Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Lạc Vào Thế Giới Tử Vi 3

Truyện Tử Vi cuả Bửu Đình

Hồi 3. Bài thơ phỉ báng nhà vua.
- Hồi đó, ta Hình như là, Y như là... 13 hay 14 tuổi nhỉ, Hình như là 15, Y như là là là... Cái sao DIÊU nó ám, ta không nhớ nổi, Thời gian lại xóa nhòa kỷ niệm. Hình như là...

- Cứ cho là quý khách 14 tuổi đi. PHỤC BINH không chịu đựng nổi Y như, HÌNH như...  của bộ HÌNH DIÊU Y. Ngoài kia mặt trời đã xế, ánh nắng chiều đã lấp ló vào quán phở.
- Hồi đó, ở Kinh đô có một tờ báo mang tên “Thằng Bé Cười Hi Hi”. Do chủ bút THIÊN ĐỒNG và sự cộng tác rất đắc lực của lão CỰ PHI KHOA, lúc bấy giờ lão là một trung niên mà thôi. Y thường đem những điều sai trái ra ca ngợi, phỉ báng lung tung, đúng sai không ai hiểu, đã thế lại còn dùng một số từ ngữ xa lạ như: chai lọ, xị, hot girl, thick, k, @.... nói lái và nói ngược, thêm từ, bớt chữ... Điều đáng nói nhất là lão phỉ báng cả nhà vua.
- Hấp dẫn quá. Có chuyện thế sao. PHỤC BINH lắng tai nghe từng câu rất chăm chú. Vẫn giọng đều đều người lữ khách kể tiếp.
Một hôm trên tờ báo có bài thơ ngắn như vầy.
“Thương thay con rồng lộn.
Lộn cổ xuống giếng khơi.
Quằn quại trong đáy giếng.
Bị  ếch, nhái trêu ngươi”.
Bài thơ như quả bom làm náo động kinh đô. Ngài Tể Tướng vội vàng sai bộ Lễ thu mua tất cả số báo có bài thơ đó. Tất nhiên nhiều tờ báo lọt vào tay dân chúng, mới gây nên náo loạn. Ai ai cũng muốn nhìn thấy tận mắt, đọc từng chữ mới tin. Nghe qua người ta tưởng là đồn thổi.
- Nhưng có gì đáng nói đâu, chỉ mô tả con rồng bị nạn.
- Đó là suy nghĩ của ngươi nhưng ở kinh kỳ người ta nghĩ khác. Quan Tể Tướng tìm mọi cách nhằm ngăn chận tờ báo đến tay nhà Vua. Nhưng nhà Vua lại có Viện Cơ Mật thoát ly khỏi tầm kiểm soát của quan Tể Tướng.  Cơ Mật Viện tấu lên bài thơ loạn ngôn nghịch nhĩ, khiến ngài Hoàng Thượng đọc phải bủn rủn chân tay lăn đùng ra ngất xỉu tại chỗ.  Lại y như con rồng lộn. Ngài tỉnh dậy than rằng: Ta là con rồng đực, nó bảo rằng ta là con rồng cái. Láo, chuyển đổi giới tính cho ta bất hợp pháp. Láo hết chỗ nói, lại bảo, múc nước lộn cổ xuống giếng, cứ  như các con nô tì không bằng. Lại còn cho rằng  các quan lại VŨ TƯỚNG LIÊM PHỦ là đồ ếch nhái, trêu ghẹo châm chọc ta. Ví ta, như con ếch ngồi đáy giếng, xem bầu trời bằng cái nong, nia. Trời ơi là trời.. Lại lăn đùng ra bất tỉnh.
Ngài Tể Tướng giật tóc mai, hô hấp nhân tạo ngay tại chỗ. Miệng la bai bải: Bớ Hoàng Thượng lai tỉnh, lai tỉnh... Nếu không ngài Hoàng Thượng đi luôn. Ngài Hoàng Thượng gượng ngồi dậy. Câu nói đầu tiên là: Mẹ kiếp cái thằng CỰ MÔN. Quan Tể Tướng nhắc nhở, ngài nói gì vậy. Không cho Trẫm chưởi thề Trẫm hộc máu mà chết. Mẹ kiếp cái thằng CỰ MÔN. Bố láo vừa phải thôi. Trẫm đây thương dân như con đẻ. Chưa hành hạ ai bao giờ, chưa giam tù ai bao giờ, chưa cắt lưỡi ai bao giờ... bao giờ và bao giờ. Nó thấy Trẫm hiền, dám châm chọc Trẫm, Trẫm muốn để đức cho dân,  không muốn người đời sau, ghi vào trong lịch sử( VŨ ẤN) nhà vua giết CỰ PHI KHOA vì chỉ một bài thơ. Mẹ kiếp cái thằng CỰ MÔN. Ngài lại lăn đùng ra bất tỉnh, từ đó bỏ ăn, bỏ ngủ...ở kinh đô người ta gọi là “ngài Ngự se mình”...
- Ủa, cái chuyện bí mật thâm cung làm sao quý khách biết được.
- Cũng cần kể thêm, hồi đó ở kinh đô có một tin đồn: “Hoàng Thượng là Nữ Hoàng”. Có lẽ ngài có khuôn mặt trời ban, mặt hoa da phấ, như Phan An, Tống Ngoc,  lại thêm vào tuổi thanh niên tràn đầy sức sống  mà chưa thấy có hoàng tử hoặc công chúa nào ra đời. Nay bài thơ quái ác, hé lộ một chi tiết mà từ lâu người ta vốn hoài nghi.
Cả tuần nhật, ngài gầy cả vài chục cân ...tàu, các quan ngự y bối rối ra mặt. Ngài không ăn, không ngủ, uống thuốc vào có khi còn nguy hiểm đến tính mệnh nữa. Nội các thảo luận rối tung lên, vì ngày thiết đại triều vào ngày Sóc gần kề, vắng mặt ngài, bọn xấu đồn rùm beng: “Hoàng Thượng băng hà”. “Hoàng Thượng se mình”, “Hoàng Thượng bị bọn xấu hãm hại”, “Bọn phản thần CỰ MÔN đang cai trị chúng ta”, “Bọn phá hoại PHÁ QUÂN đang kềm kẹp chúng ta”, “ Một ngày không thể không có vua”, “Hãy cho chúng tôi thấy mặt rồng”... Thế rồi, có quan chợt gợi ý: “Nhờ người coi thử lá số TỬ VI của ngài có qua cơn hoạn nạn không”...
 Đó là lý do, sư phụ ta được vời đến. Còn ta hồi đó.... À nhớ ra rồi, năm đó ta 15 tuổi nhưng lại nhỏ con, cũng lon ton theo sư phụ vào chầu ngài Ngự. Qua bao cái cổng to có, nhỏ có đi theo một quan đại thần áo đen, thấy ta bé lon ton nhiều người muốn chận lại, nhưng vị quan ấy giới thiệu ta là: “Biên tập viên lấy lá số TỬ VI”. Thế là ta thấy được mặt rồng.
Hồi đó, ta  còn ngây thơ lắm chưa biết cười lên để hẹn hò, quan đại thần dặn ta, gặp vua phải lễ như thế này, thế nọ... Đến khi vào một căn phòng, thấy một người thanh  niên khoảng 25 tuổi, nằm trên gường mặt mũi có phần hốc hác, trông rất mệt mỏi, sắc diện xanh xao... Ta cứ khép nép sau lưng sư phụ bưng tráp theo hầu ngài. Khó mà tin đó là một ông Vua. Sư phụ ta hành lễ rất bài bản, còn ta đứng ngây như gỗ đá. Trong ta, không tin đó là ông vua. Người được mọi người gọi là Ngài, phải như ông tiên râu tóc bạc phơ, ta không ngờ nhà Vua lại trẻ đến thế.. Người đàn ông đang nằm ấy nói rằng:
- Tôn sư coi dùm lá số TỬ VI của Trẫm. Xem thử năm này có sao hạn gì không?
Lá số đã đặt sắn trên chiếc kỷ gần đó. Tôn sư cứ ngồi xuống thoải mái, Trẫm  miễn lễ.
Xem qua một lúc, sư phụ ta cung kính nói rằng: 
- Thưa Hoàng Thượng ngài bị mắc tâm bịnh. Tiểu hạn Ngài qua Tật ách cung có Kình xung, bản cung có TẤU TANG, bị lưu Kình Tang Tuần Triệt hội họp, lưỡng Kình xung nhau.. Lưu PHI LIÊM phạm MỆNH. Có ai đó xâm phạm mình rồng bằng ngôn ngữ khả ố. Ví như người đạp phải cái gai, lại có kẻ cho là đáng đời.
- Đúng rồi, Trẫm mắc tâm bệnh. Cứ như người đạp phải cái gai ôm chân mà khóc. Chữa trị như thế nào. Tôn sư cứ nói.
- Với bá tính, hạn này cũng bình thường thôi, nhưng với Hoàng Thượng là người cao qu,ý cảm thấy sự xúc phạm rất là khó chịu, sỉ nhục quá lớn. Vả lại Ngài có TỬ VI tại MỆNH giải hung nguy, chẳng có gì để tự làm khổ mình, tất ngài có biện pháp để quyết đinh. Theo dân gian thường nói: Đạp gai lấy gai mà lể.
- Nghĩa là...
- Xin thưa, Hoàng thượng dùng văn chương chữ nghĩa đáp lại..
Bỗng nhiên, ngài Hoàng Thượng vùng dậy như một người chưa hề bị bệnh bao giờ.
- Đúng quá, đúng quá... Trời ơi! thế mà Trẫm nghĩ không ra, cứ nghĩ đến đem VŨ KHÚC cắt lưỡi nó, đem THIÊN HÌNH đâm nó, đem LIÊM TRINH giam nó... Giản dị là thế. Trời ơi! là trời. Cái sao BỆNH PHÙ hại Trẫm. Lại phán:
- Thị nữ đâu, lấy những lá số TỬ VI các quan đưa Tôn sư. Chọn dùm Trẫm một lá số có tài văn chương linh thịnh.
Chợt trông thấy ta, ngài bảo, tiểu nhi (bé con) lại đây ngồi với Trẫm. Ta lúc đó quá ngốc, nghe bảo ngồi là ngồi. Ngài vẫn ngồi trên long sàng, ta ngồi ngay bên cạnh, ngài quàng qua vai ta, một tay còn lại cầm tay ta, vỗ vỗ  trên đùi ta, cứ luôn miệng bảo, ngốc thế, sao không nghĩ ra. Sư phụ ta thấy cảnh ấy, trừng mắt nhìn ta. Ngài phán, Tôn sư đừng trừng mắt như thế, chạm phải mình rồng mang tội khi quân đấy. Lần đầu tiên trong đời Trẫm được sờ mó một con dân của Trẫm, đúng nghĩa nhất.
Về sau, sư phụ ta trách ta. Như thế là phạm tội đấy biết chưa. Tìm mọi cách thoái thác đừng ngồi ngang hàng với vua. Sư phụ mắng ta là vô phép, vô thiên. Cứ y như là KHÔNG HÌNH cách. Mặc dù từ lúc bước vào cấm cung ấy, ta im thư thóc.. Từ đó về sau, ta không bao giờ được theo Sư phụ vào cung cấm nữa. Dưới mắt sư phụ ta là kẻ báo hại, chăng biết nghĩa Quân Sư Phụ là quái gì.
Sau hồi chọn lựa. Sư phụ kính cẩn dâng vua một  lá số. Nhà vua khen nức nở,  sao mà đúng ý Trẫm. Đấy là lá số của vị Tể Tướng PHỦ KHÔI  XƯƠNG. Ngài truyền cho thị nữ gọi ngài Tể Tướng vào chầu. Sư phụ ta tinh ý, xin phép cáo từ. Ngồi đấy, chưa cho về đâu. Hình như nhà vua chờ đợi một cái gì đó. Không lâu đã thấy vị Tể Tướng vào chầu. Tể Tướng ngạc nhiên thấy nhà vua vui tươi, ngồi bên cạnh thằng bé con con, tròn xoe mắt kinh ngạc,. quỳ xuống tấu rằng:
- Hạ thần rất vui mừng khi trộm nhìn long thể  bình an. 
- Khanh bình thân, nhờ uống thuốc của Tôn sư này đó. Nhà vua đưa tay chỉ sư phụ ta, Vị Tể Tướng dù đã biết tôn sư của ta là ai, rất bất ngờ nhưng không dám hỏi. Lại nghe nhà vua phán bảo:
- Khanh! Phải viết cho Trẫm một bài văn, thơ, phú gì, gì... cũng được tùy thích. Miễn sao phê phán, buộc tội thằng CỰ MÔN cho Trẩm, bao nhiêu tội lỗi từ xưa đến nay, cứ trút lên đầu nó.
Bao nhiêu tội lỗi trong thiên hạ.
Cứ trút lên đầu gã CỰ MÔN...
Cứ đút vào mồm bắt nó ngậm.
Cho tàn một kiếp bọn cẩu môn.
Cho khanh 2 ngày, trình lên đây ta xem trước. Sau đó in vào tờ báo “Thương Dân”.
Đến đây quay sang sư phụ ta, ngài phán Tôn Sư về được đó. Hóa ra, nhà vua chờ cung nữ đưa tặng vật. Cái này là ta phong thưởng cho khanh. Cái này ta ban cho thằng bé con. Ngài cười khà khà... gặp Vua mà không được ơn vua lộc nước, khó coi lắm. Ta còn thưởng cho Tôn sư con ngựa tốt, đang chờ ở cửa Đoan môn. Khi nào ta cần chạy vào đây cho lẹ. 
Khỏi nói, không ai dám khước từ những gì vua ban tặng, kể cả rượu độc.
Chuyện đến đây là hết rồi.
Người lữ khách cười tươi.
- Không thể hết ngang như thế được. Vẫn còn tồn đọng điều chi tiết, cứ như Tồn ngộ CỰ, thôi thì quý khách đã chịu khó kể đầu Kình, phải kể tiếp đuôi Đà. Tiểu nhân không an tâm được. Ông Tể Tướng viết cái gì thế, có hiệu quả không?
- Chao ôi! Chuyện xưa rồi, không cách gì nhớ nổi, ta chỉ nhớ mang máng thôi. Mặc dù bài văn ấy được sư phụ ta, khuyên ta nên đọc đi, đọc lại nhiều lần. Cái thì ông cũng bảo Xương Kỵ, cái thì Khúc Kỵ. Buộc ta chỉ đọc những gì ông ấy chọn lựa. Ngài PHỦ KHÔI XƯƠNG viết rất sống động, cứ y như là... ta thấy, cụ cầm cái búa trời THIÊN PHỦ đập vào lão CỰ PHI KHOA.
- Bộ ông ấy viết hay như thấy tận mắt.
- Đúng thế. Trước tiên, cụ bày biện Khổng Tử, Mạnh Tử, Tử Lộ... đưa ra phía trước che chắn, không hết lời ca ngợi đạo hiếu làm người, tôn sư trọng đạo. Bước tiếp theo là cụ viết. Kể từ ngày tên CỰ PHI KHOA ra đời, đem bao thói hư, tật xấu vào trong xã hội, với lối nói lái, nói móc, nói tục, nói sai trái, phỉ báng bất kỳ những ai, từ phải sang trái, từ dưới lên trên... Đã thế, hắn ta còn viết ra những từ khó hiểu cho là sáng tạo,  các em thanh  thiếu niên nương vào đó chế tạo thêm. Để rồi bọn ấu nhi cấp 1 đọc không hiểu đã đành, người lớn tuổi cũng ngẩn ngơ đành chịu, người xa xứ tưởng chừng ngôn ngữ bị lãng quên. Những sáng tạo của CỰ PHI KHOA đã làm các bài viết trở thành mật mã, cứ  như là mật mã bọn hải tặc, đạo tặc chỉ dấu chôn vàng. Có chăng là nơi nấm mộ chôn vùi CỰ PHI KHOA thì có. Cụ kết tội từ nói sai, viết sai đến cả đi sai, phóng nhanh vượt ẩu. Người ta, kẻ ngược người xuôi trên dòng đời, còn CỰ PHI KHOA phóng ngang bạt mạng. Phải chăng CỰ PHI KHOA gây nên tai nạn giao thông, làm cái chết cả tiểu đoàn người hằng tháng, cả sư đoàn hằng năm. Phủi tay vô trách nhiệm, cổ vũ, động viên cho cái gọi là “bão đêm”. Than ôi! Đêm nay trời trong xanh, phải lo toan đem cây KÌNH DƯƠNG chống nhà cửa, có chăng là chống vào mồm CỰ PHI KHOA là việc nên làm.
Cứ như thế, bao nhiêu tội lỗi trong thiện hạ, cụ đổ xuống đầu gã CỰ PHI KHOA, với ngôi THIÊN PHỦ to đùng che mờ CỰ MÔN. Còn vạch tiếp, CỰ MÔN chỉ là một gã háo danh chuộng hình thức bên ngoài, trong khi người ta xây THIÊN CƠ, lão ta lại xây độc một cái cổng CỰ mà thôi. Thử hỏi những người chú trọng bên ngoài chắc chắn là bên trong không có gì cả. Lại tiếp, chỉ chú tâm phía dưới tất trống rỗng bên trên. Lại đặt câu hỏi. Tại sao CỰ MÔN đặt tên PHI LIÊM ngay tại cửa cổng với mục đích gì?
Người ta phản đối để xây dựng, trái lại CỰ PHI KHOA chỉ biết phỉ báng đề cao cái xấu. Chia rẽ, gây ly tán là Đào Phi CỰ. Phỉ báng trong gia đình thì chê: Gia phong, gia trưởng, trong nhà cha mẹ là vua, là chúa, người nuôi dưỡng y nên người, y coi không ra gì. Ngoài xã hội thì chê tồi tệ như phong kiến, lễ nghi phiền toái, thói tục ngàn xưa y cho là hủ tục lạc hậu, trò không cần phải cất mũ chào thầy, trẻ nhỏ không cần chấp tay trước người lớn.. Cụ còn vạch trần: “Có phải CỰ PHI KHOA đã ném lá Tấu Thư vào mặt người cha thân yêu là THIÊN TƯỚNG (tất nhiên chẳng ai biết được lá thư đó viết những gì). Sau đó đi bụi đời cho là thoát ly. Đem ngôn ngữ bụi đời vào văn chương nghệ thuật, lại cho là phá cách, sáng tạo.. Cụ lại tiếp tục dẫn chứng. “Phải chăng do mắc căn bệnh KÌNH DƯƠNG tại Tật cung, đem KÌNH DƯƠNG cắm đầy trong văn học. Ta nói cho mà biết, Tật đã như thế, ắt là Ách cũng thế....
Chưa hết đâu, cụ còn kết tội giết người trong quá khứ. “CỰ PHI KHOA đã đâm sau lưng Khổng Tử, ném tạc đạn vào nhà Mạnh Tử, ám hại Nhan hồi yểu tử... giết sạch sành sanh nhị thập tứ hiếu. Thử nhìn xem  còn có  ai nữa đâu”. (Quá đúng, chết từ đời nảo, đời nao)
Sau khi đập tan tành cổng CỰ MÔN, cụ xông vào nắm áo tên chủ bút THIÊN ĐỒNG. Ta nói cho chàng trai trẻ THIÊN ĐỒNG biết. THIÊN ĐỒNG là gì, có phải là cái ruột, cái bụng không, mà CỰ MÔN là gì, có phải là cái mồm không. Cái mồm CỰ MÔN cho gì chứa nấy, cho ăn, cho uống. Cái mồm CỰ MÔN ăn ngon thì nó hưởng, còn THIÊN ĐỒNG hưởng cái gì, nó ăn bậy bạ vào, không ai la lên đau miệng cả, chỉ nghe nói đau bụng mà thôi. Đúng chưa. Vậy thì ta xúc ruột dùm cho ngươi. THIÊN ĐỒNG nôn ọe ra một mớ từ ngữ thời thượng như: @ còng, tại sao không gọi là a vòng. Ưa còng không ta cho THIÊN ĐỒNG một cái, CỰ MÔN một cái a còng. (Rõ ràng cụ PHỦ KHÔI XƯƠNG, dùng từ sặc mùi khủng bố hăm dọa). Ảnh nóng, hot girl, thức ăn nóng, vùng đất nóng có giống nhau không... THIÊN ĐỒNG nên trở về với bà mẹ Âm Lương để nghe lời tốt đẹp. Đừng thông đồng với CỰ MÔN mà gieo họa cho người.
- Sau vụ đó, nghe đâu gã chủ bút về quê xây dựng trang trại, thành công tốt đẹp. Tờ báo “Thằng Bé Cười Hì Hì” do một tên chủ nhiệm PHÁ QUÂN khai thác văn chương bị thua lỗ nặng đành phải đình bản. Vì ai cũng ái ngại khi cầm tờ báo ấy trên tay. CỰ MÔN thụt lưỡi do ĐÀ ám, và cũng hiểu được rằng lời hăm dọa đó có lẽ từ trong hoàng cung, hay từ nội các bay ra, đành  hậm hực mài bút cho bén để trả thù.
Bài báo được nam phụ lão ấu tán thành. Được các báo cùng phe như “Học Thói Làm Quan”, “Học Thói Làm Sang”, “Gìn Vàng Giữ Ngọc Cất Đô La ”... tâng bốc không hết lời. Các báo khác, dù thuộc phe đối lập, bán đối lập cũng ủng hộ, như “Phụ Nữ Vùng Lên Trên” do bà  ÂM KÌNH làm chủ bút, các tờ “Báo Hại”, “Báo Đời” cũng copy nguyên văn tô đậm những từ, những chữ các tờ báo cho là đắc ý nhất... Vì CỰ PHI KHOA phi không chừa một ai, nên đây là cơ hội, người ta phi lại. Một trận mưa thị phi dội xuống, KÌNH DƯƠNG chống lại KÌNH DƯƠNG  Thế là hết chuyện.
- Hình như còn thiếu cái gì nữa.
- Thiếu cái gì?
PHỤC BINH vội vàng chạy làm một ly trà đá.
- Xin mời quý khách. Miễn phí.
- Quý hóa nhỉ. Ngươi là kẻ dâng nước đáng tội chết. Ta là kẻ nhận nước, không uống là có tội với tổ quốc non sông. Lữ Khách cười khà uống một ngụm nước, cử chỉ rất lịch lãm.
- Câu chuyện nói về CỰ MÔN còn mờ nhạt, thiên về chuyện cung đình. Liệu lão Cự trả mối thù Binh Khốc được không?
- Chuyện này dài lắm. PHỤC BINH chờ xem hồi sau sẽ rõ.

  • Wang
    • Wang
    • Jan 4, 2011 11:47 AM
                                                                             MỤC LỤC
                 
    TUVIUNGDUNG-BUUDINH
  • tu bi h
    Chúc chủ nhân và các thành viên đại gia đình Tử vi một năm 2011 an bình,
    có nhiều tiến bộ trên con đường chông gai "vui học tử vi". Đầu năm
    mới được đọc bài viết mới lại có phông nền bằng tiếng nga bài "tử vi mật
    truyền dòng họ Nguyễn Phước"  lại càng vui với nội dung bài viết sâu
    sắc, hóm hỉnh, hình nền ngộ ngĩnh@
  • tu bi h
    Xin chúc mừng năm mới sư phụ Bửu Đình và tất cả các thành viên gia đình. Năm mới lại được đọc bài mới, vui gì bằng? Nhìn cái nền bài viết trông ngộ quá, vì nó là bài "Tử vi mật truyền dòng họ Nguyễn Phước"./.
  • neo
    • neo
    • Jan 1, 2011 6:45 PM
    Bác ơi có một cuốn sách của Cụ Nhân Tử bàn về Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa cháu thấy rất thú vị, không biết bác đã xem qua chưa. Sách
  • Private comment

Không có nhận xét nào: