Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

Trả Lời Câu Hỏi 3


 CÂU HỎI:

Dạ thưa thầy cho con hỏi, con là người xuất gia ở chùa thì những huynh đệ xuất gia sống cùng mái chùa với con thì họ thuộc cung Nô hay cung huynh đệ ạ, nếu con nhận đệ tử thì đệ tử của con là thuộc cung nô hay cung tử tức ạ. Kính chúc thầy được vạn sự kiết tường như ý ạ.
Nam Mô A Mi Đà Phật.

TRẢ LỜI:
Câu hỏi tưởng chừng dễ nhưng cái dễ gặp là dễ hiểu lầm khi trả lời câu hỏi này. Thực tế những người theo ý tu sĩ này. Có người sau này có thể trở thành người lãnh đạo tôn giáo, cũng có người rất tầm thường. Biết đâu, trong số những người huynh đệ ấy, có người trở thành chủ trì ngôi chùa này và tu sĩ của chúng ta vai vế kém hơn, hoàn toàn khuất phục trước người ngày xưa gọi là huynh đệ.
Bạn có đồng ý như vậy không? Nếu chưa thuyết phục thì người viết giải thích tiếp.

Cùng gọi nhau là đồng chí, nhưng đồng này ngon hơn đồng kia nhiều. Đồng này đả hổ đồng chí kia, diệt ruồi đồng chí nọ.
Trong trường hợp tu sĩ này gọi. Ta có thể gọi là đồng tu, gọi riêng. Gọi chung là đồng môn với nghĩa cùng vào ra 1 cái cổng chung, gọi riêng là cái cổng chùa. Từ đó ta có rất nhiều đồng, nào là đồng hương, đồng bào, đồng bang, đồng cảnh ngộ, đồng nghiệp... và không thể bỏ qua đồng bọn.
Đồng môn mà không đồng lòng, bất đồng... rất là nhiều. Thậm chí, chung trường, chung lớp nhưng mỗi người đi một con đường khác nhau, vì thế có thể bắn giết nhau, nhẹ nhất gặp nhau làm ngơ. “Ngày xưa, nó học cùng lớp với mình đấy”/ “ Thế à...Thôi kệ nó”... Cùng chung màu áo, cùng chung 1 chiến hào nhưng nó bắn sau lưng mình. Những cái ta gọi là đồng môn đó, cho đến anh em đồng cha mẹ cũng nồi da xáo thịt, Nói gì đến bọn đồng môn. Cụ thể những người có vai vế như; Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc đánh nhau chí choé, náo loạn cả lên. Trong lịch sử các khai quốc công thần bị khai tử rất là nhiều. Hầu như quên cái chuyện ngày xưa đồng cam cộng khổ.

Những người mà tu sĩ này gọi là sư huynh, sư đệ là đồng môn. Thực chất là đồng nghiệp  cùng tu theo 1 tôn giáo. Còn huynh đệ thực sự, họ là ai. Là những người cùng cha, cùng mẹ đến cả những anh em bên vợ, bên chồng. Đây đích thực là những người nằm trong cung Huynh đệ. Còn những người theo tu sĩ này lại là người nằm trong cung... Quan Lộc. Cùng chung 1 cái nghề gọi là nghề đi tu. Gọi chính xác là đồng nghiệp các mỹ từ huynh đệ để nhắc nhở giới này thương yêu lẫn nhau. Biết bao nhiêu người gọi người khác là đồng bào, tức có nghĩa cùng chung 1 bào thai như là anh em cật ruột. Nhưng đồng bào này bắn giết, bỏ tù... đồng bào kia là chuyện bịa hay chuyện có thật.
Vậy những người cũng gọi là anh em. Như; Anh em cô cậu tức bên nội hay bên ngoại lại nằm ở cung Phúc Đức. Ngoài ra còn có ngôi sao ĐƯỜNG PHÙ biểu tượng bà con nội ngoại. Ngoài cung Huynh Đệ còn có có ngôi sao biểu tượng anh em là sao THIÊN CƠ tam hợp luôn có sao THIÊN ĐỒNG hàm ý cùng chung da thịt. Từ đó cách CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG “dễ có” anh em dị bào là thế. Ở đây người viết dùng từ dễ có anh em dị bào, chứ không bắt buộc phải có. Cha tôi ăn cả tháng 5 ký gạo sức đâu mà dị bào. Hì hì... Đoán Tử Vi phải dựa vào hoàn cảnh, địa lý, địa vị, xã hội...
Trong cuộc sống, ta dễ có những người ta gọi là bạn bè, bạn thân, bạn vong niên đến anh em kết nghĩa. Nếu có bộ QUANG QUÝ hội họp tại cung Huynh Đệ tất có anh em kết nghĩa. Đã gọi là anh em tất nhiên họ và ta quan tâm đến nhau., xem như ruột thịt, đồng cam cộng khổ. Những người ta quen biết do học hành, công việc... đúng nghĩa là bạn bè. Y như đi chung 1 chiếc bè, bè vỡ, cả bọn đều chết, nên giúp nhau qua cơn hoạn nạn rồi thôi. Xuống bè đường ai nấy đi.

Trong giới tu hành một số người có đệ tử riêng. Vậy những người này nằm ở cung nào? Đó là cung Nô Bộc. Chỉ có con và cháu cật ruột mới nằm ở cung Tử Tức. Tử là con, Tức là cháu. Ta có cung Nô Bộc còn các các biểu tượng liên quan đến Nô Bộc là các sao TANG MÔN và PHỤC BINH. Ngoài ra còn có bộ TẢ HỮU cũng liên quan đến cung này, những người này giá trị cao hơn TANG MÔN và PHỤC BINH.

Một lá số bị đánh giá cung Nô, Huynh, Tử xấu hoặc tốt, không có nghĩa tất cả mọi người Nô, Huynh, Tử đều xấu hoặc tốt. Đó là cách đanh giá chung, chứ biết đánh giá như thế nào. Thật tế chỉ có người ứng với các ngôi sao xấu hoặc tốt đó mới thật sự là xấu hay tốt. Ta gọi đó là người định mệnh. Đừng hiểu lầm người định mệnh đó luôn luôn là tốt.

Ví dụ. Gia đình chỉ có 2 anh em. Anh có số thị phi với cung Huynh Đệ tức người em dễ bị ảnh hưởng nhất, nhưng người em lại có số phận hiền hoà dễ thuong, mềm mỏng, cung Huynh Đệ không có dấu hiệu xung đột  Chưa nói vai vế mình em, quan niệm quyền huynh thế phụ. Chuyện thị phi hầu như không đáng kể. Về sau người anh lấy vợ dễ có thị phi với anh chị em bên vợ. Vì nguy cơ gặp những người có thị phi tinh, hình tinh... là rất dễ.

Lại ví dụ. Có người được cha mẹ đánh giá là con ngoan, hiền nhưng khi làm dâu nhà người thì trái lại. “Nó hỗn chịu không nổi anh chị à”. Thế đấy. Vì quan niệm sống hoà đồng khác với quan niệm gia trưởng... Chừng đó cũng sinh chuyện. Y như, cây quýt, cây cam... trồng nơi này ngọt, nơi khác chua vì không hợp thổ nhưỡng.

Trong TỬ VI sao thị phi nhiều vô số kể.
Thằng KÌNH DƯƠNG cho rằng nó kình tôi trước.
Thằng THIÊN HÌNH chuyên bắt bẻ...
Thằng HỒNG LOAN cho rằng thằng BẠCH HỔ ăn nói hùng hổ không đáng có.
Thằng BẠCH HỔ cho rằng thằng HỒNG LOAN la lớn trước.
Thằng PHI LIÊM lại cho rằng, Tao mà sai à./ Thế thì tại sao cung Tật của mầy có sao KÌNH DƯƠNG
Nhiều lắm, thằng HOÁ KỴ mở miệng sặc mùi đố kỵ, nói xấu... Thằng THIÊN KHÔNG rỗi việc dựng chuyện cho vui. Nào KHÔNG HỒNG, KHÔNG ĐÀO, KHÔNG KÌNH, KHÔNG HƯ. Không hư là nó không bị hư, không như bác Đình nói, 1 tên ba xạo lại thêm nói láo.

Trong số các đệ tử, huynh đệ của tu sĩ. Người nào tốt, người xấu có lẽ tu sĩ này cũng biết rồi. Người tốt cứ việc tốt họ làm. Người xấu cứ việc xấu tiếp tục khó thay đổi. Nói láo, nói vu là vọng ngôn những điều cấm kỵ trong Phật giáo. Đi tu mục đích là sửa đổi cho tốt đẹp. Một tên ĐẠI HƯ sửa thành tên ĐẠI THÁI là điều không thể có. Vì thế, người ta nói; Non sông dễ đổi, bản tính khó dời. Trong Tử Vi thì có... “ KỴ KIẾP lai xâm, trần hoàn đa trái”.
Cho nên, thỉnh thoảng lại nghe chuyện không hay về giới tu hành.

1 nhận xét:

udoullrich nói...
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.