Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Học Chữ Bỏ...

Học chữ bỏ thôi chớ chạnh lòng.

Bỏ hay gắn bó. Gìn giữ hay buông thả... cũng 1 sao này mà ra. Đó là PHÁ QUÂN, đây là 1 trong các sao mang trên mình nó 2 tính chất trái ngược nhau. Y như cục pin, diod, chất bán dẫn chỉ chạy 1 chiều, đổi cực chạy theo chiều khác.

PHÁ QUÂN cầm đầu nhóm Sát Phá Tham, các sự cố sự việc đều liên quan không ít thì nhiều đến THAM, SÁT. Bởi Tham, Sát nên PHÁ QUÂN làm thế.

Cần phân biệt:
Tôi bỏ, tôi được quyền bỏ... khác hẵn với tôi bị bỏ, bị xoá bỏ.
Đến trường hợp không chịu bỏ. Dù bị đánh đập (bỏ tù...) đi nữa nó vẫn không chịu bỏ... con đường nó đi (hoặc con người nó yêu mến...).

Điều này vô cùng quan trọn, vì thay vì từ bỏ. Ta có quyền thay thế bằng từ bắt, từ gắn bó, chán, ép buộc...  hoặc thay thế bằng từ tương đương thuộc tính cách PHÁ QUÂN. Ví dụ. Thay vì nói bỏ, ta có thể dùng từ “thôi”. Thay vì nói bỏ học, ta có thể nói thôi học... Ví dụ sinh động hơn.

Nói chung những từ thuộc đặc tính của sao PHÁ QUÂN. Cho nên học cái này ứng dụng cho cái khác. Văn nhất tri thập là thế. Nhưng không phải ai cũng được như vậy. Không có cái học nào giúp mọi người thành công cả. Luôn luôn có những thất bại trên con đường mình đi. Do trong ấy có số phận.

Vì trên đời bằng cấp, chức vụ có thể mua được bằng tiền, hoặc nhiều tiền hơn. Giá trị thực của môn Tử Vi, không phải đo bằng thước đo ấy, được đo bằng tài năng thật sự.

Càng phân biệt rõ ràng hơn.
Mệnh PHÁ QUÂN khác với Thiên Di có PHÁ QUÂN xung. Vì Mệnh của mình là THIÊN TƯỚNG. Cũng khác hẵn đại hạn ngộ PHÁ QUÂN. Tôi đi ngang đây gặp  PHÁ QUÂN. Vấn đề còn lại tôi và nó có hợp nhau không mà thôi. Nó là bạn tôi, nạn nhân của tôi hoặc tôi là nạn nhân của nó...
Tôi gặp 1 PHÁ QUÂN cầm kiếm. Chết tôi rồi, tôi vốn sợ những thứ ấy.
Đặt trường hợp tôi là VŨ KHÚC tài ba, được quyền mang theo vũ khí nóng HOẢ TINH. Tôi khuyên thằng PHÁ QUÂN; “Mầy nên cất cái que đó đi, đừng làm tao nổi giận”.
Đây là ví dụ 1 trường hợp với 2 tình huống khác nhau.
Nếu cái Ách của mình là PHÁ QUÂN. Cai nghiệp của mình là CỰ MÔN.
Nếu cái Nghiệp của mình là Phá Hoại. Cái Ách của mình bị phơi bày ra ánh sáng. Tức có nghĩa là nổi danh quá hãnh diện còn đòi hỏi gì nữa.

Người viết chẳng có ý định viết đầy đủ, chỉ viết ngẫu hứng.

Bỏ.
Bỏ hay là ngược lại nắm lấy, gìn giữ.
Bỏ cái xấu theo cái tốt. Bỏ con đường tối, theo con đường sáng, nhờ phản tỉnh. Đó là kẻ biết đúng sai. Lại có kẻ bỏ tốt theo xấu. Đây là hạng người thường gặp. Vì gắn bó với cái tốt là tự ràng buộc, khắt khe với chính mình. Buông thả bao giờ cũng dễ chịu hơn.
Tôi bỏ uống bia rồi anh à. Bây giờ tôi gắn bó với rượu đã hơn.
Đến bị bỏ rơi, bị xoá bỏ, bị chối bỏ, bị loại trừ ra khỏi 1 tập thể. Như, bị tước  bỏ quốc tịch, quân tịch, bị loại khỏi hàng ngũ tổ chức... không được thừa nhận.
Bỏ và bị bỏ cũng 1 sao PHÁ QUÂN mà thôi. Bên được quyền xoá bỏ và bên bị bỏ.

Bỏ học.
Chơi bao giờ cũng dễ chịu hơn học, học cách chơi thú vị hơn học tập nghiên cứu tìm hiểu...  Đó là 1 sự thật, không thể chối bỏ điều đó. Các PHÁ QUÂN bỏ học hơi bị nhiều. Từ đó, ta có câu phú. “PHÁ QUÂN xung phá Văn tinh, tam canh bảo vân nhi song chi hận”. Có người thành công nhờ bỏ học sớm, có người ôm hận tiếc rẻ do bỏ học sớm, khi nhìn thấy bạn bè có danh phận. Bao giờ cũng thế, có nhiều vấn đề xoay quanh 1 dữ liệu. Lại có người ôm hận do học nhiều. Ôm 1 đống bằng cấp rồi chỉ  thấy THẤT SÁT là mất chứ không được. Thấy thất nghiệp chứ không có việc làm. Trong khi xã hội thừa nhận hậu duệ, quan hệ, tiền tệ, còn trí tuệ càng thêm trì trệ, mặc kệ nó... Có ai muốn người khác vào chỉ huy mình đâu.

Chỉ có các PHÁ QUÂN có tam Không là không hận mà thôi. Vì có ôm sách vở gì đâu mà hận đời chi lắm thế. Lại không thể bỏ qua trường hợp các PHÁ QUÂN ôm sách có khi hận vì ôm sách vở dỏm, đọc vỡ đầu không hiểu, tốn tiền mua, tốn thời gian đọc, học... đem ra ứng dụng trong cuộc sống trật lất.

PHÁ QUÂN dễ  tự phá hoại cuộc đời mình là PHÁ, đánh mất cuộc đời là THẤT. Do ham muốn hão huyền là THAM.

Bỏ bê.
Bỏ bê công việc, bỏ bê gia đình... Từ bỏ bê với nghĩa lơ là buông thả (cũng là PHÁ QUÂN không nắm chặt) đến bỏ gia đình, bỏ tổ quốc để đi tìm ảo vọng hoặc chạy trốn với nhiều lý do khác nhau. Từ đó, do có cách Cát xứ tàng hung.
Nó bỏ bê công việc, chỉ ham đánh bạc, đánh đề...
Nó bỏ gia đình chạy theo kẻ khác. Ví dụ.
Trong “Chuyện Buồn Ngày Xuân”. Sao anh đành bỏ em để ra đi một mình. Giữa đêm xuân lạnh lùng...
Chưa đau bằng; anh bỏ đi với người ấy, anh bỏ đi còn ôm theo tiền, vàng. PHÁ QUÂN sợ gì mà không ôm. Ôm cũng là PHÁ QUÂN mà thôi.
PHÁ QUÂN sau khi ôm đô la, tiền bưu, tiền lừa đảo, tiền tham ...  không bỏ chạy mới lạ. Khi khẩn cấp còn bỏ của chạy lấy người, tự an ủi “anh hùng khi gấp cũng khoanh tay”... Còn chân sao không bỏ chạy nhỉ.

Có PHÁ QUÂN mê đắm tửu + sắc lỡ tay thâm thủng két sắt. Thường hay nói lỡ tay nhúng chàm. Cứ làm như THAM ĐÀ HƯ không bằng. Nói đến “phá” là nghề của chàng. Cả ngàn cả vạn PHÁ QUÂN mới có 1 PHÁ QUÂN hưởng chữ “khám phá”, “đánh phá địch”..
 Nếu không bỏ chạy, tất nhiên PHÁ QUÂN khác bắt bỏ tù. Bắt cũng là PHÁ QUÂN. Một PHÁ QUÂN có quyền, bắt kẻ PHÁ QUÂN vi phạm. Nếu bị phản ứng “đánh cho bỏ mẹ” nó chứ, “bỏ đói”, cho “bỏ ghét”. Dĩ nhiên sau đấy là “bỏ tù” tạm giam. Màn tiếp theo là khởi tố là việc của CỰ MÔN. Sau khi TỬ VŨ LIÊM quyết định điều tra.

Sau khi bỏ chạy. PHÁ QUÂN có khi luyến tiếc lại quay về. Thành ngữ lại có “Đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại.”. Đánh là THẤT SÁT, ngôn từ của nhóm Sát Phá Tham. Nhiều PHÁ QUÂN nghiệp dĩ “sớm đầu tối đánh” quậy tiếp tập 2, cũng không “bỏ tật” lại chạy thêm lần nữa. Trừ phi chạy thành công, nếu không “bỏ mạng” dọc đường. PHÁ QUÂN tuyên bố hung hăng: “Tôi từ bỏ...” Thật ra, nói chính xác là tôi trừ bỏ. Có thể, chỉ có thể mà thôi, ba hoa khoác lác tôi chống, tôi phản đối... Sẵn sàng “bỏ quên” những tội lỗi của mình, nào tham lam là THAM LANG, nào cướp đoạt của người thành của mình là THẤT SÁT....

Nói PHÁ QUÂN là ăn cắp, là chiếm đoat... giảy nảy lên không chịu. Nhưng thử hỏi những bài viết, những văn chương của người khác đem về fanpage, blog của mình không ghi rõ chính danh có phải ăn cắp, ăn cướp hay là không? Chỉ cần ăn cắp, mượn ý 1 câu, một đoạn nhạc đã mang tiếng đạo văn rồi. Nghe đạo văn là chấp nhận. Khổ nổi, PHÁ QUÂN không biết đạo văn là ăn trộm văn chương đấy ạ.

Lại nói PHÁ QUÂN hôm nay được quyền bỏ tù người khác. Ngày mai lại có kẻ khác bắt bỏ tù.
Ví dụ như Chu Vĩnh Khang quyết định biết bao số phận con người. Nhưng chính họ Chu cũng bị người khác quyết định số phận. Khi còn tại vị, khó tin đều ấy xảy ra. Nhưng đã là số phận thì khó mà thay đổi.
Đó là những trường hợp cát hung tương bán.

Trong cái tốt có pha cái xấu, trong cái thơm có pha mùi máu. Ví như ngọc lành có vết, nếu không dùng thì thôi, đã dùng đến tất nhiên theo vết mà vỡ. Và vỡ cũng là PHÁ QUÂN.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Lên... Xuống.

Lên... Xuống... Trên... Dưới.

Ta thường nghe nói trên... và dưới...  được hiểu ngầm là phía trên và phía dưới.  Như, trên trời dưới đất để chỉ phía trên và phía dưới. Thay vì dùng từ  Việt, có lúc lại dùng từ Hán là thượng hạ. Ví dụ.  Thượng vàng hạ cám.

Trên dưới còn dùng để mô tả lên trên xuống dưới. Lên rừng xuống biển. Từ “dưới” được ẩn đi. Xuống biển lên bờ... Có khi lại ưa dùng từ Hán. Thăng giáng, thăng trầm. Ta có, cuộc đời thăng giáng thất thường của... hoặc cuộc đời thăng trầm của... Trong âm nhạc không lạ gì 2 từ thăng giáng. Trong đông y cũng thế thăng giáng phù trầm là thủ thuật để điều chế thuốc cho phù hợp.

Học viên Tử Vi Ứng Dụng không lạ gì trên dưới, thăng giáng, thượng hạ... là sao gì. Và không phải chỉ ngần ấy. Ở đây chỉ bàn đến sự liên quan với nhau mà thôi. Trên, lên, đi lên... Xuông, dưới, đi xuống... một phương diện của nhiều vấn đề của bộ KÌNH ĐÀ.

Nhưng khi luận đoán vẫn tỏ ra lúng túng. Vận dụng đúng, luận đoán vô cùng thú vị. Coi chừng leo trèo té ngã. Lên được mà xuống không được... hạ cánh chẳng an toàn.

Trên tốt.
Thượng hạ đồng tâm là trên dưới một lòng.
Thượng hoà hạ mục. Trên dưới  hoà thuận.
Thượng cần hạ thuận. Trên chuyên cần dưới đồng thuận.
Thượng trí hạ ngu. Người trên thì giỏi, người dưới tay lại quá dở.

Trên xấu.
Thượng bất chính, hạ tất loạn.
Từ đó sinh ra trên bảo dưới không nghe.
Trên trời không yên, dưới đất không vui. Đó là cảnh quan chúng ta thường thấy mùa mưa bão.
Hạ trí thượng ngu.
Cấp dưới giỏi hơn cấp trên.

Trên dưới phức tạp.
Trên dưới đều chó. Nhớ đến giai thoại của Cao Bá Quát.
Thượng điền tích thuỷ hạ điền khan. lại nhớ đến ăn uống, chẳng liên quan gì đến nước non.
Thượng cẳng tay, hạ cẳng chân

Lên tốt.
Các từ thường nghe. Đời lên hương. Vậy đời lên hương là bộ sao gì? Có thật thế không, luôn luôn tự hỏi như thế. Biết đâu rơi vào trường hợp lên xấu. Ta đang bàn đến trường hợp lên tốt. Nhiều lắm, lên chức, lên lương, lên cấp... lên đỉnh Olimpia.
Thay vì nói lên người ta còn nói “nâng lên”...  Nói nâng lên không thể bỏ qua “nâng bi”.
Trong vi tính, không lạ gì từ nâng cấp. Trong nhà cửa, nâng cấp nhà cấp 4 lên cấp 1. Nâng cấp xe 2 bánh thành 4 bánh. Nâng cấp xe loại thường thành loại xịn, người ta gọi là “độ”, lên đời. Thế là từ “lên” biến hoá thành từ nâng, độ, lên đời...
Hán tự ta có.
Thăng quan tiến chức. Thăng quan phát tài.

Lên xuống đều tốt.
Lên xe xuống ngựa.

Lên tốt mà xuống xấu.
Lên thì dễ xuống thì khó.
Leo lên nhưng leo xuống không được.
Bay lên nhưng hạ cánh bánh xe không thò ra. Biết vậy đừng lên.

Lên xấu.
Minh thăng ám giáng. Thăng lên cao thực tế là ngồi chơi xơi nước. Bị ép buộc cho lên.
Lên xấu nghe cũng lạnh người. Lên bàn thờ, lên trường bắn,  lên đoạn đầu đài...
Vậy thấy lên chắc gì đã tốt. Đó là điều cần khẳng định, nếu lên xấu cần lên chi cho cao  

Lên phức tạp.
Lên thiên đàng, lên niết bàn... Nếu cho là lên tốt sao lại không lên.
Nói về lên phức tạp nhiều vô số kể.
Lên án chế độ thực dân Pháp... dễ gặp thực dân Pháp cho lên... toà.
Lên cân, quá nhiều người quá sợ từ lên cân. Nhưng ăn uống lại không từ chối. Thậm tệ tranh nhau ăn để... xuống cân chăng.
Lên bờ xuống ruộng. Lên thác xuống gềnh.
Nói lên cảnh vất vả lao động, đi lại.

Trọng bệnh lý có nhiều cái lên cũng hồi hộp. Lên nhọt hả?/ Không ung thư nổi lên.
Lên cơn điên sinh ra không biết bao nhiêu câu chuyện. Lại đến cái không lên nổi cũng là bệnh lý.

Trong chiến đấu. Ta có, lên đạn, lên cò súng... là sắp có chuyện hấp dẫn xảy ra. Khi chiến đấu thường nằm, chỉ đứng lên để chuẩn bị xung phong mà thôi. Nằm xuống chiến đấu an toàn hơn đứng. Nhưng chắc gì đã yên thân. Có khi nằm luôn ca bài “Anh nằm xuống khi 1 lần đã đến đây”...
Lại nói đến đưa tay lên trời không có súng coi như hỏng bét. Trái lại có súng là biểu tượng của chiến thắng.
Lên đạn, lên nòng... rốt cuộc là không đương cự nổi. Biết thua cũng cứ lên bằng không mua tủi nhục.

Trong đời thường, nhất là trong chính trị. Ta có lên giọng, lên tiếng, lên gân... lên tinh thần. Nhưng có trường hợp hôm nay lên giọng, ngày mai chạy trối chết. Cũng có khi lên giọng hoà bình, lên án chiến tranh... cũng vì muốn lên nhưng lên không nổi. Phải dùng luận điệu khác.

Vậy phía trên, đi lên, nâng lên  lên chắc gì đã tốt. Vì có những cái  lên cao quá cũng dễ gảy đổ. Vì phần dưới không vững chắc. Cái nhà lên cao quá, to quá mức cho phép. Thế là cưa ngọn hoặc phá nó đi.
Cụ Nguyễn Du viết.
“Làm cho đầy đọa cất đầu chẳng lên
Làm cho trông thấy nhãn tiền”...

Lại nói về  dưới, đi xuống.
Dễ có ấn tượng dưới, xuống ... là xấu. Vì dưới là hạ lưu. Vì bao giờ giới thượng lưu cũng ngon hơn. Nhưng “làm quan nhất thời, làm dân vạn đại”. Có quan xin xuống làm dân, giới bình dân chẳng chịu thừa nhận. Dù hạ mình xin làm người bình dân tử tế đi chăng nữa. Lại làm xấu  đi giới bình dân. Giới bình dân, thường dân, lương dân chứ đâu phải cặn bả của xã hội.
Vậy là có từ phó thường dân ra đời.
Từ giới thượng lưu khi gảy đổ thường văng vào hộp, hoặc lanh tay lẹ chân chạy ra nước ngoài. Ta lại có kẻ lưu vong.
Từ đó. Thành ngữ lại có.
Lên voi xuống chó.
Hạ cánh không an toàn.
Liệu mà cao bay xa chạy. Nhưng khi rối trí lại nói. Xa bay cao chạy...

Nếu lên có cái xấu nhất. Thì xuống cũng có cái xấu nhất. Đó là bị hạ xuống huyệt. Có người cho rằng, ai mà chẳng có lúc nhưng thế. Đa phần là như thế. Xấu nhất là phải nói bị hạ bệ. Tuỳ người, có người lại cho rằng đã hạ cánh an toàn rồi. Nhưng lại bị lôi lên trên... toà. Hỏi những câu lung tùng về dĩ vãng vàng son, mà trí nhớ con người đâu phải là thẻ nhớ. Chuyện đời là thế, chỉ lên xuống thôi, cũng phức tạp.

Điều muốn nhắc nhở học viên rằng. Lên chưa chắc đã tốt, xuống chưa hẵn đã xấu. Có nhiều học viên lạc quan khi nói lên là cứ nghĩ lên chức lên lương, thăng quan tiến chức.
Lại có học viên luôn luôn bi quan nghĩ xuống là xấu. Biết bao con người mong muốn khi xuống được an toàn.
Các phi công đều đồng ý lên dễ xuống khó chứ. Các quan tham chắc cũng đồng ý. Khi xuống rồi vẫn còn hồi hộp anh à.


Vậy lên.. xuống... tốt xấu. Cứ nhìn quanh Mệnh Tài Quan để nói. Còn cung Thiên Di là của thiên hạ.

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Mất và Xa.

Các bạn đang nghe bài Trăm Nhớ Ngàn Thương. Nếu bạn không muốn nghe nhấn nút vuông chặn nó lại. Thông số kỹ thuật của flash là 3,1 MB. Phần âm thanh là 2,45MB còn lại là hình ảnh. Chất lượng âm thanh là 48 kbps, muốn chất lượng bao nhiêu cũng được. Khổ là tải trang rất chậm. Trang blog hiện nay mất khoảng 13 giây mới tải xong toàn bộ. Băng thông dành cho trang chỉ khoảng 700 Kb.

Toàn bộ nội dung nói về đánh mất cuộc tình, xa cách con người mình thương. Rõ ràng nội dung dễ hiểu là thế. Nhưng đâu đó vẫn có người hiểu lầm, hiểu sai... khi nói mất và xa lại luôn luôn nghĩ rằng; là đánh mất cuộc tình, tình nhân phản bội...

Mất và xa chỉ là 2 động từ, chứ không phải là mệnh đề hoàn chỉnh.
Mất cái gì? Mất địa vị, mất thanh danh, mất tài sản. Đó là 3 cái mất quan trọng, ngoài ra còn có nhiều cái mất mát khác. Mất người do chết, do bỏ đi... Mất sức khoẻ do tai nạn hoặc bệnh. Xấu nhất là mất mạng. Lúc đó xa là gì? Xa lìa nhân thế, xa lìa dương trần.

Nếu chỉ phân tích mất người do chết, do bỏ đi... chỉ ngần này thôi cũng mệt nghỉ.
Ví dụ;
Chỉ huy cái quái gì, có bao nhiêu quân lính nướng sạch. Lần nào cũng thế.
Đó là tướng sát quân.
Lại đến tướng sát quân dạng khác.
Mầy chỉ huy kiểu gì, lính mầy cứ xin tao cho đi đơn vị khác, bằng không nó đào ngũ.
Có nhiều lý do phải bỏ đi. Vì bị ức hiếp quá đáng, bị bóc lột, bị hành hạ, áp lực công việc... nhiều cái bị kể sao cho hết.

Đó là trong đời sống quân ngũ. Còn trong kinh doanh thì sao? Cũng thế thôi. Vào ra 2 chữ giản đơn. Khi vào nói rằng;  Lương x đồng, ăn trưa, bảo hiểm, chăm lo sức khoẻ, bổng lộc tức lương thưởng... Khi chưa vào không nói chữ trừ,  chữ phạt.  Vào tròng rồi hay vào trong cũng thế.  Hoá ra bổng là cây gậy Đả cẩu bổng pháp... Thôi đành ngậm ngùi ra về. Đó là chưa kể, chưa nói đến mà nói sao cho hết, ức hiếp, phỉnh phờ  người lao động. Sau tết, một số công ty, xí nghiệp vắng hoe. Bây giờ có cúng bái, bùa phép, linh vật, phong thuỷ, ngậm củ ngải to tổ bố nói chẳng ai nghe. Còn cả gan bố láo cho là không linh thiêng, linh ứng.

Công nhân biểu tình, lãn công là may. Vì 1 số chấp nhận mất các số tiền ảo, tiền thưởng gầy gò đã ra đi từ lâu. Như vậy các doanh nghiệp cũng ca bài. Mất em rồi, xa em rồi dạng khác, điệu khác..

Trong đời thường Mất và Xa nhau cũng rất dễ xảy ra.
Chỉ xét về mặt tình cảm thôi là thấy rất dễ xảy ra.
Nó chỉ biết lạm dụng thôi ành à. Mở miệng là xin xỏ, chiếm đoạt, chỉ ưa được chứ không ưa mất.... Thôi đành xa. Vậy thì lỗi do THẤT SÁT.
Mở miệng là cứ chê bai phản đối, chẳng làm mà cứ nói. Nghe thôi cũng phát bịnh. Thôi đành mất. Vậy thì lỗi do CỰ MÔN.

Nhưng tại sao cũng  THẤT SÁT, người  này nói được chứ không nói mất. Còn CỰ MÔN nói gần chứ không nói xa là do đâu. Cũng tại các sao đóng quanh đó thôi.

Từ giận hờn đưa đến mất nhau, rồi xa nhau là còn nhẹ nhàng nhất. Để rồi “Chiều hôm nay trời thanh vắng, em đi về, về với ai?”... Biết đâu người ta khóc sụt sùi 1 mình. Vừa thoát ly khỏi tay THẤT SÁT, chứ đâu phải ngoại tình, theo tên khác.

Lại biết đâu người ta làm đơn khởi tố, đấu tố vì những ngày sống dưới sự kềm kẹp, ức hiếp quá đáng, lạm dụng tình dục. Từ Mất và Xa, có khi chuyển qua Đấu và Tố. Đấu là THẤT SÁT, tố là CỰ MÔN.

Trong số đó không thiếu, các trường hợp cầm nhầm đồ vật. Nhưng ông chánh án có ngải ăn, ngải nói trong người lại bảo; khởi tố vì can tội cướp đoạt. Chưa dừng lại đó. Có người lại bảo; bị khởi tố vì can tội làm thất thoát .. vợ. À quên, thất thoát tiền tỉ, tỉ của nhà nước. Trời hỡi, ngó xuống mà coi. Làm thất thoát là có tội. Trong khi các danh tướng Trung Quốc, nhiều vô số kể, không thể nhớ hết. Có công thu nhập biết bao nhiêu tiền của như núi, lại cũng có tội. Biết sống cách nào đây.

Các THẤT SÁT luôn luôn xài chữ mất hay được. Trước khi nói mất bao giờ cũng nói được. Nào là chức vụ mới nghe thôi đã lạnh. Nhà cửa, phương tiện, nhân tình...  nghe đến là ham. Thế rồi, một hôm đi ngang qua cửa CỰ MÔN, bao giờ cũng có THIÊN THƯƠNG hội họp tại đó. CỰ MÔN lên tiếng phản đối, tố cáo... Thôi đủ thứ chuyện. Thế là từ được chuyển qua mất. Sau khi thương lượng không thành, cộng trừ thấy rằng mất nhiều hơn là được.

Lại nói đến CỰ MÔN đi ngang qua nhà THẤT SÁT, luôn luôn có THIÊN SỨ hội họp tại đó. Mặc dù có sứ giả báo tin, nhưng THẤT SÁT nhất quyết không cho CỰ MÔN vào nhà. Mầy là CỰ MÔN mầy đứng ngoài cổng mà thôi. Mầy là bọn phản bội, khi cần mầy gần, không cần mầy xa.  THẤT SÁT thà mất không muốn được.
Như thế là nhẹ tội. Nặng tội là CỰ MÔN bị khởi tố và THẤT SÁT định đoạt số phận của CỰ MÔN.

THẤT SÁT đi qua CỰ MÔN, hay CỰ MÔN đi qua THẤT SÁT dễ nói đến 2 chữ Mất và Xa. Liệu CỰ MÔN đi qua PHÁ QUÂN nói cái gì?  CỰ MÔN gặp TỬ VI nói cái chi?  Rồi THẤT SÁT gặp THIÊN CƠ có lý nào nói Mất và Xa vô duyên thế.. Rồi CỰ MÔN gặp THAM LANG nói sao?

Phối hợp 2 chính tinh để luận đoán là 1 trong các đề tài của Tử Vi Ứng Dụng.
Không phải vô cớ người ta nói Mất và Xa.