Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2023

Cái Bẫy.


Từ cái bẫy sinh ra vô số từ liên quan đến cái bẫy.

Kẻ giăng bẫy, kẻ tạo bẫy dễ hiểu lầm kẻ chế tạo ra cái bẫy (xem phần dưới sẽ rõ). Gần đây lại sinh ra từ “lùa gà”.

Kẻ bị mắc bẫy, dính bẫy, trúng bẫy, sa bẫy, gài bẫy... Thay vì nói bẫy, người ta dùng từ... lưới.

Sa lưới. Sa lưới pháp luật, sa lưới tình... Sa lưới được dùng với hàm ý bị bắt, bị trúng kế, mắc bẫy... của người khác.

Tự mình mắc bẫy tự nhiên là sa lầy, sa chân, bị rơi xuống giếng, hố sụt thường gọi là hố tử thần... Ví dụ. Quân ta bị sa lầy, thật sự chứ không phải nghĩa bóng. Sa chân vào tù tội do mình gây ra. Tự dưng có cái hố sụt trong vườn nhà.

Vậy cái bẫy thật sự là sao gì?

Đó là sao ĐÀ LA. Còn sao nào nữa không? Đó là THIÊN LA là cái lưới trên trời. ĐỊA VÕNG là cái lưới giăng ra dưới đất. Lưới trời lồng lộng thưa mà khó lọt, câu thường nghe. Cố định tại 2 cung Thìn Tuất. Vậy trên Tử Vi có đến 3 cái lưới. Ngoài ra còn có lưới di động là lưu ĐÀ LA quét qua lại các cung hằng năm. Ví dụ năm Quý quét ở cung Hợi kích thích các niên can có ĐÀ LA cố định là Canh, Quý gây xung đột mâu thuẫn với Can Đinh, Kỷ. Có nghĩa. Ai là người làm bẫy.

Năm Giáp, lưu ĐÀ LA tại Sửu cũng lý luận nư trên.

Cái bẫy có thể nhìn thấy, sờ được.

Cái bẫy thật sự là cái gì? Hỏi vớ vẩn. Ai mà chưa thấy cái bẫy chuột, có ai chưa thấy cái lưới bắt cá, đánh chim, bẫy sát thú. Tất nhiên cũng có người chưa thấy quả mìn, thuỷ lôi (khác với ngư lôi là đạn) và các loại bẫy trong chiến tranh.

Kẻ làm ra cái bẫy.

Kẻ làm bẫy chuột, cái lưới,,, không ai bị bắt bẻ. Pháp luật cho phép. Kẻ sử dụng bẫy, tạo bẫy để làm ra của cải hoặc diệt trừ nguy cơ nào đó. Tức là những người đánh bắt cá, săn bắt thú đến tạo bẫy giết quân thù. Không vi phạm pháp luật, thậm chí còn được khen thưởng. Ví dụ.

“Em gài bẫy, toán quân địch bị BẠCH HỔ liếm sạch”. Thế là được khen thưởng.

Cái bẫy không thể nhìn thấy.

Trên là những cái bẫy có thể sờ được, thấy được và cũng có thể mua, sử dụng... Ta lại có những cái bẫy đáng sợ hơn là không thấy được, không sờ được... thậm chí không cảm nhận được đến các bậc thầy tướng số cũng bị mắc bẫy. Chỉ còn an ủi, âu là số phận. Đó là cái bẫy gì? Bẫy công danh. Bẫy tình ngọt ngào, bẫy thương trường mua bán... đến bẫy doạ nạt khủng bố, tống tiền.

Bẫy công danh.

Mục đích bẫy công danh dùng để lợi dụng, lạm dụng đến giết kẻ mình không ưa. Với những huy chương, danh hiệu, khen thưởng... để ráng sức ra mà làm. Có khi thăng chức đưa lên cao, đưa ra trận đề mượn tay quân địch giết. Hoặc cho nó lên cao đưa làm tướng “không quân”, cho đi xa khuất mắt.

Không phải vô cớ có thành ngữ “Minh thăng, ám giám” đưa lên cao ngồi chơi xơi nước. Trong Tử Vi có câu:

“KÌNH HAO KHÔNG KIẾP đớn hèn.

Kẻ trên biếm loại khỏi đàng công danh”.

Bẫy tình ngọt ngào.

Mục đích bẫy tình ngọt ngào dùng để chiếm đoạt thân thể, làm ô danh kẻ khác, thoã mãn sinh lý hoặc vì tiền, đào mỏ bằng miệng. Ta lại có các vụ tống tiền bằng clip nóng... Đau đớn nhất, ngậm ngùi cay đắng nhất vì lỡ dại kết hôn. Sau nhiều năm thừa nhận mắc sai lầm chứ không chịu thú nhận mắc bẫy. “Anh hùng khó qua ải mỹ nhân”. Ai nói, ai viết câu này. Chẳng qua là biến tấu cho đỡ xấu hổ.

Bẫy thương trường.

Bẫy thương trường không ngoài mục đích trục lợi, chiếm đoạt VŨ KHÚC, THIÊN LƯƠNG. Tất cả các vụ mua bán ảo, tiền ảo, dùng thông tin hăm doạ để chiếm đoạt tài sản xếp vào loại này. Các vụ đầu tư với các lợi nhuận cao vài chục phần trăm trên tháng. Đa cấp. Xiếc tiền. Việc nhẹ lương cao, máy in tiền khỏi lao động. Xem phim mà có tiền, nhiều vô số... các thủ đoạn, lời nói ngọt ngào. Các vụ cho vay ... nhẹ lãi. Các vụ đồng đen, đồng lạnh, thuỷ ngân đỏ, đá thiên thạch, lan đột biến... Tử Vi Ứng Dụng dỏm. Có mua bán, trao đổi đều xếp vào loại bẫy thương trường.

Vì mục đích chung tất cả cũng vì tiền mà thôi. Những cái bẫy này thường êm ái ban đầu khủng khiếp về sau. Cứ y như, cát xứ tàng hung.

Bẫy hay lừa đảo, thực tế là một. Nhưng khi nói lừa đảo, ta không nghĩ có bẫy trong đó, vì từ “đảo” gây ấn tượng đảo qua, đảo lại mất tiền, đánh tráo đồ vật. Vậy, các vụ đánh tráo cũng là bẫy lừa, có thêm nhiều đồng phạm tham gia làm rối trí.

Cái bẫy cần có mồi nhử và giương ra.

Coi kìa, cái bẫy chuột lại không có mồi. Phải là mồi thơm ngon hấp dẫn nữa mới dính bẫy.

Vậy cái mồi hấp dẫn là sao gì? Với người là ĐƯỜNG PHÙ lời nói ngọt ngào, thêm tí ĐƯỜNG thổi PHÙ phồng lên là ĐƯỜNG PHÙ đấy ạ. Vì thế ĐƯỜNG PHÙ thường tam hợp với ĐÀ LA. Xem lại bài “ĐƯỜNG PHÙ lời nói ngọt ngào” đã viết. Hoặc “Gió ơi! Đừng thổi... phù, phù” đã viết rất nhẹ nhàng.

Nếu không có Đường Phù, ta còn có HƯ, KHÔNG.

Là THIÊN HƯ TUẾ PHÁ ảo tưởng, không thật. Muốn gì có nấy.

Là THIÊN KHÔNG biến không thành có.

Ngoài ra còn có ĐỊA VÕNG vu thêm. Tốt thành quá tốt. Xấu càng quá xấu.

Cái bẫy cần giương ra.

Sao ở đây quá nhiều bẫy. Có nguy hiểm không?/ Đừng lo. Đây là cái kho chứa bẫy. Cái bẫy giương ra mới nguy hiểm. Các quả mìn này vô hại/ Thì ra là thế. Đem ra gài mới nguy hiểm phải không? Đem ra ngoài chiến trường để gài, đặt ngoài cung Thiên Di.

Vậy giương ra là sao gì?

Là sao KÌNH DƯƠNG. Khi nói bộ KÌNH ĐÀ là cái bẫy giương ra, nó không gây ấn tượng dễ bị hồ nghi. Giải thích rõ ràng rất dài dòng. Bộ KÌNH ĐÀ có vài chục cách đoán khác nhau. 2 sao này, nếu 1 sao ở tam hợp hợp Mệnh và 1 sao luôn luôn ở tam hợp Di.

Vì ĐÀ LA là cái bẫy nên sinh ra các cách.

LINH XƯƠNG LA VŨ và Cách TUẾ ĐÀ Dần Thân..

Cả 2 cách nói chung là. Nghe lời lôi kéo mà mang hoạ. Bẫy người chỉ là lời nói mà thôi. Muốn nói phải dùng cái gì? Cái miệng. Đúng rồi nhưng có khi phải dùng thêm mồi nhử khác để hỗ trợ. Mồi nhử, có khi là hiện vật, có khi là con người, có khi là tước vị, có khi là lời hăm doạ...

Ai thích dùng bẫy.

Người mưu trí, âm mưu mới thích dùng bẫy do thế yếu. SÁT PHÁ có KÌNH KIẾP HOẢ HÌNH, TỬ VŨ có hung khí... can cớ gì dùng bẫy cho mất thì giờ.

Ai là người dễ mắc bẫy.

THAM LANG dễ lâm cảnh tham lam, thích đủ thứ càng dễ mắc bẫy. Vì thế cách THAM KHÔNG KIẾP là cách “Lãng lý hành thuyền”. Bấp bênh như thuyền trên sóng.

Nông nổi nhẹ dạ như THIÊN LƯƠNG xấu, cũng dễ mắc bẫy. Đừng quên THIÊN LƯƠNG tốt là “vô ưu hoạ ách” không lo phần tai ách.

Nhị Ám, Tam Ám coi như bị ... ma ám. Cái đáng tin không tin, lại tin cái không đáng tin. Không sập bẫy mới gọi là lạ.

Đáng nói nhất kẻ giăng bẫy.

Có khi chết vì bẫy do mình giương ra.  Vì 49 lại gặp 50, kẻ cắp lại gặp bà già. Có điều các bạn ít biết. Lính công binh chuyên gài mìn rất dễ chết vì mìn do họ cài đặt. Vì sao? Trên lý thuyết thì rất an toàn, kể ra dài dòng mất thì giờ. Kể cái mất an toàn, do trời. Do mìn chống người thường nhẹ, chôn rất nông. Chỉ cần trận mưa thúi đất mìn trôi đi nơi khác. Khi có việc cần vào bãi mìn, chỉ có  lính công binh làm việc đó, chủ quan rất dễ chết. Đến chôn mìn tại vùng trũng, mưa nhiều đất bồi trâu bò đi trên không nổ, người đi thì quá an toàn. Bẫy có khi cũng không có kết quả là thế. Cũng như người có kinh nghiệm, không tham rất khó dính bẫy.

Bài viết là cơ hội để các bạn xem lại lá số tử vi “Bẫy Tình” vô cùng kỳ thú. Đàn ông bẫy tình đàn ông. Việt Nam ta không thua kém. Một phụ nữ bán cá trong vai 1 nam công an, bẫy tình 1 tiểu thư. Mức độ ly kỳ thua xa Bẫy Tình mà chúng ta đã học. Nói chung mắc bẫy thì rất là nhiều. Chơi cờ bạc trên mạng hằng triệu người chơi và ngoài đời. Bạn đang mắc bẫy mà không biết. Cả bầy người có khi cãi nhau, gây lộn nhưng thực tế chỉ 1 phe, duy nhất chỉ có bạn là nạn nhân.

Trong mục “Các Sao Khác” , trong FBD không phải vô cớ người viết đưa ra hình 1 hiệp sĩ. Bạn dùng chuột có sờ có được đâu. Hàm ý, khuyên các bạn đừng dại dột cờ bạc trên mạng. Chơi game để giải trí hoặc tìm hiểu cách làm game của họ. Thắng game là chuyện không thể, nếu người ta muốn.

Bị nạn mắc bẫy là ĐÀ LA ĐỊA KIẾP. Cái bẫy có khi còn có bọn TẢ HỮU tiếp tay, cò mồi với ĐỊA KIẾP làm cho cái bẫy càng thêm nguy hiểm.

 

1 nhận xét:

viet anh nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.