Thứ Hai, 16 tháng 2, 2009

Ông Vua Thứ Ba ngôi sao CỰ MÔN

ÔNG VUA THỨ 3 TRÊN TỬ VI.
            Nhớ lại ngày nào trên Khoa Học Huyền Bí viết bài “Ngôi Sao Nào Được Làm Vua?”. Đọc xong với kết luận mập mờ, coi như bài viết vẫn đang còn bỏ ngỏ. Một câu hỏi mãi đến trên 30 năm mới có trả lời. Người viết e rằng, người hỏi đã chết. Nhưng chắc chắn những người đã từng đọc bài viết ấy vẫn vương vấn trong lòng ‘Ngôi sao nào được làm Vua’. Qua các bài viết trước đã chứng minh rằng, TỬ VI và PHÁ QUÂN là 2 ông Vua hôm nay giới thiệu ông Vua thứ 3 là CỰ MÔN và cũng nói ngay đó là vị Vua cuối cùng. Ông Vua nầy hơi khó bàn đến nhưng không thể tránh né vào đâu được.
            Đại diện cho nhóm TỬ PHỦ VŨ LIÊM TƯỚNG ta có TỬ VI. Nhà lãnh đạo.
            Đại diện cho nhóm SÁT PHÁ THAM ta có PHÁ QUÂN. Vị Quân Vương.
            Đại diện cho nhóm CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG và CỰ NH ẬT ta có CỰ MÔN. Nếu gọi CỰ MÔN là người cầm đầu sợ e PHÁ QUÂN ngài giận, vì chữ cầm, nắm, bắt… là của Ngài. Nhưng gọi CỰ MÔN là người đứng đầu sợ e THIÊN KHÔI giận vì THIÊN KHÔI chủ đứng đầu, nếu gọi là người đứng trước thì KÌNH DƯƠNG nó gọi là khêu khích (KÌNH chủ trước, xem bài Chống Ai Theo Ai). Bạn thấy đó đi tìm một chính danh cho một ngôi sao cũng rắc rối tơ vò. Chứ không phải tung hô vạn tuế cho CỰ MÔN để tìm kiếm bổng lộc.
Triết tự chữ Môn cho thấy. Môn là bè đảng, phe phái và CỰ là to lớn. CỰ MÔN là người đứng đầu một đảng, phe, phái, nhóm… đến một tổ chức. Vậy thì CỰ MÔN là người lãnh tụ, ngang hàng với nhà Lãnh Đạo TỬ VI, ngang vai với vị Quân Vương PHÁ QUÂN. Không ai phủ nhận điều đó. CỰ MÔN một ngôi sao hay cãi cũng hài lòng với mỹ từ đã chọn.
Vậy chúng ta có tới 3 Vua. Cũng như trong Phật giáo có 3 vị Phật hiện tại, tương lai và quá khứ. Thiên Chúa giáo cũng có 3 Vua, 3 thể Cha, Con và Thánh Thần. Khi ra đời chúng ta cũng có 3 Vua cai trị nhưng trong lúc vội vàng bạn không nhìn thấy đâu. Đây nè! Trong nhà Cha Mẹ ta là Vua và Hoàng Hậu. Đến trường thầy cô là Vua, là Chúa chơi cho ta một con số THIÊN KHÔNG là không thấy cơ hội viết blog tán gẫu, có chăng là ra đường tán gái cũng chẳng mấy ai thương. Đúng quá phải không? Còn vị Vua thứ 3 thì xã hội nào mà chẳng có, tùy chế độ có cách gọi khác nhau. Chúng ta ‘kính nhi viễn chi’. Có điều đáng nói có một số nước lại có Tổng Thống cha truyền con nối, đích thị là Vua rồi, không thể chối cãi. Gọi phức là King đi, cách tân gọi là King đực vợ là King cái, mắc chi hiếp dâm danh từ Tổng Thống vô duyên quá.
Nếu thấy MỆNH, TÀI, QUAN có 3 ngôi sao kể trên đều có khả năng làm Vua. Một ông Vua chắc chắn phải làm là làm cha, làm mẹ làm chủ một gia đình. Trước Tề Gia sau Trị Quốc tiếp chơi luôn Bình Thiên Hạ. Đúng chưa? Nếu đúng tức là đi theo đường lối của Khổng Tử đấy. Nhưng trước hết là Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ. Đáng tiếc cho người viết tu thân 60 năm cuộc đời đến nay vẫn chưa xong. Những vẫn cầu mong cho người đại chí Bình Thiên Hạ để Việt Nam hãnh diện trước 5 châu, hiện giờ có vẻ như là có sao ĐÀ LA ám, nhịp đời không biết kéo dài bao lâu.
Ngoài 3 sao trên. Nhóm CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG bị phê như sau:
“CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG tác lại nhân”. Tác lại nhân. Tức người làm quan lại nhỏ. Quan là quan lớn, lại là quan nhỏ. Tốt là làm quan lớn, xấu là làm quan nhỏ. Đó là quan niệm ngày xưa, cách đây hơn 2500 về trước. Thực tế đó là những nhà khoa học không ưa dính dáng đến chính trị, thừa hưởng cuộc sống an nhàn thích nghiên cứu trong sách vở… Nhưng cũng bộ sao trên thấy CỰ MÔN hội họp lại khác. Đó là những lý do giải thích ta có Lê Lợi vô chính diệu có CỰ MÔN xung với ‘Hội Thề Lũng Nhai’. Lê Uy Mục với CỰ MÔN tại MỆNH. Ông Nguyễn Cao Kỳ có thể kể như Phó Vương, CỰ MÔN tại Quan với đám đàn em Không Quân. Nhất Linh có CỰ MÔN cư TÀI lãnh đạo một nhóm Q.D.Đ
CỰ MÔN: chủ CAN GIÁN, CAN NGĂN, PHẢN ĐỐI,  PHẢN, PHẢN BỘI, PHẢN ĐỘNG:
CỰ MÔN chủ phản đối là sao đứng hàng đầu thị phi chi diệu. Nói đến CỰ MÔN  là nói đến bất  mãn, chê bai, chỉ trích, cự cải. Tùy trường hợp có khi là can gián, can ngăn... tùy thuộc vào hung, cát, quyền tinh được quyền can gián. Ngày xưa các ông vua có đầu óc dân chủ rất coi trọng chức vị nầy, dĩ nhiên ông vua độc tài chức vụ nầy dễ bị dẹp bỏ, nếu có cũng là cho có mà thôi. Từ can gián phản đối đến phản bội đôi khi là một bước rất ngắn. Tuy nhiên chúng ta cần biết phản bội là gì? Phản bội nghĩa đen là xoay lưng lại. Ngày trước nó xoay mặt vào mình nghe nói chuyện, hôm nay xoay lưng bỏ đi theo người khác (vì vậy các bề tôi của Vua thường đi lui vài bước mới dám xoay lưng lại). Từ phản bội theo người khác đến phản động đem quân chống lại không mấy xa. Xem truyện Tàu những chuyện như vậy là thường.
Chỉ cần chạy từ phòng tuyến nầy qua phòng tuyến kia biến thù thành bạn, lấy bạn làm thù. Chơi chán chạy về cũng lấy thù làm bạn lần nữa… vì vậy sao nầy có tính phản trắc rất cao, sớm đầu tối đánh… Như con vợ theo trai chán chê, lủi thủi về lại mái tranh nghèo bên cạnh ông chồng tội  vì nghèo. Như người con trai mê đắm bùa mê thuốc lú tỉnh ra: Ta về tắm lại ao ta, dù trong dù đục ao nhà sạch hơn.CỰ MÔN chủ: CỬA CHÍNH, CỬA TRƯỚC, CỬA LỚN
Trong nhà cửa CỰ MÔN chỉ cửa chính, lớn, trước. TANG MÔN chỉ cửa sau, cửa phụ. CỰ MÔN gặp TANG MÔN là cách LƯỠNG MÔN.
“Ngọ Môn 5 cửa 9 lầu.
Một lầu vàng 8 lầu xanh.
3 cửa thẳng, 2 cửa quanh.
Thân em phận gái giữ chốn kinh thành làm chi?”
Ngày xưa cửa một cánh là hộ, cửa 2 cánh là môn. Là sao CỰ MÔN chủ cửa trước, cửa chính. TANG MÔN chủ cửa sau, cửa hông, cửa phụ. Cửa nầy dùng cho kẻ địa vị thấp và đôi khi được ai đó sử dụng vào mục đích bất chính. Có câu: “Đưa người cửa trước, rước người cửa sau”. Đây là một đề tài hấp dẫn nhưng  tạm dừng ở đây.
Từ cái cửa ta đoán ra cái nhà phải không bạn? Với Ngọ môn, Thiên An môn đằng sau đó là cung cấm.Cửa ngỏ đôi khi rất đơn sơ, có khi lại không có, vì có gì đâu để mất. Có dịp nhàn du bạn hãy quan tâm cái cửa của nhà bạn trước, sau đó bạn chú ý đến cửa của thiên hạ, chắc chắn sau cuộc nhàn du ấy bạn sẽ ngạc nhiên vì có 1 số người rất quan trọng hóa cái cửa và đôi khi chúng ta bị uy hiếp vì cái cửa.
Có cách lưỡng Môn chưa chắc đã là hay vì đó là dấu hiệu của bất chính, của chia rẽ. Không có dấu hiệu trên mới thật tuyệt. Tại Huế nhìn cái cổng ta có thể biết quan chức của một người.
            Dĩ nhiên CỰ MÔN còn nhiều đề tài nữa, nhưng cho phép tôi dừng tại đây. Dưới là một số câu phú liên quan đến CỰ MÔN
MỘT SỐ CÂU PHÚ LIÊN QUAN:
"CỰ MÔN định chủ thị phi"
“CỰ CƠ chính hướng hạnh ngộ Song HAO uy quyền quán thế”
“CỰ phùng TỒN tú. Cát xứ tàng hung”
“CỰ MÔN tứ Sát hãm nhi hung.”
“CỰ, HOẢ, KÌNH DƯƠNG chung thân ải tử”
“CỰ, HOẢ, KÌNH DƯƠNG, ĐÀ LA phùng ác diệu tử ư ngoại đạo”
“CỰ MÔN ngộ ĐÀ LA tất sinh dị chí”
“THIÊN ĐỒNG, CỰ MÔN, HOẢ TINH tất sinh dị chí”
“CỰ MÔN DƯƠNG ĐÀ ư Thân Mệnh loa hoàng khốn nhược đạo nhi phá đãng”
(Loa hoàng khốn nhược câu nầy có ý tuỏi nhỏ ưa nặng chứ không ưa nhẹ. Loa tức là la, con la, la hoàng tức con la còn bé)
“CỰ tú, THIÊN CƠ nhi phá đãng”
“KỊ HAO chi ngộ CỰ MÔN tất hoại tổ tông chi nghiệp.”
“CỰ MÔN HOÁ KỊ giai bất cát. Mệnh Thân Vận Hạn kị tương phùng”
“THIÊN ĐỒNG ngộ KIẾP KHÔNG bất cát. CỰ MÔN phùng ĐÀ KỊ tối hung”
“CỰ KỊ nên tránh đò sông. PHỤC BINH HÌNH VIỆT mắc vòng binh đao”
“TUẾ ĐÀ, CỰ KỊ phận nghèo. Một thân lên thác xuống đèo không yên”
“KÌNH ĐÀ LINH HOẢ cùng ngồi, Với sao CỰ tú trọn đời tai ương.”
“CỰ gặp HỔ TUẾ HÌNH Viên hội. Ấy là nghề thầy kiện quan toà.”
“CỰ MÔN thủ Mệnh ngộ KÌNH DƯƠNG. LINH HOẢ phùng chi sự bất tường.
Vi nhân  tính cấp đa điên đảo...”
“CỰ gặp HỔ TUẾ HÌNH Viên hội. Ấy là nghề thầy kiện quan toà.”
“PHỤ CÁO hoan ngộ TƯỚNG ẤN ố kị CỰ ĐỒNG, nhược ngộ KHÔI XƯƠNG cử khoa ngao đầu tất chiếm”
“DƯƠNG CỰ HAO thật không lành. Chồng con phối hợp bất thành hôn nghi”
“KIẾP PHÙ KHỐC KHÁCH mạc ngộ CỰ NHẬT chung thân đa lệ phối duyên”

  • Vua Lộc Vừng Vua Lộc Vừng
    Chào Bác
    Cháu cũng đi nhiều nhưng sao khúc ruột miền trung thì chỉ có đến Nha Trang. Trong Nam hay ngòai Bắc cháu đều đi hết rồi. Thậm chí cháu còn qua Miên , Thái và cả thằng Tàu nữa. Cháu qua tàu một lần là mãi mãi về sau luôn , dẹp nó luôn.
    Cháu đang có chuyện buồn lòng nhưng đọc tin của Bác cháu vui. Cháu là người không buồn lâu , không thù tức cá nhân , rất nóng tính , cháu nóng tính ghê lắm , giận la81mno1i thẳng ra ngay , xong là thôi.
    Ngẫm lại cháu thấy đời mình cũng nhiều chuyện thật không hay , cũng buồn nhưng thôi chắc đó lá số mệnh , không khác được - nghĩ thế cháu thấy đỡ hơn.
    Cháu kính chúc Bác mạnh khỏe.
    Cháu Hồng Phúc.
    • Bửu Đình Bửu Đình
      Miền trung là có cả Bình Thuận, Ninh Thuận nữa chứ, bộ mấy cha chia lại rồi sao? Té ra hoa Lộc Vừng không bền nhỉ, thật đáng tiếc. Tài hoa bạc phận. Có cây chuổi ngọc (dạng leo) ra hoa xong là kết chuổi như ngọc đẹp lắm. Ảnh trên tiêu đề là cổng vườn nhà bác ở Huế đấy.
  • Private comment
  • Thiên Phủ Thiên Phủ
    • Thiên Phủ
    • Feb 16, 2009 9:16 PM
    • cháu thỉnh thoảng hay nghe nói đến cái tạp chí " Khoa Học Huyền Bí " gì đó , nhưng nó xuất bản trước 75 rồi , bây giờ cháu muốn kiếm bộ tạp chí đó thì kiếm ở đâu vậy bác , bộ tạp chí đó chắc là hay lắm ?
    • Bửu Đình Bửu Đình
      Nó không còn đâu cháu ơi! Bác mới cho cách đây 2 năm, toàn bộ toàn bộ tạp chí ấy cho một người cháu tại Đồng Nai. Nó gồm 2 khổ, khổ lớn to như tuần báo Tiền phong, về sau nó nhỏ như Kiến thức, ra đời năm 73, 74 đến giải phóng trên 100 số (y đem về 2 lần mới hết). Nói chung nhiều chuyện y như các trang Huyền bí Web. Bây giờ cho in báo TỬ VI coi bộ cũng hấp dẫn phải không cháu. Cụ Thiên Lương hồi đó nỗi nhất. Bác thì đọc thôi, hiểu thì có, cóc dám viết bài.

1 nhận xét:

ChaliceVu nói...

Về tạp chí khoa học huyền bí, bạn có thể lên thư viện khoa học tổng hợp ở trên đường Lí Tự Trọng, quận 1. Ở đó có lưu trữ báo chí, sách vở rất nhiều, mình hy vọng là còn cho bạn.^^