Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

Học chữ vỡ thôi kẻo muộn màng.

Vở dấu hỏi.

Đó là sao VĂN XƯƠNG. Tất cả giấy tờ, thư từ, văn tự, thư tịch... Từ nội dung tốt đến hãi hùng đều là sao VĂN XƯƠNG. Vì thế kỵ gặp hay hội họp tại cung Tật Ách nhất là đồng cung tại đấy. Trường hợp đi với nhóm SÁT PHÁ THAM thuộc cách QUẾ SỨ HOA THƯƠNG, bị đánh giá là trường hợp xấu nhất. Cũng bộ sao nầy đóng tại Mệnh có thể là tốt nhưng đóng tại TẬT là cực xấu.

Vỡ dấu ngã.

Đập vỡ. Là bộ SÁT PHÁ. Đập là THẤT SÁT, vỡ là PHÁ QUÂN.

Thành ngữ ta có. Đập chuột sợ vỡ bình. Thế là SÁT PHÁ ngại đập vỡ cái gì đó, do sợ..

Có khi đập phá lại sinh ra tiền của. Ví dụ 1 số người chuyên nghề đập phá các công trình cũ để xây cái mới. Các thợ sửa chữa thường phá bỏ cái cũ thay cái mới. Thế là có tiền. Ở đây người viết không đi sâu vào trường hợp, phá cái ruột xe để thay cái mới, chôm đồ tốt tháy thế đồ lô can... gặp quá nhiều ngoài xã hội.

Đập phá tốt sinh ra khám phá. Các khoa học gia sinh ra từ bộ sao nầy. Đáng tiếc là tìm thấy nơi ăn chơi, cờ bạc... người ta cũng gọi là khám phá.

Thay vì nói đập phá người ta còn nói đánh phá. Đánh hay đập cũng thế thôi.

Ta lại có. Ăn rồi nó đi đánh lộn, phá làng phá xóm, anh à... Ta lại có du côn, du đãng là đây.

Quân ta đánh phá tan tành các mục tiêu của địch. Ta lại có các anh hùng ngoài mặt trận là đây. Nếu tò mò chuyện chiến sự, quân Do Thái đánh phá tan tành các mục tiêu ở Syrie. Họ là những anh hùng của Do Thái, trái lại số mệnh của quân khủng bố, quân Iran là số phận bị đập, bị đánh... có khi nát bét.

Kẻ đánh phá và kẻ bị đánh phá khác nhau.

Và không phải kẻ đánh phá nào cũng thành công có khi ôm thất bại, ôm đầu máu, hoặc đánh phá sai mục tiêu. Thậm chí vi phạm pháp luật bị lên án. Tại sao mầy đánh dân lành hỡi thằng kia. Tại sao bỏ bom vào làng mạc, đền chùa, trường học, bệnh viện...

Trong bài Lục Quân Việt Nam có câu:

“Phá tan tành ầm ầm đoàn quân xông pha.

Thét oai linh tung gươm phá tan quân thù”....

Ta phải tồn tại, còn quân địch phải tan tành.

Vậy phá phải đi với tan mới gọi là phá tan tành. Phá thôi vẫn chưa đủ. Vì PHÁ QUÂN còn mang nhiều ý nghĩa khác. Như, thả hay bắt, cột hay mở…

Vậy tan là sao gì? Đó là sao PHI LIÊM. Nếu LỘC TỒN (xung chiếu) bên ngoài còn, bên trong PHI LIÊM tất bị tan.

Chuyện kẻ tồn người tan là chuyện hằng năm, năm nào cũng có, ít hay nhiều thế thôi.Ở đây không đi sâu ai tồn, ai tan năm Canh Tý nầy. Nhưng chuyện kẻ còn người mất năm nào mà chả có. Người thì mất chức còn mạng, người thì đánh mất cuộc tình... Sau đây là 1 số ví dụ.

Công ty đó nó tan rồi anh à/ Nó vi phạm pháp luật hả?/ Không nó làm ăn thất bại.

Tổ chức (đảng phái, tôn giáo, hội đoàn... Nói chung là các đoàn thể) đa cấp X sao rồi. Tan nát cao bay xa chạy hết rồi...

Đến ca từ “vỡ tan bao giấc mộng lứa đôi”... trong “Mùa Thu Lá Bay”... Mùa thu lá bay anh đã đi rồi. Bởi PHI LIÊM chia lìa lứa đôi...

PHI LIÊM làm giăc mộng THAM LANG tan vỡ. THIÊN TƯỚNG chia lìa, nát bét không thể chắp nối. CỰ MÔN ca bài cự ly còn may mắn lắm, chia lìa thế gian mới xấu nhất. THẤT SÁT nói mất mát và tan. PHÁ QUÂN nói tan tành...

Vậy PHI LIÊM như quả bom nổ ra trong chiến tranh. Nhưng trong thời bình bom vẫn nổ trong gia đình và các đoàn thể...

Bởi thế PHI LIÊM đồng cung với PHÁ QUÂN là cách Cát xứ tàng hung.

PHI LIÊM đồng cung với CỰ MÔN cũng là cách Cát xứ tàng hung.

Do đấy, người xưa viết.

“LỘC phùng, xung PHÁ. Cát xứ tàng hung”.

Đến “CỰ phùng TỒN tú Cát xứ tàng hung”.

Cát xứ tàng hung là trong cái tốt đẹp ẩn tàng điều hung hoạ. Chỉ vui cái ban đầu mà thôi. Vì PHÁ QUÂN sẽ bỏ, CỰ MÔN sẽ phản. Nếu có PHI LIÊM mọi cái càng nát bét.

Vậy PHI LIÊM là gì, sao mà ghê gớm thế.

Chủ thị phi.

Thị là phải, phi là không phải. Tối kỵ gặp các sao thị phi khác.

Chủ sai trái. Biết sai vẫn cứ làm. Ví dụ. cố ý làm sai với pháp luật là TỬ VI PHI KỴ HÌNH CÔ QUẢ. Vì thế, kỵ gặp thêm nhóm sao Sai Lầm Tội Lỗi.

Chủ chia rẽ.

Gây ra kỳ thị vì thế kỵ gặp HOÁ KỴ. Đi với CỰ MÔN là chia ly.

Chủ tan nát.

Vì thế kỵ gặp PHÁ QUÂN nói riêng và nhóm SÁT PHÁ THAM nói chung.

Chủ bay xa.

Nằm trong câu viễn tẩu cao phi. Ngày nay muốn bay thì có máy bay đấy. Điều nầy nói lên tính hiện đại của TỬ VI. Còn là lời nói bay ra. Vì thế, PHI LIÊM nằm trong bộ PHI PHỤC THANH. Bộ nầy hàm ý. Lời nói (là THANH LONG). Bay ra (là PHI LIÊM) gọi người phục vụ (là PHỤC BINH). Ví dụ. Hỡi ba quân... Thế là ba quân tụ tập. Đó là lý do THANH LONG nó hay. Nhưng chắc gì THANH LONG nói ra có 3 quân tụ tập. Cái dễ gặp là trên sân khấu. Lãnh tụ ảo, hô ba quân. Đằng sau hậu trường hằng chục ba quân giả cất tiếng dạ. Nhất hô bá nặc dỏm.

“Không cánh mà bay” là cách nói khi mất của do PHI LIÊM gây ra.

Trong chiến sự thật ta có.

Tất cả theo lịnh tôi mà làm. Phi đội 1 tấn công dàn rada. Phi đội 2 tấn công vị trí tên lửa. Phi đội 3 đánh nhà kho. Bay đi theo hướng A. Bay về theo hướng B. Giờ xuất phát là giờ G. Các phi đội trưởng cần nghiên cứu thêm bản đồ. Kể từ giờ phút nầy các phi công ứng chiến tại chỗ.

Phi vụ có thể thành công hoặc thất bại. Các phi công có thể bay đi mà không bay về.

Quân địch có thể bị đập tan tành hoặc có thể chống cự, phản công... Tất cả tuỳ thuộc vào số phận.

Trên là phi vụ có thật từ dùng trong quân sự. Ngoài đời cũng có phi vụ với nghĩa làm ăn phi pháp, trái pháp luật... Đó là cách PHI HÌNH trái pháp luật. Ngoài ra còn có các bộ sao đáng sợ là PHI HƯ, PHI TANG, PHI KHÁCH.

 Vỡ là đặc trưng của sao PHÁ QUÂN, PHI LIÊM khi xấu, kỵ nhất là đi với PHI LIÊM, nằm trong cách Cát xứ tàng hung. Vỡ mặt trận, vỡ đập, vỡ bình (đập chuột sợ vỡ bình), vỡ đàn tan nghé, vỡ đám còn gọi là giải tán, giải thể, vỡ nợ, vỡ mộng, vỡ đầu, vỡ sọ, vỡ cuộc tình, vỡ việc, vỡ tan, vỡ tung...  Thay vì nói vỡ người ta còn nói bể. Như bể vỡ...

Vỡ thường liên quan đến đổ, ta lại có đổ vỡ, đổ sụp, đổ nát.

PHI LIÊM có nhiều dạng khác nhau.

PHI LIÊM đồng cung  TANG HƯ KHÁCH. Dễ gặp trong các năm Giáp Ất Canh Tân. Trong đó có bộ PHI TANG đáng sợ nhất. Bộ nầy gặp các năm Canh Tý tại Dần. Tân Sửu tại Mão. Ất Mùi tại Dậu. Giáp Ngọ tại Thân.

Ngoài ra còn có bộ PHI HƯ, PHI KHÁCH không thua kém.

Cách PHI TANG là 1 cách đáng sợ. Hầu hết các chính tinh đều chịu không nổi bộ sao nầy.

Năm Canh Tý chính tinh đáng sợ nhất là bộ CƠ ÂM có thể đưa đến chết người. Nói chung bộ PHI TANG vốn xấu. Cá biệt có thể gặp thêm bộ KHÔNG KIẾP, HOẢ LINH, KỴ HÌNH. Nếu là cách CỰ NHẬT tại Dần còn kỵ thêm bộ CÁO PHỤ.

Ví dụ. Năm Canh Tý, sinh tháng giêng giờ Tý, tháng 2 giờ Sửu, tháng 3 giờ Dần... cứ tiếp tục như thế. Mệnh có bộ PHI TANG. Bộ PHI TANG còn kỵ đóng tại cung an Thân. Hàm ý thân thể bị PHI TANG. Vậy sinh tháng 1 giờ Tý cung an Thân bị cách PHI TANG.

Sinh tháng 6 giờ Tị, vô tình Mệnh có thêm sao THIÊN HÌNH + PHI TANG càng cực xấu.

PHI LIÊM có có dạng đi với ĐÀO HỒNG LƯU HÀ có tính chuyển động. Thiên về vui mừng bất ngờ. Tất cả đúng, sai vẫn còn tuỳ thuộc vào hung, cát tinh tụ tập giảm xấu tăng tốt, hoặc làm tồi tệ thêm là tăng xấu giảm tốt.

Vậy đến đây có thể kết luận từ vỡ, tan... liên quan đến sao PHI LIÊM là chính. Năm Canh Tý sao nầy đóng tại đâu? Tại cung Dần. Ở đây có bộ PHI TANG thêm THIÊN MÃ. Vỡ tan tất nhiên là THIÊN MÃ chạy,

Tất nhiên không thiếu các vụ đánh nhau vỡ đầu, bể trán sau đấy mạnh ai nấy chạy.

Kẻ cao bay xa chạy khiến người khác vỡ tim là vỡ hụi thường gọi là bể hụi.

Được nói nhiều nhất là vỡ đập, vỡ hồ thuỷ điện, hồ chứa nước, vỡ đê. Vỡ đập Tam Hiệp được đề cập nhiều nhất. Rất nhiều người căn ghét Trung Quốc mong cho nó vỡ. Nhưng có lẽ chưa vỡ đâu ạ. Đừng buồn, vì sang năm Tân Sửu vẫn còn Hạn PHI TANG tại cung Mão lại đề cập đến vỡ. Lần nầy dễ vỡ thật. Gieo gió thì gặt bão, trữ nước tất vỡ hồ.

Lại bàn về từ vỡ. Lại liên quan đến từ đổ. như đổ vỡ, sụp đố... Bên Mỹ lại chơi cái trò kéo đổ 1 số bức tượng. Do thần tượng của người nầy không phải thần tượng của người kia.

Có khi những cái sụp đổ 1 cách ngẫu nhiên do sụt lún hoặc do lũ lụt làm lung lay nền móng khiến nhà đổ khi đổ thường kèm theo từ vỡ, hoặc người ta nói hư đổ. Nó bị hư hỏng nên nó đổ. Thậm chí 1 chế độ cũng có thể sụp đôt. Trong trường hợp đó người ta nói lật đổ. Trong đó có thao tác của chữ lật mới có thể đổ. Khi người da màu kéo đổ bức tượng động tác đó gọi là lật. tức là bắt nằm xuống.

Đến đây 1 vấn đề đặt ra. Ai là người sợ từ bể, vỡ nhất.

Đó là những người Mệnh hay đại hạn đóng tại cung Dần có bộ lưu PHI TANG MÃ. Nhất là các trường hợp như sau.

Mệnh, đại hạn tại đó có sẵn bộ PHI TANG cố định nay gặp lưu PHI TANG lưu động. Điều này dễ gặp cho những người tuổi Canh Tý. Canh Thân, Canh Thìn.

Một số người tuổi Quý Sửu, Quý Mùi Mệnh, đại hạn  đóng tại Dần. Mặc dù Quý Canh có vẻ như hợp nhau nhưng rõ ràng không hợp.

Càng xấu hơn. Tại cung Dần có KHÔNG KIẾP, HOẢ LINH, KỴ HÌNH. Nếu có CỰ MÔN tại đó còn kỵ thêm CÁO PHỤ.

2 nhận xét:

Haru Tokoshie nói...

Gửi bác Bửu Đình,

Cháu xem qua những bài viết tử vi của sách và của bác. Trong các bài viết, cụm từ được nhắc khá nhiều là "cách cục", "bộ sao". Cháu không hiểu rõ ràng lắm cụm từ "cách cục, bộ sao" này là luôn luôn tính cho tất cả các sao trong cung Mệnh, cộng với tất cả các sao ở cung tam hợp, cộng với tất cả các sao trong cung xung chiếu, hay chỉ tính cho các sao trong mỗi cung mệnh thôi? Còn các sao ở vị trí đối xứng theo trục, như nhị hợp chẳng hạn, khi nào thì được tính, khi nào thì không tính, trong quá trình bình phẩm lá số?

Toàn Nguyễn nói...

Chờ 2 tháng rồi mà không thấy bác đăng bài mới, hồi hộp quá ah.