Thứ Tư, 4 tháng 2, 2009

Bóng mát... cuộc đời

Tưởng Nhớ Nhạc Sỹ PHẠM THẾ MỸ.
Bóng Mát.(1)
Còn đâu nữa! Còn đâu nữa! (2) Tiếng hát (3) ca dao đưa tôi vào đời.
Còn đâu nữa! Còn đâu nữa! Tiếng hát chim non cây đa trường cũ (4), với bóng tre xanh (4) đong đưa nhịp võng. Biết(5) không em, biết không em đã cho(6) tôi bóng mát cuộc đời.(7)
Còn đâu nữa! Còn đâu nữa! Ngõ trúc trăng lên rong chơi(8) hội làng.
Còn đâu nữa! Còn đâu nữa! tiếng sáo lang thang(8) theo chim(9) về núi, gió mát hương cau trong đêm(16) dần tối. Mãi đi hoang(8), mãi lang thang lỡ quên đi(10) bóng mát cuộc đời.
(a tempo)
Hỡi! phố sầu và tiếng hát đêm, má gầy và nước mắt em(11), mái đình (12) rêu xưa đổ nát với từng nấm mộ hoang.(16)
Hỡi! cánh rừng đầy vết(13) máu loang(9), lửa hồng(14) và xác chết than Hãy trả lại(15) tôi bóng mát của tuổi thơ ngày nào.
Người yêu hơi! Người yêu hỡi! Dấu cũ(13) chân chim bơ vơ một mình.(8)
Người yêu hỡi! Tiếng hát xanh xao đưa tôi vào tới, với mắt,(15) sao chân(17) em không lạc lối.
Bởi thương tôi, bởi thương em, bởi yêu em nên ghét hận thù.
Người yêu hỡi! Người yêu hỡi!  Mỏi(18) cánh chim xanh run chân ngựa hồng.
Người yêu hỡi! Người yêu hỡi! Hãy đến bên tôi, bên tôi lần cuối. Nước mắt em ngon thơm như dòng suối.
Hãy thương tôi. Hãy yêu tôi(19). Hãy cho tôi yêu mến cuộc đời.(20)
                                                               oooOOOooo
1.       Bóng Mát là ngôi sao THIÊN LƯƠNG ngôi sao của cậu ấm cô chiêu, ngồi mát ăn bát vàng, ngôi sao may mắn dễ hưởng tước phong, di sản của cha để lại. Dĩ nhiên nó cần đóng vị trí tốt.
2.       Còn đâu nữa! Còn là LỘC TỒN, THIÊN KHÔNG chủ không. LỘC ngộ KHÔNG có nghĩa là không còn. Thiên thần phải chào thua trước ác thần. Cách nầy nếu còn, là còn sống là may rồi, phải mất mát cái gì đó ác thần mới chịu như công danh, tài lộc, người thân… Nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ trong một lần nào đó dạo chơi ngang Đại hạn hoặc Tiểu hạn có mất mát nào đó cảm hứng viết nên ca khúc nầy. Dĩ nhiên người nghệ sỹ thường hư cấu mà cái hư cấu đó cũng không thoát khỏi định mệnh đã an bài. Vì thế PTM không thể nói không với cách nầy được. Vì vậy có kẻ cả gan hư cấu lịch sử, còn văn nghệ sỹ ưa hư cấu chuyện tình.
3.       Tiếng hát là THANH LONG + XƯƠNG KHÚC tức là tiếng nói văn chương nghệ thuật. Nếu không có XƯƠNG KHÚC chỉ là tiếng nói mà thôi.
4.       Cây cối liên quan đến sao THIÊN CƠ. Cũ liên quan đến THIÊN KHÔI. Cây đa trường cũ là CƠ KHÔI. Cây đa, bến cũ, đình làng, con đò là biểu tượng thân thương của làng quê. Đình làng có nơi còn là trường học.
5.       Biết là sao TRIỆT. Hiểu biết, kiến thức là ngôi sao nầy… từ chỗ hiểu biết ta lánh xa được bệnh tật, trừ đi cái xấu, triệt đi những ham muốn tầm thường… phù hợp với THAM PHÁ, kỵ gặp TỬ PHỦ….
6.       Cho là HOA CÁI. Người có HOA CÁI tại MỆNH thường hơn người, được kính trọng. HOA CÁI tức cái lọng vẽ hoa, người ngồi dưới lọng. Thực chất HOA CÁI che cho sao THÁI TUẾ. Khi sao nầy bị phản tác dụng là bị rách đi xin, thay vì úp xuống che mát nó lại ngữa lên thành cái bát ăn xin, làm đệ tử Cái bang của Hoàng Dung , và Hoàng Dung gom những đồng tiền ấy tiêu xài phung phí như các bạn thấy trong phim ảnh (chứ tiền đâu lắm mà hành hiệp giang hồ). HOA CÁI cầm đầu nhóm sao “xin cho biếu tặng dâng hiến”. Cần phân biệt cho xin khác với hiến dâng.
7.       CUỘC ĐỜI là cái CỤC như Hỏa lục cục, Thổ ngũ cục… cái cục ấy không hòa hợp với bản MỆNH cho ta một lá số TỬ VI xấu, thuận lợi cho ta lá số tốt. Khi luận đoán TỬ VI không nên luận đoán tại cục khắc MỆNH, cục sinh MỆNH mà lý luận, cho tăng giảm độ số, ngụy biện. Vô tình như học sinh giỏi cho thêm điểm, học sinh kém lại trừ thêm điểm. Muốn an được ngôi TỬ VI cần qua. Biết cung MỆNH nằm ở đâu đòi hỏi 2 yếu tố giờ sinh và tháng sinh, biết cục cần thêm yếu tố con nhà CAN nào. Từ đó ta có cục (yếu tố 3), từ cục, yếu tố thứ 4 là ngày sinh an được TỬ VI tức an được 14 chính tinh. Rõ ràng không thể chối cãi là cục đẻ ra ngôi sao TỬ VI, vậy thì không có lý do gì lập luận xấu rồi đổ cho xấu thêm. Nghe chướng vô cùng. Và Phạm Thế Mỹ một người tài hoa do MỆNH và Cục tương khắc cho lá số TỬ VI không mấy thuận lợi.
8.       Rong chơi, lang thang, đi hoang… là liên quan đến bộ THAM VŨ. Đừng vội nghĩ đến THAM VŨ Sửu Mùi. Ví dụ LIÊM THAM cũng có cách đó ở trong. Bộ THAM VŨ chuyển động khi có bộ PHƯỢNG MÃ KHÁCH (được người viết đặt tên “ngựa cất vó”) hoặc bộ LONG PHI HÀ “ rồng chuyển”, “bơ vơ một mình” đi bơ vơ một mình là cô thân độc mã là THIÊN MÃ + CÔ QUẢ đi với nhóm sao lẻ loi cô độc khác. Vì VŨ có tính cô đơn. Nhưng MÃ CÔ QUẢ đi với THIÊN TƯỚNG, THIÊN ĐỒNG không đi một mình đâu.
9.       Chim là HỒNG LOAN, trong một số trường hợp thấy HỒNG LOAN phải đoán là tiếng hót con chim. Nhưng thấy HỒNG LOAN đôi khi phải đoán vết máu loang, vì máu maug đỏ mà (xem bài màu sắc trên TỬ VI), thấy đi với THIÊN HÌNH là thế nào cũng có máu chảy, nếu có LƯU HÀ càng chắc. Bộ HỒNG HÌNH LƯU HÀ có nghĩa vật nhọn sắc đâm vào máu chảy ra. Đến đây HỒNG LOAN loan báo là Ôi đau quá, cứu tôi với! HỒNG LOAN có nghĩa là la to.
10.   Quên đi, không nhớ, thậm chí đôi khi bị bỏ quên. Liên quan đến các sao Tam Không hay còn gọi là Tam Vong… tức là TUẦN TRIỆT THIÊN KHÔNG. TRIỆT gặp với THIÊN TƯỚNG là được khen là “Vong ân bội nghĩa”. Nhưng TUẦN TƯỚNG bị chê là “Trọn nghĩa” hoặc “trọng nghĩa” hoặc “trượng nghĩa”
11.   Mắt là sao THÁI DƯƠNG, (các sách TỬ VI cho cả THÁI ÂM nhưng tôi không đồng ý)
12.   Mái đình là THIÊN PHỦ PHƯỢNG CÁC ngôi nhà lớn để thờ phượng.
13.   Dấu vết, vết tích, di tích… là VŨ KHÚC. Tỳ vết, vết thương lại là LƯU HÀ . Mất tích là cách VŨ SÁT
14.   Lửa hồng là sao HỎA TINH. Đốt phá là HỎA PHÁ….
15.   Trả lại cái gì đó cho ai là PHỤC BINH, trả thù là PHỤC KHỐC trả lại tiếng khóc cho mày.
16.   Mộ hoang liên quan đến sao THÁI ÂM lại thêm cô quả tức hoang vu. Đêm cũng là sao THÁI ÂM
17.   Chân tay, xe cộ là THIÊN MÃ.
18.   Mỏi, mệt mỏi, xuôi tay, chán chường, bỏ cuộc chơi… là PHÁ QUÂN (bài gần đây).
19.   Thương, yêu là ngôi sao THIÊN TƯỚNG, ngôi sao tình yêu. Tình yêu không cần cầu xin, chỉ có cái ăn, cái uống mới cầu xin dựa vào đó người ta ưa làm chủ cái ăn, cái uống của người khác. Tình cho không, biếu không mới đúng.
20.   Câu nầy coi bộ không ổn. Hãy cho tôi yêu mến cuộc đời? Mỗi người đều có một cuộc đời của mình. Có chăng là yêu mến xã hội mình sống, xã hội đừng ruồng bỏ tôi. Mà xã hội có ruồng bỏ nhạc sỹ đâu. Vì lời ca tiếng hát của nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ vẫn vang vang trong thập niên 60 đến 75. Ai bỏ ai? Đúng là “còn đâu nữa”.

  • Ngoisaobang Ngoisaobang
    • Ngoisaobang
    • Nov 13, 2009 8:47 AM
    • "MÃ CÔ QUẢ đi với THIÊN TƯỚNG, THIÊN ĐỒNG không đi một mình đâu."
    Cau tren nhu hinh anh vi Tu­ong dung dau (1 minh) truoc doan quan dung khong bac?
    Lai sap cuoi tuan roi bac nhi! Chuc bac cuoi tuan vui ve!
    • Bửu Đình Bửu Đình
      Các sao THIÊN TƯỚNG, THIÊN ĐỒNG luôn luôn có đối tượng để chia sẻ, dù đi với bộ Cô Quả là bộ sao Cô Đơn. Giải trừ tính chất đó. Việc dẫn đầu một toán quân, đoàn người... với vai trò chỉ huy là các sao TỬ VI, PHÁ QUÂN, CỰ MÔN (3 sao Vua) và KHÔI VIỆT hoặc KÌNH DƯƠNG. Đây là các sao có lợi thế đi trước dẫn đầu. Ví dụ: Người đẫn đầu phái đoàn... đã đến.
  • Vua Lộc Vừng Vua Lộc Vừng
    Chào Bác
    Cháu đâu thể tự viết ra từ điển , cháu viết thế cho vui chẳng qua là cháu cười vào cái sự đời đầy sự vô lý  mà lúc nào cũng được khoác lên mình những chiếc áo bóng bẩy và đầy hào nhóang trong khi cơ thể đầy ghẻ chóc và tật nguyền. Người thợ may tồi làm sao may áo đẹp hả Bác?
    À , cháu quên nữa. Cháu rất hay tặng quà cho anh em bạn hữu hay người cháu quý mến bằng các cây kiểng mà cháu tự tìm và chăm sóc. Cháu rất hay tặng lộc vừng , Sanh , Sung ... Tặng mấy cây đó vì thấy tên nó hay , người được tặng cũng thích. Cháu không chuyên  bán lộc vừng , tuy nhiên nếu ai cần mua cháu cũng có thể bán vì một mặt cũng có lãi , thứ hai nữa là cháu nghĩ mình cũng giúp người ta có thú vui như mình. Nhưng cháu bán cho ai am hiểu và thật sự muốn chơi Lv thôi chứ nếu có tiền nhiều mà nói chuyện nghe không hợp cháu cũng không bán.
    Bây giờ cháu không còn thời gian để đi tìm và mang LV về Sg nữa rồi ( việc này vất vả lắm). Việc cháu lấy tên blog là Vua Lộc Vừng cũng rất tình cờ đó là Ông anh bạn cháu gọi cháu như thế ( vì cháu có trồng và có tặng nhiều LV ) hơn nữa tên Lộc Vừng đã được người khác dành mất rồi chứ thật ra cháu làm gì dám xưng danh ghê gớm thế.
    Cháu tặng cây cho người thân cũng là một cách bày tỏ tình cảm và sự yêu quý , hơn nữa về mặt vật chất nó không đáng là bao nhưng về tinh thần và giá trị thì đáng quý lắm ( vì mình mất nhiều công sức mà).
    Cháu tuổi Mão ( 1975). Cháu rất hay bị bạn bè , người mà cháu tận tình giúp đỡ phụ bạc và phản bội lắm nhưng bù lại cháu được người khác giúp đỡ lại rất nhiều ( chắc là bù trừ). Lúc đầu cháu bị sốc lắm nhưng sau cũng quen. Cháu nghiệm ra rằng mình phải sống như Mai vàng và Lộc vừng vậy. Mai vàng luôn hiên ngang trong trời đất còn Lộc vừng thì rực rở và chỉ nở vào ban đêm ( cốt là để tránh đi lòai sâu bọ và ong bướm).
    Cháu kính chúc Bác luôn mạnh khỏe.
    Cháu Hồng Phúc.
    • Bửu Đình Bửu Đình
      Nghe vậy là bác biết cái cung Nô Bộc của cháu cát hung tương bán, tốt xấu lẫn lộn, cái tốt phát huy và cái xấu cũng phát huy, ứng nghiệm. Buồn chi chuyện đó, có thấy người xấu càng quí thêm bạn tốt. Mà nè sao lại gọi Lộc Vừng nên gọi là Lộc Mừng mới phải, bác nghi nghi cây mưng là cây mừng quá, cây mưng chẳng có nghĩa gì hết. Vậy thì có nên đổi tên cho cây không? Bác đề nghị đấy vì nghĩa của nó là vừng không mấy thuyết phục. Nghĩa cây mưng theo người Huế cũng vô nghĩa, gọi trại ra, gọi tránh ra thường xẫy ra tại Huế do kỵ húy.
  • Vua Lộc Vừng Vua Lộc Vừng
    Cháu chào Bác.
    Trời ơi , cháu biết rồi. Cháu vừa viết bình luận xong lại phải viết lại vì cháu bình luận dài quá blog Bác không cho đăng. Huhuhu.
    Bác viết bài này hay quá , cháu không nghĩ là Bác lại viết một bài từ bài hát rất hay của cố NS Phạm Thế Mỹ.
    Bác cũng thích mai vàng à? Cháu nghĩa ai cũng thích nó ví nó đẹp quá mà. Mấy cây nhà cháu to lắm , phải sáu bảy người khiêng Bác ơi làm sao gởi tặng Bác ( Hihihi , chứ không phải cháu tiếc đâu). Cháu còn có mấy cây mai vàng bon sai nhưng cháu chưa ưng ý lắm. Cháu dưỡng thêm một thời gian nữa , tết năm tới cháu sẽ gởi biếu Bác.
    Còn về cây Lộc vừng , cháu nghĩ là Bác biết nó đấy. Người Huế gọi nó là cây Mưng.
    Cháu trồng cây này thấy tốt lắm Bác ơi . Mỗi lần nó cho ra hoa thật nhiều ( mà không phải ngay mùa ) là cháu đón tin vui đấy Bác. Hoa của nó đỏ rực rở lắm Bác ơi.
    Đầu năm cháu gởi tặng Bác hoa lộc vừng xem như là quà may mắn cả năm nha Bác. Ngòai ra Lộc vừng còn là lọai cây quý nên trồng ( theo phong thủy Trung Hoa là Sanh , Sung , Tùng và Lộc)
    Cháu kính chúc Bác luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
    Cháu Hồng Phúc.
    • Bửu Đình Bửu Đình
      Hèn gì, gần nơi bác có một cái hồ gọi là hồ Mưng, giữa lòng hồ cây cối um tùm có am miếu nữa. Nhưng muốn vô phải qua cầu gỗ. Không ngờ ra hoa đẹp thế, trên cả tuyệt vời. Hoa đẹp tại nhà lòng mình hớn hỡ thế là vui rồi. Nói đùa với cháu chơi vui. Ai nỡ lòng nào nhận quà tặng xa xôi vậy. Còn cháu muốn làm từ điển nữa không cho bác biết với.
  • Bửu Đình Bửu Đình
    • Bửu Đình
    • Feb 4, 2009 9:39 PM
    • Bạn nhiều tài quá nhỉ! Mình tìm cái chưa nghe để nghe rồi đấy.

Không có nhận xét nào: