NGÔI SAO THÁI TUẾ
Sinh năm nào. Sao THÁI TUẾ đóng tại cung ấy
LUẬN ĐOÁN CÁC CHI TIẾT SAU:
ƯU THẾ
của THÁI TUẾ:
THÁI TUẾ là ngôi sao quan trọng. Sinh năm nào an
THÁI TUẾ tại cung đó, có thể ví như MỆNH cung thứ 2, có thể ví như chiếc ghế
dành riêng cho mình, cần ngồi vào đó mới đúng chỗ. Tại vị trí của THÁI TUẾ luôn luôn có sự ngưỡng mộ của PHƯỢNG CÁC, cái
thế hơn người của sao HOA CÁI và dễ gặp đầy đủ bộ Tứ Linh. Bộ Tứ Linh bày ra
trước mắt THÁI TUẾ để chiêm ngưỡng, HOA CÁI (cái lọng vẽ hoa) che chắn cho ngôi
THÁI TUẾ, ngôi sao nầy luôn có 2 đàn em (2 fan) ủng hộ, từ đó THÁI TUẾ là bậc
thầy của thầy là Thái Sư Phụ (người thầy lớn nhất), là sư tổ làm quan đi với
Cát tinh, Quyền tinh được tôn phong Tam Thái như Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo… Rất
nhiều người có ngôi sao nầy ở MỆNH như Ông Thiệu, Vua Quang Trung, Nhất Linh
hoặc tam hợp với MỆNH tức Mệnh có ngôi BẠCH HỔ như Lê Lợi, hay Mệnh có QUAN PHÙ
LONG TRÌ. Ngôi sao THÁI TUẾ đi với Chính
tinh nào cũng hay trừ trường hợp đi với ngôi sao nhiều Tham Vọng là THAM LANG
là kém hay mà thôi.
NGƯỜI
CAO TUỔI, THỌ:
THÁI TUẾ có nghĩa là cao tuổi, người cao
tuổi là đáng bậc cha ông, người có sao này lên bậc cha ông rồi mới
chịu chết. Đó là ngôi sao thọ nhưng đừng gặp KHÔNG KIẾP bị phản tác
dụng không thể trở thành Thái công (có thể dịch là ông cụ) lão thái
thái... Có câu “KIẾP KHÔNG THÁI TUẾ suy
vi” là vì thế.
THỜI
GIAN: NĂM, TUỔI. NHÓM SAO CHỈ THỜI GIAN
Sao này chủ thời gian, năm tháng, tuổi. Như
thọ mấy năm, sống bao nhiêu tuổi, ăn ở với nhau được bao lâu thì xa
nhau, đau bao lâu thì hết bệnh...Bí mật vẫn chưa được khám phá mặc dù
ta có trong tay những con số bí mật (xem các bài viết khác) .
Các sao chủ thời gian THÁI TUẾ chủ năm,
THÁI DƯƠNG chủ ban ngày, THÁI ÂM chủ ban đêm. THÁI ÂM còn chủ tháng. THIÊN
CƠ chủ thời gian, thời kỳ, TUẦN chỉ một tháng (ví dụ tuần trăng), hoặc 10 ngày.
TUẦN còn chỉ một chu kỳ nào đó. Chu kỳ của địa
chi là 12 năm, chu kỳ của thiên can là 10 năm. Bạn đừng đem tuần chỉ có 7 ngày
của hiện tại để luận đoán sẽ đưa đến sai lầm. Tuần có nghĩa là một chu kỳ như
tuần hương thắp trọn nén nhang. TRIỆT là bán chu kỳ không trọn vẹn, nửa chừng
bỏ cuộc. TUẦN đi với TRIỆT chỉ 15 năm (vì Tuần chỉ 10 ngày, mà TRIÊT chỉ có một
nửa mà thôi. Cộng lại ta có 15). Nếu TUẦN TRIỆT có THÁI ÂM, THÁI DƯƠNG ta có 15
ngày, có thể là 15 ngày đêm hạnh phúc, 15 ngày đêm khói lửa… Như cuộc chiến
biên giới phía Bắc năm xưa ngắn ngủi cũng khoảng chừng ấy, nhưng dư âm cay đắng
đến tận bây giờ, thắng thua không ai dám bàn luận, người chết lặng lẽ như tội
nhân, anh hùng không được truy tặng, thương binh lặng lẽ cúi đầu. Những ngày
đáng nhớ ấy bị sao TRIỆT nó xóa mất rồi, bị sao TUẦN xếp vào dĩ vãng, bị THIÊN
KHÔNG không cho nhìn nhận. Trên nguyên tắc TV đó là Tam Không hay Tam Vong. Bộ
sao nầy làm khổ ngôi TỬ VI và cả bộ NHẬT NGUYỆT. Chỉ có THAM PHÁ trị được thôi.
Đó là cái ngày cũng khổ nói chi đến con người, ngày là thời gian thế mà cũng bị
đâm, bị chém…huống chi thịt da (THIÊN CƠ) con người. Năm THÁI TUẾ, Tháng THÁI
ÂM, ngày THÁI DƯƠNG là bộ đếm thời gian, là lịch treo tường. Đi với QUỐC ẤN là
những ngày có ấn tượng khó quên. Tốt xấu tùy thuộc Hung, Cát tinh.
LÝ LẼ,
NGÔN NGỮ…:
Tốt là lý lẽ xuôi tai hợp lý. Ngộ KHÔNG là vô lý.
Còn là THÁI ĐỘ, LẬP TRƯỜNG, ĐƯỜNG LỐI:
QUAN PHÙ chủ quan điểm BẠCH HỔ chủ bày
tỏ. THÁI TUẾ chủ thái độ. Ba sao này luôn luôn tam hợp với nhau tạo
thành một bộ sao TUẾ HỔ PHU,̀ chủ lập trường, khi ta có lập trường
ta có thể bày tỏ nó ra là BẠCH HỔ và quan điểm là QUAN PHÙ và thái
độ của ta rất rõ ràng là sao THÁI TUẾ. Ba sao này còn giá trị như
từ Tư Tưởng, Đường Lối. Người có ba sao này thủ Mệnh họ có một lối
đi mà đối với họ là lý tưởng. Vấn đề lý tưởng họ đúng hay sai là
việc khác. Và không bao giờ có những tư tưởng, đường lối giống nhau. Vì một
lý do đơn giản. Tý nói thì Thân Thìn cho là phải nhưng Ngọ nhất quyết phản đối.
Sửu nói thì Mùi phản đối, Dần nói thì Thân phản đối, ta có cả thẩy 6 nhóm tuổi
xung khắc nhau về quan điểm.
Chủ ngôn ngữ THÁI TUẾ chỉ huy 2 sao quan
điểm và bày tỏ (Hổ Phù) cho nên phải giỏi ngôn ngữ để lý luận. Vì
vậy nó có tính thị phi.
“TUẾ HỔ
PHÙ hợp KHÚC XƯƠNG. Có tài hùng
biện văn chương nhất đời”
Đến đây câu phú kể trên trở nên dễ hiểu, ta đã có
khẩu tài lại thêm có Văn Học lời nói rất thuyết phục. Nếu có thêm cây bút KÌNH
+ TẤU tha hồ viết. Người đạt yêu cầu nầy chính là Nhất Linh. Bạn cứ đem so mình
với Nhất Linh là biết trình độ ngang đâu. Nếu trình độ không bằng nhưng có khi
thu nhập cao hơn căn cứ vào các sao LỘC TỒN và HÓA LỘC người có tài và người có
tiền khác nhau điểm ấy, không thể đem tiền bạc ra so sánh được với kẻ có tài.
Ở đây người viết cũng cần mở ngoặc đơn to tổ bố.
Qua một số bài viết có vẻ hình như là ca ngợi đảng Quốc Dân Đảng nhưng một sự
thật vô cùng cay đắng, suýt là nạn nhân của một số đảng viên của đảng nầy tại
Quảng Nam
vào năm 74,75. Với tính trung thực không vì vài phần tử đó ta có cái nhìn lệch lạc về những đóng góp của
họ trong vận mệnh nước nhà.
THÁI TUẾ thuộc
NHÓM SAO QUAN TRỌNG:
Người viết thường hay nói đến nhóm sao quan
trọng, sau đây là bí mật của nó.
Nhóm sao có tầm quan trọng khi có mặt các
sao này, tuỳ thuộc Hung, Cát, Hỉ tinh để luận đoán như đại quan, đại sự, rất to lớn về chức
vụ, về vui mừng,...
TUẦN: Chủ quan trọng. Như nhân vật quan
trọng, xấu là sự việc nghiêm trọng, tội trọng
KHÔI VIỆT: Chủ bộc phát lớn .Như bộc phát
công danh tài lộc, xấu là bộc phát tai hoạ, dịch bệnh
ĐẠI HAO: Chủ to. Như quan to đại hỉ sự, xấu là đại tang, đại thất bại... phức tạp là đại
náo thiên cung.
HỒNG LOAN: Chủ lớn chức vụ lớn, bằng cấp
lớn, vui mừng lớn, ăn to nói lớn tai hoạ lớn… xấu là họa lớn
THÁI TUẾ: Chủ rất. Đi với ĐẠI HAO chủ rất
to. Chú ý không gặp HỒNG LOAN. Đi với KHÔI VIỆT chủ bộc phát rất
lớn, đôi khi thái quá. Đi với TUẦN chủ rất quan trọng
HÓA KHOA: Chủ rất to đi với Hóa QUYỀN là Quyền
thế rất to, có thêm HỒNG là quyền thế to lớn quá, nếu thêm KHÔI VIÊT nữa là to
quá là to. Cứ đếm sao ăn tiền thôi. Cũng có Quyền là anh Cảnh sát Giao thông.
Nhưng HỒNG KHÔI KHOA QUYỀN ngồi tới đâu đâu, không đứng đường ngửi bụi đâu.
Người có quyền cao nhất là người được quyền cấm đoán. Nhìn lá số Hitler ta thấy
rõ điều ấy, chỉ cần ông ấy nhăn mũi nhíu mày dân Do Thái chạy trốn khắp thế
giới.
THÀNH và
BẠI. TỐT và XẤU. NÊN và HƯ. THẬT và GIẢ….
THÁI TUẾ chủ thành và THIÊN HƯ ở đối cung chủ bại. THÁI TUẾ chủ tốt, THIÊN HƯ chủ xấu. THÁI TUẾ
chủ nên (như nên làm, nên người, nên danh…) THIÊN HƯ chủ hư (như hư việc, hư
người, danh hảo…) THÁI TUẾ chủ thật (như sự thật, thương thật, vua thật…) THIÊN
HƯ chủ giả (như sự giả dối, thương giả dối, vua giả…)
Từ thật và giả ta căn cứ vào đó ta tìm đâu là vua
thật ta phò, phò trúng Vua Lộc Vừng chỉ ham mê cây cối mà thôi, phò trúng ông
vua bóng đá chạy theo ông cổ vũ mệt nghỉ, khuyên ông lên làm vua thật đi, để
mình còn được vin rồng dựa phượng hưởng chút thơm lây. Ngài lại phán một câu_
đừng nói làm ta sợ.
Điều quan trọng người viết muốn nói, chỉ một ngôi
sao THIÊN HƯ mà các sách cho là tiểu tinh, so với trung tinh, chính tinh chả là
gì cả. Nhưng đánh bại tất cả vàng son TỬ VI , quyền uy KHOA QUYỀN trở thành giả
tạo. Vì vậy tiểu tinh cũng vô cùng quan trọng, trong TỬ VI ứng dụng người viết
không đồng ý gọi là tiểu tinh. Chỉ có 2 nhóm sao mà thôi. Chính tinh và bàng
tinh để phân biệt chứ không so sánh. Hôm qua người viết có mô tả cảnh CỰ MÔN và
LỘC TỒN, CỰ MÔN phản đối mặc kệ CỰ MÔN, bên này LỘC TỒN cứ dành dụm, cất trữ.
Không có ngôi sao nào nhỏ hết vai trò nó quan trọng như nhau. Nhìn vào bàng
tinh để đoán chính tinh. Kiểm tra PHÁ QUÂN mà không thấy súng ống gì hết lại
thấy sách vở đích thị ông đồ sách. TỬ VI đồng cung với THIÊN HƯ là cái ngai
vàng trên sân khấu, nhất hô bá nặc là trăm tiếng dạ từ hậu trường sân khấu vang
lên.
Cũng như có người nói: nhìn ‘bạn của bạn’ đoán
được bạn là ai. Ví dụ bạn của bạn kẻ ôm 52 cây, kẻ ôm tứ sắc… có lẽ bạn đang ôm
cái dĩa. Nguyên tắc luận đoán là như vậy.
Nhưng THIÊN HƯ có chỗ đắc dụng của nó khi đi với
XƯƠNG KHÚC, bộ văn học nầy cần sự hư cấu của 2 sao nầy mới hay. HƯ ẢO trong đời
là THIÊN HƯ với Cô Gái Đồ Long, Anh Hùng Xạ
Điêu… rồi Kẻ Hủy Diệt, Người Nhện, Người Cát… chắc mai đây có thêm Người Âm Phủ
nhưng tất cả làm say đắm lòng người… THIÊN HƯ còn cần thiết cho bộ ÂM DƯƠNG
làmcho bộ sao nầy thêm đẹp. Đến đây câu phú: KHỐC HƯ Tý Ngọ đắc địa, hay KHỐC
HƯ Tý Ngọ tiền bần hậu phú được giải thích hay nhất là:
Cứ ngỡ như là thất bại rồi, hư hỏng rồi, không
nên việc rồi… nhưng cuối cùng lại nên người, lại thành công, trước khóc hu hu
sau cười ha hả. Cái may mắn đó dành riêng cho tuổi Tý Ngọ trước hư sau nên. Ví
dụ Quan Công thực ra… là tên ăn cướp, Trương Phi cũng thế nhưng cướp của dân
không sướng bằng cướp của vua quan. Lưu Bị nói vậy thành ra có chính nghĩa. Chu yển hướng một cách ngon lành. Như Phật dạy buông đao
đồ tể là thành Phật nhưng khi có quyền lực mới thành Phật, khi chưa chém xuống là thành Phật nhưng chém rồi
thành Phật sao nổi, có núp sau lưng Phật, Ngài cũng bỏ chạy thôi.
GIẢ DỐI, KHÔNG CÓ
THỰC: GIẢ DỐI, GIẢ ĐÒ LÀ CẦN THIẾT ?
* Dĩ nhiên những người chân chính,
nghe giả dối là cần thiết cũng ngao ngán lắc đầu. Vì bản chất của họ là con
người tốt, căm thù kẻ giả dối hoặc không dám tiếp xúc với kẻ giả dối. Tuy nhiên
giả dối có cái rất cần thiết, có nhiều người quang vinh nhờ vào nó. Ca dao hay
nói về giả đò là.
" Giả
đò buôn hẹ, bán hành. Ghé vô trong trại thăm anh kẻo buồn"
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi có
những va chạm nhỏ, ta cũng lịch sự cám ơn, xin lỗi… dù không thích ta cũng nói
cho qua chuyện. Có nghĩa càng lịch sự càng giả dối, tuy nhiên chúng ta không
nên sa đà vào lý lẽ làm chi. Nhưng phải đồng ý là cần thiết.
ĐỒ VẬT GIẢ:
Như răng giả, tóc giả, chân tay giả,
mắt giả, búp bê giả, hàng mả, vũ khí, trang bị giả dùng nghi trang trong quân
sự...nhiều thứ lắm, kể không hết.
Tuy nhiên cũng có lắm thứ giả cũng kể
ra không hết, làm hại nhiều người là tiền giả, đồ dùng giả mạo, bằng cấp giả,
thức ăn giả, thuốc uống giả… vô số kể. Giống như phương trình toán học 2 vế
phải bằng nhau. Thật sống được thì giả cũng sống được.
Đến con người thật nhưng lại giả. Như
Giả danh, như giả danh cán bộ. Giả
danh tu sĩ… Đến tình cảm giả.
Tình cảm giả là ai? Là diễn viên, nghệ
sĩ, văn sĩ thương vay khóc mướn, vui mừng, thù oán ... giả dối. Làm chúng ra
cũng phải khóc theo, giận hờn theo. Có lợi hay có hại?
Chỉ có hại khi người đó không phải là
diễn viên, nghệ sĩ mà là chính trị gia đại tài, sụt sùi yêu nước thương dân
trước mặt thiên hạ, nhưng hành vi lại khác, hành động chẳng giống ai, mị dân rẻ
tiền. Chỉ có hại khi người đó đóng vai người chồng hay người vợ hiền chung thuỷ
nhưng lại ăn nằm với kẻ khác.
Rất có hại khi đứng trước đám đông nói
thế này, thế nọ. Nhưng trong lòng lại nghĩ khác, làm khác. Từ bình dân rất hay
để diễn tả là ‘làm mặt...’
* Như vậy giả dối là cần thiết trong
một số trường hợp, rất buồn cười, khi người chân chính lại xài đồ giả dối, với
chiếc răng giả nói chuyện thật. Không ai chê bai chuyện đó hết. Ta vẫn mong sao
có cốt chuyện hay để đọc, mặc dù bịa đặt ta vẫn cứ thích. Nhưng ta vô cùng tức
tối khi ai đó bịa đặt Lịch sử có phải thế không nào? Bịa đặt cũng đúng nơi,
đúng chổ. Giả dối những cái người ta cần.
* Người không may nào đó mang chân giả
có quyền nói rằng: Tôi là người không chân thật nhưng trái tim tôi rất thật.
Còn chúng ta là người có chân thật nhưng không ai nói rằng: Tôi là người chân
thật nhưng trái tim tôi giả dối (có chăng người đeo tim giả có quyền nói)
* Thành ngữ có câu: “Sự thật mất lòng”
cho nên sự thật không có đất mà sống. Và còn câu ”bằng mặt mà không bằng lòng”.
Như vậy sống chung với giả dối. Thế đấy, đói nói no, nghèo nhưng vẫn chơi sang,
không hiểu cũng gật gù như hiểu… Bạn đồng ý các điểm kể trên không? Chắc chắn
có bạn nói rằng đồng ý ở điểm quá sa vào lý luận.
Khi ta có sao thật là THÁI TUẾ chắc gì
đã là con người chân thật. Nếu như lại có THIÊN KHÔNG (tức là sao ĐỊA KHÔNG của
bạn) thì còn tồi tệ hơn 2 chữ giả dối. Vì sao THIÊN KHÔNG có nghĩa là “không
phải là như vậy” tức không phải người chân thật.
Nhưng nếu bạn có sao THIÊN HƯ đi với
THIÊN KHÔNG thì bạn đừng đoán theo kiểu dấu cộng, là không giả dối. Vì sao ư?
Bạn có nghe câu “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” chưa. Nghe rồi, lại nghe tiếp. Một
tên nói láo + tên Không thật = tên lừa đảo. Nhưng nếu có PHÁ QUÂN thì có thể
chơi được còn khen bạn giỏi không ai lừa đảo được bạn. TỬ VI đi sâu vào rắc rối
nhỉ, bởi vậy nên phơn phớt mà thôi.
* Có người MỆNH đóng sao THÁI TUẾ
nhưng THÂN lại đóng sao THIÊN HƯ.
* Có người MỆNH đóng sao THIÊN HƯ nhưng
THÂN đóng sao THÁI TUẾ. Đố bạn trường hợp nào hay hơn? Trường hợp sau hay hơn.
Vì MỆNH chẳng qua là tư tưởng mà thôi, còn THÂN là xác phàm, thân xác, thân
phận. THÂN HƯ tức lục phủ, ngũ tạng có vấn đề, nay ốm mai đau, biết có sống nổi
không mà công danh sự nghiệp. Trường hợp sau hay hơn nhưng luôn luôn hỏi. Chắc
không? Nếu có TRIỆT, KIẾP, THẤT SÁT thì không hay. Vì sao?... Vì phú TỬ VI dạy
như thế. Cho bạn suy nghĩ. Học, Hỏi, Hiểu, Hành.
* THIÊN HƯ chủ sự giả dối cho nên nó
cần thiết cho giới văn nghệ sĩ để sáng tác, ta gọi thơm tho hoa mỹ là hư cấu
nhưng viết chính thư chỉ tổ hại người, không có danh nhân nào có ngôi sao nầy
tại MỆNH bạn không tin tìm thử trên các lá số bạn sưu tầm được, trừ những danh
nhân văn nghệ sỹ thuộc dạng sáng tác không kể đến, trừ trường hợp tuổi Tý Ngọ
không kể đến. Đã là danh nhân không thể nói láo được, đa phần có THÁI TUẾ tại
MỆNH TÀI QUAN nếu bạn tìm ra Hoàng Cao Khải thì cứ đi tìm ai đó mà hỏi, Ông ta
có phải danh nhân không?
Sao cái gì nó cũng hư hư thực thực hết vậy, người này rốt cuộc là ai? Quân tử, tiểu nhân, ngụy quân tử, chân tiểu nhân?
Có phải Mệnh Thiên Hư mà Phối Thiên Khốc thì lấy vợ chồng về sinh nhìu chuyện bùn lắm phải hong.