HAO THƯƠNG cách
Để làm
rõ hơn một câu hỏi của THIÊN PHỦ về cách TIỂU HAO tại Nô Bộc cung.
Các sách
TỬ VI cho rằng HAO THƯƠNG là cách chết đói. Ta cần biết có 1 ngôi sao luôn luôn
đóng tại Nô là THIÊN THƯƠNG và và 1 sao khác ở cung Tật có THIÊN SỨ đóng.
Trước
hết ta cần tìm hiểu THIÊN THƯƠNG là gì? THIÊN THƯƠNG chủ các điều sau.
BUỒN THẢM, SẦU THƯƠNG
Chủ buồn thảm, sầu thương đi với
nhóm Sầu Tinh TANG KHỐC là rầu thúi ruột
THƯƠNG THẢO, THƯƠNG LƯỢNG, THƯƠNG THUYẾT, THƯƠNG NGHỊ...
Chủ
các vấn đề kể trên. Cái ta thường gặp là thương thảo trong hôn sự,
thương lượng với ai đó..
Tại sao
ngôi sao nầy phải làm chuyện trên? Từ cung NÔ BỘC ta luôn luôn có HUYNH ĐỆ cung
xung chiếu, tam hợp có PHỤ MẪU cung và TỬ TỨC cung. NÔ BỘC cung là cung tôi tớ,
kẻ dưới và bạn bè. Chư a có một cái cung nào
phiền toái bằng cung nầy. Vì sao? Đây là cung duy nhất toàn thấy các đối tượng
toàn là người với người. Cho nên vấn đề phiền toái không tránh đâu được. Cái
cung sướng nhất chính là cung MỆNH chỉ có “một mình ta với ta”, tuổi trẻ là
tuổi vô tư nhất.
Đại hạn
đáo Nô Bộc cung biết bao chuyện phải lo toan, bên nội, bên ngoại, bên vợ, bên
chồng, bên thông gia, bên con cháu, bạn bè, bạn bè của con cái và kẻ dưới tay. Chư a kể đến hàng xóm láng giềng và các mối quan hệ khác.
Chỉ cần vài ngôi sao thị phi nhỏ nhỏ thôi là thấy phải thương thảo, thương
thuyết, thương lượng… Mười năm đáo hạn tại đấy nhiều khi gạt sầu làm vui, được
mặt nầy mất mặt khác không ốn định, người nầy trách cái nầy, người kia trách
cái khác. Sao để mắt đến bạn bè mà không để mắt đến con, cháu hoặc anh em…
HAO THƯƠNG cách.
Sự tích
của HAO THƯƠNG. Ngày xưa Đặng Thông là một cận thần được vua tin yêu, ông nầy
có một nét tướng xấu là “Đằng Xà
Nh ập Khẩu” (Rắn bò vào miệng) tức
2 đường pháp lệnh (nếp nhăn từ mũi thường hay chạy xuống cầm, nếp nầy càng rõ
là người có uy quyền – theo nhận xét của người viết, chẳng qua la hét nhiều,
tạo ra như thế). Nhưng 2 đường nhăn của ông ấy lại bò vào miệng, các thầy tướng
đoán là số chết đói. Vua nghe thương tình kẻ tín cẩn bị vậy, ban cho cả hòn núi
đồng khai thác khỏi sợ lo đói. Than ôi! Vua bị lật, kẻ nịnh thần kia rơi vào tù
ngục đúng như số phận đã an bài. Trong TỬ VI cũng có một số câu phú lôi Đặng
Thông ra minh chứng (làm như có lá số ông nầy không bằng) xếp vào cách HAO
THƯƠNG. Lại có thêm một minh chứng là Khổng Tử bị đói rách tả tơi có lúc phải
than rằng: Ta như con chó… mất chủ. Với cách kể trên. Ngay từ khi tập tành TỬ
VI, người viết cũng chẳng mấy tin về cách nầy vì quá dễ gặp, một bài toán nhỏ
cho ta thấy 1/6 số người có cách kể trên. Tất cả những người có bộ TƯỚNG QUÂN
hay PHỤC BINH, hoặc BỆNH PHÙ hoặc THANH LONG tại MỆNH đều bị. Song Hao chiếm 2
cung, tất 12 người có 2 người bị. Tỷ lệ 1/6 quá cao không thể chấp nhận được,
trừ phi đất nước lâm vào nạn đói như năm 45 không kể đến.
Do sự
túng thiếu của HAO do bản thân hoặc do các cung như Tử Tức, Phụ Mẫu, Huynh Đệ,
Nô Bộc chi phối, đi với ngôi sao sầu thảm của THIÊN THƯƠNG nên không bao giờ
đem lại niềm vui. Đôi khi là cái cảnh mà ta nhìn thấy hoặc ta vướng phải, hoặc
do bệnh hoạn ăn không được… Nhưng câu chuyện thiếu ăn ngày xưa của Đức Khổng Tử
là câu chuyện có thật, nhưng không nên kết tội là cách HAO THƯƠNG mà chính là
cách VŨ PHÁ cách phá sản như một bài viết trước đây bàn về cách phá sản dựa vào
tựa đề bài báo. Qua câu phú:
“VŨ phùng PHÁ diệu nan bảo di lai sản
nghiệp”. Đây là cách khó bảo vệ di sản cha ông để lại, cắt bỏ tài sản, bộ
sao bỏ của, phá của. Khổng tử cùng lúc bị cả 2 cách kể trên làm cho tình cảnh
càng thêm bi đát.
Bỏ một
chút thời gian tìm hiểu về con người nầy.
ĐỨC KHỔNG TỬ
. Ngài
Khổng Tử tên là Khưu, tên chữ Trọng Ni, người nước Lỗ, đời Xuân Thu, được tôn
là vạn thế sư biểu (người thầy của muôn đời), trươc làm Tư Khấu quan nước Lỗ,
nhiếp chức Tướng quân sau không dùng nữa đi chu du các nước rồi cuối cùng quay
về Lỗ. Ngài san thi thơ, định lễ nhạc, tán Châu dịch, tu Xuân thu để truyền đạo
tiên vương cho đời sau. Đệ tử 3000 người thần thông lục nghệ 72 người (Lễ ,
Nhạc, Xạ (bắn cung) Ngự đánh xe, Thơ, Số).
Trong
suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử
dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người
dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi
thường. Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm
sau được thăng chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng.
Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị. Nhưng rồi bị ly gián, dèm pha, ông bèn
từ chức và lại ra đi một lần nữa. Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp
tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Trong những năm cuối cùng này ông đã soạn
ra bộ Ngũ Kinh.
Mất ngày Ất Sửu tháng 4 năm 41 vua Kinh Vương nhà Chu, thọ
73 tuổi năm Nhâm Tuất
ĐÔI LỜI về lá số
của Ngài.
Chú ý:
Nếu an theo câu: Nhật Vũ Đồng Âm thì KhổngTử có cách Tam hóa liên châu tại 3
cung Quan Nô Di. Nếu an theo câu Nhật Vũ Âm Đồng thì không hưởng cách trên.
Nhưng cách nào thì cúng hình thành bộ KỊ KHOA. Nhưng điều nầy chứng tỏ an theo
câu: NHẬT VŨ ÂM ĐỒNG là đúng, đẹp nhất cách Tam Hóa liên châu của Ngài là cung
Nô Bộc nhưng chính tại đây cuộc đời xuống dốc thê thảm. Vậy thì an HÓA KỴ theo
chữ THIÊN ĐỒNG mới đúng, (vả lại trong 10 Can thì các năm ẤT, THÁI ÂM đã hóa
khí thành KỴ một lần rồi, đến CANH phiên sao khác khí là hợp lý. Đây là vấn đề
tranh cãi nhau từ xưa cho đến nay, không ai chịu nhường ai.) Có lẽ người ta sợ
mất đi vẽ đẹp của lá số Khổng Tử chăng? Thật ra Ngài đâu có thành danh trên
đường hoạn lộ, ngài thành danh bởi học thuyết đạo Trung dung của ngài mà thôi.
Với cách KỴ KHOA cấm đoán có phương pháp, nghe rất Khoa Học (VĂN KHÚC KHOA) đó
là ngôn ngữ TỬ VI, chuyển ngữ thành lời khuyên răn, được tồn tại (LỘC TỒN),
được nhất trí (ĐỒNG ÂM: cùng chung tiếng nói) được các đồ đề, đồng môn ngưỡng
mộ (PHƯỢNG TANG ĐỒNG) mến phục quấn quit (TƯỚNG BINH) được nói ra bởi một tấm
lòng (THIÊN ĐỒNG) trong sáng, tuyết sạch giá trong (THIÊN LƯƠNG Tý Ngọ) vào một
thời kỳ còn hoài nghi (CƠ KỴ) hỗn mang cách đây hơn 550 (?) trước công nguyên,
thời kỳ mà khái niệm về quốc gia chưa có, khái niệm về vương đế cũng
chưa có xưng Công, xưng Bá là to lắm rồi, các lãnh chúa ngày ấy tầm nhìn giỏi
lắm, hài lòng với miếng đất be bé bằng các tỉnh của ta ngày nay mà thôi. Các
Tướng Quân nơi nào vui thì ở buồn thì đi, 2 chữ trung thành hầu như không có,
các lãnh chúa đánh nhau những chuyện không đâu vào đâu. Giữa lúc ấy học thuyết
của ngài ra đời, kêu gọi Quân Sư Phụ, trai Trung Hiếu Lế Nghĩa Trí Tín, rồi Tu
Thân Tề Gia Trị Quốc Bình Thiên Hạ. Nữ thì Công Dung Ngôn Hạnh và Tam Tòng… Bày
ra Nghi Lễ như lễ tang, lễ cưới… cho đến tận ngày hôm nay. Nói đến 2 chữ lễ
nghi, lễ giáo tuân theo, vô tình chúng ta là đệ tử của Ngài mà không biết. Cũng
không đem ma quỷ ra dọa, ngươi không tin ta mai về địa ngục, theo ta sau nầy
lên thiên đàng, không dạy chúng ta thờ Ngài mà thờ chính cha mẹ mình, không bày
chúng ta yêu mến Ngài mà hãy yêu vợ, yêu chồng của mình. Chính Ngài soạn ra cả Lễ Nh ạc,
một tài năng chứ không chỉ là người khéo nói.
Ngài là
kẻ được cái tiếng tăm thiện lương mà chẳng được cái miếng với cách THIÊN LƯƠNG
“Bảo tư tài vi kỷ vật” bao nhiêu tiền của làm ra nuôi một đám đệ tử ngưỡng mộ
khoảng 24 người nhị thập tứ hiếu, Từ Nhan Hồi yểu tử, đến Tử Lộ đội gạo, Mạnh
Tử… nuôi cái đám nầy đủ mạt đi đâu cũng mang theo, đâu phải bao che, lá chắn
cho tội lỗi của mình. Chỉ chực nghe, chực ăn thế mới chết. Bạn chú ý nè.
Trong
suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Đối với
tôi câu nầy rất quan trọng. Vì sao? Nếu sao LƯU HÀ tuổi CANH an tại Thìn, theo
cách an cũ, thì Khổng Tử không bước chân ngao du thiên hạ (PHƯỢNG MÃ KHÁCH) sớm
như vậy mà phải gần 46 tuổi Ngài mới có ý định rao giảng học thuyết của mình.
Cho nên LƯU HÀ tuổi Canh phải an tại Mão, (con số 34 là số của Tư Liệu) tại đây
cảnh bèo giạt hoa trôi (LƯU HÀ+ ĐÀO HOA) vô định (TỬ VI ngộ KHÔNG). Đến 51 tuổi
ngài quay trở lại (thuộc đại hạn tại Quan) lần nầy về Lỗ được trọng dụng, uy
tín lên cao làm Đại Tư Khấu, kiêm Tể Tướng (20 năm trước là quan nhỏ coi kho).
Nhưng
nào có yên bước ngoặt cuộc đời của sao VŨ KHÚC tối tăm lại đến, bị ly gián dèm
pha ra đi để nếm đòn HAO THƯƠNG + VŨ PHÁ coi thử đói bụng là gì.
Đến Đại
Hạn 66t-75t tại THIÊN DI cung. Ngài thấy sao PHỤC BINH (chủ quay về), Ngài tự
hỏi - ủa sao mình không quay lại quê nhà. Đó là vào khoảng năm 68t (theo tư
liệu) Và nhờ đó Ngài soạn ra bộ Ngũ Kinh. Mặt trời lặn (THÁI DƯƠNG TRIỆT) vào
năm 73 tuổi. Đền thờ chính của Ngài tại Trung Quốc xây hình tròn, (năm 1965
Cách Mạng Văn Hóa đến miếu thờ Khổng Tử từng bị đập phá tan tành). Tại Miền Nam
VN trước 75 chỉ có một ngôi trường duy nhất thờ Khổng Tử đó là trường Trung Học
Hàm Nghi Huế. Ngài với cách DƯƠNG LƯƠNG tại MỆNH (người đàn ông may mắn) với
ngôi sao Lương Thực nhưng hạn phá sản vẫn là phá sản. Từ lá số Ngài chúng ta
rút ra nhiều bài học hay, về cách an sao LƯU HÀ, về an HÓA KỴ cho chữ Canh, về
cách HAO THƯƠNG có VŨ PHÁ.
Chỉ HAO
THƯƠNG thôi, đôi khi là tin buồn về sự
thiếu thốn của ai đó mà mình không san sẻ nổi, tin buồn người thân quen vắng bóng. Vì thấy toàn người không là
người. Hạn HAO THƯƠNG xấu có thể là cái
chết của chính mình, khi ta chết
đó là dịp tất cả thân nhân bạn bè xúm lại thương thảm, khi nghe tin buồn, còn
ta chắc chắn không còn ăn nữa.
- Thiên Phủ
- 2 lúa