Thứ Năm, 5 tháng 2, 2009

Bóng Tối...Tại Người

Hôm qua viết “Bóng Mát”, hôm nay viết “Bóng Tối”, ngày mốt viết “Bóng Ma”… Có còn bóng gì nữa không, còn chăng là “bong bóng”, bong bóng để người bán bong bóng viết, bong bóng thổi phồng sự kiện, nhiều người thổi phồng viết quá rồi chẳng có chỗ cho mình viết. Nhưng mai đây cũng đành phải viết.

Đây là bộ sao THÁI ÂM và THÁI DƯƠNG gọi tắt bộ ÂM DƯƠNG. Được viết thêm để sáng tỏ vấn đề. THÁI ÂM chủ đàn bà (bài Người trên lá số) THÁI ÂM là mặt trăng. Hôm nay viết THÁI ÂM là Bóng tối là ban đêm. Là Âm Thầm. THÁI DƯƠNG là Ánh Sáng, là sự Công Khai, là Ban Ngày. Còn những cái khác dành chờ khi khác. Đáng lý viết “điềm lành” buộc phải bàn đến “điềm xấu” đâm ngại.

A.      Bóng Tối và Ánh Sáng.

Nói đến Bóng Tối người ta thường nghĩ ngay đến những gì đó không hay, nói đến bóng đêm nghĩ đến tội ác. Tội ác đôi khi phơi bày ngay giữa ban ngày, ban mặt như chọc giận người ta. Dựa hơi vào câu: “Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” vào thời kỳ phong kiến xa xôi… Người trong bóng tối là sao THÁI ÂM, khác với người trong bóng mát điểm nào? Nếu bạn chịu phiền một tí tì ti nhìn ra ngoài khoảng sân nơi bạn đang ngồi. Chỗ nào có bóng râm (bóng dâm) gọi là THIÊN LƯƠNG được tạo ra bởi THIÊN CƠ là cây cối. Dĩ nhiên bạn đang xem những dòng chữ nầy dưới bóng mát của mái nhà tức là THIÊN LƯƠNG đó, hoặc THIÊN PHỦ nhà to. Chỗ bị phơi ra nắng là THÁI DƯƠNG (nhìn lên trời thấy y trên đó). Ta có một TỬ VI vô cùng thực tế không mơ hồ huyền bí, và đặc biệt không nhai lại của ai một câu một chữ nào. Từ đó ta mới biết ai là người vất vả một nắng hai sương, để luận đoán cho chính xác. Nhưng có điều người viết chưa chứng minh bóng tối THÁI ÂM nằm ở đâu. Nhìn bất cứ lá số TỬ VI bất kỳ ai. 2 sao ÂM và LƯƠNG luôn luôn tam hợp với nhau, cũng như CƠ và ĐỒNG, SÁT PHÁ THAM, TỬ VŨ LIÊM…

Vậy thì giữa bóng tối và bóng mát rất gần nhau. Người dưới bóng mát có thể vô tư để buôn bán làm việc. Người bóng tối có thể đứng khơi khơi ngoài nắng, đi lại ngang nhiên, có thể ngồi đâu đó gần bạn, cũng làm việc như bạn… nhưng trong âm thầm (người viết không dùng từ kín đáo, vì kín đáo là của TỬ VI) họ có môt toan tính riêng tư. Điều họ làm có thể rất tốt, có ích cho đời nhưng cũng có thể nguy hại cho người khác, thậm chí cho cả xã hội. Nói như vậy để bạn không nên vội vàng đánh giá ai đó.

Chính bạn đang là người trong bóng tối. Vì sao? Vì bạn dùng một nickname xa lạ, một avatar bất kỳ, thậm chí bạn công bố tên tuổi, trường lớp chưa chắc đã đúng, có bạn âm thầm đọc Web, Blog không phải để giải trí, hay học tập… vì đó là nhiệm vụ. Đúng chưa? Có người âm thầm đọc blog của tôi để tìm cách phản biện. Đúng chưa? Đúng rồi không trật phải không? Có người đọc cũng không hiểu chi mấy, thấy viết vui vui đọc chơi… Nhưng bạn ơi! Những bài viết ABC TỬ VI lại ngược đời viết sau. Nhưng tìm hiểu TỬ VI, phải dùng từ cho chính xác. Đâu là phản đối, đâu là phản bội, đâu là phản động, đâu là chống đối, đâu là đấu tranh… Ai là kẻ tránh đâu, ai là người trâu đánh. Và để chứng minh lập luận buộc phải đưa những lá số các nhân vật lịch sử, người nổi tiếng để bàn bạc, người vô danh tiểu tốt không thể chứng minh được. Người đã qua đời dựng họ dậy nói chuyện là có tội. Trở lại vấn đề, không có chi ghê gớm khi bạn thấy mình hoặc ai đó có ngôi THÁI ÂM thủ MỆNH hay HẠN. Vì người có sao nầy làm công việc âm thầm ít ai biết đến. Như:

Người làm công tác hậu trường. Những người làm công tác truyền hình, ngoài những người được đưa lên trên đó, ước chừng có khoảng ngàn người chư mấy âm thầm phục vụ… Những người âm thầm đứng canh gác, âm thầm bảo vệ đến âm thầm bảo kê, âm thầm liếc mắt đưa tình đá long nheo, âm thầm giả bộ rơi rớt cái gì đó để… công khai làm quen, âm thầm chờ cơ hội móc túi, làm biến mất chiếc xe. Chúng tôi cũng từng âm thầm theo dõi một tên ăn cắp, chờ khi y thực hiện xong hành vi, bao vây tấn công, bắt tên thực hiện trước, bắt tên đồng lõa sau. Ai ngờ tên đồng lõa can đảm chạy trước (tên nầy dễ bắt nhất) quân ta chưa hề quen chiến trận chẳng bắt được người, bắt được … chiếc xe phương tiện gây án. Vậy THÁI ÂM là ám trợ cũng có mà ám hại cũng có, bên ám hại đi khơi khơi tiếp cận con mồi, bên ám trợ cũng vô tư hình thành thế bao vây. Vậy “bóng tối” chỉ có trong lòng mà thôi. Một lòng dạ tối tăm, một ngôi sao THIÊN LƯƠNG mà bất lương, ngồi đó mơ hồ bóng mát… nhà tù. Cho nên từ lá số TỬ VI ta luôn luôn dễ gặp các bộ ÂM ĐỒNG (THIÊN ĐỒNG là bụng dạ, lòng dạ con người) THIÊN LƯƠNG là sự lương thiện con người (Thiện là sao THIÊN CƠ). Bộ CƠ NGUYÊT ĐỒNG LƯƠNG là lòng dạ của một người (và còn nhiều ý hay nữa…).

Ngôi sao công khai là ngôi sao THÁI DƯƠNG. Là ngôi sao minh bạch rõ ràng.

Trái với tính âm thầm của THÁI ÂM. Sao THÁI DƯƠNG chủ công khai phản đối, chống đối, bày tỏ, vui ra vui, buồn ra buồn…Dương ra, đưa ra, khoe ra, bày ra. THÁI DƯƠNG thuộc nhóm sao lộ như TRIỆT, KÌNH DƯƠNG. Đi với  THIÊN LƯƠNG  chủ phơi bày ra ánh sáng. Vì được tôn phong là THÁI DƯƠNG xu hướng về sự giương ra, khoe ra, bộ mặt bên ngoài,  bộ  mặt phía trước, mặt tiền, bên ngoài so với bên trong không có gì che dấu. Khác với mờ ám của THÁI ÂM và che đậy của THIÊN PHỦ. Điều thú vị là THÁI DƯƠNG luôn luôn nhị hợp có THIÊN PHỦ và dễ gặp THÁI ÂM. THÁI ÂM lại luôn luôn đứng trước THIÊN PHỦ. Có nghĩa là khi giương cái nầy ra không ngoài mục đích để che cái khác, và một số người lợi dụng sự công khai che đậy cái mờ ám. Cho nên ở đời lắm cái éo le khi tay phải giương cái gì đó ra, tay trái kia che đậy (THIÊN PHỦ) cái khác, bí quyết của nhà ảo thuật là âm thầm làm việc ở tay còn lại (hoặc tên hề nào đó) trong khi thiên hạ tập trung vào cái đang đưa cao, đang múa máy thật ra cái quan trọng nằm ở bàn tay âm thầm. Các nhà chính trị gia còn chơi trội hơn nữa, đưa ra các xác chết  để than khóc, đưa thần thánh ra để che chở cho mình… khi không cần thiết thánh thần đi chơi chỗ khác. Các quân sự gia chơi các trò dương đông kích tây, nhất điểm lưỡng diện… chơi hoài không chán.

            Điều muốn nói là chắc chi? Chắc gì cái anh đưa ra, cái anh khoe ra, cái anh giương ra là thật. Khi vẫn còn đây “tốt khoe xấu che” vẫn còn đó “mấy ai vạch áo cho người xem lưng”. Thế mà có những em thơm như mít, múp như bưởi phơi ra, dương ra. Rõ ràng traong cái âm thầm của em nghĩ gì người ta biết tuốt.

            Trong TỬ VI có những người quá thiên về âm thầm, có người quá thiên về công khai. Cũng không hay bằng người vừa công khai người vừa âm thầm.

            Ví dụ cho dễ hiểu trong trường hợp TỬ VI cư Mùi. MỆNH HẠN đóng tại Thân Tý  thiên về công khai. Dần Ngọ thiên về âm thầm. Nhưng ở Thìn Tuất có cả ÂM lẫn DƯƠNG là người vừa biết công khai vừa biết âm thầm, tức là hay đồng thời cũng là người nguy hiểm.

            Điều quan trọng đối với bạn nào có THÁI ÂM lạc hãm cần biết, bạn phải cần âm thầm hơn, lặng lẽ hơn, im lặng hơn…. Tùy ý bạn nên hay không sau đây: âm thầm học hỏi nghiên cứu, âm thầm chờ đợi để làm chi vậy. Vì nguyên tắc qua đêm trời lại sáng. Đó là lý do vì sao có câu phú:

ÂM DƯƠNG phản bối. Công danh vãn tuế tất thành

            Tức công danh cao tuổi mới thành, tốt nhất nhìn vô gương thấy tóc bạc công danh nó đến. Còn người THÁI DƯƠNG lạc hãm thì sao cũng vậy thôi, trời hôm nay không đẹp ngày mai đẹp thôi, nếu trời đang mưa ví như lạc hãm, thì chốc nữa, lát nữa nắng ráo lại rồi. Bạn là THÁI DƯƠNG lạc hãm không nên dương bậy bạ người ta cười, ngây thơ quá cũng làm người ta bực mình, chờ tuổi thanh xuân… tàn phai.

            Bạn thấy không trong bài “THÁI ÂM, THÁI DƯƠNG có phải mặt trời, mặt trăng không?” Tôi lý luận là KHÔNG, nhưng luận đoán TỬ VI lại là có mượn nó mô tả là có. Thế mới là ứng dụng.

Report abuse for this article