Thứ Năm, 22 tháng 1, 2009

Nghe gi?

NGHE
Em nghe gì không hỡi em! Con chim nó hót vang đầu hè.
Em nghe gì không hỡi em! Con chim nó hót trên cành tre”…
Nghe ngẫu nhiên một ca khúc, nghe văng vẳng đâu đây tiếng rao hàng… Ở đây ta cần phân biệt, nghe và nghe theo, nghe rồi làm theo… Nghe theo ví dụ:
“Các trò hãy lấy sách ,,, ra lật trang…” Đó là điều các thầy cô thường nói. Chúng ta đã nghe theo và làm theo, có nghĩa là chúng ta tuân theo. Như vậy cần phân biệt rõ ràng là giữa cái nghe và nghe theo có một khoảng cách. Ví dụ:
“Bạn đừng bận tâm sao có đắc địa hay không? Nên quan tâm nó có đắc ý hay không?”

Dĩ nhiên khi nói như vậy các bạn đều nghe rất rõ. Nhưng số nghe theo chắc gì đã làm theo, nếu làm theo tức là tự nguyện tuân theo.
Lại ví dụ thêm để rõ.

“Anh đưa đơn vị của anh qua bên kia sông”
“Thưa! Tôi xin phản đối…”
“Đó là lịnh. Quân lịnh như sơn, thi hành trước khiếu nại sau”
lịnh tôi phải làm theo, tuân theo, nghe theo dù có bất mãn, bất đồng cũng phải làm.
Đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe gắn máy tham gia giao thông. Đó là lịnh. Đó là sai khiến
Cần phân biệt một trường hợp nữa. Ví dụ tại một quán ăn.

“Tôi không ăn được cá đâu ông chủ ơi! Cho tôi rau xào đi”.
Dĩ nhiên ông chủ quán làm theo ý tôi. Đó là phục vụ cho, đừng nghĩ rằng đó là sai khiến được ông chủ quán. Nếu sai khiến được, thì hãy nói “đưa hết tiền trong quầy cho tôi”. Như vậy là không được phải không? Nhưng có bạn tiếu lâm nói rằng ‘với cây súng ông ấy phải thực thi’. Đúng vậy, đó không phải phục vụ cho mà bị sai khiến bởi lịnh … cây súng.


Vậy thì. Nghe. Tuân Theo. Nghe theo lịnh (sai khiến). Phục vụ cho. Khác nhau mỗi ý mỗi phương trời. Và trong TỬ VI có 4 ngôi sao như vậy.
Hôm nay chúng ta làm quen, sơ giao với ngôi sao chủ sự nghe một cách thuần túy. Đó là bộ sao VĂN XƯƠNG  VĂ N KHÚC. Ta bàn đến chỉ một yếu tố nghe mà thôi.

Để tiện so sánh.
Ta có: Nghe là VĂN XƯƠNG VĂN KHÚC.
Nghe và tuân theo là TUẦN. Xem bài TUẦN và TRIỆT
Nghe theo lịnh ai là LINH TINH. Chủ sai khiến.
Nghe và phục vụ cho, làm theo là PHỤC BINH
Và những người có bộ XƯƠNG KHÚC (viết tắt của của bộ sao trên) có lợi thế là biết nghe, cái ưu điểm được nghe Văn Chương, Nghệ Thuật. Bỏ ngoài tai ngôn ngữ đầu đường xó chợ, đa phần Văn chương là những cái hay ho, thơm tho người ta viết, dĩ nhiên cũng có những cái không nên viết, bởi một cây bút có giá trị khác nhau, từ 1 ngàn cũng có đến vài trăm ngàn ũng có, thậm chí cả triệu bạc cũng có.
Người có bộ TUẦN XƯƠNG KHÚC là biết tiếp thu cái nghe, và tuân theo cái nghe đó. Như đã biết TUẦN chủ dễ dạy bảo… Nói chung cái gì cũng khoái nghe.
Người có bộ TRIỆT XƯƠNG KHÚC là biết chọn lọc cái gì đó để nghe. Vì TRIỆT đi với XƯƠNG KHÚC là Kiến Thức.
Nhưng chỉ có TRIỆT thôi thì không phải là kiến thức mà chỉ là kẻ bỏ ngoài tai, có nói mấy cũng vậy thôi.

MỆNH chỉ có TUẦN thôi, chỉ ngoan thôi. Đến Đại Hạn có XƯƠNG
KHÚC được kể như có TUẦN XƯƠNG KHÚC. MỆNH ta chưa có chứ chưa phải là không có.
MỆNH ta chưa có máy vi tính hạn đến máy vi tính thúc giục ta mua thế thôi.


Đáng nói về sự nghe là cấm nghe, đừng nghe, không được nghe,
bắt buộc nghe, ép buộc nghe hoặc nghe theo lịnh tôi.


Hôm nay vui viết về cấm nghe, đừng nghe… là cách
XƯƠNG KHÚC ngộ KỴ. Vì sao HÓA KỴ chủ sự cấm đoán. Tất cả các lá số tuổi Kỷ, Tân luôn luôn  bị cách nầy nằm đâu đó trên lá số, thứ là tuổi Nhâm dễ gặp, các tuổi khác bị là rất cá biệt. Ví dụ ‘Đừng nghe
lời thằng đó (con đó, ai đó) mà đi vào con đường cờ bạc (số đề, sa đọa…). Cấm không được nghe lời bạn bè mà suốt ngày…. Người có cách nầy khổ sở vì sự cấm nghe, đừng nghe có lúc bị oan ức vì mang tiếng là nghe theo lời ai đó. Đó là chưa kể bị nghe những lời gièm pha, đố kỵ bên tai, thay vì được nghe văn chương
nghệ thuật lại phải nghe A quá xấu, B độc ác, C đạo đức giả… Thế là điên đầu vì nghe. Khổ vì nghe, nghe những cái mình ghét, đó là chưa bàn đến cách: thấy những cái mình căm nữa kìa. Có những người khổ sở vì một cái loa ai đó, chĩa thẳng vào nhà từ sáng đến tối để bị nghe dòng nhạc không phù hợp, chứ chưa nói
quảng cáo, chưa nói đến những câu thô tục ở ngoài đời… chừng đó thôi cũng đủ yểu MỆNH rồi. Thà chết còn sướng hơn, sống phải nghe những gì không thích. Cho nên có câu:

Miêu nhi bất tú Nhan Hồi. Văn Xương ngộ Kỵ uổng đời tài hoa
Thầy Nhan Hồi học trò của Khổng Tử một người tài hoa yểu tử. Ví như “Miêu nhi bất tú” là thành ngữ nghĩa đen là lúa non không đẹp, không ra hoa lại héo úa.
VĂN KHÚC kị đồng HOÁ KỊ. Hạn ngộ nan phòng yểu tử chi ưu
XƯƠNG KHÚC ngộ Kỵ đều dễ chết yểu nhưng yếu tố nầy không mạnh lắm đâu. Nhưng giống nhau ở điểm nghe lời cấm đoán, nghe sự dèm pha, nghe lời đố kỵ… mà mang họa. Đây là câu chuyện đọc trong sách nhớ lại mà thôi.
“Quý phi mỗi lần gặp Hoàng Thượng nên che mũi lại, vì mũi Quý phi không đẹp mấy, lấy tay che mũi trông rất có duyên”. Quý Phi tin lời nghe có lý quá. Người nầy lại nói với Hoàng Thượng lại khác.
“Quý phi mỗi lần gặp Hoàng Thượng, lấy tay che mũi vì miệng Hoàng Thượng hôi quá”
Thế là uổng một đời tài hoa vì nghe lời đố kỵ mà chết.
Trong truyện Kiều, Từ Hải vì nghe lời Thúy Kiều mà chết… đứng.
Nghe lời nàng nói mặn mà
Thế công Từ mới đổi ra thế hàng”…
Lợi dụng hưu chiến, Hồ Tôn Hiến đánh trở tay không kịp. Đến đây các bạn có đồng ý rằng. Nghe thôi đà chết.
Nếu các bạn tuổi Tân Kỷ hay gặp cách trên. Nên đọc câu thần chú sau đây, nhưng đọc thầm thôi nghe mới linh ứng, nếu đọc to trong y học gọi là chống chỉ định.
“Chó sủa mặc chó đàn lạc đà cứ đi”
“Miệng nói tai nghe”… Bạn có thể tìm thêm thần chú. TỬ VI Bửu Đình không bàn ma quỷ thần thánh, mà bàn đến thần chú, tức là “nhuộm màu sắc thần bí lên lá số TỬ VI”.
“XƯƠNG KHÚC vượng cung văn nhất tri thập”
Văn nhất tri thập, tức nghe một hiểu mười. Nghe điều nầy suy ra điều khác. Tức là thông minh phải không? Cho nên:
“Văn tinh củng chiếu. Giả Nghị niên thiếu đăng khoa.”

Cho nên ranh con Giả Nghị sớm đỗ cao nhờ biết nghe mà thôi.
Vì thế:

 “XƯƠNG KHÚC vi nhân đa học, đa năng.”
Đa học, đa năng học nhiều, nhiều năng khiếu cũng không có chi là lạ. Vì vậy:
“VĂN QUẾ, VĂN HOA cửu trùng quí hiển.”
Tức là kề cận vua, chẳng lẻ Vua đem thằng ngốc ngồi kề mình làm gì. QUẾ HOA là tên riêng tôn phong 2 sao nầy. Quế tức thiềm cung triết quế (lên trăng bẻ quế) lợi cho thi cử. Hoa chủ vinh hoa. Hai sao nầy có tại MỆNH giá trị như từ “Danh Dự” vậy. Khi có 2 sao nầy tại MỆNH tất thị không bao giờ có KHÔNG KIẾP. Nếu có tất lá số bị an sai rồi.
STOP tại đây, tức là TRIỆT đấy.

  • Hoctuvionline Hoctuvionline
    Bac Dinh oi, Đọc bài này của bác cháu thấy hay và nhiều hy vọng lắm. Lá số cháu sinh giờ Mão, 3/12 AL, năm Quý Sửu, cung Tử Tức tại Mùi, có Thiên Lương, Xương Khúc Lá số của con trai cháu sinh giờ Dậu, 14/3 AL, năm Đinh Hợi, mệnh tại Mùi, có Thiên Cơ + Tuần. Cung Di (Thân) tại Sửu, có Thiên Lương, Xương Khúc. Như vậy có phải gọi là truyền tinh từ mẹ sang con không Bác? Chắc là do ảnh hưởng của Tuần nên bé rất ngoan, từ nhỏ đã không quấy khóc, mới 3 tuổi đã nghe mẹ dạy biết dạ thưa, không cần phải nhắc nhở nhiều lần. Dạy cái gì cũng biết nghe. Mua cho đống đồ chơi thì thích nhất vẫn là quyền sách cây viết. Chưa đến 2 tuổi đã bắt chước mẹ ngồi học, chỉ là quẹt quẹt thôi chứ có học hành gì đâu. Nhưng bé thích như vậy. Đến giờ thì đi ngủ cũng ôm theo quyển sách coi như là đồ chơi yêu thích. Cháu cứ tưởng là do thấy mẹ ngồi học nên bắt chước, ai dè, chắc có lẽ là ảnh hưởng bộ Xương Khúc như bác nói. Hy vọng là đến lớn vẫn giữ được cái đam mê học hành này thì cháu hạnh phúc lắm. Cám ơn Bác chỉ dạy. Rất mong được Bác hồi âm 1 lần.
    • Vua Lộc Vừng Vua Lộc Vừng
      À , Bác ơi. Cháu tuổi Mẹo ( Ất Mão - Vợ cháu Đinh Tỵ) cháu hỏi ông chú ngòai Hà Nội thì Ổng nói năm nay xuất hành từ 5 - 7 h sáng ngày mùng 1 và đi  theo hướng tây nam. Năm nào chú ấy cũng gọi điện thọai và chỉ cho cháu. Cháu xin Bác cho thêm ý kiến về điều này được không ạ? Cháu cảm ơn Bác!
      • Bửu Đình Bửu Đình
        Chà cái nầy bác không quan tâm mấy về hướng xuất hành. Vì năm nào bác cũng đi mộ thăm người chết trước. Vì ở DN nên thăm phía mồ mả bên vợ. Với bác mỗi lá số chịu tác động các sao lưu động trong ngày ấy, nên không có mẫu số chung cho tất cả. Nếu cháu đánh giá từ lâu ta nghe theo lời khuyên, cảm nhận rằng tốt. Thì cứ nên theo lời khuyên ấy tức là đúng hướng, tức có sự an tâm. Nhưng căn cứ ẤT, ĐINH và ngày mai TÂN MÙI tránh tranh cãi, tranh luận nên chi ra đừng bận tâm chi các từ nhiều hay ít, nên dành đó hay nên chia ra, không nên bận tâm 2 chữ lớn và nhỏ. Nên đi đâu, nên về đâu vô tình cháu hỏi câu nầy hơi sớm, đi đâu mà chẳng được miễn sao đến đó không làm phiền họ mà thôi. Nhất là có chữ "hà" như hà cớ vì sao? rơi vào chỗ tranh luận. Nếu ngày mai cháu bị xung thiên can, thì bác bị xung địa chi. Sửu Mùi xung nhau. Có một số từ không nói, nói dễ bị thua lý... Thế đấy. Đi đâu cũng được, miễn sao làm chủ tốc độ và bản thân mình.
    • Thiên Phủ Thiên Phủ
      bác ơi 2 bữa trước cháu quay phim bằng điện thoại thì gặp 1 vong hồn trong trong phim , mình ko thấy nó ngoài đời nhưng gương mặt nó lại hiện trong phim đó , lần đầu tiên gặp vong cháu thấy ớn lạnh , dù biết rằng âm dương ko phạm nhau và cháu có đức tin , nhưng vẫn thấy ớn ớn bác à , không biết cháu làm gì tội lỗi lớn mà bị gặp nó nữa , bác có biết cách nào để phòng tà cho mình an tâm hơn không , phòng ko cho nó gần mình chứ đừng trừ khử nó nhé , cháu nghe nói trừ khử nó hại mình đó , hại ko được mình thì nó sẽ kêu vong khác bự hơn tới

    Không có nhận xét nào: