Truyện Tử Vi của Bửu Đình.
Hồi1 nhấn đây
Hồi 8. Hồng Linh Tự bất an..
Hồi1 nhấn đây
Hồi 8. Hồng Linh Tự bất an..
Trên núi ai xây một cảnh chùa.
Bụi trần không vướng kẻ chân tu.
Đến đây xóa sạch bao phiền lụy.
Hai chữ công danh tựa bụi mù.
Hồng Linh tự nằm trên con đồi nhỏ, chen lẫn đất đá, có
hoa. Nằm cách bên phải con đường dẫn vào huyện lỵ trên trăm trượng. Giữa những
ruộng lúa là con đường dẫn lối lên chùa, tại đó có một giếng nước xinh xắn...
Lỏng buông tay khấu, con ngựa lần theo lối mòn. Càng đến gần ngọn đồi càng cao.
Thấp thoáng bên kia có lò làm đồ gốm, lò gạch nằm dưới ngọn đồi. Lối lên chùa
thoai thoải quanh co.
Lữ Khách thong thả theo ngựa tiến lên con đường phía
trước. Giữa thinh không bỗng vang lên một tiếng chuông ngân không lớn. Lữ Khách
chép miệng. Giờ mùi lại sao có một tiếng chuông ngân, lạ nhỉ.
Kìa thấp thoáng cổng tam quan, lại thấy rõ hòn non bộ.
Và rồi mái chính điện hiện ra..Lữ Khách dừng lại trước tam quan xuống ngựa, một
tay dắt ngựa thung dung qua cổng, theo lối phải vòng quanh hòn giả sơn, thấy có
nơi cột ngựa lại có sẵn rơm, cỏ và nước cho ngựa uống. Lữ Khách phục thầm. Nhà
chùa chu đáo quá. Một khoảng sân rộng cả trăm trượng vuông. Chính điện có một
tu sĩ gần 60 dáng dấp khỏe mạnh, phong thái như phương trượng (người chủ trì,
bây giờ hay viết là trụ trì, từ nay về sau, người viết gọi như một danh từ
riêng: Phương Trượng) mặc chiếc áo màu khói lam ngắn, quần trắng. Một loại
thường phục dùng trong chùa. Thấp thoáng bóng chú tiểu tóc còn để chỏm, nét
ngây thơ pha lẫn tinh nghich. Trước chính điện có 2 người, đó là tên Tam Vương
THAM LANG và một tên đầu mục đang thăm dò, nghiên cứu “thị trường”, cả 2 tên, đầu
đội nón lá nhỏ kiểu quan gia nhưng kéo vành che khuất mặt, cả 2 đều có bộ râu
quai nón, có vẻ hình như là giả, thấp thoáng dưới ống quần có mang theo vũ khí,
chúng đang táy máy nơi bàn để chuông, mỏ. Cùng lúc, từ hậu liêu xuất hiện thêm
một vị sư, với cái khăn vắt vai, trông khỏe mạnh, chân quê, dáng dấp chuyên lo
phần bếp núc - từ đây, tạm gọi là sư phụ Chân Quê, tuổi tác cũng ngoại ngũ
tuần..
Từ dưới sân chùa Lữ Khách chấp tay chào vị sư.
- Xin chào Phương
Trượng. Cho phép vãn sinh viếng cảnh
chùa.
- Mô Phật. Xin chí chủ cứ tự nhiên.
Phương Trượng chào lại theo kiểu nhà Phật.
Lữ Khách vẫn đứng ở dưới sân chùa, làm như vẻ nhìn
ngắm hòn giả sơn to lớn, nhưng thật ra
đang quan sát 2 người khách lạ đang cố tình gây sự, thăm dò khả năng đối phó
của nhà chùa. Cả 2 tên làm bộ đánh rơi cái đùi gõ mõ, rồi đổ lỗi cho nhau một
cách sôi nổi. Phương Trượng đứng gần đấy lên tiếng; “Cái đùi tự nhiên rơi xuống
đất. Nhị vị đừng tranh cãi chuyện ấy”. Chúng có dịp bắt chuyện với Phương
Trượng. “Đấy, chủ trì đã bảo là tại nó, đâu phải tại tao. Theo tao là tại mầy”...
Thấy cảnh ngứa con mắt THÁI DƯƠNG và cả nghịch nhĩ của
lỗ tai THÁI ÂM. Lữ Khách quay về phía Phương Trượng nói lớn:
- Thưa Phương
Trượng sân chùa có nhiều rác quá cho phép vãn sinh quét lá.
Quả thật, sân chùa có nhiều lá vàng rơi. Mùa đông đang
tàn.
- Thiện tai, thiện tai. Đến chùa quét lá làm phúc. Tốt
thay.
Lời khen Lữ Khách cũng là lời mắng mỏ 2 tên súc sinh.
Được lời như cởi tấm lòng. Lữ Khách tiến vào giữa sân
chùa, cây roi ngựa vun vút bay trên đầu, cây roi dài gần một trượng (3m3) khi
gần, khi xa rất lạ kỳ, tạo ra một âm thanh đầy uy lực. Hai tên “trời đánh” cảnh
giác lui phía sau hàng cột trước chính điện. Xem Lữ Khách quét chùa như thế
nào. Lữ Khách bỗng thấp người xuống ngọn roi bay thấp xuống mặt đất, tất cả lá
vàng bay hết về phía phải, lại thêm một roi về phía trái, tất cả lá trên sân
bay mất. Lữ Khách xoay người thành một vòng, chiếc roi trên tay biến mất một
cách kỳ lạ.
Phương Trương vô cùng thích thú và cảm phục, vỗ bàn
tay phải vào tay trái, Kình Dương rằng: “Tuyệt vời”. Trong lòng Phương Trượng
vẫn hoài nghi. Ủa, người này cất cây roi, sao mà nhanh thế, thấy thấp thoáng
chiếc roi ngựa quấn quanh bụng 2 vòng, được che bởi giải vải thắt lưng. Hai tên
khách lạ vốn là bọn Hắc Y Sơn Đường cũng ngợi khen: “Giỏi đấy”. Chỉ 2 roi sân
chùa sạch bóng. Chúng lặng lẽ rút lui. Khi chúng tiến ra cổng tam quan cũng là
lúc một nhóm 5 tu sĩ đang tiến về chùa với các nông cụ trên tay. Thoáng thấy
Phương Trương khoác tay về phía chú tiểu, lại nghe một tiếng chuông nhỏ vang
lên. Lại thấy 5 tu sĩ xoay người, lặng lẽ đi xuống núi. Chợt hiểu, Lữ Khách tự
nói:
- Hay thật, tiếng trống gọi quân về, tiếng chuông xuất
quân đi.
Phương Trượng bật cười:
- Thí chủ có con mắt tinh đời (Tử Sát Quyền Linh). Nhà
chùa không muốn ra tay, chỉ biểu dương số đông dọa kẻ ác. Cám ơn Thí Chủ đã
quét dùm rác rến ra khỏi chùa, hóa giải ân oán giữa chùa với họ. Họ làm phiền
Phá Toái gần suốt cả canh giờ. Từ Phật đường ra tới hậu liêu, không từ một chỗ
nào. Thí chủ đến vãn cảnh chùa hay có mục đích khác.
- Vãn sinh chịu sự ủy thác của một người đến gặp
Phương Trượng có chút việc.
- Chúng ta ra sau hậu liêu nói chuyện.
Lữ Khách đi theo sư phụ, xuyên qua phật đường. Phía
sau là căn phòng rộng dài thờ các sư tổ, thiện nam tín nữ. Lại
qua khung cửa một mái hiên rộng phía sau phật đường làm nơi tiếp khách. Một
quang cảnh đẹp bày ra trước mắt. Trên chiếc bàn nhỏ chân quỳ dùng để uống trà
có bộ bàn cờ vây, những quân cờ nằm lộn xộn trên mặt bàn. Sân sau dài hằng chục
trượng, giữa sân vô số cây cối được trồng trong các chậu gốm nung đất, nhìn kỹ sẽ thấy không có chậu cây nào giống chậu cây
nào, xa xa là bãi cỏ một dàn Mai hoa thung nằm ở một góc. Kết thúc là bức tường
thành lại được cách điệu bằng một bình phong. Lại thấy thấp thoáng hòn non bộ
và những tháp. Hai bên là 2 dãy nhà dài với nhiều phòng ốc. Hàng lang với lối
đi rộng rãi, các cây cột vốn là gỗ quí. Không ngờ ngôi cổ tự chốn xa xôi hoành
tráng đến là thế. Khi ngôi chủ khách được phân. Trên bàn đã thấy một bình trà
nóng, Lữ Khách lại chăm chú đến một gốc mai đang vào mùa trút lá, to bằng cổ
chân, được trồng trong cái chậu nhỏ, cạnh một cây nêu đo mốc thời gian. Phương
Trượng giải thích:
- Đừng suy nghĩ gì cho mệt. Đó là trò tinh nghịch của
chú tiểu một vá đó. Trên sân tất cả các cây đều trồng trong chậu đều là cây
thuốc. Riêng cây mai vốn có từ lâu. “Một vá” đem cái chậu vỡ gắn vào thân,
khiến ai trông thấy cứ ngỡ như là trồng trong cái chậu nhỏ thế mà không ngã. Nó
nghịch chịu không nổi.
Lữ Khách bật cười.
- Có thế mà cứ suy nghĩ mãi không ra. Thưa Phương
Trượng, vãn sinh được sự ủy thác của chủ nhân, đến đây cúng dường một ít kim
ngân để lo phật sự.
Dứt lời, chàng đưa tay vào áo lấy ra một túi gấm, thận
trọng dâng lên bằng 2 tay. Nhưng Phương Trượng có vẻ như vô tình ít quan tâm
đến. Thong thả, từ tốn rót 2 chén trà thơm, xòe bàn tay trái xin mời. Rõ ràng
có vẻ như không muốn đón nhận, lúng túng Lữ Khách đặt nhẹ xuống bàn vẫn vang
lên tiếng lịch kịch. (khước từ hợp tác: Tử Tướng ngộ Kỵ)
- Bần tăng muốn biết cụ thể phật sự đó là gì?
Lữ Khách lúng túng thấy rõ, thầm nghĩ phật sự là cái
gì nhỉ, chết thật, lần đầu tiên làm công việc này, không quen, cứ nghĩ kẻ đưa
(Tấu Thư) người nhận (Quan Phủ) thế là xong mọi việc. Bao nhiêu ngày cứ mang trong chiếc áo giáp bằng da bò,
tưởng thoát nạn ai ngờ rắc rối. Là người ứng biến rất lanh lợi như sao LINH. Lữ
Khách đánh trống lảng sang chuyện khác.
- Ngoài ra,
Vãn sinh còn có một việc cần hơn, là nghe tin ngài chữa ngoại thương giỏi nên
đến đây xin nhờ cứu giúp.
- Đó là việc quan trọng đấy. Thí chủ bị thương hay
người khác.
- Cách đây 2 hôm.
Vãn sinh bất cẩn bị té ngựa, gây ra vết thương này.
Vừa nói vừa trật bớt áo ngoài, trên cánh trái
một vết bầm xanh ở giữa pha sắc đỏ. Phương Trượng sờ vết thương.
- Nó đang sưng tấy làm sốt đấy. Cũng dễ thôi. Đợi đấy.
Rồi quay gót đi về bên dãy phòng bên trái. Cũng là lúc Lữ Khách lợi dụng bóp
đầu suy nghĩ “phật sự” là cái gì nhỉ? Một công việc bé tí không ngờ rắc rối.
Nếu người này không nhận biết ăn nói làm sao với chủ nhân mình. Nhìn quanh thấy
nhà cửa khang trang, vững chắc không thua gì các cung điện vua chúa. Hừ, các sư
ở kinh đô thì đi quyên tiền dựng (tức Kình) chùa, thật cũng có và giả cũng có
(Thái và Hư). Ở đây, lại cần biết cúng dường vào việc gì mới chịu nhận. Nếu
tiền của này của ta, tất cứ nói đại là mua chiếc song mã coi thử sao. Nhưng khổ
nỗi là tiền của chủ nhân, việc nhỏ tí không thành còn gì uy tín.
Nhà sư đã quay trở lại với 2 miếng cao, và 2 gói thuốc
thơm mùi thảo mộc.
- Để ta dán cho, chỉ 2 miếng cao và 2 gói thuốc này
mọi việc sẽ tốt như cũ. Chà, cẩn thận nhỉ, có mang áo giáp.
- Cái này, vãn
sinh mua lại của bọn quân gia, vì vãn sinh phải đi lại nhiều. Chủ nhân của vãn sinh
có nói là số kim ngân ấy... cúng dường nhà chùa để... lót gạch. Từ đồi lên đến
cổng chùa.
Lữ Khách hồi hộp không biết, có phải là phật sự không.
- À thì ra thế. Bần tăng đang thực hiện việc lót gạch
từ đồi lên chùa. Thật cơ duyên, Thí chủ về thưa với chủ nhân. Thế là quá đủ rồi
đừng làm phiền ta quá. Thôi được, ta nhận để mua chất đốt. Nhà chùa có lò gạch
đang hoạt động đấy. Ở đây bần tăng tự túc được tất cả.
Thế là mừng, người này có vẻ như là biết đến chủ nhân
của ta. Lạ thật. Đúng là “bần tăng” trên vai áo sư phụ có miếng vá rất khéo
(tức chắp nối Thiên Tướng Diêu Y), nhìn vai và cổ to rộng, biết ngay là người
có sức khỏe tốt. Chắc võ công rất là cao, qua dáng đi nhẹ nhàng nhanh nhạy.
- Có một khó
khăn là đi lại nhiều, vãn sinh không biết xử trí như thế nào với thuốc phải sắc
uống như thế này.
- Nếu như không ngại cửa chùa thiếu tiện nghi (tức
Tiểu Phủ Phượng). Ở lại đây một vài hôm, nhà chùa sẽ sắc gói thuốc này để Thí
chủ uống. Miếng cao khi nào tự rơi ra, hãy dán miếng thứ 2.
- Được như
thế có gì bằng. Chà, nghe chừng vết thương dễ chịu.
- Có nhiều máu bầm tích tụ cần phải uống thuốc để đánh
tan nó đi. Coi thường nguy hại về sau. Ăn cơm chay được chứ.
- Vãn sinh
rất thích ăn chay. Không ngại ăn đâu. Thích món rau thập cẩm.
Từ sáng đến giờ chỉ ăn tô cháo cá khi chia tay từ biệt
lão ngư phủ. Buổi trưa chỉ là quả dưa mua bên ruộng. Bàn cờ vây được bày ra, đó
là cái cớ để tìm hiểu những người trong ngôi cổ tự. Quân cờ là những hòn sỏi
được mài nhẵn bóng, theo lời sư phụ do “Một Vá” làm ra. Các nước “phi”, nước
“hổ” đối với Lữ Khách chỉ để tìm hiểu về ngôi chùa và y còn chờ một người. Tại
đây, các tu sỹ tu hành theo một lối tu tương đối khắc khổ. Tự túc về lương
thực, tất cả đều đi chân trần chỉ rửa chân khi đi ngủ. Ngoài Phương Trượng ra
còn có thêm 12 tu sỹ khác, hiện giờ người đại đệ tử đang đi xa. Bàn cờ chỉ là
giao lưu, Phương Trượng không phải là đối thủ của Lữ Khách. Trong lúc trao đổi,
bỗng đâu có tiếng đàn tỳ bà vang lên. Tiếng đàn làm xao xuyến lòng người.
Tiếng
đàn réo rắc đâu đây.
Khi cao
ở tận chân mây cuối trời.
Khi
thấp cứ ngỡ bên người.
Khi xa
ở tận biển khơi gởi về.
Khi gần
đâu đó bên hè.
Chợt
vui, chợt giận làm tê tái lòng.
Như gợi
nhớ, như ước mong.
Như
níu, như kéo thoát vòng trần ai.
Tiếng
đàn dìu dặt canh dài.
Dặn dò
khuyên nhủ một hai nhớ lời.
Để giải tỏa nỗi thắc mắc của Lữ Khách. Phương Trượng
lên tiếng:
- Con người cứ nghĩ là may mắn ấy lại không may mắn tí
nào cả. Đó là tiếng đàn của thiếu gia THÁI DƯƠNG, con của một phú gia đang
dưỡng bệnh tại đây. Căn phòng đang mở cửa đấy, là nơi thiếu gia và tên tiểu
đồng của y. Dãy nhà bên này vừa là khách xá, vừa là bệnh xá. Tối nay thí chủ
ngủ ở phòng thứ 2. Tên “Một Vá” đang lo dọn phòng cho thí chủ đấy. Trong thang,
có thuốc an thần chống đau nhức, thí chủ đêm nay có lẽ ngon giấc.
Lữ Khách đưa thử cánh tay trái lên trời.
- Bây giờ nó đỡ
nhiều lắm. Vãn sinh 2 hôm nay không đưa thẳng tay lên cao, khiến cho việc lên
ngựa gặp khó khăn. Cũng may mà không trật khớp vai. Căn phòng số 1 tất có
khách, sao vắng vẻ thế. (Đó là lý do Lữ Khách phải bay lên ngựa, khi rời
“Quán Liều... Phở Bò”).
- Đúng thế, có một bệnh nhân đang ở đó, nhưng ta để ý,
cứ đêm y ở, thì ngày y đi, ngày y ở, tối
y xin về. Thật khó hiểu. Đau ốm, thì ta thấy kinh mạch bình thường nhưng cứ
than van đau trong bụng. Thú thật ta chẳng rành nội khoa là mấy. Cả ngày nay
không thấy y đến, chắc tối nay y về. Thấy y không bệnh hoạn gì, xếp y ở phòng
khách. Thật khó hiểu vô cùng. Nhà chùa muốn yên mà chẳng được. Hết bọn ngũ quỷ,
ngũ uẩn TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG LIÊM, lại đến bọn Tham Sân Si, rồi bọn lục súc CƠ
NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG CỰ NHẬT. Xem ra, chủ
nhân của thí chủ giỏi hơn ta.
- Nhà chùa có
tổ chức canh gác gì không?
- Chẳng qua là lo thức để châm dầu trên bàn thờ Phật.
Nhà chùa có gì đâu mà sợ mất. Vả lại còn lo canh giờ để làm công phu buổi sáng.
Lâu ngày trở thành cái máy báo thời gian cho dân chúng quanh vùng.
Ngoài sân đã thấy các tu sĩ trở về sau một ngày lao
động mệt nhọc. Có người tập luyện trên mai hoa thung, có người chăm sóc cây
cối. Một số hình như lo toan buổi ăn chiều. Có người bưng cơm phục vụ vào phòng
bệnh nhân THÁI DƯƠNG.
- Hình như là
các cây trồng đều là cây thuốc.
- Đúng thế. Mỗi lần vào núi tìm vất vả, lại không kịp
trong trường hợp khẩn cấp. Chi bằng trồng là hay nhất. Nhà sư còn khoe có cả
kho y dược và phòng bào chế thuốc nữa.
Cùng lúc ấy, bàn tiếp khách trở thành bàn ăn. Bửa cơm
ngon miệng đối với Lữ Khách, lại một bát thuốc được sư Chân Quê mang đến.
- Uống đi, thuốc này mạnh uống sau bửa ăn.
Đó là lời thôi thúc của Phương Trượng.
Bàn trà lại dọn ra, cây nêu đo bóng thời gian đã không
còn thấy bóng từ lâu, trời nhá nhem tối. Lại thấy một khách lạ vào chùa, nhưng
là khách quen của chùa. Nhưng chỉ thoáng chốc Lữ Khách đã nhận ra người ấy là
khách quen. Người lạ chấp tay theo kiểu nhà phật chào Phương Trượng. Nhà sư đáp
lại bằng lời:
- Hôm nay về muộn nhỉ.
Quay sang Lữ Khách người lạ chào:
- Xin được phép chào “ông bạn”.
- Chào “ông anh”. Đó là lời Lữ Khách.
Có vẻ Lữ Khách
kém tuổi hơn người khách lạ. Nhà sư đi về phòng riêng, thấy không còn người
khác bên cạnh. Người khách lạ lên tiếng:
- Đại quan tìm cách về phòng của hạ quan có chuyện
khẩn báo.
- Được rồi, để ta tìm cách. Phòng ta nằm cạnh phòng
ngươi đó.
Đã thấy nhà sư quay trở lại, 2 tay bê 2 dĩa bánh và
trái cây. Lữ Khách nhà ta “chết cháy” trong lòng.
Vai trò người Lữ Khách đã được vén lên...
Trong phòng khách số 2. Một ngòn đèn cày to bằng bắp
tay đang thắp sẵn. lại thêm một ngọn đèn mới dự phòng, cũng to như thế. Lại có
một số sách xếp gọn trên bàn nhỏ. Cũng có bình trà nóng được chú tiểu “Một Vá” vừa
đem vào. Có cả gói thuốc và miếng cao dán.
Người khách lạ mang bí danh XTL 01 (XTL: Xứ Thiên La)
báo cáo:
- “Ông chủ” gởi lịnh phù cho đại nhân. Xem xong đốt ngay
đúng quy định. (Quan Phù Linh Tinh; Lịnh phù của vua chúa tất có Ấn)
Lữ Khách xoay người kiểm tra niêm phong, mở lịnh phù
ra xem. Chỉ vẻn vẹn 5 chữ “Về gấp (Binh Khôi Hỏa) chớ trái lịnh (Kỵ Phi Linh)”.
Năm chữ viết trên loại giất đặc biệt có in chìm hình rồng năm móng. Được đóng
dấu đặc biệt hình vương miện có 5 ngôi sao. Đây là dấu hiệu kể cả quan Tể Tướng
cũng chưa bao giờ nhìn thấy. Lữ Khách nhìn đăm đăm 2 chữ “Về gấp...” gợi trong
lòng bao hình ảnh thân thương, đang cháy theo ngọn lửa. Như thế, ta phải đi
ngay đêm nay ư? Khi công việc vừa mới bắt đầu... Bao ý nghĩ ngổn ngang trong
lòng. Lữ Khách là Đệ Nhất Khâm Sai, Viện phó Cơ Mật viện, Trưởng phòng Tử Vi
nhưng chúng ta hãy gọi y là Lữ Khách như một danh từ riêng cho tiện.
Quay sang XTL 01. Lữ Khách bảo:
- Lịnh phù đến
tay ngươi đã mấy hôm rồi.
- Thưa đã 5 hôm rồi. Và hạ quan được báo phải đón
“khách quen 01” tại đây.
- Vụ 20 điều tra
có gì mới không?
- Chẳng phát hiện thêm điều gì cả. Chờ đại nhân đến
khai thông bế tắt.
- Khổ thật, thế
mà “ông chủ” gọi về.
- Trong lịnh phù chỉ thế thôi sao.
- Ừ. Lữ Khách định nói điều gì đó nhưng lại thôi.
- Đêm mai đúng ngày, cách đây 2 tháng, quan Khâm Sai
20 mất tích. Đại nhân đến đó thử tìm hiểu hiện trường.
- Phải nắm cơ
hội này bằng được. Tập trung thêm khâm sai địa phương đề phòng có biến. Quan phòng
việc quan Lãnh Binh phát hiện có chúng ta. Nó biết mặt ta đấy. Chúng ta nên rời
khỏi đây đêm nay. Về huyện Thanh Long nghiên cứu trước.
XTL 01 hạ giọng nói:
- Bọn Hắc Y Sơn Đường đang bao vây quanh đây.
- Sao bọn nó
biết ta ở đây?
- Không phải nhắm vào đại nhân đâu. Không cách gì
chúng biết được đại quan có mặt tại đây.
- Hạ quan mai phục tại đây 5 ngày rồi, để đón đại nhân.
Hôm nay mai phục bên kia sườn đồi để tiện quan sát chùa, nếu có đại nhân vào
chùa là hạ quan tất thấy. Khi đại nhân đến hạ quan thấy rất rõ. Cũng đoán chừng
có thể người của ta đã vào. Cùng lúc ấy bọn Sơn Đường theo sườn đồi bí mật kéo
đến. Đếm bằng mắt được 40 tên nhưng khoảng chừng 50, 60 mới đúng. Chúng dừng
lại, đối diện với con đường vào chùa rồi nghỉ ngơi ăn uống không di chuyển nữa.
Trong vai người đi kiếm cây thuốc nhưng sợ bị lộ bọn chúng giết. Hạ quan nằm
bẹp di, trời sập tối bò về. Dấu cây rựa ven con lộ vào chùa.
- Có thấy 2
tên từ trong chùa đi ra không?
- Có thấy, chúng đi men theo con lộ sau đó mới lên
đồi.
- Theo ngươi mục
tiêu chúng là cái gì?
Ngoài ngôi chùa này mà thôi, chẳng có cái gì đáng để
chúng làm ăn, cũng chẳng có xe cộ gì đi ngang đây, trừ ban ngày xuống chợ Đồng
Hoa mua hàng. Nếu có chúng cũng không động binh nhiều như thế. Nếu chọn thì
chọn địa điểm ngã ba Sơn Đường mới có lý.
- Đúng rồi. Báo
cáo cụ thể đêm nay có bao nhiêu người tại đây.
- Xin thưa. Nhà chùa có cả thảy 12 người. Còn có một
bênh nhân và một thiếu nhi. Và 2 chúng ta. Đêm qua còn có khâm sai huyện Tào
nữa, bí mật ở tại đây.
- Trên chính
điện có người ngủ không? Tại sao khâm sai huyện Tào vắng mặt?
- Thường có 4 tu sĩ ngủ tại đó. Khâm sai điều tra về
việc tiếp tế, thu mua lương thực của bọn Sơn Đường tại huyện lỵ. Có khả năng
đêm nay, chúng có 1, 2 xe lương thực đi qua ngang đây.
- Phòng kế
tiếp của ta chứa gì?
- Thư viện của nhà chùa, kế đến là phòng bào chế, tiếp
là kho thuốc, tiếp 2 phòng nữa là phòng bệnh nhân. Bên kia toàn phòng tăng
nhân, một nhà kho, nhà ăn và một nhà bếp (nhà trù). Đại quan chú ý, cây then
cửa làm vũ khí rất tốt, đây là loại côn
phương của nhà chùa. Các tu sĩ đều giỏi côn pháp. Theo ý đại quan chúng ta có
ra tay can thiệp không?
Cười khà Lữ Khách nói:
- Đến 9 phần
10 rồi. Nhà chùa không nỡ ra tay, thế nào cũng thua mất thôi. Bởi thế, nếu nhà
chùa động thủ, ta phải cùng lúc động thủ mới có hiệu quả. Nếu họ nằm im ta cũng
nằm im. Nếu nó, công chúng ta trước, chắc là phải thua, phân làm 2 hướng, tập
kết lại tại Thanh Long lâu ngày mai. Tốt nhất, ngươi theo ta dạo quanh chùa một
vòng để làm quen với địa thế ban đêm, ta cần thăm lại con ngựa – con ngựa được
thả ở góc đối diện với mai hoa thung, ở đó có nhiều cỏ. Ngươi và ta không nên
ngủ chung một chỗ, nhớ là, khi có sự cố, ra ngoài phải làm quen với bóng đêm
trước. À này. Ngươi có biết người Cổ Tích là ai không.
- Hạ quan mới nghe lần đầu.
Thế lại thêm một nỗi vấn vương trong lòng Lữ Khách.
Hắn ta là ai, cứ ngỡ thuộc cấp của mình, hóa ra không phải.
Trở lại phòng sau khi thay xong lớp vải quấn chân –như
loại tất chân ngày nay- lại mang ủng. Nằm lên giường thầm tính đã vượt quá thời hạn công tác bao
ngày (VIỆT HÌNH THÁI CƠ). Lại nghe tiếng đàn thiếu gia THÁI DƯƠNG thoảng lại
trong đêm trường,
U liều u xáng - ú liêu liêu cộng.
Ú liêu cộng liêu - ú liêu, ú liêu.
Cống xê xang xự- xang hò xang xự
Cống xê xự xang- xự cống xê xang...
Miên man hồi tưởng. Khúc cổ nhạc này là dân ca phía
nam được Hoàng Thượng đặt thêm ca từ, có lần khoe với ta (tức Kình Xương Khúc).
Ta đề nghị sửa từ “thiếp” bằng từ “ta”. Ngài cho là, cụ Nguyễn Du thì sao, đứng
vai Thúy Kiều, nữ nhi khóc lóc dễ coi, nam nhi ủy mị như thế, coi sao tiện...
Thiếp thường mong nhớ, biết bao mơ mộng.
Biết bao mộng mơ, ước mơ mộng mơ.
Lấy ai tâm sự- mong chờ, mong đợi.
Lấy ai thở than- khi gió đông sang.
(mong chờ, mong đợi: Tham Lực Đà)
Ngọn đèn cầy vẫn sáng, hiệu quả thuốc an thần đã lên
tới đỉnh cao. Lữ Khách chìm sâu vào giấc ngủ. trong tai mơ màn câu cổ nhạc. U
liều u xáng - ú liêu liêu cộng. Ú liêu cộng liêu - ú liêu, ú liêu...
Ở đời có những chuyện không ngờ. Nếu đêm ấy, Lữ Khách
và nhân viên của y cứ ra đi tự nhiên, bọn Sơn Đường còn cám ơn nữa. Vì mục tiêu
của chúng là cái khác. Nhưng nếu chúng
biết vai trò của Lữ Khách cao “ngất ngưỡng”, thì giá nào cũng bắt sống cho bằng
được.
- Cháu phái Nam. Cảm ơn chú nhiều.
- Xin chú xem giúp lá số sinh ngày 22/09/1985 vào 2h30 sáng. Cảm ơn chú nhều.