp con chim lìa đàn. KIẾP tức là ĐỊA KIẾP, con chim là HỒNG LOAN. Đàn là bầy bọn, phe đảng là một sao khác. Ở đây tác giả ý nói sự sum vầy không còn nữa, sum vầy là ngôi TỬ VI khi ngôi sao nầy gặp SÁT PHÁ hoặc THIÊN KHÔNG là dễ bị chia lìa. Đi với THẤT SÁT là đánh mất sự sum vầy, đi với PHÁ QUÂN là phá bỏ sự sum vầy, đi với KHÔNG là sự sum vầy không còn. Trong TỬ VI có câu:
“HỒNG LOAN phùng ĐỊA KIẾP ư Phu cung bất hảo chi thập” là 10 phần xấu cả mười, nghĩa đen là loan báo tai nạn, nghĩa hình ảnh, hình tượng là con chim bị nạn.
21. Gánh vác là TỬ VI (xem bài bí mật ngôi sao TỬ VI). Gánh vác giang sơn là câu dành riêng cho các bậc Vua chúa ngày xưa như: Hai vai gánh vác sơn hà, dưới chân đạp dòng xã tắc. Nhưng trong đời thường, tôi cũng thường nghe ta nói, trong đó có cả mẹ tôi. Ví dụ “con nớ gánh vác giang sơn bên nhà chồng…” nghe cũng có lý. Giang sơn của người phụ nữ Việt là mảnh vườn, là ngôi nhà, là mồ mả, là ngày đơm tháng kỵ… Ngẫm nghĩ tôi thấy điều đó có lý. Giang sơn một cõi của người phụ nữ Việt là thế đó, ban đầu là Hoàng hậu về sau là Thái hậu.
22. Thương nhớ là bộ TƯỚNG ẤN (TƯỚNG QUÂN+ QUỐC ẤN) chủ ấn tượng thương yêu quấn quit với ai đó. Nằm ở cung nào thương nhớ cung đó. Bỗng nhiên người viết nhớ đến câu: “Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ơi! Sông xa từng lớp, lớp mưa dài…” Bài Tây Tiến phải không các bạn?
23. Rối, sự rối ren là sao PHÁ QUÂN ngôi sao nầy mang 2 tác dụng trái ngược nhau. Gỡ rối cũng là sao PHÁ QUÂN. Cụm từ thường nghe là “tháo gỡ khó khăn” tức PHÁ QUÂN + KÌNH DƯƠNG nhưng chắc gì, vì cũng là cách rối ren lại thêm khó khăn. Thế mới chết.
24. Lược là sao PHÁ QUÂN chủ gỡ rối. Gương là sao THIÊN HÌNH. THIÊN HÌNH tốt là tấm gương sáng, xấu là tấm gương xấu để răn đe người. HÌNH là ngôi sao khuôn mẫu.
25. Hẹn ước là cách TỬ TƯỚNG. vì TỬ VI chủ định như thế nầy thì THIÊN TƯỚNG cũng tương đương như vậy. (xem bài ngôi sao Tình Yêu). Ví dụ tôi hẹn với lòng tôi là ba ngày viết 2 bài, nhưng thật tế tôi đạt chỉ tiêu mỗi ngày mỗi bài. Như vậy là tôi TỬ TƯỚNG ngộ TUẦN, sao TUẦN chủ sự trọn ven.
“Là không hẹn một lần về nữa đâu” là cách ra đi không trở lại. Là cách BINH TƯỚNG ngộ KHÔNG KIẾP, là không quay trở lại. Đề tài nầy rất dài hơi sau nầy sẽ có bài viết nghiêm túc. Tạm thời Hạng Võ có viết trên tiểu hạn của ông ta năm Mậu Tuất, Nguyễn Thái Học viết trên cung MỆNH THÂN, Còn Bửu Đình y cả gan viết trên Đại hạn thế mới gớm mặt.
26. Cách, khoảng cách, khoảng cách đo được đến khoảng cách không đo được là khoảng cách trong lòng là sao CỰ MÔN.
Bài viết đến đây hơi dài, tạm ngừng thôi. Người viết cũng mệt mà người đọc cũng oải. Đánh giá chung bài thơ của Nguyễn Bính quá dài, rút ngắn xuống còn một nửa mới hay, ý tứ lập lại hơi nhiều. Đó là bình loạn cho vui, trong phê bình cũng có cái đúng, cái sai. Quan trọng là dám phê bình hay không. Sợ đến nỗi không dám phê bình chết đi còn sướng hơn. Hèn đến nỗi không dám nghe phê bình…
Nhại lại thơ Nguyễn Bính.
Em ơi! Em ở lại nhà.
Vườn rau em hái, mẹ già em thương.
Anh đi ra chốn chiến trường,
Dẫu cho một nắng, hai sương sá gì.
Anh đi cũng bởi chữ “vì”…
Vì dân, vì nước cũng vì công danh.
Mai sau dầu nấm mộ xanh,
Trên môi, trên mắt long lanh nụ cười.
Bác nói nghe ghê ghê sao.
Có lần vợ cháu kể một ông thầy dạy môn phong thủy ( ở lớp kinh doanh Bất động sản) nói rằng nếu am tườ..
Bác nói nghe ghê ghê sao.
Có lần vợ cháu kể một ông thầy dạy môn phong thủy ( ở lớp kinh doanh Bất động sản) nói rằng nếu am tường và hiểu thấu tử vi ( siêu ) thì sẽ biết được ngày giờ mình chết. Có thật không hả Bác? Nếu vậy thì sao nhỉ? Chắc buồn vui lẫn lộn. Cháu bây giờ chỉ muốn biết thế để cháu còn có thể ra kế hoạch làm việc. Cháu nói thế thôi chứ biết hay không biết gì thì cũng giống nhau hết vì nếu có ra kế họach thì đôi khi cũng không thực hiện được.
Giờ cháu chỉ mơ đọc được hết 500 bài viết ấy của Bác. Hihihi
Cháu kính chúc Bác nhiều sức khỏe.
Cháu Hồng Phúc.
Cháu không biết post tự động là gì? Nếu vậy nghe có lý quá. Bức ảnh Bác để trên đầu bài có phải sông Hàn không Bác? Nhà Bác có nằm trê..
Cháu không biết post tự động là gì? Nếu vậy nghe có lý quá. Bức ảnh Bác để trên đầu bài có phải sông Hàn không Bác? Nhà Bác có nằm trên bờ sông này không Bác ? Nếu nằm trên bờ sông thì đẹp biết bao nhiêu!
Cháu là dân miệt sông nước nên thấy sông là khóai lắm. Nếu có nhà nằm bên tay phải bức ảnh , có bờ kè , hàng cây thì cháu sẽ hạnh phúc lắm.
Cháu chào Bác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét