KHÓC và CƯỜI
Tiếng khóc.
Trên TỬ VI bất
kỳ ai cũng có một ngôi sao THIÊN KHỐC chủ về Tiếng Khóc khi khóc đuối sức,
không có còn sức mà khóc chỉ còn hừ hừ mà thôi. Lại có thêm THIÊN HƯ ra đời.
Sao nầy là tiếng thở dài áo não, mô tả một sự thất vọng chán chường, Hai sao
nầy kết hợp thành bộ KHỐC HƯ thuộc nhóm “Sầu tinh”, bà con bên nội với nhóm sao
“THẤT VỌNG.” KHỐC HƯ là tiếng khóc và tiếng thở dài là giọt nước mắt chảy dài
trên má. Trong “Nhịp Đời trên Lá Số” đôi khi nhịp ấy kéo dài 10 năm thật là tồi
tệ.
Đến thăm Blogger
Gió Buồn trong chiến dịch ‘thăm dân cho biết sự tình’. Chỉ thấy tay viết nầy
luôn luôn than khóc, đọc kỹ thì hình như than khóc trên mặt trận tình yêu, các
văn sỹ lại viết trên tình trường. Đó là cách THIÊN TƯỚNG ngộ THIÊN KHỐC, chỉ
đọc thôi cũng đoán được TỬ VI. Đề nghị xem lại “Ngôi sao Tình yêu”. TỬ VI là
công việc lắp ráp từ sao cho đúng nghĩa. Nếu bạn khóc nhiều năm nay rồi, tôi
mạnh dạn thêm cho bạn một ngôi sao TUẦN nữa đấy. Trong vòng nước mắt, người
trong cuộc khóc. Lại đề nghị bạn xem lại bài TUẦN TRIỆT (càng nhiều bài bao
nhiêu việc giải thích càng nhẹ nhàng bấy nhiêu).
THIÊN TƯỚNG ngộ
KHỐC là thương hận. Nhưng cách nầy nằm tại MỆNH còn khóc dài dài suốt một đời
luôn luôn than với khóc trong tình yêu. Nếu nằm tại Đại han là 10 năm, nằm ở
Tiểu hạn là một năm.
Trở lại với ngôi
sao THIÊN KHỐC, sao nầy dễ kết thân bè đảng với THIÊN HƯ như đã nói, lại ưa
giao du với thằng TANG MÔN, kết thành phe phái dễ sợ là TANG KHỐC, chủ tang tóc
và khóc lóc. Còn là tang chứng và nước mắt. Từ vị trí TANG KHỐC thấy được BẠCH
HỔ màu trắng là ‘vầng khăn sô cho Huế’ năm Mậu Thân. Vầng khăn tang cho giải Gaza mới đây, cho nên
trong tiềm thức con người ai cũng “mang
theo tiếng khóc chào đời mà ra ” kẻ lỳ lợm mới không biết khóc. Kẻ ngu si
mới thấy họ khóc mình cười. Kẻ đểu giả làm bộ khóc theo. Kẻ lưu manh thừa cơ
kiếm ăn trên xác chết… Người nằm xuống không ai than khóc thì lại thuê kẻ
thương vay khóc mướn, kẻ này khóc mới ghê gớm làm sao, khóc có bài có bản.
Đó là nói về
khóc người, có người khóc đồ vật, có kẻ khóc chó mèo chết… khiến chúng ta vô
cùng hoang mang, càng thảnh thốt khi nghe xây mộ bia cho chó. Tất nhiên cũng có
người “ngạo” như cụ Phan Bội Châu, bây chẳng trung nghĩa bằng con chó của tao,
lại có kẻ thừa tiền lắm của, xây chơi để cho mọi người biết “đại gia” là ngu
như thế nào. Trong khi…
“Sè sè nắm đất bên đàng
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng, nửa xanh.
Rằng sao trong tiết Thanh Minh
Mà đây hương khói vắng tanh thế nầy”…
Nhưng thôi nói
tiếng khóc chán lắm. Trên TỬ VI luôn luôn có 2 thái cực, nếu có tiếng khóc thì
có tiếng cười. Quy luật âm dương là như vậy. Hết hạn khóc ta lại có hạn cười.
Tiếng cười.
THIÊN HỈ là
thiên về vui mừng luôn luôn có HỒNG LOAN xung, loan báo niềm vui gì đó thế là
THIÊN HỈ cười. Trong TỬ VI có câu:
“THIÊN HỈ thủ
MỆNH miệng cười có duyên”. Như vậy là chứng minh tiếng cười là THIÊN HỈ, có
tại MỆNH lại cười có duyên thế mới chết người. Lại còn:
“HỈ THẦN,
THIÊN HỈ HỒNG LOAN
Ba sao đem
lại hân hoan cho người”
Đó là cách Song
Hỉ, thích thì có thể gọi Nhị Hỉ, Lưỡng Hỉ, Trùng Hỉ… tùy ý.
ĐÀO HỒNG HỈ được
gọi là Tam Minh. Minh đây có nghĩa là sáng, chính tinh lạc hãm có các em nầy
cứu giải đỡ buồn, nhất là bộ NHẬT NGUYỆT. Nhưng lại kỵ bộ SÁT PHÁ THAM thế là
rắc rối (khi khác giải thích).
Điều đáng nói
khi người nầy cười là kẻ kia khóc, khi ông ứng cử viên trẻ cười, ông ứng cử
viên già khóc. Khi Đức Ý Nhật khóc, thế giới còn lại cười. Khi miền Bắc cười,
miền Nam
khóc, đó là một sự thật, khi chồng cười với vợ bé, vợ lớn khóc… Khóc cười không
đồng bộ tí nào. Khi nãy nó cười bây giờ nó khóc, trong đám cưới vui có kẻ lại
khóc. Cho nên khóc cười không đúng nơi, đúng chỗ, đúng lúc cũng là họa đấy. Do
Tam Bất Đúng (từ này do tui chế nghe, đừng chất vấn cực lắm) cho nên khóc cười
phải có một Đạo diễn điều khiển, tất cả theo lịnh tôi: Khóc. Thế là rủ nhau
khóc, khóc tha thiết, khóc lâm ly, khóc mùi mẫn, khóc 36 kiểu… Chú ý khóc theo
kiểu khóc tha thiết, tại sao có kẻ khóc lâm ly, khóc mùi mẫn. Tất cả chú ý
chuyển qua hệ cười. Cười 1 phần 16, cười 36/16.
Cho nên ta lại
có bị áp bức phải cười.
“Cùng chung một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”
Điều éo le nầy
tìm thấy trên các tuổi Sửu Mùi. Từ vị trí tiếng cười THIÊN HỈ lại có, tiếng
khóc của THIÊN KHỐC nhị hợp. Vì thế lại có khóc thầm, cười thầm…
“Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai”
Khi Mỹ bị cú 911
choáng váng, thì có kẻ vui thầm đâu có lạ, nhưng sẵn sàng nói rằng: Tui, kề vai
sát cánh bên bạn, chống khủng bố. Miễn sao khủng bố đừng chống tui…
Nhịp đời luôn
thay đổi, cho nên hôm nay cười, ngày mai khóc cũng chuyện thường thôi. Ông bà
nói:
“Cười người chớ có cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười”
Cũng có trường
hợp cười thầm khóc thật dễ ghét. Có em Sỷ dấu hỏi nào đó, đã từng cười thầm,
mình ăn cả triệu đô mà không ai hay biết, hôm nay đã thấy khóc thật. Cái mình
cho rằng không ai biết, thì có trời biết, đất biết. Sao lại bảo không ai biết.
Khi chiếc giày
bay về phía Tổng Thống Bush có kẻ cười thầm, tiếp tại Anh lại chiếc giày bay
lên lại có kẻ cười thầm… Trên nguyên tắc có kẻ thương tất có kẻ ghét, càng
nhiều kẻ thương bao nhiêu kẻ ghét mình càng ghét bấy nhiêu. Cho nên Gandhi được
phong là thánh cũng bị giết, Linlcon cũng rứa thôi… kể sao cho hết. Đó là những con người, ta thấy
có đường lối đúng, huống chi những người nhìn vào chỉ thấy sai nhiều hơn đúng,
càng có nhiều kẻ ghét mình hơn.
Khóc cười là chuyện
tự nhiên của người. Miễn sao đừng ép người ta khóc cười. Cực lắm người ơi!. Ai
là người muốn vui mà không được vui? Nhiều lắm kìa. Ai là người muốn khóc mà
không được khóc? Nhiều lắm kìa. Cho nên.
“Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm hiểu thế là ta vui”