Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

LỆNH & LẠC.




Lệnh còn gọi là lịnh. Ta có các ví dụ như sau.

“Lệnh vua hành quân trống kêu dồn...
Quan với quân lên đường”...
Đó là ca từ trong bài ca Hòn Vọng Phu 1. Nhạc sỹ Lê Thương.
Chúng ta làm quen với từ “lệnh” qua Tử Vi, không nói mọi người đều hiểu là.
Lệnh vua ban xuống chưa hề có lệnh dưới ban lên cho vua.

Sắc lệnh của vua còn gọi là chiếu chỉ.
Hoặc qua câu ca dao.
“Chiếu vua Minh Mạng ban ra.
Câm,quần không đáy người ta hãi hùng”...
Từ hoàng cung ban lệnh ra, chưa hề nghe từ ngoài ban lệnh vào triều. Dưới tâu lên vua gọi là sớ tấu.

Vậy lệnh trên ban xuống, lệnh trong ban ra.
Quan là người thi hành lệnh, tuân hành cái lệnh ấy. Quân lính là người bị sai khiến thực hiện cái lệnh ấy. Ở đây ta không bàn cái “Lệnh vua hành quân”... Cuộc hành quân ấy đúng hay sai. Có khi chỉ là hành hạ đám quân ấy...  Cấp dưới có tuân thủ triệt để hay là không. Lệnh ấy có thành hay bại. Lệnh truyền xuống có chính nghĩa hay là không... Biết đâu lịnh đi xâm lăng nước khác sinh chuyện, chưa bàn tới.

Ý người viết muốn nói. Chỉ 1 ngôi sao đó thôi, nhưng với người này đoán khác, người kia ta đoán khác. Với người nầy là lệnh truyền. Người kia tuân hành thi hành lệnh miễn trừ trách nhiệm... Và với người khác lại đoán là xúi giục, cổ vũ... Tuỳ trường hợp dùng từ cho thích hợp. Vì không có quyền ra lịnh thì làm thế thôi.

Người viết từng nghe “Lệnh tôi là lệnh tuyệt đối”. Và tự hỏi, không biết ông nầy có bộ sao quyền lệnh hay là không. Nếu không, với cương vị đó ông ta cũng có quyền ra lệnh. Với địa vị của 1 ông vua, ông ta có toàn quyền ban dụ, ban chiếu, chỉ dụ cho toàn quân dân. Mặc dù số phận của ông ta không có. Nếu có, ông vua ấy rất khó bị quyền thần lũng đoạn, thao túng. Không phải ông vua nào số phận cũng tốt. Có ông bị thiểu năng trí tuệ. Ví dụ lấy từ trang Wiki.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lo%E1%BA%A1n_b%C3%A1t_v%C6%B0%C6%A1ng
Năm 290, Tấn Vũ đế mất, Tư Mã Trung lên thay, tức Tấn Huệ đế, Giả thị được làm hoàng hậu. Cha Dương thái hậu là Dương Tuấn, tức ông ngoại Huệ đế, làm phụ chính. Huệ đế lúc đó đã 32 tuổi nhưng vẫn ngờ nghệch. Sử chép lại một số câu chuyện về hoàng đế ngây ngô này. Khi nghe ếch kêu, Huệ đế hỏi thị thần:
Ếch nó kêu vì việc công hay vì việc tư đấy?
Lúc nghe tin dân bị đói, đến gạo cũng không còn để ăn, Huệ đế lại buột miệng hỏi:
Dân không có gạo ăn, sao không ăn thịt?

Chỉ ngần ấy thôi. Số phận ông ta rõ ràng không tốt đẹp. Ông nầy ra lệnh dễ biến thành lệnh lạc và ban những lệnh buồn cười... Hoặc bị sai khiến ra lệnh do các quan đại thần xui khiến. Vậy đừng có thắc mắc khi thấy 1 lá số ông vua không có ngôi sao lệnh lạc. Thậm chí ông vua nầy sợ vua kia như sợ cọp. Có vua còn sợ cả quyền thần. Các quyền thần còn phế cả vua. Nói đâu xa. Việt Nam ta có câu: “Phế vua không Khả. Đào mả không Bài”. Để tránh hiểu lầm về câu trên, là 2 ông này không có mặt trong nhóm quyền thần đó. Chợt nhớ đến Trần Thủ Độ ông nầy còn hơn cả Thái Thượng Hoàng.

Vậy lệnh là sao gì?
Đó là sao LINH TINH. Sao này còn chủ.
Tinh thần. Thần kinh của con người. Tốt là tinh thần trong sáng,... Xấu là ngôi sao khùng điên đấy ạ.
Lạnh nhạt và lạnh lẽo. Lạnh và nóng (là HOẢ TINH).
Giận hờn
Sự rơi rụng, rơi rớt...
Ra lịnh và sai khiến. Lệnh khẩn. Lệnh là LINH TINH. Khẩn là HOẢ TINH.
Một mình thuộc nhóm sao cô đơn.
Tốt là vì sao sáng đến vì sao non yểu sớm rụng.
Thuộc nhóm sao chủ sự bất ngờ khẩn cấp đến rụng rời chân tay.
Thuộc nhóm sao điện và lửa. Bộ HOẢ LINH.
...

Vậy, ta đoán LINH TINH là lịnh lạc trong trường hợp nào.
Trước tiên cần biết. LINH TINH chỉ hợp với TỬ VI và THAM LANG mà thôi.
Với “CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG tối kỵ HOẢ LINH xâm phá”
Với PHÁ QUÂN, THẤT SÁT
“LINH phùng SÁT PHÁ hạn hành.
Văn Vương xưa cũng giam mình ngục trung”.
Ngay cả nhóm SÁT PHÁ THAM chỉ có THAM LANG là hợp.
Với CỰ MÔN
“CỰ MÔN LINH HOẢ tương phung.
Bao lần mối lái chẳng xong mối sầu”.
Đây là bộ sao chủ giận hờn rồi phản đối, lắm môi giới chẳng thành công.

Mặc dù LINH TINH chỉ hợp với TỬ VI và THAM LANG chỉ ngần ấy thôi. Đa phần chỉ là kẻ bị tuân lệnh, bị sai khiến, bị nghe lời. Muốn ra lệnh phải có HOÁ QUYỀN. Đó chỉ là điều kiện đầu tiên. Có quyền mới được quyền ra lệnh. Với bộ sao nầy thôi vẫn chưa đủ.
Vì LINH QUYÊN nầy này gặp LINH QUYỀN khác còn ngon hơn. Vì còn có KHOA LINH QUYỀN. KHÔI KHOA LINH QUYỀN... Cao nhất là KỴ KHÔI LINH QUYỀN. Đó là quyền cấm đoán.

Nhưng éo le không có quyền nhưng ưa cấm.
Cấm đổ rác tại đây.
Không có quyền nhưng vẫn ra những văn bản trái pháp luật.
Không có quyền nhưng LINH TINH linh hoạt xúi giục, thúc giục người khác làm. Vì thế hình thành cách LINH XƯƠNG LA VŨ, một cách vì nghe lời xúi giục mà mang hoạ ẩn khuất trong lòng. Có thể đưa đến tự sát. Vì thế có câu:
“LINH XƯƠNG LA VŨ hạn chí đầu hà”.
LINH TINH nầy nghe lời xúi mà mang hoạ.
Ngay cả LINH QUYỀN cũng mang hoạ. Vì những lời xúi giục qua lại lẫn nhau.

Không có quyền còn hơn có quyền. Đó là câu:
“Lệnh ông không bằng cồng bà”.
Đây là câu ví von rất hay. Trong đồ vật, cái lệnh còn gọi là phèng la, thanh la dùng để ra lệnh. Trong lễ tang hay thấy. Có ông chấp lệnh, bạn phải lay theo lệnh của người nầy. Cái cồng dùng để thông tin hay ca múa. Câu nầy ám chỉ. Dù ông có quyền lực ngoài xã hội nhưng về nhà có khi lại sợ vợ. Bà nói ông phải nghe

Từ lệnh, ta có:
Mệnh lệnh, Đã là lệnh cần hội họp tại Mệnh, nằm nơi khác, đó là người ra lệnh. Và vô số không biết cơ man nào là lệnh.
Lệnh bắt. Lệnh cấm... Lệnh cấm vận. Lệnh truy nã...  Lệnh tử hình. Lệnh xé xác phân thây...
Trong quân đội ta có. Quân lệnh, quân lệnh như sơn. Lệnh chiến đấu, lệnh tấn công, lệnh xung phong, lệnh nổ súng... Thi hành trước khiếu nại sau. Đáng nói, khi thi hành chết rồi đâu còn đâu cơ hội khiếu nại.
Lệnh lạc cần có văn bản làm bằng chứng. Nhưng trong quân sự thường là khẩu lệnh qua máy truyền tin. Vì có lệnh tử thủ, sau đấy lại có lệnh rút lui bảo toàn quân số...

Ngày xưa những lịnh lạc thường dùng là ánh sáng như đốt lửa báo hiệu. Âm thanh như tiếng trống thúc quân. Tiếng chiêng thu hồi quân... Cờ lịnh là những lá cờ nhỏ đủ màu với những quy ước. Các tướng thường mang theo bên mình. Xem hát bộ thấy các tướng mang nhiều lá cờ nhỏ sau lưng là cờ lệnh. Ở xa, các đại tướng liên lạc với tiểu tướng bằng cách dùng cờ lệnh giao cho bọn phi mã. Đây là cờ lệnh rút lui hay chiến đấu... của nguyên soái. Xem nó như bằng chứng của nguyên soái.

Thay vì nói nghe lệnh người ta còn dùng từ chỉ đạo.
Ví dụ:
Các bị cáo trong phiên tòa khai bị các cựu lãnh đạo chỉ đạo. Vì vậy, HĐXX nhận định...
Đây là chỉ hoạ vào tù chứ không phải chỉ đạo. Không nghe cũng chết, nghe rồi trở thành bị cáo.

Lệnh còn biến hoá.
Thay vì nói ra lệnh, truyền lệnh người ta còn dùng từ truyền hịch. Hịch có tính kêu gọi, thông báo có tính nhẹ nhàng hơn là lệnh.
“Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam tuyền mờ mịt thức mây.
Chín tầng gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh”... Trong Chinh Phụ Ngâm. Đoàn Thị Điểm.

Lệnh trực tiếp với người nầy lại ảnh hưởng gián tiếp đến người khác

“Lệnh vua hành quân trống kêu dồn...
Quan với quân lên đường”...

Để rồi đau thương cho người gián tiếp. Vậy hãy cẩn thận khi ra lệnh, sau nầy khỏi hối tiếc.

Bao nhiêu năm bồng con đứng đợi chồng về
Bao nhiêu phen thời gian xoá phai lời thề 
Người tung hoành bên núi xa xăm
Người mong chồng còn đứng muôn năm. 

Cái “lệnh cấm quần không đáy” là cái váy ấy. Có thực hiện nghiêm túc hay không. Thực tế là không. Từ Nghệ An, Thanh Hoá trở ra, phụ nữ dưới mặc váy trên mặc yếm rất là nhiều. Theo lời kể của mẫu thân. Thời điểm đầu những năm 40 thế kỷ trước. “Phụ nữ  ngoài đó họ tốc váy đái đứng, con à”. Qua bưu thiếp của người Pháp, đầu thế kỷ 20 thời vua Khải Định, Bảo Đại.  Hình ảnh phụ nữ ngoài Bắc mặc váy không thiếu. Vậy cái lệnh ấy có hà khắc không, có hãi hùng không... Dẫu sao câu ca dao này vẽ nên bức tranh xã hội thời ấy.

Bài viết đã dài xin dừng tại đây.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020

Con Số & Cuộc Đời.




Khi ta lên Wiki tìm đọc tiểu sử của 1 người. Cái ta thường gặp bên cạnh tên tuổi có thêm những con sô. Đó là các con số năm sinh và năm mất. Và có trường hợp không biết rõ ràng con số năm sinh, lại có trường hợp không biết con số cuối cuộc đời. Thay vào đó là dấu hỏi, trường hợp này ít gặp. Nhưng trường hợp không biết năm sinh chỉ biết năm mất có phần nhiều hơn.

Có những người xuất thân trong gia đình bình thường hoặc bất thường. Cũng chẳng biết mình sinh ra năm nào. Thậm chí chẳng biết cha mẹ mình là ai, nhờ lập nên công trạng hiển hách, người đời sau quan tâm đến. Chỉ biết được ngần ấy mà thôi.

Cũng có trường hợp có số cuối cuộc đời nhưng lại không biết chính xác ngày tháng nào. con số nào.

Nói đến con số là sao THIÊN CƠ, chủ con số lẻ. THIÊN ĐỒNG chủ con số chẵn. Vậy trên Tử Vi có bộ cơ ngẫu. Nếu tìm thấy luật cơ ngẫu chẳng có gì đáng ngạc nhiên.

Số nhưng không phải là con số.
THIÊN CƠ còn chủ số với nghĩa số phận. Từ đó ta có. Số phận an bài, số phận định đoạt, số phận may mắn, nếu có may mắn ta lại có số phận không may. Số phận bạc bẽo, số phận hẩm hiu.... Nói đến 2 từ số phận tốt hay xấu rất nhiều.
Số phận là 2 sao TỬ VI chủ phận, và THIÊN CƠ chủ số. Cả 2 sao luôn luôn liền kề nhau cần tốt mới có số phận tốt đẹp. Từ số phận biến thành số phần cũng 2 sao nầy. Vì số anh như thế được hưởng phần như thế.
Ví dụ tốt và xấu số phần để khỏi có cái nhìn sai lầm.
Số được phong vương bá... được hưởng lương bổng, đất phong, tập ấm như thế....
Số mầy bị tù chung thân hoặc 3, 4 mươi năm, chưa tử hình là còn may.

Cũng gọi là số nhưng không phải là con số. Ta còn có số đỏ, số đen, số hên, số xui, số lớn, số nhỏ, số nhiều, số ít... những cái gọi là số này không đề ra một con số rõ ràng nào cả. Ví dụ với số lớn, có thể là con số tuổi đời rất lớn... nhưng cũng có thể số mạng rất lớn là không thể bị hại, bị ám sát...
Đến những từ liên quan đến từ số nghe rất phiền. Hết số, tức là chết. Vậy THIÊN CƠ một ngôi sao chủ con số lẻ, chủ thời cơ, chủ cơ ngơi, cơ thể, cật vấn hỏi đáp, chuyện riêng... lại chết vì bị đánh giá là hết sô.

Vậy số tốt hay xấu đã có sẵn trên lá số, để đoán số phận tương đối dễ. Thấy sao được quyền đoán vậy.

Số với những con số trong số học.
Nhưng để đoán con số thật cụ thể sống bao nhiêu tuổi, vinh quang, hạnh phúc, hoạn nạn bao nhiêu lâu... Nhà cửa bao nhiêu cái, vợ chồng mấy người, con cái mấy đứa... là cả 1 sự bí mật. Con số và bí mật. Bí mật và con số cũng là TỬ VI và THIÊN CƠ. Vì TỬ VI chủ bí mật, THIÊN CƠ chủ con số.

Ngoài con số lẻ là THIÊN CƠ. Số chẵn là THIÊN ĐỒNG. Trên TỬ VI còn có các con số hiển thị rõ ràng. Đó là số KHÔNG là THIÊN KHÔNG. Số 3 là TAM THAI. số 7 là THẤT SÁT. Số 8 là BÁT TOẠ. Đó là lý do người xưa đưa những con số bí mật vào lá số tử vi. Chưa hết còn có.
Lẻ mấy là 01, 03, 05, 07, 09 là LINH TINH.
Ngoài ra còn có cộng là TUẦN.
Trừ là TRIỆT.
Chia là PHI LIÊM.

Vậy trên lá số tử vi không những có con số, con mang các phép tính cộng, trừ. Phép nhân chẳng qua là phép cộng các con số giống nhau mà thôi.

Cũng đừng quá thông minh khi THIÊN ĐỒNG ngộ THIÊN KHÔNG đoán là không đồng, con sồ chẵn cũng là số không. KHÔNG ở đây có nghĩa, không phải là số chẵn tức là số lẻ.

THIÊN ĐỒNG còn chủ 2 con số giống nhau.
Ví dụ: 11, 22, 33, 44... vì nó liên quan đến con số chẵn, ta có quyền loại trừ 11, 33... chỉ thừa nhận là 22. 44.... Ví dụ năm 2020, ta cũng thấy là 2 con số giống nhau là 20 với 20. Nhưng với THIÊN ĐỒNG ngộ KHÔNG, ta phải thừa nhận là 11, 33, 55... nhưng đừng nghĩ đó là con số tốt. Vì THIÊN ĐỒNG ngộ KHÔNG là bất cát. Còn THIÊN CƠ ngộ KHÔNG thì sao? Có khi là không phải là lẻ, tức là số chẵn. Là số không may, không phải thời cơ, một con số không to tổ bố...

Bài viết nầy không nhằm khuyến khích ai đó đánh số đề, chọn vé số, chọn số phong ngứa. Vì số phận bạn có may mắn không là cách CƠ LƯƠNG tốt đẹp. Cách trúng sô TUẦN THIÊN CƠ tốt đẹp. Đó là điều kiện ắt có và đủ để mơ mộng. Nếu không, lại có cách THIÊN CƠ ngộ KIẾP là hoạ vì con số. Trên bài tú lơ khơ luôn luôn có các con số. Trên hột xí ngầu luôn luôn có 6 con số... Còn có cách chơi gì nó, gọi là Tài Xỉu (Tài là Đại, là to, Xỉu là tiểu, nhỏ) tức là chơi 2 mặt, số lớn và số nhỏ. Đeo theo lớn chết vì lớn, ôm nhỏ chết vì nhỏ.
Đến cá độ cũng liên quan đến con số. Cũng là cách CƠ KIẾP đi với ĐẠI HAO hay TIỂU HAO. Chẳng có con số phong ngứa nào đem lại may mắn cho bạn. Toàn nghe chuyện các chiếc xe mang số... đẹp lãnh hoạ. Con số đẹp nhất là THIÊN CƠ + ĐÀO HOA + THIÊN KHÔI + Song LỘC kế tiếp là không có KHÔNG KIẾP, HOẢ LINH, CÁO PHỤ, KỴ HÌNH là con số đẹp nhất, cao quý nhất. Con số đẹp nhất là con số có nhiều chữ số mà chữ số là số tiền cất tại nhà hoặc nhà bank, ăn cả đời không hết.

Số may mắn là có thật, có duyên với con số chẵn hay lẻ là có thật.
Ví dụ trong thi đấu cờ. Các kỳ thủ mang báo danh số lẻ được đi tiên ván đầu tiên. Đi tiên luôn luôn có lợi. Vì tiên hạ thủ vi cường. Nhưng người có số may mắn, có bị đi hậu họ vẫn gặp may. Vì địch thủ của họ quá tệ. Họ vẫn thắng. Tất nhiên ván kế tiếp, họ được quyền đi tiên. Trong thi đấu người thắng vẫn cho rằng; tôi là người  may mắn nhất. Chỉ có kẻ ngốc mới cho mình là người có tài. Vì trong thi đấu chung cuộc toàn là kẻ có tài nhưng kém may mắn, thế thôi.

Từ số này... đến số này đi chuyến trước.
Từ số này... đến số này đi chuyến sau.
Có thể chuyến trước chết sạch, chuyến sau không sao cả, và ngược lại. Do số phận may mắn hoặc không may vô tình bị sắp xếp vào nơi xấu tốt.

Đoán sô là tìm ra con số nhưng con số đó rất mơ hồ, kỳ ảo, biến hoá theo xã hội, địa phương. Ví dụ. Một triệu tiền Việt không lớn, nhưng 1 triệu Euro lại rất lớn. Vậy con số được gọi là 1 triệu đó, cũng rất mơ hồ. 

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

Cơ Lai Bảo Khứ Cách.




Cơ là đói, lai là đến, bảo là no, khứ là đi. Cơ lai bảo khứ có nghĩa là đói tìm đến, no bỏ đi. Nói lên tính cách của 1 số người. Thuộc cách ÂM DƯƠNG tối. Kỵ gặp ở cung Nô, cung Mệnh.
Nếu ở cung Nô dễ gặp bạn bè, tôi tớ kẻ dưới là kẻ chỉ biết lợi dụng.
Nếu ở cung Mệnh thì sao? Đó cũng là mẫu người chỉ biết lợi dụng mà thôi.

Cần phân biệt lợi dụng và lạm dụng khác nhau như thế nào. Nếu dùng từ không chính xác đưa đến luận đoán sai.
Kẻ dưới, bạn bè có thể lợi dụng lẫn nhau và cả người trên. Như, lợi dụng lòng tốt, lợi dụng thời cơ, lợi dụng thời tiết, lợi dụng tình bà con, tình đồng chí... Ngao cò đánh nhau ngư ông đắc lợi. Toạ sơn quan hổ đấu... là lợi dụng thời cơ. Trong đó có những lợi dụng vô hại và có hại.

Lạm dụng là từ dùng khi. Kẻ vai vế trên, kẻ mạnh, kẻ có quyền... lạm dụng kẻ dưới để đem lại lợi ích cho mình.
Ví dụ: Nước sông công lính. Ăn cơm chúa múa tối ngày... là lạm dụng công sức kẻ dưới để bắt làm việc. Từ đó sinh ra các từ. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tín nhiệm.,,

Những điều người viết bày tỏ tại đây. Có người lợi dụng để học hỏi, nếu in ấn đem bán là lạm dụng công sức của kẻ khác. Lại nếu cho rằng của mình sưu tầm hoặc tạo ra là lừa đảo. Cần phân biệt và dùng từ cho đúng là 1 trong những đòi hỏi của học viên Tử Vi Ứng Dụng. Dùng từ không đúng tất đoán không đúng. Người bị lạm dụng lại đoán là kẻ lợi dụng, rất buồn cười.

Trở lại với cách Cơ Lai Bảo Khứ.
Tuy nhiên điều dễ hiểu lầm là chữ đói. Đa phần nghe từ đói là nghĩ đói nghèo. Đói ở đây mang nhiều ý nghĩa. Đói nghèo, đói hiểu biết, đói thông tin... Khi thoã mãn rồi, người ta quất ngựa truy phong chẳng cần ân nghĩa. Thậm chí, chưa nói đến trường hợp họ có thể gây hại đến mình.

Nhưng tại sao lại là ÂM DƯƠNG tối? Vì THÁI ÂM tối là ngôi sao chủ sự âm thầm, toan tính có âm mưu xấu trong đó. Nhị hợp với nó luôn luôn có VŨ KHÚC là sao thủ đoạn. Một sao âm mưu còn bên kia là 1 sao thủ đoạn. Thủ đoạn tức là dùng người 1 lúc ngắn mà thôi. Vắt chanh bỏ vỏ là thủ đoạn.
THÁI DƯƠNG tối cũng thế, cuộc đời sễ tối tăm chẳng ai biết đến mình, luôn luôn tìm cách giương lên, vươn lên đù tạo phản. Đó là chưa nói đến đi với sát tinh, Kỵ Hình tinh tính cách còn nguy hiểm nữa. THÁI DƯƠNG là sao luôn luôn nhị hợp với THIÊN PHỦ. Khi THÁI DƯƠNG giương cái nầy lên để che cái kia. Cho nên những gì THÁI DƯƠNG đưa ra, giương lên đều không thật. Thậm chí tung tin nầy để lấp liếm tin kia. Đưa cái nầy để che cái khác...
THIÊN LƯƠNG nằm trong bộ ÂM DƯƠNG xấu nghĩa là gì? Cái anh phơi bày ra là cái không thật, không thiện lương chưa nói đến bất lương.

Thế thì ÂM DƯƠNG sáng thì sao?
ÂM DƯƠNG sáng là công khai minh bạch rõ ràng, luôn luôn phơi bày (tức là THIÊN LƯƠNG) điều đó ra. Khi nói ÂM DƯƠNG luôn luôn có THIÊN LƯƠNG trong đó. Tính cách thiện lương tốt đẹp. Tuy nhiên người học Tử Vi dễ hiểu lầm là khi thấy ÂM DƯƠNG sáng lại không hết lời ca ngợi. Thế thì tại sao có trường hợp ÂM DƯƠNG sáng lại ra toà, hoặc bị bạn bè, người thân tố cáo là cái thứ âm mưu thủ đoạn, treo đầu dê bán thịt... chuột. - Thịt chó bây giờ hình như cũng bị đắt.  Bởi vì tất cả tuỳ thuộc vào các bàng tinh tụ tập quanh nó. Nếu như không có CÁO PHỤ, KỴ HÌNH ai tố cáo mà chi.

Vậy vấn đề đặt ra.
ÂM DƯƠNG tối cần có cát tinh cứu giải. Tối kỵ CÁO PHỤ KỴ HÌNH, tam Ám. KHÔNG KIẾP.
ÂM DƯƠNG sáng cũng kỵ các sao vừa kể.

Cách Cơ Lai Bảo Khứ dùng để đoán tính cách cung Mệnh và giao lưu giữa Nô cung và Mệnh cung.
Để đánh giá chính xác tỉ mỉ cần đánh giá cả 2 cung Mệnh và Nô. Vì không thiếu các trường hợp Mệnh hà hiếp, lạm dụng, thủ đoạn... thà rằng; Cơ lai bảo khứ còn hơn làm tay sai cho kẻ xấu.

Và không thiếu các trường hợp ăn cháo đá bát, vong ân bội nghĩa của kẻ dưới đối với người trên. Nhất là các trường hợp nuôi ong tay áo, nuôi khỉ nhòm nhà. Những thủ hạ, kẻ dưới quay lại sát hại hay làm hại kẻ giúp mình. Chuyện “Đói tìm đến, no bỏ đi” cũng là chuyện bình thường trong xã hội. Một xã hội Lý Thông nhiều hơn Thạch Sanh

Điều người viết muốn nói khi đánh giá 1 cung luôn luôn xét đến cung Mệnh.
Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Kế đến là trách số phận.
Cần phối hợp 2 cung Nô Mệnh để đoán. Với tình huống Nô là cung có cách ÂM DƯƠNG tối, tất nhiên cung Mệnh thuộc cách cục khác. Cùng lúc cung Mệnh có KHÔNG KIẾP, hoặc KỴ HÌNH. Chẳng nên trách ai hãy tự trách mình.
Cũng trong trường hợp trên Mệnh có có THIÊN HƯ TUẾ PHÁ, BỆNH PHÙ, PHI LIÊM toạ thủ tại bản cung cũng hàm ý như trên.

Đáng quan tâm là trường hợp Mệnh tốt, Nô xấu âu cũng là số phận.


Nô cung có thể gây nguy hiểm cho Mệnh cung. Vì chính cung Nô dễ gần gũi với cung Mệnh qua giao dụ ngoài xã hội, qua liên hệ với cha mẹ (cha mẹ có khi có người giúp việc, vô tình cũng là nô bộc của ta), Ngoài ra do quan hệ anh em, con cháu... Từ đó, Nô cung dễ dàng tiếp cận với cung Mệnh.  Khi xấu, có thể nguy hiểm đến bản mệnh. Nhất là các bàng tinh ĐIẾU KHÁCH, TANG MÔN, PHI LIÊM, PHỤC BINH là những ngối sao rất dễ gần gũi tiếp cận với cung Mệnh.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Sống Ảo


Có nhiều trường hợp sống ảo ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Khó tin mà có thật. Có người lên mạng lập 1 trang cá nhân ở facebook khoe khoang hình ảnh. Lại chính người đó lấy 1 nick khác, thậm chí nhiều nick khác vào trang ấy bày tỏ tình cảm thương yêu cứ y như thật. Mình tự yêu mình, rồi có cả giận hờn vu vơ... như là mắc căn bệnh thần kinh đa nhân cách. Nhưng khi luận đoán Tử Vi nói mắc bệnh thần kinh là sinh chuyện nhé.

Đó là mới đoạn mở đầu trình diễn yêu thương ảo. Yêu thương ảo chẳng có gì đáng trách. Có chăng là thương hại, cũng là thương nhưng mỗi cái thương khác nhau. Có người ta thương vì hoàn cảnh, có người ta thương vì ngu dốt, rất dễ gặp hoạ, có người ta thương vì tính cách... Cũng là ảo nhưng có cái ảo tưởng đáng thương lại có người dùng cái ảo để hại người.

Có 60 tuổi có 60 cái ảo khác nhau. Đó là cơ bản, thực tế đi với với 14 chính tinh và hung, cát tinh cho ta vô số cái ảo.

Ngồi đan quạt suốt ngày, mơ đời sang giàu ảo, tan cửa nát nhà là cái có thật lại không nhìn ra.

Ảo sang giàu, phồn vinh giả tạo... Cứ vay mượn xài chơi, mua sắm... vay bên này trả bên kia để được vay tiếp. Cứ thế, vay được nhiều là dân sang, càng nợ nhiều càng có uy tín. Không phải chỉ vài cá nhân có khi cả một xã hội, nhiều xã hội sống ảo như thế. Mua bán lòng vòng, thế chấp loanh quanh. Công ty mẹ đẻ công ty con. Mẹ sinh con để con vay cho mẹ. Mẹ cầm cố để bán cho con... Thôi thì vô số chuyện. Thậm chí tiền thì không có nhưng sẵn sàng chi, sẵn sàng cho, sẵn sàng  trợ giúp không hoàn lại... Kẻ vay người trả, cứ như phụ trái tử hoàn. Quan chi dân trả.

Sống ảo nhiều vô số kể. Thậm chí ảo lại còn đi với các sao bệnh lý thần kinh. Có người ảo tưởng mình là thần thánh, trừ ma tróc quỷ, tiếp xúc với ngoại cảnh. Nhìn ra biển Đông thấy bồng lai tiên cảnh. Thà rằng thấy tàu hải giám, cảnh sát biển... còn tin nhờ vào đọc báo rồi phịa.,
Nhiều ảo đi với nhau, phối hợp với nhau thêu dệt cả một thế giới hoang đường, ngoài sức tưởng tượng.

Sống ảo còn có tài năng ảo. Cứ tưởng rằng mình là người có tài hô phong hoán vũ... nhưng hô cái quạt máy chạy giùm thì nó không chịu chạy vì.... khô dầu. Trong khi người bất tài chỉ tốn 1 giọt dầu duy nhất là chạy ro ro. Nhiều tài năng ảo tưởng mình có tài năng thật, không dám xuất đầu lộ diện sợ triệt tướng, sợ tài hoa bạc mệnh, sống trong hoang đường của ảo. Biện minh thiên cơ bất khả lậu.

Nói về ảo, không thực tế nhiều vô số kể. Có ảo lợi dụng chuyển qua lừa đảo. Tay không bắt giặc. Còn tay có súng thì sao? Tay có súng thì... sợ, súng nó tốt hơn, đạn nó mạnh hơn, chỉ huy nó giỏi hơn... Đủ thứ sợ.

Ảo lại thêm lừa rêu rao, tuyên tuyền... nào là. Nếu bạn gởi ngân hàng mỗi năm lời 5-7 % nhưng đầu tư tại đây mỗi năm lời 50 %, ngoài ra còn được ưu tiên thưởng, được miễn phí... Với gói BỊP, à quên gói VIP. Bạn trở thành nhân viên của công ty LUA của chúng tôi. Lương cứng như KÌNH DƯƠNG là... lương mềm như ĐÀ LA là...
Nhưng có điều công ty LUA không giải thích vay ngân hàng lãi xuất khoảng trên 10%. Tội gì vay của người để trả lãi 50%.  Nếu vay được của ngân hàng thì sao nhỉ. Thì THIÊN ĐỒNG biến thành đồng phạm hưởng chữ “cùng nhau” ra toà. Có lúc quá nhiều đồng phạm ra toà, đến nỗi toà cũng... sợ.

Thế mới biết.
“THIÊN ĐỒNG ngộ KHÔNG KIẾP bất cát.
CỰ MÔN phùng ĐÀ KỴ... cứ run”

Đến quan lại ảo. Nói có bằng chứng.
Quan Tại Gia của Trần Tế Xương.

Một ngọn đèn xanh một quyển vàng.
Bốn con làm lính, bố làm quan.
Câu thơ, câu phú, sưu cùng thuế.
Nghiên mực, nghiên son, tổng với làng.
Nước quạt chưa xong, con nhảy ngựa.
Trống hầu chưa dứt bố lên thang.
Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ.
Đem chuyện trăm năm giở lại bàn.

Đó là Trần Tế Xương tự trào.
Không khác gì các quan tại gia lên mạng bàn chính trị chính em, rất vui nhộn. Các quan không phân biệt được cai trị và chính trị, tà trị, chính quyền, cầm quyền, tà quyền khác nhau như thế nào. Đã gọi là chính trị, chính quyền đừng có chê bai, đó là điều cần biết. Càng vui hơn, các quan làm chính trị nói toàn chuyện tấu hài. Bầu ra dân biểu đâu phải ngồi đó nghĩ cách đánh thuế, đánh phí dân đâu... Nếu biết vậy bầu ra làm gì cho khổ. Người làm chính trị không biết mình đang làm chính trị, lại đè đầu những người đấu tranh vì quyền lợi vu cho làm chính trị.
...

Lại nói về cái ảo khác. Trong bài ca  Tình Đau có câu.
“Có người đôi mắt xa vời. Đi tìm hư ảo trong đời. Khi hoàng hôn tắt sau đồi. Nghe gió quyện sóng ra khơi’...
Các THAM LANG HƯ sẵn sàng đi tìm ảo mộng. Vì trước mắt THIÊN HƯ TUẾ PHÁ luôn luôn có cái thật. Còn mình thấy hình ảnh ảo. Đuổi hình bắt bóng.
Chỉ mới nghe gió, nghe nói LINH XƯƠNG LA VŨ ... cả gan đi. Chỉ có ảo mộng mới dám làm.
Nào là thiên đường, niết bàn, cõi vĩnh hằng... Người nói cứ như thấy, mô tả cứ như thật nhưng không chịu lên trên đó. Người nghe sẵn sàng kê súng vào thái dương chơi 1 phát để đến thiên đường ảo gặp địa ngục thật. Lại nghe Diêm vương phán rằng;
“Hạ giới là thiên đường đấy con à. Muốn gì được nấy (THAM TUẦN + Cát tinh) là thiên đường rồi. Lên được xuống được, nhưng ở đây xuống được lên không được”. Ối đất. Chẳng lẽ kêu trời.

Thiên đường, địa ngục ở quanh ta đâu có xa chỉ cách nhau 1 cái hàng rào mà thôi. Bệnh viện, nhà tù không phải là địa ngục là cái gì? Có khi cả đất nước bao la là cả 1 địa ngục.
Muốn gì được nấy, ưa gì có nấy, hại ai cũng được... Như thế là thiên đường rồi. Ngọc hoàng thượng đế muốn trừng phạt ai mà chẳng được. Cái thiên đường ấy. Có Bật Mã Ôn lo giữ ngựa, Ngưu lang lo chăn trâu, Chức nữ lo giặt áo, các tiên nữ lo hái lượm đào, múa hát mua vui cho người khác... Những người nầy nói; Thiên đường của họ chứ không phải của tui.
Vậy thì xin đừng lừa dối nhau bằng thiên đường, cực lạc. Tên tuổi ghi vào sử sách. Thế là cõi vĩnh hằng là đây.

Ảo trong Tử Vi.
Mục đích là viết ảo trong TỬ VI mà thôi, ngoài đời mackeno dạo đầu hơi bị dài, mặc dù người viết đã xoá bớt rất là nhiều, để các ảo gia khỏi bị làm phiền. Ảo trong Tử Vi lại có dạng ảo khác. Theo kiểu ăn nói tào lao bây giờ nói là ‘tự sướng”. Phá cách coi như không cần biết. Cứ “Thạch trung ẩn ngọc” đa phần chỉ thấy ẩn hoạ, “Quyền lộc phi tàn” quyền lộc mơ màng. “Nhật Nguyệt tịnh minh tá cửu trùng... du đảng”... Rồi “TANG HỔ hữu tài uyên bác”. Quên câu “TANG HỔ ĐIẾU BINH vị chi tứ Hung”...  KHÔI VIỆT quý nhân. Nhưng lại quên câu:
“ Cung Tật Ách ngộ KHÔI HÌNH.
Số người mắc phải pháp đình đau thương”.

Lại nói, chỉ biết đắc địa mà không biết đắc tội.
Chỉ biết chính tinh mà không biết đến bàng tinh. Bàng tinh có lẽ để tăng thêm phần huyền bí. Có người vẽ thêm sao trong khi chưa chứng minh được sao đâu mà lắm thế. Thậm chí sao trùng chỗ nhau, giành chỗ nhau... Cứ y như loài người tranh giành nhau chiếc ghế. Hài không chịu được. Tự phong những chức năng không có cho sao. Giống như là thực phẩm chức năng ăn vào bất tử, không ăn yểu tử.
...
Cái gì tốt là của mình. Xấu là không đúng. Không có chuyện bưng bô, nâng bi, làm tay sai cho kẻ ác. Phải đoán là giỏi phục vụ tận tâm. Không có chuyện ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp phải nói là giỏi sưu tầm.
Cho nên đoán Tử Vi đâu có dễ. Vốn học nó đã khó.
Thay vì nói lẵng lơ, chung chạ... phải dùng từ hoà đồng, dễ tính...
Thay vì hỗn láo lại nói trực tính, mạnh miệng ... nhiều vô số kể.
Các từ dâm đảng, hại người, phản phúc, bán nước, hại dân... chìm vào quên lãng.

Làm gì có chuyện lạ lùng. Vì lá số tử vi không phải là mâm cơm dọn ra. Cái gì không thích mình không ăn. Đó là số phận mình cam chịu. Không thể nói; mặc kệ sát tinh, hình tinh, ám tinh. Nếu là sát tinh. Có 3 hướng đoán.
Một là kẻ sát tinh.
Hai là nạn nhân của sát tinh.
Ba là khống chế được sát tinh. Muốn thế phải luận đoán kỹ càng.
Với ám tinh cũng thế. Không phải vô cớ người xưa viết. THAM LANG hoặc LIÊM TRINH là “vi thứ ĐÀO HOA cách”. Nếu có ĐÀO HOA thứ thiệt nữa đoán sao? Lại thêm ám tinh DIÊU Y nữa thì đoán sao? Trò chơi còn tiếp tục. Nếu có thêm KHÔNG KIẾP đoán sao? Có thêm KỴ HÌNH đoán sao. Có BỆNH PHÙ thì đoán sao....
Cho nên có câu.
“HÌNH ngộ THAM LANG. Hiệu viết; Phong lưu thải trượng”.

Chỉ cần 1 sao DIÊU Y đóng tại Mệnh là được quyền đoán mê đào trong trường hợp nào, mê tiền, thấy tiền là sáng mắt trong trường hợp nào... Đến ham mê quyền lực, ngồi hoài không thấy chán. Đó là lý do phải biết tính chất của sao. Không phải vô cớ người xưa đặt tên như thế. Không phải vô cớ người ta còn đặt thêm tên riêng. Không phải vô tình người xưa viết: “VŨ KHÚC vi QUẢ TÚ” rất ngắn gọn. Và trình độ người xưa không phải như bạn nghĩ, để viết các câu phú đối nhau chan chát. Chứng tỏ có trình độ cao. Chỉ tiếc cho người đời nay, giỏi “sưu tầm” một mớ tả pí lù gom thành 1 chỗ gọi là sách. Câu trước chưởi câu sau. Càng đọc càng điên, càng thấm thía.Phá Quân xung phá văn tinh tam canh bảo vân song chi hận”.
Lại bàn đến tạp chí, trang web vừa nhét TỬ VI rồi Phong thuỷ, Địa lý, bùa phép... Cái nọ chưởi cái kia. Còn đâu là số phận. Nghèo, đau ốm... vì không chịu cúng bái. Chỉ cần cúng bái là giặc tan. Chỉ cần bùa phép là giặc sợ. Có chăng nó sợ bom nguyên tử thì có.

Đến lá số Tử Vi ảo. Chỉ cần xích qua xích lại giờ sinh lá số có thể đẹp như mơ. Do hợp năm tháng ngày giờ. Lá số Tử Vi ảo trên con người thật. Ảo, không thật, dối trá có mặt khắp mọi nơi  Từ dân đen cho đến quan. Ủa quan lại cũng có sao? Nếu không ảo, sao các quan vào hộp để sống thật. Vì trước, đó là vinh hoa giả tạo, có 1 lúc rồi hết.

Vậy ảo là gì? là THIÊN HƯ TUẾ PHÁ. Không thật là gì? là THIÊN KHÔNG. Éo le có trường hợp THIÊN HƯ TUẾ PHÁ gặp THIÊN KHÔNG thành bộ bại vong, hư vong... đến hờn vong mạng. Lai có trường hợp THIÊN HƯ TUẾ PHÁ gặp BỆNH PHÙ, HOẢ LINH... trở thành bệnh tâm thần hoang tưởng...
.
Mệnh ảo, Ách cung luôn luôn có ĐÀO HỒNG hội họp cho nên ưa đào chuyện.
Mệnh không trung thực dễ bị người thân phụ bạc thì chớ ngạc nhiên.
Dân ảo làm khổ cả gia đình.
Vua quan ảo làm khổ cả xã hội.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

Học Chữ “Truy” Để Sửa Mình.




Hằng ngày chúng ta đọc báo bắt gặp các cụm từ như:
Truy nã trùm ma tuý...
Truy bắt tên cướp ngân hàng.
Truy lùng tên tội phạm... đến truy sát tên hung thủ.
Truy tố nguyên bộ trưởng...
Truy cứu trách nhiệm...
“Truy tìm dấu vết” là 1 đề tài hấp dẫn. Vào Youtube đánh cụm từ vừa kể tha hồ mà xem.
Truy hồi... dễ gặp nhất là truy hồi thông tin. Có 1 lý do nào đó, trang web hay blog không còn hoạt động nữa. Vào Google tìm kiếm, ta cũng có thể truy hồi thông tin của nó qua dạng lưu trữ.
Truy hồi ký ức là tìm kiếm thông tin cũ ngay trong đầu của mình.
Ví dụ rất cụ thể. Có lúc chợt nhớ. Một học viên hỏi về kỹ thuật làm flash. Nay có tư liệu muốn giúp họ nhưng không nhớ nổi học viên nào.

Đến truy cập thông tin là việc làm hằng ngày để tìm kiếm thông tin phù hợp với mình.,. Và còn nhiều từ truy khác, từ từ tìm hiểu sau. Từ tốt có, xấu có vô hại cũng có.

Vậy truy là gì? Thông thường nghĩ đến truy là truy xét cho ra, truy tìm, đuổi theo... là nghĩa thông dụng của nó. Chữ truy thường là từ đôi mới rõ nghĩa. Truy vấn tức hỏi vặn. Truy kích là từ thường dùng trong quân sự....

Truy nã là từ Hán, truy bắt là từ Hán Việt. Để truy bắt, trước đó là truy cứu tư liệu, rồi truy tìm, truy lùng sau đấy là truy đuổi. Nếu bắt được sau đấy là truy tố. Và không phải bao giờ thấy “truy” là nghĩ ngay đến các vấn đề như thế. Vì còn nhiều cái truy thú vị khác. Thậm chí còn mong được “bị truy”.

Trở lại vấn đề truy nã.
Luôn luộn, có kẻ được quyền ra lịnh truy nã, kẻ thi hành lịnh truy nã và kẻ bị truy nã. Nếu là học viên Tử Vi Ứng Dụng không phân biệt được các trường hợp vừa kể là không đạt yêu cầu. Phức tạp là trước truy nã người ta, về sau lại bị truy nã và ngược lại. Càng phức tạp hơn khi đang truy nã bị người khác truy nã lại.
Ví dụ cho dễ hiểu. Tiểu đội A truy nã, truy sát quân đich. Đâu ngờ cả tiểu đội bị quân địch đón lõng tóm đầu.

Kẻ bị truy nã là kẻ vi phạm pháp luật, khó mà kể cho bằng hết các tội lỗi do họ gây ra. Nào là tham nhũng, tham ô, tham dâm, lừa đảo, cướp hụi, cướp của giết người. Phá hoại tài sản quốc gia, phản bội tổ quốc...  Và chắc chắn rằng; khi đọc đến đây mọi người điều hiểu rằng; kẻ xấu là kẻ bị truy nã. Không hẵn thế, xem tiếp.

Kẻ tốt cũng bị truy nã.
Rất dễ hiểu. Ta có ví dụ như sau, thực tế việc nầy cũng rất nhiều. Một người tốt lại thêm giàu có. Chính bản thân họ dễ bị kẻ cướp truy nã nhất, đến bọn có chức có quyền cũng ưa truy vào để kiếm chút cháo. Có thể kể thêm kẻ khác giới tính, bà con xa đến đại bác bắn không tới... và con cái người thân cũng lâm vào hoàn cảnh bị bắt cóc, bị đánh đập hăm doạ đòi tiền chuộc. Trong trường hợp nầy nạn nhân cũng “truy” nhưng truy hô “cứu với”.

Lại thêm ví dụ để làm sáng tỏ vấn đề. Bạn lên mạng viết, hay nói, bày tỏ điều gì đó. Điều bạn làm có thể tác động tốt, xấu đến với 1 số người, với 1 tổ chức, đoàn thể đến cả cơ quan quyền lực. Tất nhiên những người trong cuộc ấy sẽ truy tìm bạn. Bạn là ai? Bạn là người anh hùng, là kẻ bưng bô, là tên lừa đảo... Tất cả tuỳ thuộc vào những gì bạn bày tỏ. Nếu bạn viết hay nói không ai truy cập vào trang của bạn. Rõ ràng bạn đã thất bại.
Càng dễ hiểu hơn. Nếu bạn xinh trai, đẹp gái bạn đi ra đường sẽ có người truy lùng, truy đuổi về tận nhà. Thậm chí xin số điện thoại.
Có đáng buồn không, chẳng ai truy lùng kết giao với mình cả.

Đến đây đã rõ thêm 1 điều.
Bị truy chưa chắc đã xấu. Quan trọng là: Mình là ai, đối tượng nào truy mình.
Khi bạn được quyền truy. Đây là những cái truy bất cứ ai cũng có quyền. Dù có ai đó muốn cấm cũng khó. Như; truy cập trang web tìm thông tin, truy tìm 1 người tâm giao, người tình, truy lùng nơi ăn chơi truy hoan... Do mình tự chủ truy, nói lên tính cách của mình. Truy vào các trang mê tín dị đoan, trang cá độ, trang web đen... trang hẹn hò... ra toà. Nói lên tính cách của bạn.
Vậy quan trọng là truy cái gì?
Tưởng gì, lên mạng truy tìm bè đảng, đồng bọn...
Lên mạng tìm kẻ ngây thơ, nhẹ dạ để lừa.

Vậy truy là sao gì trong Tử Vi. Đó là sao LIÊM TRINH. Truy là nghiệp của sao nầy. Nghiệp ấy tốt hay xấu do các sao khác quyết định.
Truy nguyên là truy về nguồn gốc của nó. Tức LIÊM TRINH và TỬ VI luôn luôn tam hợp. Truy nguyên nguồn gốc loài người, truy nguyên nguồn gốc người Việt, truy nguyên hệ mặt trời, truy nguyên nguồn gốc chữ viết tiếng Việt để nhớ ơn người sáng tạo ra nó. Chỉ có kẻ phản, người ngu mới phản đối việc làm đó.

Do LIÊM TRINH dễ đồng cung với nhóm SÁT PHÁ THAM. Từ đó, hình thành các bộ LIÊM SÁT, LIÊM PHÁ, LIÊM THAM... Theo thứ tự là truy sát, truy nã, truy lùng. Cũng đừng hiểu lầm, trong Liêm Sát chỉ có cách truy sát mà thôi, vẫn hàm chứa truy lùng, truy nã. Và các bộ sao kia cũng vậy.
Nhân tiện nói về cách LIÊM SÁT, do là cách truy sát, nên có câu:
“SÁT, LIÊM đồng độ, lộ thượng mai thi”.
Hàm ý bỏ thấy bên đường vì bị truy sát.
Và cũng đừng viện cớ, có cách nầy rồi, sợ quá. Bị như thế, do đi với hung sát tinh, KỴ HÌNH tinh mới ra nông nỗi. Đi với cát tinh vẫn được quyền ra lịnh truy sát. Thấp hơn là thi hành lịnh truy sát. Phức tạp hôm nay truy sát người, ngày mai bị người truy sát.

Các truy tốt là. Truy lãnh (lương), truy phong, truy tặng, truy thăng, truy thưởng...
Truy xấu là truy nã, truy sát, truy tố... Xấu nhất có lẽ là truy điệu. Vậy đến LIÊM TRINH mà chết cũng không nên ngạc nhiên. LIÊM TRINH còn chủ dài lâu là về nơi vĩnh hằng...

Các trường hợp được truy.
Nhờ tài năng nên người ta truy tìm. Như Trương Lương tìm Hàn Tín. Đời Tam Quốc Lưu Bị tìm Khổng Minh...
Trai xinh, gái đẹp, người giàu có là những đối tượng được người ta truy lùng nhiều nhất.
Những người nghèo khổ, hoạn nạn cũng được các người thiện nguyện truy tìm để giúp đỡ.

Các trường hợp bị truy.
Vì tiền, vì khoe của, vì khoe thân...
Có khi vì khoe của, khoe tiền mang hoạ vào thân. Chưa hết vui, khoe vàng giả cũng mang hoạ. Quan tham thấy vậy nổi lòng ham, kẻ cướp nghĩ đến chữ truy sát. Cuộc đời lắm chuyện vui. Sau khi giật được sợi dây chuyền, phát hiện vàng giả. Tên cướp quay lại tác tai cô gái, còn mắng, đồ lừa đảo.

Vì tình. Ta có.
“Rằng ta có ngựa truy phong.
Có quân dưới trướng vốn dòng kiện nhi”... Kiều, Nguyễn Du.
Truy phong đó không phải là truy tặng, truy thưởng lại là ngựa chạy mau như gió.
Sau khi lừa tình, Sở Khanh còn gài bẫy để Thuý Kiều bị truy nã... 
Chuyện lừa tình cùng 1 lúc rất nhiều người thường đưa đến truy tố.
Lừa tình lại lừa thêm tiền, nếu không đưa lên mạng xã hội.
Lừa tình lại đòi lại tiền, đòi lại quà cũng không thiếu...

Vì tham, trong đó có tham ô, tham nhũng, tham dâm và tham tàn (là đánh đập người khác đấy ạ)
Vì đoạt của, cướp của... Hoặc làm thất thoát tài sản quốc gia.
Vì quậy phá, phá hoại, cướp phá, quấy rối... bỏ bê trách nhiêm, buông lỏng quản lý.......

Truy cứu trách nhiệm của 1 quan chức dù đã về hưu, đã truy bao giờ người ta cũng truy về quá khứ. Hạ cánh chưa chắc đã an toàn. Truy cứu trách nhiệm hình sự, truy cứu trách nhiệm pháp lý... Trách nhiệm là sao TỬ VI, một sao Tử Vi xấu, tức là hành vi xấu. Cho nên, 2 sao Liêm Trinh và Tử Vi luôn luôn tam hợp với nhau. Khi xấu kéo theo toàn nhóm TỬ VŨ LIÊM đều xấu, nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm là việc không tránh khỏi. Nếu được đồng bọn bao che, tương trợ  lẫn nhau là bộ PHỦ TƯỚNG. Nhưng về sau lịch sử sẽ phơi bày ra tất cả.
LIÊM TRINH xấu tất bị CỰ MÔN khởi tố thành cách truy tố.
CỰ MÔN xấu tất bị LIÊM TRINH truy cứu thành cách truy tố.

Vậy chữ truy tố, liên quan đến 2 sao nằm 2 nơi khác nhau.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Luận Về Ngày Tháng Năm




Luận Về Ngày Tháng Năm.
Với 1 số người ngày tháng năm có vẻ tầm thường trong trong mắt ai. Lại có 1 số người nghe nhắc đến ngày tháng năm là 1 ấn tượng không thể nào quên. Với họ, năm Ất Dậu khủng khiếp, năm Mậu Thân hãi hùng... Cứ thế, có người nghe năm Bính Thân là ngày tàn của cuộc đời. Năm Bính Tuất chó chết, năm Kỷ Hợi đáng ghét, và Canh Tý cũng thế thôi... Tất nhiên khối người các năm tháng ấy là niềm vui của họ, là sự hạnh phúc, là bước khởi đầu đánh dấu tốt đẹp... Một năm đầy vinh quang với người nầy, người khác lại là năm đầy cay đắng. Từ đó ta có những năm tháng không thể nào quên. 1911 Cách mạng Tân Hợi với người Hoa. 1914-1918 đệ nhất thế chiến. 1939-1945 đệ nhị thế chiến với những người trong cuộc...

Vào trang Wiki, bên cạnh tên 1 nhân vật nào đó luôn luôn có con số năm sinh và năm mất. Tuy nhiên cũng có 1 số ít nhân vật không biết sinh năm nào, tháng nào chỉ có năm mất. Lại có người chỉ có năm sinh còn năm mất lại là 1 dấu hỏi.
Trên báo chí thường thấy cụm từ. Ngày.. tháng ... năm ... Khởi tố vụ án... càng cao danh vọng lại càng tốn nhiều giấy mực. Đa phần người ta tò mò các nhân vật quan trọng hơn những người tầm thường.
Thỉnh thoảng lại thấy thiệp hồng báo ngày... tháng... năm... Nhớ đi ăn cưới hỏi. Nhớ đi ăn mừng nhà mới, trong khi nhà mình xây từ vua Bảo Đại... Cho nên, với người nầy ngày tháng năm quan trọng. Với người khác mỗi ngày như mọi ngày. Mọi ngày ấy được bình yên là quý nhất.
Vậy thì ngày tháng năm, các ngôi sao được gọi là chính tinh nầy thực tế rất quan trọng. Nó có thể là ngày vinh quang... đồng thời cũng là ngày cuối cùng của ai đó.

Đó là các sao.
THÁI DƯƠNG chủ ngày.
THÁI ÂM chủ tháng, còn chủ đêm.
THÁI TUẾ chủ năm.
Trong Tử Vi chỉ có 3 ngôi sao nầy mang tên THÁI.
Ngoài ra còn có sao thời kỳ là THIÊN CƠ. Ta chỉ đoán THIÊN CƠ là thời kỳ khi đi với sao ngày tháng năm. Thời kỳ tươi đẹp, thời kỳ đen tối...
Thay vì nói ngày tháng, người ta dùng từ “mùa”. Ám chỉ thời kỳ, hoặc tháng ngày...
Như; Mùa hè đỏ lửa, mùa xuân chiến thắng, mùa đông của cuộc đời, mùa thu ly biệt.

Có 1 số người cung Mệnh có các sao ngày tháng, đa phần chỉ gặp tại Hạn.

Nói đến “ngày” là cả 1 chủ đề bất tận, còn nói đến “đêm” hay “ ngày tháng"”càng không thể nói hết. Chỉ đề cập đến  1 vài ví dụ.

Ngày ra đi
Còn gọi là ngày lên đường, ngày khởi hành... Để đoán tình tiết này căn cứ vào các sao Ngày tháng năm, thời kỳ, phối hợp với 2 nhóm sao đi lại và chuyển động.
Ra đi có nhiều lý do, mục đích. Đi thăm viếng, đi du lịch, đi du học, đi buốn bán, đi tìm vùng đất hứa... đến đi ra chiến trường, đi vào cõi chết, đi ra toà, đi trốn với nhiều lý do khác nhau... Ngày ra đi có thể huy hoàng, có thể công khai, có thể lén lút âm thầm như bóng ma biên giới... Và có trường hợp không thể nói rằng đi, phải nói chính xác là chạy. Vì đã gây quá nhiều tội ác, nào giết người, nào cướp giật, nào là ôm hụi, nào thâm hụt công quỹ... Khó mà mô tả hết hoàn cảnh của người chạy đi. Có người phải thay tên đổi họ. Thậm chí thay đổi cả giới tính. Đây là tình huống cần thiết phải thay tên đổi họ. Tự dưng thay tên đổi họ có giải quyết được cái gì đâu. Lừa Đảo đổi thành Lừa Gạt cũng vậy thôi.

Ra đi, ai cũng mong đi đến nơi mình muốn. Có thể không bao giờ đến. Cái dễ gặp là đến nơi không mong đợi. May ra có người đến nơi mong muốn, tìm thấy ngày mai tươi sáng.`
Ta lại thấy. Được đi, bị đi, bị ép buộc phải đi, bị đuổi đi, nghe lời xúi giục rồi đi... Đi công khai, đi trong lén lút, đi được nghênh đón... đến đi trong tủi nhục.
Ta cũng không thể quên, đi với ai? Hoặc đi 1 mình. Ôm con lặng lẻ ra đi... đến công khai phản bội ra đi... để nước mắt cho người ở lại. Khủng khiếp nhất là hoàn cảnh chiến tranh lan rộng bỏ cửa bỏ nhà, bồng bế nhau chạy đi trong bối cảnh bom đạn rực trời. Lúc đó mới thấy 2 chữ bình yên mới quý làm sao. Còn 2 chữ hoà bình ngoài tầm mơ ước.

Ngày trở về.
Nếu có ngày ra đi tất có ngày trở về, thường là như thế. Sinh ra các từ ngày tái ngộ, ngày sum vầy gặp mặt, ngày hồi hương... Đoán chi tiết nầy căn cứ chuyển động về nơi chốn cũ.
Ngày trở lại có thể trong lặng lẻ. Như thế là còn tí may mắn. Biết đâu “Anh trở về bằng chiếc băng ca”... Xấu số (cũng là sao THIÊN CƠ khi xấu) vùi thây nơi rừng sâu hay biển vắng. May mắn hơn là “Ngày trở về có anh thương binh chống nạng cầy bừa”...
May mắn cho ai ngày trở về là ngày vinh quy bái tổ. Không phải dòng họ nào cũng vui mừng hưởng vinh hoa kề long dựa phượng. Ở đời muôn sự. Kẻ vinh quy có khi còn mạt sát tổ đường gì bé tí vậy. Lại có kẻ, khi vinh quang lại không vinh quy, hồi hương khi sa cơ thất thế. Có nghĩa là sao THIÊN CƠ cũng xấu và sao THẤT SÁT chuyển thành thất kinh. Cú hồi hương đem tai hoạ đến cả dòng tộc láng giềng...
Đến kẻ đi xa về nhà nói khoác, cái tội đó còn nhẹ, đến lừa gạt người thân, láng giềng cũng có... Không thể nói hết các trường hợp và các tình huống của ngày trở về của mọi người.
Có người bị trục xuất về, có người có TẢ PHÙ, HỮU BẬT dẫn độ về. Tất nhiên về quê hương thì có, về nhà cũ thì không.
Ở Kampuchia có người công bố ngày về, không những náo loạn đất nước, còn náo loạn các nước lân bang. Nếu công khai như sao THÁI DƯƠNG không được, thì âm thầm như sao THÁI ÂM, bí mật như sao TỬ VI. Quan trọng là có thật tâm hay chỉ là chiêu trò.

Ngày tháng đợi chờ.
Nếu có người ra đi tất có người ở lại với ngày tháng đợi chờ... Có người vui mừng mong đợi 1 hồi âm, tất nhiên có người khổ đau vì biệt vô âm tín. Có người hãi hùng khi nghe tin dữ. Có người đợi chờ trong hy vọng, lại có người trong vô vọng. Mọi cái đều có thể. Ngày tháng đợi chờ. Đề tài được giới văn nghệ sĩ khai thác nhiều nhất.

Ngày vui, ngày buồn...
Các ngày hỉ sự, ăn mừng... đều là ngày vui cả. Quá dễ biết và dễ hiểu do đi với cát tinh, hỉ tinh. “Thấy sao thì mô tả vậy”. Đó là nguyên tắc của Tử Vi Ứng Dụng, cũng là lời thường nhắn nhủ với học viên.
Có khi ngày vui biến thành ngày không vui là chuyện có thể gặp. Nếu gặp THIÊN KHÔNG đành nói rằng không. Gặp tam KHÔNG càng có nhiều cái không. Gặp tam Ám ngộ tam Minh vui cũng biến thành buồn... Y như, trời đẹp bỗng dưng mưa bão. Đành nhận xét, hôm nay trời mưa bão.
Ngày vui có khi cũng ngắn ngủi.
“Ngày vui ngắn chẳng đầy gang. 
Trông ra ác đã ngậm gương non đoài”... Kiều, Nguyễn Du
Cũng như: “Ngày hợp hôn, nàng không đòi may áo cưới. Tôi mặc đồ quân nhân. Đôi giày đinh bết bùn lúc hành quân’... Ngày vui ngắn ngủi của đôi tình nhân, cũng là ngày vui ngắn ngủi của thi sĩ viết nên câu thơ nầy. Sau đấy đã chấp nhận những tháng ngày đen tối 
Nếu có ngày hợp hôn nhưng số phận lại viết ngày ly hôn, tất nhiên ngày ấy sẽ đến. Ngày ly hôn nàng đòi chia đôi chiếc Mercedes... Thế là tôi cưa ngay. 

Vui buồn cũng có nhiều cấp độ. Buồn, buồn quá, quá buồn, buồn chết đi được... Chẳng có phép mầu nào biến buồn làm vui, nếu có, là phép lừa gạt mà thôi. Có chăng là quên nó đi để sống, gạt nó qua 1 bên... Nhưng có người lại viết. “Người ơi! Khi cố quên là khi lòng nhớ thêm”...
Có người sinh ra để khóc, có người sinh ra để cười. Đó là 1 sự thật. Có chức, có quyền con than thở
“Kiếp sau xin chớ làm người”...

Ngày đáo hạn
Ngày đáo hạn là ngày tất toán của sổ tiết kiệm đem lại niềm vui đến 1 số người. Nhưng ngày đáo hạn ngân hàng đem lại tiếng khóc, tiếng thở dài cho người đi vay nợ ngân hàng. Bằng không sẽ biết ngày quá hạn kỳ là gì. Trong thuốc men, lương thực người ta gọi là ngày quá đate. Vì thế, ngày tháng năm rất ấn tượng với 1 số người. Lỡ dại vay nóng của bọn cho vay nặng lãi. Thế là biết chiến tranh tầm vi mô như thế nào. Cho nên có nhiều chuyện lạ lùng. Thế chiên, đại chiến vẫn có người bình yên như cái vại. Thế giới, đất nước hoà bình vẫn có người có chiến tranh. Đã là số phận khó mà thay đổi.

Ngày hành động, ngày quyết định...
Ngày N giờ G hãy hành động, tổng khởi nghĩa... Đây là chi tiết thường gặp trong quân sự. Đó là ngày hành quân, tấn công vào mục tiêu. Từ đó ta có ngày định mệnh, có khi thắng tất có khi thua ôm đầu máu. Lại ngày N giờ G lần nữa, cứ thế cuộc chơi lại tiếp tục. 
Với doanh nghiệp là ngày khởi nghiệp. Tất nhiên khi khởi lên làm ầm ầm thành công cũng có, lặng lẻ âm thầm rút lui hồi nào không ai biết cũng có. Éo le là cơ quan chức năng yêu cầu công ty Lừa dẹp. Nếu có ngày khai sinh dễ thấy ngày khai tử. Y như con người, các công ty chết hồi nào không ai hay.

Với thường dân dễ gặp là ngày quyết định. “Ra giêng anh cưới em”... “Đám cưới thường tổ chức cuối năm”. Đên cuối năm lại “Ra giêng anh cưới em, năm rộng tháng dài mà em”.

Ngày lành tháng tốt.
Bên Tàu thường coi ngày lành tháng tốt mới xuất quân. Nhưng có điều lạ kỳ xuất quân đánh nước ta lần nào cũng thua. Cho đến quân Kim, quân Mông Cổ, quân Thanh xâm lược mặc kệ không chịu đánh vì chưa có ngày lành tháng tốt. Bây giờ lại nghe hăm he Đài Loan, rút kinh nghiệm cha ông để lại. Thế nào cũng chọn ngày hung tháng xấu để đánh.
Vậy, có hay không ngày lành tháng tốt?

Căn cứ vào TỬ VI ta có. Bộ ÂM DƯƠNG LƯƠNG tốt đẹp là ngày lành tháng tốt. Vì sao THIÊN LƯƠNG chủ sự tốt lành. Còn ÂM DƯƠNG là bộ sao ngày tháng. Nếu có bộ ÂM DƯƠNG LƯƠNG tốt tất có bộ ÂM DƯƠNG LƯƠNG từ xấu đến xấu khủng khiếp là điều có thật. Cho nên có ngày lành tháng tốt với 1 số người và ngày xấu tháng hung với 1 số người.
Chuyện ngày lành tháng tốt với tất cả mọi người trên thế gian là chuyện bịa đặt.
Ngày nào mà chẳng có kẻ xung đột mâu thuẫn đưa đến đánh nhau. Trong quân sự có đến cả tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn... được gọi mỹ danh là hành quân.  Ngày nào mà chẳng có tai nạn xe cộ, kẻ thì thuỷ tai, kẻ thì hoả tai, kẻ thì mất của... không thiếu những người bộc phát trọng bệnh. Người viết tin rằng; chẳng có ngày nào bình yên cả. Ngày Tết, ngày lễ lại là ngày nhiều tai nạn hơn.
Và người viết tin rằng; ngày nào cũng có người trúng số phát tài. (Do thấy ngày nào cũng có xổ số, không giải lao ngày nào), có người trúng mánh, có người tìm được người mình thương yêu... Thôi thì đủ cả. Có người mất của, tất có người được của. Bạn mất xe cho là ngày xấu, thắng ăn cắp cho là ngày hên được của. Tóm lại chẳng có ngày lành tháng tháng tốt chung cho tất cả mọi người.

Đến quốc gia. Nếu có ngày vui là quốc khánh. Ngày xưa nước ta gọi là ngày Hưng quốc khánh niệm. Trái ngược là ngày quốc tang, đau đớn nhất là ngày quốc hận. Nhục nhã là ngày quốc nhục. Ta lại có câu vè để lại.
“Từ ngày thất thủ kinh đô.
Ông Tây sang giăng dây thép bản địa đồ nước Nam”.

Người sinh ra có năm sinh, năm mất. Không ai tránh được ngày tàn cuộc đời, ngày xa lìa nhân thế. Âm dương thôi đành cách biệt. Hãy cố gắng tránh ngày đền tội, ngày phán xét khi mất đi không có tiếng xầm xì... Kẻ tốt để lại thương tiếc trong lòng mọi người. Kẻ xấu bị nguyền rủa, chuyện xưa nay vẫn thế. 
Ngay đến một chế độ, một triều đại cũng có ngày tàn, cũng năm ấy lại khai sinh một chế độ mới, triều đại mới.

Đến đây bộ ÂM DƯƠNG chủ ngày tháng là 1 nhóm sao quan trọng. Nó là chính tinh nên quan trọng như các chính tinh khác. Bộ ÂM DƯƠNG còn chủ.
Trai gái, nam nữ... đoán về giới tính.
Âm thầm và công khai đoán về tính cách, tai hoạ
Âm phần và dương cơ đoán về cơ nghiệp.
Âm vật và dương vật đoán về cơ thể
Âm thanh dậy lên đoán về vui buồn, thành công... 
Đó là lý do cần đi với hỉ tinh, cát tinh.
Không phải vô cớ người xưa viết. 
ÂM DƯƠNG hữu XƯƠNG KHÚC nhi đắc lực.
Nhưng đắc lực đến đâu còn tuỳ cát tinh hỗ trợ.
NHẬT NGUYỆT ngộ KHÔI VIỆT dị thành công...

Và ÂM DƯƠNG, THIÊN CƠ, THÁI TUẾ các sao chủ ngày tháng, thời kỳ. Nói chung là thời gian. Thời gian là thứ mất đi không bao giờ tìm lại được. Quỹ thời qian là cái quỹ càng ngày càng ít đi của 1 đời người. Không phải vô cớ người ta phóng đại “Thời gian là tiền bạc”. Có tiền cũng không mua được thời gian. Người tốt, không nên làm lãng phí thời gian của người khác. Người xấu lãng phí thời gian đọc, xem, chơi... những cái vô bổ. Chưa kể còn quậy phá thời gian của kẻ khác. Mong sao, nhất là học viên Tử Vi Ứng Dụng  sử dụng tốt quỹ thời gian của mình. Vì như đã nói. Đó là thứ mất đi không bao giờ tìm lại được. Đó là thứ cho đi nhưng người nhận lại không thấy.

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

Luận Về Ăn Uống.




Ăn là THIÊN CƠ chủ đói, có đói mới ăn, THIÊN ĐỒNG chủ no... Hai sao nầy luôn luôn tam hợp với nhau. Đây là 2 từ chúng ta thường dùng hằng ngày. Nhị hợp với THIÊN CƠ là PHÁ QUÂN, với THIÊN ĐỒNG là THAM LANG. Dễ lầm lẫn THAM LANG là ăn. THAM LANG là ngôi sao chủ ham muốn đủ thứ, trong đó có cả sự ham ăn.

Khi đói (là THIÊN CƠ) người ta thường tìm kiếm (là THAM LANG) cái gì đó cầm lấy (là PHÁ QUÂN) để ăn.

Ăn khi có sao lương thực là THIÊN LƯƠNG phối hợp mới hay. Đó cũng là một trong các lý do, làm cho bộ CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG trở thành hoàn chỉnh...
Kém hơn là cách CỰ ĐỒNG CƠ không lo ăn lại lo cãi.
Dù hay hoặc kém, tất cả cần có cát tinh hỗ trợ. Kỵ gặp KHÔNG KIẾP, HOẢ LINH, KỴ HÌNH và CÁO PHỤ.

THIÊN LƯƠNG là lương thực, vì thế có câu phú.
“Tài, Ấm toạ Thiên Di tất cự thương cao cổ”.
Ấm là tên riêng của sao THIÊN LƯƠNG.
THIÊN LƯƠNG tại Thiên Di cung mở cửa hàng ăn uống là thế. Đem lương thực bày ra bên ngoài để người có nhu cầu đến ăn. Còn việc cửa hàng ăn uông lớn, nhỏ, thành bại lại là việc khác.
Do THIÊN ĐỒNG được no đủ vì thế gọi là có phúc. Phúc là tên riêng của THIÊN ĐỒNG. Bạn cho là vô lý ư? Thì đây. Cứ cho là bạn tài ba, danh vọng đầy đủ cả.... bắt nhịn đói đến khi nào thừa nhận, được ăn no là có phúc mới cho ăn. Còn bày vẽ Phúc là phải tự do, ăn ngon mặc đẹp, không bị kềm kẹp... Đó là hạnh phúc (bộ ĐỒNG LƯƠNG) diễm phúc (bộ THIÊN ĐỒNG +ĐÀO HỒNG).

Có của, có quyền lực... nhưng đau ốm ăn không được mới thấy là vô phúc.
Trong cai trị (LIÊM TRINH TRIỆT) người ta dùng cái ăn để khống chế, ban thưởng... Đến đây có người đã thấm thía cái ăn quan trọng, nhưng có người vẫn chưa thấm thía. Đó cũng là chuyện rất bình thường. Vì chưa từng ăn 5 kg/ tháng. Ăn canh toàn quốc, ăn mắm đuôi... đến khi được ăn củ khoai, củ sắn còn sống chưa kịp nấu chín, cho là diễm phúc.
Từ đó ta có.
Kẻ ăn trong tiếng khóc, có người ăn trong tiếng cười. Hoàn cảnh nhiều vô số kể, tốt có xấu có. Cá biệt là yến tiệc linh đình.

Trong giao lưu, cư xử người ta dùng cái ăn để bày tỏ tình cảm...  Và dùng cái ăn để mua chuộc. Ta lại có “Ăn xôi chùa nghẹn họng”.  Chẳng lẽ ăn xôi chùa đi nói xấu nhà Phật.
Trong mưu mô cũng là sao THIÊN CƠ dùng cái ăn để đầu độc đối thủ. Thế là vua chúa phải dùng chén đũa bằng bạc, nhưng chưa hết lo phải cho người ăn thử. Ngay cả vua chúa cũng vừa ăn vừa lo nhất là người xa lạ mời. Ai hạnh phúc hơn ai, khi vừa ăn ổ mì vừa vô tư lướt web... Thế đấy.

Thế nhưng... Một số người khoe khoang cái mình ăn. Nào là ăn óc khỉ, ăn thai nhi, uống rượu ngoại... Có người gào thét phanh thây uống máu quân thù... Người viết không dám chỉ trích cái ăn uống của họ. Quan niệm thích cái gì hãy ăn cái ấy. Căn cứ vào đấy ta đoán tính cách con người. Tất nhiên không thiếu các trường hợp chết vì ăn do ngộ độc thức ăn, nhiễm bệnh về ăn uống là chuyện thường gặp. Đó cũng là lý do sao THIÊN CƠ hay gặp sao CỰ MÔN là cái mồm hội họp. Đa phần các căn bệnh liên quan đến sự ăn uống. Từ thiếu dinh dưỡng, ăn uống bất hợp lý, nhiễm độc thực phẩm... Đến đây rõ ràng không chối cãi cái ăn quan trọng đến dường nào.

Bọn triết gia lại lý sự kiểu sao THÁI TUẾ rằng;
“Ăn để mà sống, chứ không phải sống để mà ăn”.
“Một miếng giữa làng bằng 1 sàng trong bếp”.
Giới y học lại lập luận rằng; Ăn no nhưng thiếu dưỡng chất, cần ăn đủ dưỡng chất...

Nạn thiếu ăn.
Dân chúng thiếu ăn sinh ra loạn lạc. Sử sách viết đầy ra đấy, có thèm bịa đâu. Năm ấy mất mùa loạn lạc nổi lên khắp nơi... Nếu là lãnh đạo giỏi đã tính đến vệ sinh thực phẩm, an toàn lương thực. Còn lương thực của họ gọi là an ninh lương thực, sau khi bọn SÁT PHÁ soi mói không có virus, thặng dư độc tố...
Vì thiếu cái ăn, người ta làm đủ thứ.
Trộm cắp, cướp giật, lừa đảo... đến bỏ xứ ra đi tìm đường cứu... cái bụng là THIÊN ĐỒNG. Nếu thành công quay về lại bố láo tìm đường cứu nước là QUỐC ẤN. Đến cấp vĩ mô xâm lăng, xâm lược cướp đất, cướp biển để cứu dân chết đói ở xứ mình. Hãnh diện với vó ngựa Mông Cổ đến đâu cỏ cây không mọc được, rồi “Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh”... gieo đau thương lên đầu dân tộc khác. Căm ghét hơn lại có kẻ lại đi theo vết xe đó, học làm Hiler, Thành Cát Tư Hãn... Thế gian không bao giờ bình yên, có chăng là khoảng lặng trong chốc lát báo hiệu sóng gió sắp tới.

Đáng nói, không thấy ăn mà gọi là ăn. Đó là ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp, ăn gian, ăn chận (chặn), ăn bẩn, ăn hối lộ, ăn vạ...  Điều này gây khó khăn cho người nước ngoài học từ Việt. Nếu định nghĩa ăn là ăn các thứ lương thực, thực phẩm sẽ làm trò cười cho bọn tham quan, ô lại. Bất cứ thứ gì chúng cũng có thể ăn được. Từ sắt thép đến đất đá, ăn của người chết... ăn đến tận đời sau, ăn xuyên thế kỷ (tức đất đai tài nguyên là dành cho con cháu)

Các từ ăn ở trên hàm ý, cái mầy ăn là đồ trộm cắp, gian dối, tham nhũng ... của người khác.
Vì cái ăn. Bọn gian thương biến hoá cái ăn không được thành cái ăn được sống chết mặc bây.
Vì cái ăn bọn trộm cắp không tha 1 cái gì. Từ hiện vật đến văn chương nghệ thuật. Bằng chứng là những điều người viết viết tại đây, có kẻ ăn cắp đem in ấn chẳng qua là kiếm miếng ăn.

Tất nhiên bọn cướp giật, phỉ, giặc khỏi bàn đến do quá rõ.

Do cái ăn người ta sẵn sàng hại lẫn nhau.
Vậy từ cái ăn là nguyên nhân sinh ra vô số câu chuyện. Cho nên, THIÊN CƠ chủ cái ăn luôn luôn đứng sau sao TỬ VI còn chủ là nguồn gốc. Lại còn ăn bám, ăn chơi, ăn chực nằm chờ, ăn theo... đến “Ăn cơm nhà vác tù và cho quan”. Người Việt biến hoá từ ngữ ăn thành những cụm từ dồi dào, tuỳ thương ghét mà dùng.

Đến ăn năn càng cà lăm..
“Ăn năn thì sự đã rồi.
Nễ lòng người cũ vâng lời một phen”... Nguyễn Du.
Đó là sao THIÊN KHỐC. khi khóc tất có điều ăn năn hối tiếc. Biết đâu mình chưa kịp ăn, nó ăn mất phần mình. Nói đến chữ phần hay phận là sao TỬ VI liền kề sao THIÊN CƠ.

Vẫn chưa hết chuyện về ăn.
Ta lại có ăn chay. Mỗi tôn giáo có 1 cách ăn chay theo 1 cách khác nhau. Có tôn giáo không ăn thịt bò, vì uống sữa bò phải coi bò như là bà mẹ. Nghe chừng cũng có lý. Có người xứ Việt uống sữa cô gái Hà Lan, vì thế gặp gái Hà Lan vòng tay thưa mẹ.
Chẳng qua theo tôn giáo nào phải tuân thủ quy luật tôn giáo ấy mà thôi. Không có lý do gì chỉ trích cách ăn uống người khác. Mỗi dân tộc lại có cách ăn uống khác nhau. Với người này là rau, là củ nhưng với người kia là cỏ, là rể cây. Đó là chuyện rất bình thường.
Cái quan trọng không phải là ăn chay. Cái quan trọng là cách ăn ở cho phải đạo làm người.
Ăn chay nhưng bụng dạ 1 bồ dao găm. Thấy tiền thì sáng mắt, thấy đào thì nổi dâm, thấy đất đai thì lấn chiếm, mua gian bán lận... Vậy ăn chay để làm gì?

Ta còn có.
Nhìn cách ăn uống cũng biết tính cách con người.
Ăn mày cửa Phật
“Miếng ăn là miếng tồi tàn
Mất đi 1 miếng lộn gan lên đầu”
Ăn xem nồi, ngồi xem hướng.
Ăn mày đòi xôi gấc.
Ăn miếng trả miếng.
Ăn cháo đá bát. Cũng là chuyện thường tình trong xã hội.
Nhường cơm sẻ áo.
Ăn cây nào, rào cây nấy. Chỉ 1 đề tài nầy thôi có thể viết thành cả trang luận án.
Uống nước nhớ nguồn. Nhưng chuyện quên nguồn rất dễ gặp.
Có người thà nhịn đói để chết không chịu ăn. Ta lại có
“THAM LANG ngộ HAO 1 nhà.
Cầm bằng nhịn đói (chứ không để) lệ nhoà miếng ăn”.


Căn cứ vào ăn uống đoán thành công và vai vế trong xã hội. Ta có.
Ăn nên làm ra.
Ăn trên ngồi trước.
Một miếng giữa làng bằng 1 sàng trong bếp...
Ăn cơm chúa, múa tối ngày.
Giữ chùa, thờ Phật thì ăn oản.
Ăn chưa no, lo chưa tới.
Quyền ăn to nói lớn tức là cách CỰ CƠ tốt đẹp.

Đến ăn uống bị chỉ trích, kết tội.
Ăn gian nói dối. Đã ăn gian bao giờ cũng liền kề nói dối. Có người hãnh diện nhờ nói dối mà thành công. Làm láo báo cáo hay.
No ăn ấm cật, dậm dật mọi nơi.
Uống (hút) máu dân lành.
Lại có kẻ ăn gan uống máu để chứng tỏ mình ngon, gan dạ hơn người.

Hoạn nạn vì ăn uống.
Trúng độc, ngộ độc, đầu độc do ăn uống. Bị kiêng cử trong ăn uống...
“Ăn rồi cứ ngỡ như là chưa ăn”/ Nghĩa là sao?/ Là ăn cơm tù đấy ạ.
Đến đây được ăn no là có phúc. Có lẽ không có ai tranh cãi làm gì.

Thay vì nói ăn người ta còn nói là thực.
Có thực mới vực được đạo.
Tha phương cầu thực. Cho nên nhiều người phân tán khắp mọi nơi. Số phận mỗi người mỗi khác nhau. Có người thành công, có người thất bại. Làm gì có chuyện lạ lùng tha phương là thành công, là phát tài viễn quận. Trong khi người xưa đúc kết “Số nghèo đi đến nơi đâu cũng nghèo”. Còn người nghiên cứu số mạng thừa hiểu. Đó là kiếp tha phương, kiếp lưu lạc đến kiếp bị lưu đày. Mỗi người tha phương mỗi hoàn cảnh khác nhau.

Lại đến cái ăn đó từ đâu mà có.
Có thế mới là luận đoán.
Câu thơ hay về chữ ăn.
“Hỏi ra, quan ấy ăn lương vợ
Đem chuyện trăm năm giở lại bàn”. Quan Tại Gia, Trần Tế Xương.
Ghét người ta dùng từ ăn bám, thương thì đây là cách vợ đi làm nuôi chồng, chồng ở nhà coi ngó nhà cửa, chăm sóc con... “Vợ có công thì chồng không phụ”. Cách PHỦ TƯỚNG tại Mệnh hoặc tại Phối không bị phá cách.

Bộ ÂM LƯƠNG là bộ sao cơm lành canh ngọt. Nhưng cơm không lành canh không có... bột ngọt đưa đến xung đột mâu thuẫn, cũng là đây. Bao nhiêu chuyện xung đột mâu thuẫn hằng ngày quanh từ ăn rất nhiều, đưa đến vợ chồng bỏ nhau, cha con xa nhau, người ta giết nhau. Đến quan lại tranh giành... cái ăn đầu đội, chân đạp tranh giành nhau chức vị nguyên do cũng vì cái ăn. Vì với chức vị như thế, được quyền ăn to nói lớn, ăn ngon mặc đẹp, ăn sung mặc sướng... Đến đây tất thấy cái ăn cực kỳ quan trọng.
Muốn có cái ăn, người ta cần có tiền tức là THIÊN LƯƠNG. Từ THIÊN LƯƠNG hoán đổi ra lương thực cũng chỉ sao nầy mà thôi. Đó là lý do bộ CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG hoàn chỉnh hay hơn bộ CỰ ĐỒNG CƠ.

THIÊN CƠ là sao chủ sự đói nên cần ăn no là THIÊN ĐỒNG. Cái hay của TỬ VI là vậy, 2 sao luôn luôn tam hợp bổ sung cho nhau.
THIÊN CƠ còn chủ thời kỳ, thời cơ, cật vấn, riêng tư, tính toán mưu mô, cơ ngơi, cơ thể, số lẻ...
Đến đây có lẽ không ngạc nhiên khi nghe người ta nói.
Nhà cửa (là Thiên Cơ) sao xập xệ thế?/ Cái ăn chưa có, cơ thể chưa lo xong. Thời kỳ đang đen tối. Chuyện nhà cửa thôi đành tam bợ.
Trên là câu nói xoay quanh sao THIÊN CƠ với tình huống xấu.

Người viết nghĩ rằng. Đoán chuyên sâu về thức ăn nóng, thức ăn lạnh, đồ ăn nhanh... không khó mấy đối với học viên giỏi. Với học viên giỏi ba hoa cái gì đoán cũng được. Không cần suy nghĩ trước, tìm hiểu trước.

Cuối cùng là câu nói người xưa để lại.
“Nhất ẩm, nhất trác giai do tiền định”
Cái ăn, cái uống đã tiền định sẵn rồi. Tức cái ăn, cái uống có vui buồn vinh nhục trong đó.

Đến đây chợt nhớ đến “tam cùng”. Vậy tam cùng là gì? Là cùng ăn, cùng ở, cùng làm. Nói lên tính hoà đồng với mọi người dễ thành công trong xã hội. Chứ đừng, tao chỉ uống trà không uống bia rượu. Tao ăn chay không chịu ăn mặn phải kiếm đồ chay cho tao... Thế là cách “Không Cùng”. Chừng đó thôi, đã thấy khó cùng nhau đến cuối cuộc đời.