Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2009

QUỐC ẤN Đâu Rồi QUỐC ẤN Ơi !

QUỐC ẤN Đâu Rồi QUỐC ẤN Ơi!

Nhưng trước tiên đi vào bài nầy người viết minh định lại một số chi tiết như sau:

TỬ VI Ứng Dụng không thừa nhận một số sao sau đây: THIÊN KHÔNG an trước ngôi THÁI TUẾ (tức luôn luôn có cách ĐÀO KHÔNG) Nguyệt Đức, Thiên Đức, Tử Phù, Trực Phù, Thiên Giải, Giải Thần, Địa Giải, Thiên Quan, Thiên Phúc, Thiên Tài, Thiên Thọ.

Đổi tên gọi ĐỊA KHÔNG thành THIÊN KHÔNG đi cặp với ĐỊA KIẾP. Nguyên gốc của nó là như vậy. Gọi THIÊN RI ÊU là THIÊN DIÊU mới đúng (RIÊU là phương âm miền Bắc)

An lại sao LƯU HÀ tuổi Canh tại Dần, tuổi Tân tại Mão.

An KHÔI VIỆT đúng nhất là: Giáp Khôi tại Sửu Việt tại Mùi. Ất Khôi tại Tý, Việt tại Thân. Bính Khôi tại Hợi, Việt tại Dậu. Mậu Khôi tại Mùi, Việt tại Sửu. Kỷ Khôi tại Thân, Việt tại Tý. Canh Khôi tại Mùi Việt tại Sửu. Tân Khôi tại Ngọ, Việt tại Dần , Nh âm Khôi tại Tị, Việt tại Mão. Quý Khôi tại Mão, Việt tại Tị.

Thừa nhận an HÓA KỴ tuổi CANH theo câu NHẬT VŨ ÂM ĐỒNG. Tức HÓA KHOA an với THÁI ÂM, HÓA KỴ an với THIÊN ĐỒNG. (Tức cách Tam Hóa Liên Châu rất hiếm gặp)

Thừa nhận an HÓA KHOA tuổi NHÂM với sao TẢ PHÙ là đúng. Tức THIÊN PHỦ không có hóa khí cho tất cả 10 tuổi.

Vậy TỬ VI Ứng Dụng an sao theo TỬ VI Đẩu Số Toàn Thư (Trung Quốc), TỬ VI Đông A của VN nhưng không thừa nhận cách an Đại Hạn của phái Đông A. Tức TỬ VI Ứng Dụng mới lạ nhưng cũ rich là nó về nguồn nghiên cứu. Con sông Hương bắt nguồn từ Tả Trạch và Hữu Trạch về đến Huế chia ra sông đào Lợi Nông, sông đào An Cựu, chảy về phố thị đông vui nhánh Đông Ba, nhánh đi ra biển qua cồn Hến, một nhánh tắc lại bởi Đập đá. Nói chung những con sông mới đều là con của Sông Hương. (cũng như TỬ VI hàm số, hà lạc, chính nghĩa… cũng là con của TỬ VI toàn thư mà ra) Vậy muốn biết Sông Hương thơm hay không? Vậy hãy về nguồn của nó xem thử có hương hoa gì không? Hay là tàn một tuần hương theo vó ngựa đi từ Linh Mụ về đến Phú Xuân Huế, từ đó gọi là Hương Giang. Vậy TỬ VI cũng thế thôi.

Không Có Lý Do gì để an vào nhiều sao lạ hoắc mà bản thân nó không nói lên điều gì cả. Sách bảo an vào, giải thích thì không. Một bài viết ngắn cũng không có.

Không Có Lý Do gì để Quả Quyết rằng THIÊN HÌNH đắc địa tại đây, tại đó ưa chi viết nấy… nhưng mai đây. Người viết sẽ chứng minh vì sao nằm như vậy là hợp lý. Chỉ một chốc nữa thôi là bàn đến THIÊN HÌNH trong tình huống nầy thật sự là hay.

Bạn đang có cơ duyên đọc được những điều mới lạ và vô cùng giản dị, tại đây không vay mượn của ai, xào qua xào lại tự nhận lấy của mình. Tại đây chữ Tý, Tị viết khác nhau để tránh cho bạn khỏi lầm lẫn, chữ cung an THÂN và chữ Thân trong địa chi cũng viết khác nhau để tránh bạn ngộ nhận.

Bạn đang Vui Học TỬ VI, tức là cỡi ngựa xem hoa. Tức mới biết được vài bí mật đặc tính của một số ngôi sao. Chứ chưa phổ biến Bí Quyết luận đoán, bằng chứng hôm qua, người viết thử nghiệm đưa nguyên bài PHỤC BINH mà không giải thích, Khi nào PHỤC BINH nầy là Vua, khi nào là đầy tớ. Có ý để lại câu phú:

TỬ VI Thìn, Tuất ngộ PHÁ QUÂN bất lương chi bối.

KIẾP KHÔNG, PHỤC BINH phùng DƯƠNG NHẪN. Lộ thượng kiếp đồ.”

Các tay tập tễnh TỬ VI vội viết công thức là BINH KÌNH KHÔNG KIẾP là tên cướp cạn.

Công thức chính thức là: KHÔNG KIẾP+ KÌNH DƯƠNG và KHÔNG KIẾP + PHỤC BINH. Vì KÌNH và PHỤC BINH không bao giờ gặp nhau. Cho nên có Blogger đau đầu khó hiểu.

Chúng ta đừng quên là đang ở giai đoạn thu thập dữ liệu cơ sở, chưa đến giai đoạn sử dụng cơ sở dữ liệu.

Ngay cả một cuốn sách TỬ VI uy tín tạm dấu tên. Cả gan viết MÃ ĐÀO đóng ở cung Tý. Nhất là dễ dính các câu: Ví dụ: MẪ, ĐÀO duyên nợ tự sinh. Không cần mối lái ái tình kết giao. Đây là cách vô môi tự giá. Nhưng có sách viết MÃ + ĐÀO. Thế mới chết. Trung cấp TỬ VI hiểu rằng: MÃ hoặc ĐÀO vì 2 sao nầy không bao giờ trùng pha. Thế mà kẻ viết sách lại chơi THIÊN MÃ cư Tý lại có thêm vị trí mới cho THIÊN MÃ đóng chăng?... Nhưng thôi chúng ta vào bài.

 

QUỐC ẤN :

Là ngôi sao được an theo một cách đặc biệt. Từ vị trí LỘC TỒN là cung thứ nhất tính lui trở lại an QUỐC ẤN tại cung thứ 5.

LUẬN ĐOÁN CÁC CHI TIẾT SAU:

TỔ QUỐC là đây:

* Là ngôi sao biểu tượng cho tổ quốc, quốc gia. Nói về tầm quan trọng ngôi sao nầy được kể là cao nhất hơn cả sao TUẦN, ĐẠI HAO, KÌNH DƯƠNG, KHÔI VIỆT …

ẤN TƯỢNG, DẤU ẤN, KỶ NIỆM:

* QUỐC ẤN là ấn tượng quan trọng trong nước ghi lại trong ta một kỷ niệm khó quên. Kỷ niệm đó có thể là vui, buồn, nhục, vinh tác động đến ta. Ví dụ có một em bé rơi xuống cống chết, cái chết ấy liên quan đến một công trình nhà nước tắc trách của nhà nước, thế là cái chết vang dội cả nước. Cái chết của em liên quan đến sao QUỐC ẤN. Là Nạn ẤN, QUỐC ẤN+ ĐỊA KIẾP. Cũng cái chết ấy nếu rơi xuống giếng nhà em chẳng ai quan tâm đến chuyện ấy. Hai người đẹp người nào có QUỐC ẤN là đẹp cả nước biết. Một chiếc cầu chưa dùng đã gảy, chưa đi đã sụp chắc chắn được làm bởi những bàn tay có ngôi sao QUỐC ẤN+ ĐỊA KIẾP + ĐÀO HOA được giám sát bởi những con mắt cũng có bộ sao trên, may mà ngày khánh thành các tai to mặt lớn đang đi ụp xuống, xấu hổ biết bao. Cầu Trường Tiền quá hạn sử dụng do Pháp làm, có thể xài chơi cả 100 năm nữa.

* Kỷ niệm, dấu ấn…

Ví dụ: “Kỷ niệm xưa đã chết, cơn mê đã chìm…”

Là sao QUỐC ẤN ấn tượng càng khó quên, khó nhạt phai có thêm LƯU HÀ, sao nầy chủ lưu lại, khắc sâu vào thậm chí khắc vào da thịt…Càng mạnh hơn nữa là có thêm LỘC TỒN, sao nầy luôn luôn tam hợp, chủ sự tồn tại.

Mỗi lần sờ đến vết thương tôi lại nhớ…

Mõi lần nghe đến…tôi lại  tưởng đến. Ngày xưa…

* Ấn tượng vui, buồn,… khủng khiếp. Ấn tượng càng mạnh mẽ hơn khi có nhóm sao Tầm Quan Trọng tụ tập.

KHUÔN DẤU, CON DẤU

* Là con dấu của nhà nước, đừng vội nghĩ ngay đến ấn của vua, đó là con dấu bất kỳ của một cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà ta có liên quan (từ cấp nhỏ nhất đến cao nhất). Đến các con dấu thuộc các tổ chức đoàn thể, công ty, đến cả con dấu của cá nhân gọi là ấn chương (con triện) để đóng lên tác phẩm nghệ thuật hay văn học. Đều là QUỐC ẤN.

Hạn ngộ QUỐC ẤN cái mà dễ gặp nhất cần một con dấu đỏ nào đó, cần một giấy tờ có liên quan đến con dấu. Có khi con dấu ấy rất quan trọng, nếu thấy nhiều sao quan trọng tụ tập vào, phải lên tới cấp trung ương mới cấp nổi. Nếu thấy ít quan trọng chỉ tầm địa phương cấp mà thôi. Cay cú là trường hợp QUỐC ẤN + XƯƠNG KHÚC + KY là thấy khổ sở vì giấy tờ chạy lui, tới chê bai, bác bỏ.

QUỐC ẤN đâu rồi QUỐC ẤN ơi!. Đại Nam QUỐC ẤN nặng 7 ký lô vàng, báu vật quốc gia lưu truyền, biểu tượng cho quyền uy đất nước cứ nghĩ được gìn giữ cẩn mật đâu đó. Hóa ra mất từ lâu lắm rồi, chuyện có thể tin được không nhỉ. Nếu phải là điềm đại xui.

VIỆC NƯỚC. Sao QUỐC ẤN có liên quan đến việc nước. Việc đi bầu cử cũng là việc liên quan đến việc nước…

In ấn.

* In ấn từ in báo đến in văn bản để lưu hành nội bộ, thiệp cưới. Đến in ảnh. Có ngôi sao nầy hội họp tại MỆNH. Tốt là được in cái gì đó. Xấu là bị in mặt trên báo chí, in tên tuổi mình trên báo chí. Tùy thuộc các Hung, Cát, Trợ tinh tụ tập để luận đoán.

CÁC BỘ SAO Liên quan đến QUỐC ẤN:

THIÊN HÌNH QUỐC ẤN : Hợp cách.

* Chế Bản cách. Tạo bản in nhất là có thêm ĐÀO HOA. Trước mắt ưa làm danh thiếp (visiteur) cao hơn nghĩ đến chuyện in sách.

* Hình Ảnh Kỷ Niệm. Là cái mà ai cũng thường có. Hạn hành đến bộ sao nầy ưa chụp ảnh

* Tai Trời Ách Nước. Là những tai họa do vận nước gây ra và ta là kẻ hứng chịu. Khi có KHÔNG KIẾP hội họp. Đó là các biến động thời cuộc 54, 63, 75 những cuộc di cư, những cuộc cải cách ruộng đất, Văn Nh ân Giai phẩm (ngoài Bắc). Phía Nam ta có những cuộc đảo chính, biểu tình liên miên khiến cho những người có cách tai trời ách nước dính vào. Đến 75 là cải tạo quân nhân, cán chính chế độ cũ, chưa đủ buồn chơi luôn cải tạo tư bản, chưa vui 79 biên giới Tây và Bắc nổ súng, biên giới Đông, Nam người chạy càng nhiều. Thế là tai trời ách nước. Người nào có cách kể trên dễ dính vào chữ quốc nạn.

Ấn Kiếm cách. Đây là bộ sao vừa hay, vừa uy quyền đồng thời hóa giải tính phức tạp của THIÊN HÌNH và THIÊN HÌNH có chỗ đắc dụng hiệu quả. Từ đây ta dễ gặp đủ bộ Binh Hình Tướng Ấn. Xem bộ 4 sao trên bài THIÊN HÌNH.

BINH HÌNH  TƯỚNG ẤN:

Bộ sao này chủ: Có quân, có tướng có quyền để trừng phạt.

Đây là bộ sao chủ: Hình thức trang thiết bị để sử dụng

Hình thức ăn mặc trang bị như lính thì có quân phục, cảnh sát thì có cảnh phục, giới tu sĩ cũng có đạo phục, một số cơ quan, một số tổ chức đều có trang phục riêng…Từ trang phục ta phân biệt được đâu là ông Đại tướng, Đức Hồng Y, Ngài Hoà thượng, kia là chú tiểu. Vậy Bộ BINH HÌNH  TƯỚNG ẤN là người nằm trong một tổ chức nào đó, đoàn thể nào đó.  Nếu không có bộ sao này trên lá số có nghĩa ta là người tự do không gia nhập tổ chức nào hết. Không có quan chức, nếu gặp tại Hạn thì có, qua Hạn đó chưa chắc đã còn.

Điều quan trọng bộ sao này là THIÊN HÌNH nằm ở đây được hoá giải hung tính của sao nầy, hợp cách là một điều rất hay. Xin giải thích thêm ẤN là ấn tượng, biểu tượng để đeo vào người hay cầm trên tay. Ví dụ như Ngài Hoà Thượng cầm cây thiền trượng để biểu lộ uy quyền…Ngài sĩ quan phải đeo quân hàm để tui biết, tui chào...

Vậy BINH HÌNH TƯỚNG ẤN là hình thức ăn mặc của một tổ chức đoàn thể nào đó. Trong đó PHỤC BINH là trang phục, THIÊN HÌNH là hình thức ăn mặc, TƯỚNG ẤN là biểu tượng để phân biệt. Để viết lại cho đời, phản bác lại lập luận đây là bộ “Văn Phòng Tứ Bảo” người viết mất nhiều thời gian, không biết bao nhiêu mà kể. “Văn Phòng Tứ Bảo” thật là HAO, TẤU, KÌNH ĐÀ + XƯƠNG KHÚC.

MỘT CÂU PHÚ LIÊN QUAN:

Lưu Huyền Đức đạt thừa Hán nghiệp, thi ư TỬ PHỦ, KHOA QUYỀN, HÌNH ẤN, HỒNG KHÔI MỆNH THÂN.”

Câu nầy chẳng có gì giải thích nghĩa nhưng chú ý nè! Giả dụ ta xóa chữ KHOA và chữ ÂN đi, tức là ta còn TỬ PHỦ QUYỀN HÌNH HỒNG KHÔI. Có nghĩa một ngày nào đó ông ta có tội rất lớn. Nhưng có KHOA ẤN lại là: Ông này có Địa Vị (TỬ VI) bao trùm (THIÊN PHỦ) quyền thế rất ư là lớn có thể sử dụng QUỐC ẤN để trừng tri (THIÊN HÌNH) kẻ khác. Vậy THIÊN HÌNH đắc dụng nhờ bộ TƯỚNG ẤN. Và THIÊN HÌNH còn đắc dụng một số trường hợp khác nữa.

TỬ VI + QUỐC ẤN là Dụng Ấn Cách với điều kiện không có ĐỊA KIẾP. Nếu có KIẾP lại là tai họa vì dụng ẤN.

Trả lời nhanh một người hỏi:

Những chính tinh sau đây không nên ôm bộ BINH HÌNH TƯỚNG ẤN. Đó là PHÁ QUÂN trước sau gì cũng bỏ ẤN, THẤT SÁT trước đoạt được sau mất ẤN. CỰ MÔN cũng không nên ôm ẤN vì thế nào cũng cách xa ấn. Ngôi sao lý tưởng nhất là TỬ VI (hoặc tam hợp có TỬ VI là LIÊM TRINH, VŨ KHÚC) hưởng cách “Dụng Ấn”.

Từ phía THIÊN DI cung PHÁ QUÂN của ông Nguyễn Vă n Thiệu ta có đủ bộ BINH HÌNH TƯỚNG ẤN (với THIÊN HÌNH nhị hợp) ta có quyền nói: Ông ấy là kẻ bỏ ẤN. Cát xứ tàng hung cách. (NVT sinh giờ Tý, 15 tháng 11 Giáp Tý.)

Bạn không có cách TỬ VI ngộ Tam Không, chỉ nhị không mà thôi. Sao THIÊN KHÔNG nên xóa đi. Sửa ĐỊA KHÔNG là THIÊN KHÔNG như đầu bài đã viết.

Từ phía Tài Cung của bạn có đủ bộ BINH HÌNH TƯỚNG ẤN bạn nên, bạn có duyên với ngành Tài Chính Ngân Hàng nhưng coi chừng họa đấy. Vì cách gánh vác tai họa. TỬ VI ngộ KIẾP có ĐÀO HOA là tự tạo ra tai họa cho mình. (xem ra hơi giống Nguyễn Thái Học). Bạn có cách “Nhân Tài bị nạn đấy” “VŨ KHÚC HỎA TINH đồng cung nhân tài bị kiếp” Từ bộ BINH HÌNH TƯỚNG ẤN kết hợp với chính tinh nào mới có lời quyết đoán.

Người viết định post bài bắt gặp câu hỏi có liên quan nên viết tiếp.

Report abuse for this article

  • Ngoc Ngoc
    • Ngoc
    • Nov 10, 2009 6:15 PM
    Cháu cảm ơn bác, bài viết về Quốc ấn quá hay. Thế mà lúc trước cháu cứ tưởng quốc ấn là to quyền lắm, mà thấy sao nhiều người rất bình thường cũ..
    Cháu cảm ơn bác, bài viết về Quốc ấn quá hay. Thế mà lúc trước cháu cứ tưởng quốc ấn là to quyền lắm, mà thấy sao nhiều người rất bình thường cũng có Binh, Hình, Tướng, Ấn.  Đúng là càng đọc các bài của bác càng hiểu thêm ra nhiều điều.
  • Private comment
  • Private comment
  • Private comment
  • linh linh
    • linh
    • Mar 14, 2009 12:15 PM
    Vô tình lạc bước vào đây. Đọc được những bài viết của bác giống như lượm được vàng vậy. Cám ơn bác nhiều .
    • Bửu Đình Bửu Đình
      Cám ơn những nhận xét của cháu. Mong sao những lời ấy không phải là
      hoa mỹ, chỉ sợ sự thật bác không được như vậy. Nhưng chắc chắn là bác viết với
      một tấm lòng. 
  • Thiên Phủ Thiên Phủ
    (Empty)
    • Bửu Đình Bửu Đình
      Cám ơn nhé
  • Vua Lộc Vừng Vua Lộc Vừng
    Cháu đây Bác ơi!
    Cháu kính tặng Bác bộ ảnh về Núi Túy Vân , quê Bác đó.
    Bộ ảnh này của Nhiếp ảnh gia Thái Bá Dũng.

    Núi Túy Vân
     
    ..
    Cháu đây Bác ơi!
    Cháu kính tặng Bác bộ ảnh về Núi Túy Vân , quê Bác đó.
    Bộ ảnh này của Nhiếp ảnh gia Thái Bá Dũng.

    Núi Túy Vân
     

     

    Núi Túy Vân phía xa , dưới là đầm , phá tam Giang
     

    Chùa Thánh Duyên

    Phá Tam Giang
    QUÊ BÁC ĐẸP QUÁ!
    • Bửu Đình Bửu Đình
      Bác nghe rồi nhưng nghe qua laptop không nhận rõ giọng ca sỹ.  nghe hay hơn  Duy khánh và Chế Linh.
  • Private comment

1 nhận xét:

Unknown nói...

Không biết bộ này của cháu có hợp cách không, hữu duyên nhờ bác xem 4/11/1996 1h27' sáng ạ