Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2009

Mặt trời và mặt trăng trên lá số TỬ VI

BỘ ÂM DƯƠNG có PHẢI MĂT TRĂNG, Mặt TRỜI KHÔNG

Trên lá số TỬ VI 2 sao THÁI ÂM có phải là mặt trăng không? THÁI DƯƠNG có phải là mặt trời không? Xin thưa ngay là không phải. Mặc dù THÁI ÂM còn có tên riêng là Nguyệt với nghĩa là trăng, còn gọi là Ngọc Thố (thỏ ngọc), Quế Trì (thềm quế) cũng mang ý là trăng. THÁI DƯƠNG còn có tên riêng là NHẬT, là Đan trì (thềm đỏ) cũng mang ý nghĩa mặt trời. Nhưng 2 sao nầy không phải mặt trăng, mặt trời trên bầu trời mà chỉ là mượn hình tượng mặt trời, mặt trăng để lý luận mà thôi.
Nếu muốn có bằng chứng, không gì hay bằng mượn ngay lá số của chính bạn. Khả năng người viết thua là 1/12, nếu đem 10 lá số bất kỳ thì tỷ lệ thắng càng cao, niềm hy vọng càng lớn. Ví dụ bạn sinh giờ Tý thử hỏi Sao THÁI ÂM đóng tại đâu? Sao THÁI DƯƠNG đóng tại đâu.? Cho dù bạn lập luận kiểu gì cũng không thể chứng minh được là một người sinh giờ Ngọ mà bộ ÂM DƯƠNG đồng cung tại Mùi giá trị như cảnh hoàng hôn? Một người sinh giờ Mão mà giờ ấy mặt trời mới lên khoảng 1 cây sào mà thôi, nhưng trên lá số của họ là NHẬT tại Ngọ tức hưởng cách Nhật lệ trung thiên (mặt trời giữa trưa) dĩ nhiên cùng lúc đương nhiên THÁI ÂM đẹp tại Thân với cách CƠ ÂM.
Chỉ ngần ấy thôi, bộ ÂM DƯƠNG không phải mặt trăng, mặt trời thật. Nhưng chú ý đây là câu quan trọng nhất. Nhưng bộ sao nầy được ví như mặt trăng, mặt trời thật để theo đó mà lý luận.
Điều đáng tự hào, năm tôi 17 tuổi bắt đầu học TỬ VI, tôi đã phát hiện chi tiết nầy, trên lá số đầu tiên của mình. Quái mình sinh giờ Mão mặt trời không sáng sủa mấy còn chấp nhận được, nhưng tại đây tối thùi thui, ai mà chịu được. Ai dễ dàng tin chứ tôi nhất định không tin. Vậy thì có bí mật gì đây ta chưa hiểu. Bí mật đó là mượn tên mà lý luận. Nhưng một điều không thể chấp nhận được, khi cho rằng TỬ VI dựa vào thiên thể để lập nên lá số, Vậy thì vầng THÁI DƯƠNG là sao nào? Có hay không? Có đấy nhưng than ôi! nó không mang tên THÁI DƯƠNG mà lại mang tên một ngôi sao khác. Thế mới chết. Tôi biết có nhiều người thông minh hơn tôi, nghe một hiểu mười. Văn nhất tri thập, hãy tìm đi. Khi tìm ra rồi bạn thấy trong lòng bạn sung sướng đúng chưa? Và vẫn thấy có điều nghi ngại phải không? (thấy tài không ?). Có nghi ngại là đúng đấy. Cất giữ bí mật đi. Nếu gọi ngôi sao nầy là THÁI DƯƠNG thì ta không thể đoán được điều gì hết. Tài tình và lạ kỳ khiến ta khiếp sợ ai đó đã sáng tạo ra Khoa TỬ VI (Trần Đoàn là người san đinh) vào cái thời kỳ ngôn ngữ bày tỏ còn nghèo nàn, phương tiện ghi chép trên tre, trên xương thú… bằng người trần mắt thịt, dám quả quyết rằng trên trời có bát đại hành tinh. Bây giờ với các phương tiện hiện đại, mắt thần, mắt thánh, nhiều đài thiên văn to kinh dị, quét đi quét lại, quét ngang quét dọc. Hô 9 cái bây giờ năm ngoái 2008 khẳng định lại cũng chỉ có 8 cái mà thôi.

Và ta cần biết THÁI ÂM là mặt trăng, là ban đêm…. Là nữ giới qua bài ‘Người trên lá số TỬ VI’
Và THÁI DƯƠNG là mặt trời, là ban ngày…. Là Nam giới qua bài ‘Người trên …’
Nhiều chấm có nghĩa là còn nữa.
Ban ngày ban đêm để đoán cái gì? Vô số cái để sử dụng đến, khi bạn đọc những dòng nầy thử hỏi bạn, ban ngày hay ban đêm? Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao tôi làm việc ca đêm, vợ tui buôn bán ban ngày, nó một nắng 2 sương, có người chờ đêm về để hoạt động, có kẻ chết vì đêm, có người chết vì ngày, có người đêm vui, kẻ khác đêm sầu, có người đêm không ngủ… Cả trăm, cả ngàn dữ liệu cơ sở để đoán… mò đấy.
Đêm nay có một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi
Ta nhớ nàng thương đứt ruột
Gió đành nên tội phải chia phôi…”
Nửa vầng trăng là THÁI ÂM ngộ TRIỆT chứng tỏ tác giả câu thơ trên, trong vô thức lấy cảm hứng từ cách trên để viết đấy.
Sau đây, người viết chọn lá số Tưởng Giới Thạch để giới thiệu một người có ngôi sao THÁI ÂM tại MỆNH bị lạc hãm. Minh chứng một điều là “cần gì đắc địa hay hãm địa, cần đắc ý mà thôi”. Đây là lá số khiến cho một ông Thiếu Tá có nghiên cứu TỬ VI sau 5,7 năm viết bài “A Dieu TỬ VI” (Trời ơi! TỬ VI) trên báo Khoa Học Huyền Bí dạo trước, thời điểm đó tôi cũng không hơn ông ta bao nhiêu, khả năng phản biện chưa chin muồi, chỉ dám dựa cột mà nghe không dám nói. Những bài viết phản biện cũng rất trời ơi! Không thuyết phục, nhưng trong thời gian ngắn sắp tới, tôi sẽ lấy lá số nầy để lập luận, còn bây giờ giải thích bạn cũng chưa hiểu kịp đâu. 5, 7 năm còn buông súng đầu hàng, với trình độ Tú Tài trở lên, với tuổi đời (tức kinh nghiệm) ngưỡng cửa 40 của ông Thiếu Tá (hình như tên Hoàng Sơn, hay Hoành Sơn) đã chán ngấy TỬ VI. Với những câu phú mâu thuẫn, với những cuốn sách mâu thuẫn.
Hôm 9/1/2009 vào trang TuViLySo. Com. Thấy ai đó post cuốn ‘Chìa Khóa TỬ VI” lòng cũng mừng vì cuốn nầy chưa đọc. Lời giới thiệu cũng khá hấp dẫn. Save (tức sao LƯU HÀ) tại máy bài đầu tiên, để có thời gian suy nghĩ. Nhưng than ôi! càng đọc lòng càng buồn kinh dị. Cái ta tìm kiếm không bao giờ thấy, chỉ thấy cái ta không muốn tìm kiếm. Cứ Copy những cái sai của nhau, lưu truyền cho nhau, một người nói không tin, hai người nói không tin, ba người nói phải tin. Cứ thế cái sai tồn tại miết. Nếu cái đúng sống được thì cái sai cũng sống được. Buồn thay chính bản thân mình cũng ngại ngùng phê phán đúng sai, thật giả…Ngày mai có thể post bài ‘Nghe’.


  • Hongphuong Hongphuong
    Cháu chào chú Bửu Đình. Vầng Thái Dương là sao Tử Vi phải không chú Đình? Cháu nghĩ vậy vì nhiều lý do và có thêm yếu tố Tử Vi cư Ngọ là đẹp nhất. Cháu đang cố gắng nhập môn để mong là đồ đệ của Khoa Tử Vi. Nhưng mà càng đọc càng rối. Híc
    Cháu mới biết chú có mấy tháng gần đây thôi. (Cho cháu "quăng lựu đạn" tí vì cháu biết qua các bài viết của chú đó, cháu sinh năm 75 mà nên " nổ dữ lắm chú ạ, chú thông cảm)
    Không biết cháu có duyên với Tử Vi không? Cháu sinh giờ ngọ ngày mùng một tháng 3(Al) năm Ất Mão. Rất muốn tự mình xem chính lá số của mình và của thằng con trai cháu nữa ( thằng nhóc sinh giờ ngọ ngày 27 tháng 4 ( âl) giáp thân ). Vì cháu có tật nghi ngờ tất cả . Nên có khi cháu cũng không tin " Lời Thầy Tử Vi " phán đâu ( Hu cháu xin lỗi chú Đình)
    • Tiểu lý phi đao Tiểu lý phi đao
      Mặt trời, mặt trăng có phải là Tử - Phủ không bác?
      • hoadahuong7x hoadahuong7x
        - Có phải ngừoi mạng Thái Dương thì sẽ tử vi giỏi phải không bác? Bác là người mệnh có Thái Dương ạ?
        - Hôm trước xem ti vi về khoa học, cháu thấy họ nói thực tế có những điều như thế này mà thường ta hay nhầm lẫn. Cây Mimosa đẹp đẽ là thế là loài cây thuộc họ Keo, mà cây Keo chúng ta vẫn biết ấy thực chất lại thuộc họ đậu.  
        -  Thầy giáo cháu lý luận thế này cũng hay bác ạ:  bảo tôi Thái Dương hãm địa thì kém à? Đâu có phải, là nửa bên này trái đất anh không nhìn thấy mặt trời đấy chứ, nửa bán cầu kia Thái Dương vẫn sáng mà.
        • Bửu Đình Bửu Đình
          MỆNH bác không phải sao THÁI DƯƠNG đâu. Cháu làm gì mà thức khuya đến thế. Đối với bác mất ngủ là chuyện bình thường. Âm Dương lạc hãm công danh vãn tuế tất thành (vãn tuế là cao tuổi, công danh muộn). Đúng rồi, bộ Âm Dương vẫn sáng ở phía bên kia trái đất, mất một thời gian mới sáng phía bên này. Các chính tinh bị lạc hãm khác cũng vậy, nếu như được Cát tinh phù trợ vẫn thành công tốt đẹp nhưng nhất định lắm bước gian nan. Khi đánh giá lạc hãm thực chất nó không phù hợp với hoàn cảnh. Bởi thế lá số xấu người ta khuyên đi xa dễ thành công, tức xa lánh hoàn cảnh xấu hiện tại. Thậm chí đổi họ thay tên, thậm chí cả một công ty đôi khi cũng thay đổi thương hiệu. 
      • Thiên Phủ Thiên Phủ
        Sách cua Vũ Tài Lục ngoài Tử Vi ra cháu từng xem  sơ qua bộ " thủ đoạn chính trị " gì đó , xem được mấy dòng thì thấy nó không phù hợp với tâm tư của mình nên thôi .Cháu cũng thắc mắc không biết người ta kiếm đâu ra lá số của Lưu Bang , Hạng Võ , Đức Phật ... cho nên cháu không xem những lá số đó . Mà Phật Gíao đã từng một thời rất thịnh và là quốc giáo của Ấn Độ rồi , nhưng cái gì cũng có lúc thịnh lúc suy ngay cả giáo pháp, bởi vì " phàm tất cả những gì có hình tướng đều sẽ hoại diệt " , PG suy ở Ấn sau đó thì thịnh ở Đông Á ( TQ,VN,NB ) , sau này sẽ suy ở Đông Á và sang phương Tây , PG hiện nay bắt đầu được người tây dương biết đến nhiều thứ nhất là nhờ công hoằng pháp của DaLai Lama - vị lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng , thứ 2 là những năm gần đây trong Vật Lý học người ta phát hiện ra được có những điều hiện giờ mới biết mà đã có trong giáo pháp của Phật Đà từ lâu . Kỷ nguyên sắp tới sẽ là kỷ nguyên đột phá về những phát hiện trong lãnh vực tâm linh
        Bác có bao nhiêu sách cứ .. gửi cho cháu  , cháu cám ơn bác , cháu ham học hỏi lắm , có thời gian rảnh là cháu lên thư viện đọc sách , đọc như điên cuồng bác ạ , có nhiều lúc cháu nghĩ kiến thức thì bao la chả nhẽ cứ đọc như vậy suốt đời và tự hỏi trên đời không biết có loại sách nào chỉ một quy luật chung chi phối hết tất cả mọi việc trong đời sống không ; và cháu thấy hình như chỉ có ở việc am thông được Kinh Dịch , hoặc tu hành đắc đạo mà thôi . Cháu ngoài đọc sách và ra thì còn thích yêu , thích đi lang thang nghe nhạc nhẹ ... nói chung sở thích cũng tao nhã .
        • Bửu Đình Bửu Đình
          Cháu có vẻ như không rành lắm về Ấn Độ. Ấn Độ gồm hằng trăm tiểu vương quốc, khái niệm về Ấn Độ là một quốc gia to lớn như cháu biết bây giờ mới có gần đây thôi. Các quốc gia như Pakistan và Bangladesk trước đây của Ấn Độ, Ấn vô cùng vĩ đại. Phật giáo thịnh một vài vương quốc nào đó thôi, chứ không suy tàn. Phật giáo cũng có lúc thịnh lúc suy ở Nam Á, Đông Nam Á. Theo bác Phật giáo tương lai tràn lan khắp thế giới được mọi người đón nhận, tức Phật giáo rất có tiền đồ.
          Cách đây 50 năm trước ngày 8 tháng 4 là ngày đản sinh Đức Phật Thích Ca, không hiểu sao sau nầy lấy ngày rằm tháng 4. Ls Đức Phật do cụ Thiên Lương chấm bác đã xem qua hồi năm 73, 74 bây giờ trong tư liệu của bác cũng có (nhưng chưa có cơ hội đọc lại). Muốn đánh giá lá số của Đức Phật cũng dễ thôi vì có tiểu sử Đức Phật đấy.
          Kinh Dịch liên quan đến bói toán, xa nữa liên quan đến khoa học, theo bác không có mối liên quan nào giữa Kinh Dich và Phật giáo hết. Phật giáo liên quan đến lịch sử nước ta thì có.
          Cháu ham sách vở là điều tốt rồi. Bác gởi rồi đó.
      • Thiên Phủ Thiên Phủ
        cảm ơn bác đã gửi cho cháu phủ tử vi của Lê Quý Đôn , bác ơi bác có biết muốn kiếm tử vi sách tử vi Đông A thì kiếm ở đâu không cháu hiện ở Sài Gòn , cháu nghe bác nói tử vi Đông A có gốc từ bộ Tử Vi Chính Nghĩa đời nhà Tống là về nguồn nên cháu muốn xem thử , cháu từng đọc một quyển sách có tên là " Hành trình về phương đông " , trong cuốn sách đó bảo khoa Tử Vi là của Â'n Độ truyền qua Trung Quốc đó bác , tư liệu trong cuốn sách đó rất đáng tin cậy vì là kết quả nghiên cứu của một nhóm khoa học hoàng gia Anh , bác có thể search kiếm e-book trên google có rất nhiều ..
        • Bửu Đình Bửu Đình
          ·                                 Cám ơn cháu đã cho bác đường link mã hóa về Cụ Lê Quý Đôn, Từ lâu bác không vào được trang Wiki một là bị ô vuông, hai là không đáp ứng. Bác dùng IE 7. Tuy nhiên điều đó không quan trọng.
          Điều muốn nói cháu có cần nữa không để bác tải lên? Không thấy cháu nói?
          Khi nghiên cứu TỬ VI cháu hãy đặt mình vào một là nghiên cứu TỬ VI, hai là nghiên cứu Lịch sử khoa TỬ VI, ba là nhà thầy bói đoán số, không nên ôm đồm cùng lúc 2,3 cái đó. Người biết rõ lịch sử TỬ VI chắc chi đoán được TỬ VI, thậm chí người viết sách TỬ VI đôi khi không biết chi về TỬ VI, điển hình cuống TỬ VI Toàn Thư của Vũ Tài Lục, tác giả không phải là nhà nghiên cứu TỬ VI, ông ấy giỏi ngoại văn nên dịch cuốn sách trên, còn dịch luôn cuốn Tướng Mệnh Khảo Luận. Bác đánh giá đây là cuốn sách coi tướng hay nhất (đáng tiếc người ta đoạt mất cuốn sách bác yêu thích). Ông ấy chuyên dịch những cuốn sách chính trị, bác thích ông ta, đọc hầu hết những gì ông ấy viết, bác là fan của ông. Hồi ấy sách TỬ VI bán rất chạy. Hôm qua bác có ra phố vì nghe nói rằng có cuốn sách TỬ VI bày bán, hình thức thì đẹp, nội dung thì xào qua nấu lại mà thôi. Cũng buồn và cũng mừng, TỬ VI bắt đầu có tiếng nói chính thức là mừng, buồn là chẳng có gì mới lạ dẫm chân tại chỗ, vô tình có thêm những tảng đá cản đường, trong khi chưa đập những hòn nầy lại mọc thêm hòn khác. Thế đây.
                      Còn về phát hiện TỬ VI xuất xứ từ Ấn Độ, bác cũng không ngạc nhiên chi mấy, vì văn minh Ấn Độ có trước văn minh Trung Quốc, nhưng nó không hoằng dương tại Ấn mà tại HOA, phát triển mạnh tại VIỆT. Sau khi hoằng dương tại HOA, TỬ VI lại chìm xuống, vì tại đó đa phần giỏi Tử Bình (tức Bát Tự) hơn TỬ VI, TỬ VI truyền vào Nhật Bản cũng không được hoan nghênh mấy. Nhưng đến VN TỬ VI được hoan nghênh tìm được đất sống phát huy tại đấy. Có thể tự hào nói rằng: Người Việt giỏi TỬ VI nhất. Ngày xưa vào thời Lê Nguyễn sách TỬ VI, truyện Tàu của người Hoa được gánh vào bán tại VN cũng như hàng hóa Trung Quốc bán ê hề như bây giờ. Các nho sỹ của ta ngày xưa với quan niệm “Tiến vi quan thối vi sư”. Lỡ dại ăn cơm cha mẹ không ra làm quan được, đa phần mấy ai được làm quan, quan lại ngày xưa ít lắm. Khi thối về đa phần làm thầy dạy học (thầy đồ), thầy địa lý, thầy bói, thầy lang… đa phần những môn nầy không phải môn học chính thức, chính thức là Tứ Thư, Ngũ Kinh. Lỡ biết chữ tò mò đọc y, lý, số… thấy thích. Đa phần nho sỹ của ta người nào cũng giỏi, người nào cũng có một vài tập văn thư, thi thư bằng chứng đầy trong văn học, các nhân vật lịch sử ai cũng viết. Có điều các nhân vật lịch sử cận đại chẳng thấy ai muốn viết không hiểu vì sao? Ngày nay chúng ta viết theo kiểu hiện đại hơn Blog, cao hơn là Web… chúng ta đang làm cái công việc nho sỹ ngày xưa, nhưng coi bộ tinh thần nho sỹ ngày xưa không có.
                      Cũng như các con số 1, 2, 3… ta thường gọi là số Ả Rập cũng từ Ấn độ mà ra, rồi cũng dậm chân tại chỗ. Phật giáo cũng dậm chân tại chỗ chỉ có 1% dân Ấn theo đạo Phật, đa phần theo Ấn Độ giáo (Bà la môn) hoặc Hồi giáo. Phật giáo được ngưỡng mộ nhiều nơi, đến VN có người mê đến nổi nickname có tới 2 chữ vạn bao che 2 đầu.
                      Cháu không nên bận tâm làm gì khi về nguồn Tr Hoa một đống man thư, tạp thư tại đó, mới cách đây vài hôm thôi, vào trang Web có bài viết TỬ VI có tới 300 sao, dĩ nhiên bác đâu dám đọc, mua chi nỗi phiền, với 85 sao cũng đủ héo hon cuộc đời bác rồi. Quan trọng là 85 sao, hay 93 sao cũng không phải ta sáng ra. Sau lưng ta có nhóm Đông A thừa nhận, có TỬ VI đẩu số toàn thư Vũ Tài Lục dịch thừa nhân, TỬ VI đại toàn thừa nhận, TỬ VI chính nghĩa, Triệu Thị Minh thuyết TỬ VI kinh… Như vậy chúng ta không lạc đường, lạc lối gì hết. Nếu cần bịa thêm một ngôi sao tui bịa cho.
                      Cách an sao Bửu Đình nè, từ cung Dần gọi là tháng giêng đếm thuận đến tháng sinh. Từ tháng sinh an ngược về giờ sinh, trừ đi một giờ. An sao Bửu Đình nè. An thử sẽ biết. Cứ an đi, cứ thử đi, có hiểu tui nói gì không? Nếu hiểu thì xin lỗi nhé. Mà không hiểu thì khỏi xin lỗi nhé. Đó là nguyên tắc.
                      Ưa bịa một lá số Hạng Võ ư? Quá dễ. Trước mắt tui cần đọc Hán Sở tranh hùng tìm hiểu cá tính, cuộc đời còn hay hơn dễ tin hơn lá số HV lưu truyền trong sách.
                      Đó thấy chưa, chỉ một mình cháu hỏi bác trả lời thật tình muốn chết, nếu nhiều người cùng hỏi e rằng đóng blog lại. Coi bộ post thành bài viết cũng hay.