Thứ Tư, 21 tháng 1, 2009

Những tảng đá trên đường TỬ VI 2

Bạn nhìn kỷ lên ảnh minh họa. Con
đường tôi ở có mang băng rôn “Con đường mang tên em” ngon không?. Hôm nay tải
lên bài những tảng đá trên đường đến với TỬ VI 2, bài nầy viết lâu rồi sau tảng
đá 1, nhưng ngại bạn đọc không hiểu, Tết nhất kề bên rồi cho nó “xuất đầu lộ
diện”. Tức nói theo ngôn ngữ nhà nghề TỬ VI là được TRIỆT LỘ, được lộ ra. Bài
viết mà cũng có số phận trời ạ.


            TẢNG ĐÁ 2


Sao lá số TỬ VI
có nhiều sao thế. Mỗi sao lại kết hợp thành bộ 2 sao ví dụ như ĐÀO HỒNG, bộ 3
sao ví dụ VIỆT LINH HÌNH, bộ 4 sao ví dụ LINH XƯƠNG LA VŨ, bộ 5 sao PHI VIỆT
HỎA LINH HÌNH. tạo ra hàng ngàn, hàng vạn cách khác nhau. Nhớ không xuể, mà
quan trọng là nó mang ý nghĩa gì? Nó có phải là công thức bất di bất dịch
không?


*Có khá nhiều ngôi sao được kể
tên trong lá số nhưng sách vở không hề nói đến một câu, chứ đừng nói đến phú TỬ
VI liên quan đến sao ấy. Những ngôi sao có cũng bằng không, chỉ làm rối mắt tốn
công. Ai nói dùm tôi sao TRỰC PHÙ nghĩa là gì? Ai chỉ dùm tôi THIÊN KHÔNG đứng
trước THÁI TUẾ nghĩa là chi? AI biết chi về sao GIẢI THẦN (lại luôn luôn đi
chung với PHƯỢNG CÁC thật ra không hiểu sao PHƯỢNG CÁC chế ra sao GIẢI THẦN)
xin hãy nói ra… Nếu muốn nghiên cứu tốt ta nên về nguồn thôi. Có người sẽ hỏi
nguồn đâu mà về?  Về bên ấy cũng man thư
đầy rẫy. Vâng đúng vậy.


* Có một chi tiết lạ lùng. Đạo
Phật xuất ra từ Ấn Độ nhưng tại đấy chỉ có 1% số người theo Phật giáo. Cũng vậy
Thiên Chúa Giáo cũng hoàn cảnh như nhau. TỬ VI xuất xứ từ Trung Quốc nhưng nó
hoằng dương tại Việt Nam .
Cha ông ta ngày xưa rất giỏi môn nầy. Vì quan niệm sỹ phu hồi đó là "Tiến
vi quan, thối vi sư". Khi tiến thân ra làm quan không được lui về, họ
thường chọn lấy các nghề y, bốc, lý, số hoặc dạy học. Và cũng vì quan niệm bí
truyền, gia truyền thành ra dễ bị thăng trầm, lại thêm tác động của thời cuộc
khiến cho TỬ VI ngày thêm mai một. Một khi không giải đoán nổi có người chế
thêm sao nầy, sao nọ làm cho đã khó lại càng khó thêm.


* Tốt nhất là an theo Đẩu Số Toàn
Thư của Vũ Tài Lục. Nhưng không dạy cách an sao đâu nghe, mà khuyên nên bỏ một
số sao. Đó là điều tôi tâm đắc nhất. Và nên gọi ĐỊA KHÔNG là THIÊN KHÔNG (xóa
đi THIÊN KHÔNG trước THÁI TUẾ) các tên sao được đặt rất hợp lý. Ví dụ:


Bên nầy THIÊN LA bên kia ĐỊA VÕNG.
Tức bên nầy trời bên kia đất. Bên nầy la bên kia oán.


Còn THIÊN KHÔNG ĐỊA KIẾP là bên
nầy trời không dung, bên kia đất không tha.


Các sao có từ THIÊN hàng đầu còn
lại (trừ THIÊN HÌNH) đều là "thiên về". Như THIÊN KHÔI, THIÊN VIỆT.
Bên nầy âm bằng, bên kia âm sắc. Văn tinh XƯƠNG KHÚC đều là văn tinh có gốc là
văn, bên nầy XƯƠNG bên kia là KHÚC, như TẢ PHÙ bên kia HỮU BẬT (nhưng gọi TẢ
PHỤ cũng chẳng hại chi)… tự bạn tìm thêm khỏi mất thì giời. Tất cả điều trình
bày trên chung quy là phải gọi chính danh cho đúng là THIÊN KHÔNG ĐỊA KIẾP đây
là 2 ngôi sao cực kỳ quan trọng. Có mặt nó ở đâu ta phải đoán theo ý nó.
Nó là bộ sao gây phản tác dụng mạnh nhất trên TỬ VI.


* Trên TỬ VI không có 2 sao trùng
tên nhau. Một sao QUAN PHÙ (dấu huyền) luôn luôn đi với LONG TRÌ thành bộ PHÙ
TRÌ (giúp đỡ, đồng thời là giấy tờ liên quan đến cửa quan,…) và một ngôi sao
QUAN PHỦ (dấu hỏi, nhà quan….) sao nầy hay gặp sao công đường là ĐƯỜNG PHÙ
(xung hay tam hợp chỉ có 2 vị trí như vậy mà thôi)


* Đây là tảng đá lớn. Giữa một
bên phức tạp, vô bổ và một bên giản dị nên chọn. Cho nên tôi chọn theo cách
ĐÔNG A DI SỰ thà rằng không biết thì thôi. Biết là ngôi sao bịa đặt, không có
lấy một câu phú minh chứng, an vào rối tinh, chẳng dám quyết đoán điều gì. Tại
sao ta không mạnh dạn bỏ đi.


* Tuy rằng đồng ý với cách an sao
ĐÔNG A nhưng lại không đồng ý về cách ghi đại hạn đầu tiên nằm ở 2 cung HUYNH
và cung PHỤ.


* Lấy ngay ví dụ lá số ĐOÀN NHỮ
HÀI gặp Vua. Tức hạn HUYNH ĐỆ ngộ TỬ VI cư Ngọ, tức gặp Vua quá rõ ràng nhưng
đẩy qua hạn THIÊN CƠ quá gượng ép. Nếu bạn nào có cơ may gặp Vua tôi tin rằng
Đại Hạn của bạn ngộ TỬ VI tốt đẹp, nếu không có chăng là bạn gặp Vua TỬ VI trên
lá số TỬ VI mà thôi. Cũng như câu:


“Hạng Võ anh hùng hạn ngộ THIÊN
KHÔNG nhi táng quóc.


Thạch sùng hào phú hạn hành ĐỊA
KIẾP dĩ vong gia”


Ở đây người ta nói tiểu hạn chết
của 2 nhân vật nầy, chứ không nói đại hạn chết. Nếu nhớ không lầm HV chết năm
Mậu Tuất 32 tuổi, tiểu hạn tại cung Thân. Đại hạn tại VŨ SÁT Mão, mà VŨ SÁT là
gì nhiều ý lắm, trong đó có ý người có tài bị giết. Thế nhưng phe ĐÔNG A đẩy
lên hạn ĐỒNG LƯƠNG chết vì….. ĐỊA KIẾP. Điều nầy mâu thuẩn với câu phú lưu
truyền xưa nay. Câu nầy ai mà chẳng biết. Chắc chắn đây là hỏa mù tung ra, tội
cho người tập tễnh về nguồn thì gặp man thư, tại nhà lại gặp xảo thư.


Muốn biết sự huyền bí của bộ máy
nhà trời, trước mắt ta đã gặp vô vàn khó khăn của lòng dạ con người. Đi qua rồi
nhìn lui lại, thấy thương thương cho lớp đàn em. Đó là lý do tôi viết. Còn bạn
tự mình tìm ra một con đường mà đi. Phật nói: TỰ MÌNH ĐỐT ĐUỐC LÊN MA ĐI. TỬ VI
đâu phải chỉ có một quyển sách của  Thái
thứ Lang mà thôi. Lời khuyên cần tìm đọc lịch sử TỬ VI


 




Report abuse for this article















  • Thành Thành
    theo như Bác, thi trường phái Tam hợp, Thái tuế, Quan Phù Bạch hổ của - Ông Thiên Lương ???? Cho em hỏi.
    • VRNC VRNC
      • VRNC
      • Mar 29, 2010 4:23 PM
      Kính chào bác! Con biết tử vi từ hồi còn rất nhỏ nhưng chưa có điều kiện tìm hiểu. Bi giờ mới chính thức  nghiên cứu về ..
      Kính chào bác! Con biết tử vi từ hồi còn rất nhỏ nhưng chưa có điều kiện tìm hiểu. Bi giờ mới chính thức  nghiên cứu về tử vi... Lang thang trên mạng tìm kiếm, con vô tình tìm được blog bác. Có lẽ cũng có duyên với môn này :) Có gì không hiểu mong bác chỉ giáo dùm nhé... Mỗi ngày con sẽ ghé blog của bác để học hỏi thêm ... Chúc bác một ngày an lành ... !
      • Vua Lộc Vừng Vua Lộc Vừng
        Bác viết hay quá! Mình phải tự tìm con đường cho mình mà  đi thôi. Phải đứng đi và đứng trên hai chân của mình thì mới vững.
        • Bửu Đình Bửu Đình
          Cám ơn những nhận xét tốt về bài viết của bác. Muốn biết đâu là chân lý, đâu là đúng, đâu là sai... tiếp xúc nhiều mới thấy. Gần lan đâu thấy th..
          Cám ơn những nhận xét tốt về bài viết của bác. Muốn biết đâu là chân lý, đâu là đúng, đâu là sai... tiếp xúc nhiều mới thấy. Gần lan đâu thấy thơm mùi lan, Phật gần nhà không thiêng.... Sau khi so sánh, đối chiếu mới biết đâu là giá trị. Nhờ có bên nầy sai, bên kia mới đúng, nhờ có xấu bên kia mới tốt... Thế là ta có 2 cái để so sánh. Một cái biết so sánh với ai. Vì vậy ai muốn học TỬ VI của bác nên học của thiên hạ trước. Bác khoái nghe 2 phía nói. Đúng sai ta đánh giá. 

          Không có nhận xét nào: