Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

Lạc Vào Thế Giới Tử Vi (12)


Truyện Tử Vi của Bửu Đình.
Hồi thứ 12.
Những Bản Mật Tấu Lạ Lùng.
Bên trái phía trên viết. Viện Cơ Mật, xuống dòng viết Văn Phòng Tử Vi.  Bên phải phía trên viết Đại Vương Quốc Tử Vi. Phía dưới canh đều hai bên, viết tiêu đề: Lắm chuyện - Nhiều Trò. Xuống dưới vài phân viết lớn: Bản Mật Tấu ( tức Tử Vi Tấu Thư) số 1, xuống hàng viết: Đặc vụ (tức Tử Cô) KS 20. Lại xuống hàng. Ngày..tháng...năm.

Bản Mật Tấu số 1.
Xứ Ngọ. ngày tháng năm.
Buổi sáng.
Phải đi đến xứ Thân điều tra vụ Lãnh binh PHÁ QUÂN Triệt trước. Những động thái của y khiến cả Cơ Mật viện ngẩn ngơ. Điều tra xong sẽ báo hoàng thượng để ngài khỏi băn khoăn lo lắng. Đó là tâm niệm của thần.
Mô tả tình cảm: Đường cái quan đã năm năm rồi không đi, nay thấy nhiều thay đổi. Liệu lòng người có thay đổi theo năm tháng hay không.
Buổi trưa. Địa giới 2 xứ Ngọ, Mùi.
Dừng ngựa ăn trưa, tại một quán cơm có bảng đề “Rẻ Như Bèo” gắn bên vệ đường. Tại địa giới 2 xứ Ngọ Mùi. Nhớ lại lời Hoàng Thượng dặn ta. Đi đâu cũng ghi nhớ, tìm hiểu (Tham Lang) đời sống của mọi tầng lớp nhân dân và sinh hoạt (Tử Vi) của họ. Cô chủ quán mặt mũi cười tươi, áo mặc vội vàng hở cả ngực, đon đả chào mời. Quý khách ăn cơm dĩa hay cơm phần. Hạ thần bảo ăn gì cũng được. Thế là thức ăn dọn ra ê hề đầy cả bàn. Chồng chồng, lớp lớp. Tính ra mất toi một triệu. Nhìn ra, tấm bảng hiệu từ phía bên trong, hóa ra “Đâu Phải, Rẻ Như Bèo”. Nếu Hoàng Thượng lâm cảnh này ngài nghĩ sao.
Lại lên đường, vó câu khập khiễng, do ăn quá no, tối nay nhịn cũng còn no. Kia rồi, Biển Kình Dương nỗi tiếng xứ Mùi. Qua câu:
Đường vô xứ Ngọ quanh co.
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Yêu em, anh chẳng dám vô.
Sợ Kình dậy sóng. Sợ ngài Hổ Quan. (nhái lại câu ca dao xứ Huế)
Đánh giá về quân sự: Lợi cho phòng thủ. Đường vô xứ Ngọ bị khóa chặt, do địa hình tại đây rất hẹp.
Vượt qua  huyện lỵ HOA CÁI, tranh thủ đến huyên BẠCH HỔ trước trời tối. Lòng toan tính Tuần Triệt cộng trừ. Nếu ngủ nhà khách thâm vốn, ngủ nhà khâm sai địa phương sợ lộ bí mật công tác. Ngủ chùa, ngủ đình, ngủ nhờ nhà dân là chắc ăn lại dư ra một ít tiền.
Buổi tối. Xứ Mùi. Huyện Bach Hổ.
Đầu giờ tuất. Chùa đây rồi, trong bóng đêm ngôi chùa hiện rõ không thể lầm.
- Mô Phật. Thí chủ cần gì?
- Vãn sinh cần chỗ trọ đêm nay.
- Ồ, không được rồi. Đây là chùa sư nữ THÁI ÂM tự. Thí chủ là nam nhân nên đến huyện lỵ BẠCH HỔ tìm chỗ trọ. Còn đi về lối xứ Thân toàn cọp beo mà thôi. Thí chủ ngủ nhờ nhà chùa dễ bị tai tiếng.
- Nhà chùa bị tai tiếng, các ni sư có bị tai tiếng đâu.
- Thí chủ chịu phiền, đứng nói chuyện như thế này bất lợi.
Nửa canh giờ sau. Hạ thần quay trở lại. Tất nhiên đã hóa trang xong.
- Ni trưởng cần gì ạ?
- Bần ni từ xứ Ngọ qua đây lỡ... làng, à quên lỡ đường, xin ngủ nhờ quý tự.
- Ni trưởng hạnh tu chùa nào ở Kinh đô?
- Cơ Mật tự.
- Chùa chiền gì nghe tên ghê thế.
- Cơ là đói. Mật là kín đáo, là âm thầm kín đáo chịu đói.
- Nghe thương chưa! Nghiệp chướng chưa! Ni sư thì râu ria nên cạo nhẵn đi.
- Chị em phụ nữ chúng ta, có những người khổ tâm không thể nói ra. Bần ni vì cái tướng “mao sanh tu” nên lỡ làng duyên số, bẽ bàng tình duyên, phũ phàng chuyện yêu thương, nên nương nhờ cửa Phât.
- Bản tự cũng có ni cô bị tướng xấu ấy. Nên uống hóc môn nữ vào, giảm bớt nhiều đấy. Có ni bị “âm xú” tủi phận phải đi tu...
- Thôi, thôi đừng nói chuyện ấy. Trời hành chúng ta, kiếp này bần ni đi tu để hóa giải cho kiếp sau.
- Mô Phật. Thật là nghiệp chướng.
Sáng hôm sau vào thời kinh sáng. Hạ thần lo biến gấp.
Bản Mật Tấu thứ 2.
Ngày... tháng... năm...
Buổi sáng. Huyện Phục Binh. Xứ Thân.
Rời chùa THÁI ÂM tự khi vừa canh năm nhưng đi mãi vẫn chưa thấy huyện lỵ PHỤC BINH. Đường núi gập gềnh đèo thác, mãi đến gần đầu giờ mão chỉ thấy vài bóng người thấp thoáng trên đường. Cả chục dặm đường chỉ thấy vài ngôi nhà ngói, đa phần là mái tranh. Chẳng hề thấy hàng quán, một chợ quê nghèo hiện ra nhưng còn quá sớm, chả có cái gì ăn được. Gần cuối giờ thìn mới thấy huyện lỵ, chợ búa đông người, vài quán bên đường bán buôn lặt vặt. Quán ăn đây rồi. Quán mang tên “Mai ăn khỏi trả tiền”. Hạ thần nghĩ thầm, có lẽ là “mai sau” có đâu mà sướng thế. Thôi thì vào đây ăn sáng, ăn trưa hai cái cộng lại. Kinh nghiệm đầy mình không cho phép hạ thần bất cẩn như ngày hôm qua.
- Một dĩa cơm với một con gà. Bao nhiêu?
- Hai trăm mười ngàn chẵn..
Nhưng con gà chỉ thấy đầu gà, móc câu, 2 chân, 2 cánh. Thân bay đâu mất. Quá đắt đấy nhé.
- Tiền nè.
- Quý khách cho đủ 300.
- Ủa! Nghe rõ là 210 ngàn chẵn.
- Đó là chưa tính trị giá gia tăng, các em phục vụ đi qua đi lại.
- Có thấy ai qua lại đâu?
 - Đó kìa.
Tất nhiên thần phải nhìn theo, quả thấy, một con gà móng đỏ, ẻo ẻo...
- Người ta cứ trình diễn miết mà quý khách thì cứ ham ăn. Bây giờ thấy cũng không muộn.
- Thôi, thôi tiền đây.
- Nếu quý khách thấy đắt một tí, mai quay lại ăn khỏi trả tiền mà.
Tả tình:
Lòng người bây giờ chỉ biết chém nhau bằng mọi cách. Kẻ thì chém bằng dao, kẻ thì chém bằng tiền. Kẻ chém người bằng lời nói ác...  Đạo đức có phần sa sút. Chỉ năm năm không đi lại, bên ngoài có nhiều thay đổi.
Buổi trưa. Huyện Thiên Khôi. Xứ Thân.
Cứu người, ai ngờ người lại cứu mình.
Vượt qua con sông Thương (Thiên Tướng) bằng chuyến đò ngang. Đến gần huyện lỵ THIÊN KHÔI, lúc đó đã qua giờ ngọ, sông Nhớ (Lộc Tồn) cũng gần đây thôi, 2 sông tuy ở gần nhau nhưng sông Thương xuất phát ở mãi xứ Mùi, sông Nhớ ở xứ Thân, thấy đôi Âm Dương đứng trên cầu sông Nhớ. Cãi nhau sôi nổi, buồn tình con nhỏ Tiểu Âm Đồng lao đầu xuống sông tự sát. Còn thằng Tiểu Dương Đồng vẫn trơ mắt ngó. Việc cứu người là khẩn cấp. Thấy người gặp nguy hiểm mà không cứu cũng là có tội. Nhất là có câu:
“Dù xây chín bậc phù đồ. Không bằng làm phúc cứu cho một người”.
Lúc đó thần đã ở ngay trên cầu, chỉ cách con nhỏ đứng chưa tới 2 trượng. Thế là từ trên mình ngựa, búng người lên không trung, rơi tỏm xuống dòng nước lạnh, tỉnh ngộ (tức Triệt) thì đã muộn rồi. Vốn là người bơi lội rất kém, mình lại mang áo giáp mà trong ấy mang theo nhiều kim ngân, cái roi ngựa một đầu bằng sắt, một đầu bằng nam châm, chân lại mang ủng, trong người lại có cả cao đơn hoàn tán phòng khi trái gió trở trời, chìm lỉm trong dòng nước lạnh mùa đông. Một thoáng ý nghĩ trong đầu, phen này không còn gặp lại hoàng thượng, lòng sông khá sâu chẳng biết là bao nhiêu trượng, thần nghĩ khi chạm đáy vận sức tung người lên, thật là tồi tệ, bùn dày đến ngang bụng, vùng vẫy một hồi sau khi no một bụng bùn. Vận trung bình tấn hết 12 thành công lực. Búng người lên mặt nước, hớp được tí không khí, lúc đó mới hiểu câu: “THIÊN KHÔNG tối vi khẩn yếu” là quan trọng như thế nào. Lại theo Đà La chìm xuống, thần nghĩ nhả không khí ra bất lợi, nó giúp cho mình nhẹ người hơn. Khi cái chết gần kề sức mạnh trong người lại nhân lên gấp bội. Lại búng người lên cao lần nữa (tức Kình Dương Mã), có xuống phải có lên, ở dưới hoài coi cũng kỳ, lần này được một cánh tay thiên thần ai đó cứu giúp. Kẹp cổ dìu thần bơi vào bờ. Nhưng cánh tay thiên thần dễ trở thành ác thần, vì nó kẹp cứng ngắc, thở ra không được, hít vô cũng không xong, thế là TUẦN TRIỆT gia thêm THIÊN KHÔNG, tam Không cách. Lại thêm một cái chết ngạt thở theo kiểu khác, đã cố vận công vào cần cổ để xì ra làn không khí độc. Kẻ cứu người (Hà Tướng Quân) thành kẻ hại người ( Hà Bệnh Phù), thấm thía bộ Tồn Tướng Phù, phen này có lẽ Tồn dưới Âm phủ sau khi qua được nạn Hà Bá Lưu Hà. Trong lúc thần mông lung trong đầu hình ảnh của hoàng thượng, thần nghĩ chỉ có hồng ân, phúc ấm của bệ hạ mới cứu được thần thôi. Phép lạ xảy ra ngay, cái tay ấy nới ra một tí, trao đổi được một ít không khí, phép lạ lại khép lại, còn cứng ngắc hơn nữa. Hạ thần hoàn toàn bất tỉnh. Trong lúc mơ màn trong vũng tối khi hồn về bên kia thế giới. Có những bóng người xuất hiện chưa hiểu rõ là ai, đưa những bàn tay ra như đón, như đẩy, như xô... chợt nghe một lực ép mạnh như THẤT SÁT tại ngực. Hạ thần nôn ra một đống bùn thế là tỉnh dậy trong... ngơ ngác. Con nhỏ Tiểu Âm Đồng đang làm hô hấp nhân tạo dừng tay. Cũng là lúc rùng mình vì cơn lạnh mùa đông. Con bé Tiểu Âm Đồng bảo:
- Thúc, thúc (tức chú, chú) nên móc họng nôn ọe cho bằng hết bùn.
Không cần phải móc họng, một cái gì đó khó chịu trong cổ họng, khiến hạ thần không còn tự chủ được, phải nôn ra lập tức, một đống bùn và con cá rô to tổ bố và cả bửa cơm trị giá 300 ngàn đồng đi mất. Con Tiểu Âm Đồng mặc cái yếm thắm buộc miệng hỏi một câu lãng nhách:
- Chú thất tình hay sao mà tự tử?
- Ai nói ta tự tử. Mi thất tình như THẤT SÁT ngộ TƯỚNG QUÂN thì có. Ta nhảy xuống cứu mi. Không ngờ cớ sự lại xảy ra như thế này.
- Cháu là vận động viên nhảy cầu, đang tập luyện cho ngày thi đấu Hội Khỏe Mùa Xuân sắp tới vào dịp tết Nguyên Đán tại tỉnh Thân.
- Mẹ cha mày. Lần sau tập luyện thì báo cho ông biết -tức không chịu được- Hết chỗ tập luyện sao?
- Huyện nghèo làm gì có bể bơi nhảy cầu để tập luyện. Thôi về nhà cháu gần đây, sưởi ấm kẻo cảm lạnh.
Thế là buổi chiều, buổi tối đành phải ở lại tại đây. Mua thuốc dưỡng bệnh. Lòng lo nghĩ không hiểu Hoàng Thượng có thấu hiểu cho chăng.
Sáng hôm sau ra đi. Sau khi ăn tô cháo nóng bỏ nhiều tiêu hành để giải cảm do cô bé Tiểu Âm Đồng nấu. Chia tay cám ơn cô bé lên đường, cô bé (tức là tiểu thư) dặn vói theo:
- Lần sau thúc thúc có việc gì buồn, đến đây giải sầu chứ đừng tự tử nữa.
Nghĩ mà bực mình, thế mà đến hôm nay nó còn tưởng mình tự sát. Thôi không tranh luận gì chuyện ấy.
Những bản mật tấu lạ kỳ. Dưới con mắt của những người ưa tìm kiếm bí mật (như Sát Phá Tham ngộ Tử Vi) dễ bị thất vọng (do Thất Sát khống đắc lực). Nhưng với nhà vua lại khác, ngài xem nó rất cẩn thận và ưu tiên hơn cả các văn thư của ngài Thượng thư bộ Binh gởi về, với các con dấu khẩn, mật, tối khẩn, tối mật vì đang có cuộc chiến dịch An Dân mở ra tại vùng đất Hoang Đường. Với cuộc hành quân  Vì Dân, mật danh (Tử Thanh) HQ1. Nhà vua chăm chú đọc và dùng bút son phê vào, gọi là “phụng châu phê” nhưng ở đây không thấy phê chữ nào, chỉ thấy ngài gạch dưới một số từ. Đoạn ngài đưa bàn tay trái xòe ra, dùng ngón cái bấm bấm, cứ y như thầy bói mù.
Thôi thì ngài gạch dưới những từ gì, hồi sau sẽ rõ. Ngài gõ nhẹ vào chiếc khánh đồng gọi quân thị vệ. Lại nghe ngài dặn dò:.. đến sông Nhớ... điều tra... trở về cho lẹ. Thế đấy, nhà vua điều tra những bí mật trên bản mật tấu, đối với ngài quan trọng hơn chiến dịch An Dân do ngài vạch ra. Mà chiến dịch An Dân là mục đích gì, chỉ có ngài hiểu rất rõ mà thôi.
(Lời bàn: Khi bạn nhắn tin ẩn nick hoặc hide lời bình là bạn đang mật tấu đấy.)

Cả 2 lần đưa bản Tấu Thư. Nhà vua đưa bàn tay trái chém vào không trung rồi hất ra ngoài, cử chỉ đuổi quan Khâm sai về, khiến Lữ Khách buồn lòng không ít. Như Cơ và Mật bị ngộ Triệt chăng. Nhà vua lòng còn  giận hờn Linh Hỏa, mà chàng ta lại có chuyện cơ mật muốn bàn với nhà vua. Nhà vua đã không chia sẻ chuyện hành quân đã đành còn xua đuổi, mặc dù bản mật tấu có nhiều cái bẫy chàng tin là nhà vua sẽ mắc phải. Nhưng xem ra nhà vua không dính bẫy. Mục đích, phương hướng, mục tiêu của cuộc hành quân đó là gì, đối với chàng ta tìm hiểu không khó. Vì bộ Binh và Cơ Mật viện như hình với bóng. Cuộc hành quân đi lòng vòng đúng với lộ trình chàng đã đi qua. Đến hôm nay đã chiếm trọn vẹn vùng đất Hoang Đường, chỉ chờ lịnh vua là tấn công vùng Sơn Đường, được gọi mật danh HQ 2. Nhưng kế hoạch (tức là Cơ) của Khâm sai đệ nhất là muốn tạm hoãn (Tử Vi ngộ Triệt Đà) cuộc tấn công ấy, để chàng ta thử một bài toán, tìm ra một đáp số quan trọng hơn, muốn vậy phải trình tấu với nhà vua rõ ràng. Ở đây lại bắt gặp sự bất hợp tác.
Tất nhiên là viên khâm sai cận thần của nhà vua rất là buồn, ngài không quan tâm những tin tức mới nhất mà y đem về, có thể là ngài được viên quan cấm y thị vệ báo cáo. Thôi thì đành phải viết mật tấu thứ ba. Phải tạo một cái bẫy (Đào Đà) nào đó, để ngài bực mình gọi y lên nói chuyện.


  • Ngoisaobang
    Vâng ạ!
  • Ngoisaobang
        Câu chuyện trong các bản tấu thật dí dỏm! Cháu đọc bản tấu thứ 2, tới đoạn "Lúc buổi trưa tại huyện Thiên Khôi, xứ Thân ..." mà ôm bụng cười  !
        Nhưng thực ra thì bác cũng đã tả tình: " Lòng người bây giờ chỉ biết chém nhau bằng mọi cách. Kẻ thì chém bằng dao, kẻ thì chém bằng tiền. Kẻ chém người bằng lời nói ác...   Đạo đức có phần sa sút ."
      Rồi thì: vận động viên tập nhảy cầu ở sông thì thật đúng là ...
      Cháu đang chờ xem nhà vua gạch chân gì ở 2 bản tấu đầu và bản tấu thứ 3 "cài bẫy" nhà vua như thế nào! hì hì
    • Bửu Đình
      Bẫy cháu thì có. Vua không sập bẫy mà cháu dễ bị sập bẫy.
  • neo
    • neo
    • Feb 9, 2011 9:05 PM
    Bác ơi, cháu đọc đâu đó thấy bảo VCD đắc tam không thì phát phú quý một thời, cháu muốn được nghe kinh nghiệm của bác về tam không ở mệnh và hạn nó có tác dụng thế nào ạ. Cháu hiện đang ở Hạn có đủ tam không, nhìn chung thấy không được như ý muốn lắm, càng ham muốn thì càng mất, còn không ham muốn gì thì lại tốt. Thật là kỳ lạ. 
    • Bửu Đình
      Câu phú trên
      dựa vào lá số của Dương Quốc Trung anh của Dương Quý Phi thời Đường Minh Hoàng.
      Theo sử liệu, đó là một trang sử bi thảm. Hai anh em họ Dương đều chết. Nhưng
      so với sử liệu năm sinh có phần không hợp lý. Câu này ứng hợp vào cung Mệnh chứ
      không phải cung hạn.. Trung nhờ nương bóng của Quí phi làm nên nghiệp lớn. Đến
      loạn An Lộc Sơn thì hết. Nguyên tắc là thế. Nhờ vô chính diệu ít gây nên xung
      đột với các chính tinh. Lộc Tồn và Thiên Không khó va chạm với các chính tinh
      (có đâu mà chạm) nhưng bản thân Tồn ngộ Không cũng thấy 1 số không ở cuối cuộc
      đời. Đến hạn xung đột với Tồn hay với Không dễ đổ vỡ. Do Mệnh không có chính
      tinh, tính cách của họ ảnh hưởng nhiều đến Bàng tinh. Còn hạn Tam Không ít ra cũng tìm ra được 3 cái không, chứ 1 cái nhằm nhò gì. Quan trọng là còn viết blog là tốt thôi.

Không có nhận xét nào: