Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

Anh Nằm Xuống.

Anh nằm xuống là mỹ từ để mô tả cái chết ngoài mặt trận. Theo số liệu thống kê. Từ xưa đến nay, số người chết trận không nhiều như chúng ta thường dễ hiểu lầm. Những người chết vì tai nạn, chết vì bệnh tật nhiều hơn thế gấp nhiều lần. Nơi chết nhiều nhất là... cái giường.

Để tránh nói về cái chết, người ta dùng  các từ “đi xa”, khuất núi”, “khuất bóng, về “miền vĩnh hằng”, khí thiêng đi đã “về trời”... “về suối vàng”, “âm dương cách biệt”, “an giấc ngàn thu”... Và các tình huống chết cũng ghê gớm. Nào là đâm chém chặt, phi tang xác chết bằng cách chôn, đốt, ném xuống sông hồ biển cả. Vô tình, những con sông hiền hoà trở thành nơi che giấu tội lỗi, tiếp tay vớí kẻ ác.  Người chết đã đành còn bị bị thêm nạn hoả thiêu, thuỷ tai, phân thây...
Thảm cảnh, lộ thượng mai thi, phơi thây đồng nội, hoặc nơi rừng vắng diễn ra hằng ngày khắp mọi nơi. Đó là thảm cảnh có thật diễn ra hằng ngày.

Ngày xưa,  còn có cảnh phơi xác trên mũi giáo, bêu đầu trước cổng thành, hoặc chợ búa để răn đe kẻ khác. Ngày nay quân IS hiện đại hơn tung lên mạng răn đe cả thế giới. Thế mới biết xưa và nay không khác nhau là mấy. Cái ác vẫn ngự trị khắp nơi, nhiều ít khác nhau.

Điều cũng đáng nói, chết do sai lầm trong chữa trị, sử dụng thuốc...  của ngành y chiếm tỉ lệ khá cao. Vô tình biến thầy thuốc thành sát thủ hợp pháp. Kẻ bị giết không ngờ rằng mình bị giết. Nếu hoài nghi tạm thời đọc đây.


Đã là sinh vật có lúc phải biến thành tử vật. Không ai tránh khỏi cái chết. Quy luật sinh lão bệnh tử không thể thay đổi. Có chăng là danh tiếng, tai tiếng không chết mà thôi.
Đa phần là ham sống sợ chết. Nói đến từ chết người ta kỵ, tức là sợ. Nếu có người sợ tất nhiên có người không sợ. Bao giờ cũng thế luôn luôn có 2 thái cực, kẻ ở bên này người ở bên kia. Sống tủi nhục thà chết còn hơn. Từ đó, có câu,  chết vinh hơn sống nhục. Cuộc sông kéo dài đau khổ người ta tự tìm đến cái chết. Chết vì miệng lưỡi người đời. Chết vì ăn uống ngộ độc, sinh bệnh mà ra là cái chết nhiều nhất...

Có 1 điều người ta không ai biết. Đằng sau hạn chết lại là hạn dễ chịu hơn. Vì nguyên tắc tập trung cái xấu tai đây. Dĩ nhiên nơi khác ít xấu. Cũng như xã hội nơi này xấu, xã hội nơi kia tốt hơn. Đó là sự thật không thể chối cãi. Không có lý do gì, khi thất vọng lại tự sát để đau buồn cho kẻ ở lại. Chưa nói đến cái mất đi biết đâu lại được, mất cái này được cái khác. Được mất không lường. Được gần gũi, phục vụ... cho kẻ xấu, kẻ ác tồi tệ hơn là “được” đánh mất. Kẻ gần gũi ta chưa hẵn là tốt. Kẻ bỏ ta đa phần là xấu. Vậy thì có gì đâu để tiếc với thương. Nhưng cuộc đời có cái lạ lùng không biết đâu tốt, đâu xấu. Không biết đâu đúng đâu sai...

So ra mọi cái chết, cái chết có ý nghĩa và đep là cái chết ngoài mặt trận trong lúc chiến đấu. Cứ cho là may mắn sống sót trở về. Biết đâu lại chịu cảnh cái chết tồi ở hậu phương. Nếu chết trên giường bệnh đã đành, miễn bàn. Biết đâu lại chết trong ngục tù tăm tối do tội lỗi của mình gây ra. Ta lại có cụm từ “kẻ ngã ngựa” nhưng không ngã ngựa ngoài chiến trường để rồi trở thành bại tướng hay tử tướng trong tay đối phương. Nhưng  lại ngã ngựa vào thời buổi bình yên trở thành bại tướng của những người cùng chung chiến hào.
Kẻ thua cuộc trong cuộc chiên, chưa chắc chịu thua cuộc trên cuộc đời.
Kẻ thắng cuộc trong cuộc chiến,  lại dễ bị thua cuộc trước cuộc đời. Vì biết bao cám dỗ, phức tạp vây bọc quanh cuộc đời.
Có những người càng sống lâu càng mang hoạ lớn. Tất nhiên cũng có những người càng sống lâu càng toả sáng.  Biết đâu “anh nằm xuống” tránh được tủi nhục về sau.

Ngoài từ nằm “xuống”. Còn có từ “lên”. Nếu từ nằm xuống, chết nghe có lý. Vì bệnh tật, tai nạn...  ngồi lên không nổi nằm luôn. Thậm chí có điềm báo “hạ thổ”, ưa lăn xuống đất chứ không chịu nằm giường. Khi chôn cất người ta thường “hạ” huyệt. Cú đi xuống cuối cùng. Vậy từ đi xuống, nằm xuông có lý. Từ lên nghe chừng như vô lý. Vì đứng lên, đi lên, vùng lên lại chết.

Ta thường nghe, lên thiên đàng, lên bàn thờ ngồi nhìn con gà khoả thân mà có ăn được đâu. Vì sao lên lại chết, vì lên, nhưng lên không nổi. Như, đứng lên, ngồi dậy nhưng gượng ngồi lên không nổi, không thể mở mắt ra. Vậy chữ “không” làm mất tác dụng của chữ lên. Vậy chữ “không” là chữ quái ác nhất. Từ đó, đưa đến cái chết lâm sàng  không hít vào, thở ra, tim không đập, không phản xạ đưa đến cái chết thật sự. Ta lại có cách tam Không.

Vậy là nằm “xuống” vĩnh viễn. Lên, lại đứng “lên” không nổi cũng chết... Ta lại có thêm từ “về” nhưng không phải về nhà chồng như vu quy, về miền đất hứa... Trái lại “:về” cõi vĩnh hằng, về với ông bà... Đến từ “đi”, ta lại có, đi vào cõi hư vô, đi không quay trở lại, đi có về không... Nếu lỡ, ra ngoài mang theo tí tài sản bị cướp giật, trở về bằng tay không, còn may mắn lắm.

Chúng ta đang nghe ca từ Hát Cho Người Nằm Xuống của Trịnh Công Sơn.
... Rồi nằm xuống không bạn bè, không có ai. Không có ai hằng ngày, không có ai đời đời  ru anh ngủ. Trong nghĩa trang này có loài chim thôi.


Tất cả cũng do chữ” không” mà ra.  Ta lại có, Thiên Không Không Vong, Tuần Trung Không Vong, Triệt Lộ Không Vong. Ngoài ra còn có từ  “chôn” là Tang Môn...  Các sao này hằng năm, hằng tháng, hằng ngày xoay quanh cuộc đời chúng ta. Nếu như không mất (tức là vong) cái này cũng dễ mất cái khác. Cho nên có người mất công danh, mất tình yêu...  mất tài sản. Vô số cái để mà mất. Không mất mạng, mất 1 phần thân thể là may lắm rồi.