Đây là bài viết vốn có trong FBD nằm ở thư mục Chính tinh mang tên Vì sao nó có tên riêng. Nhớ lại những ngày tháng làm FBD thật hãi hùng, mỗi ngày viết hơn 1 bài, phải trả lời mail. Đến nay đã có hơn nửa triệu Gmail gửi đi, chưa kể Ymail và hơn 1 ngàn comments. 7 năm hướng dẫn học TỬ VI nhìn lại thấy khủng khiếp. Số lượng bài viết trong FBD ngoài tầm in ấn. Chỉ có Flash mới làm được điều này. Trở lại với bài viết này. Bổ sung thêVì sao nó có tên riêng.Ví dụ, TỬ VI có tên riêng là Đế. THIÊN CƠ có tên riêng là Thiện. THÁI DƯƠNG có tên là Nhật, Đan Trì... THIÊN ĐỒNG là Phúc. THIÊN LƯƠNG còn có tên là Ấm...
Lại nói đến một số sao có giá tri như 1 sao khác. Điển hình VŨ KHÚC vi QUẢ TÚ, giá trị như sao QUẢ TÚ. Hoặc THAM LANG, LIÊM TRINH là vi thứ ĐÀO HOA, tức là giá trị như ĐÀO HOA thứ 2... Chưa hết, KÌNH hoá khí thành HÌNH. Có nghĩa là giá trị như THIÊN HÌNH. Vì KÌNH là kình chống... HÌNH lại bắt bẻ... Giá trị rất giống nhau.
Để giải thích điều này, chúng ta cần biết. TỬ VI có từ lâu đời, ít nhất cũng hằng trăm năm trước Công nguyên. Tất nhiên nó không giống như ngày nay. Đến đời Tống (khoảng cuối thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 13) Trần Đoàn lão tổ tức là Hy Di tiên sinh mới san định lại. San định là lọc bỏ đi và ấn định lại. Gọi là Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư của Trần Đoàn ra đời. Nghĩa của cụm từ này là sách Số phận do sao TỬ VI. Đẩu là sao. Số là số phận.
Bây giờ, chúng ta quay về thời kỳ Tần Thuỷ Hoàng đã có bói toán. Tử Vi khả năng có thể có từ đó. Đó là thời kỳ giấy viết chưa hề có. Người ta viết lên bất cứ thứ gì có thể viết được. Từ da thú đến vải lụa và thông dụng nhất được viết trên những thanh tre, dùng chỉ nối lại thành trang. Nhiều trang thành bó lớn là quyển sách. Tất nhiên những việc quan trọng mới được ghi chép lưu truyền về đời sau. Từ “thanh sử” sử xanh ra đời từ đấy.
Tốn kém hơn được viết trên lụa, xếp đôi lại, nhiều tờ đóng thành tập. Tre nặng nề cồng kềnh, lụa thì quá đắt. Khoảng thế kỷ thứ 1 giấy đã ra đời ở Trung Quốc. Tất nhiên nó cũng không rẻ, được lợi thế tiện dụng hơn. Cũng xếp đôi tờ giấy, nhiều tờ đóng lại thành tập. Để viết, người Trung Quốc dùng bút lông. Dù Khéo tay chăng nữa, mỗi chữ cũng lớn hơn cả phân vuông. Mỗi trang chẳng có bao nhiêu chữ.
Nhiều bộ sách hằng trăm quyển, ngày nay chuyển qua word không quá 200kb. Cuốn Tam tự kinh chưa tới 10 trang words.
Sở dĩ dài dòng như thế. Người viết muốn chứng minh là nỗi khó khăn của người xưa, khi truyền đạt những kiến thức cho thế hệ về sau. Nhất là môn TỬ VI nhiệm mầu và phức tạp. Ngay cả việc an sao thôi, muốn ghi chép cho dễ hiểu không phải là dễ. Lại đến đặc tính các sao lại càng khó khăn hơn. Nhưng để giải quyết vấn đề này, người xưa đã thông minh hơn chúng ta nghĩ.
Tên ngôi sao mang đầy đủ đặc điểm của ngôi sao ấy. Ta hãy ví dụ với PHÁ QUÂN, một ngôi sao vừa nắm vừa thả... Một hôm học trò chất vấn sư phụ rằng; Con nhận thấy những người PHÁ QUÂN ăn tiêu xả láng, phóng tiền qua cửa sổ.... làm cho tài sản bị hao hụt, của đến tay thường hết. Nói phá thôi chưa đủ, vì phá phách, phá hoại hay khám phá, e rằng, phải gọi là PHÁ QUÂN HAO, PHÁ QUÂN TỐN gì gì đó mới đúng.
Đến đây người thầy cũng thừa nhận điều đó. “Nhưng mà PHÁ QUÂN
là cái tên đã được thừa nhận rồi. Để giải quyết vấn đề này. Ta nghĩ nên đặt
thêm cho nó 1 tên riêng là HAO tinh, ráng nhớ thêm đặc điểm này”. Từ đó, các
sao TỬ VI lại có thêm 1 số tên riêng. Thậm chí 2, 3 tên riêng. THÁI DƯƠNG ngôi
sao giương lên thái quá. Còn có tên là “Nhật” với nghĩa, nó có đặc tính so sánh
như mặt trời. “Đan Trì” thềm son có đặc điểm cao sang của nhà đất, lợi cho nhà
đất. Mang tiếng là ông mặt trời nhưng rõ ràng NHẬT NGUYỆT chẳng phải mặt trời,
măt trăng. Điều đó đã phơi bày trên blog.
Và vì thế, tên các ngôi sao có sao dài lê thê như TUẦN TRUNG KHÔNG VONG. TRIỆT LỘ KHÔNG VONG, THIÊN KHÔNG KHÔNG VONG. Lại có trường hợp 1 sao lại ngỡ là 2 sao LONG TRÌ và QUAN PHÙ. Thực chất nó là sao QUAN PHÙ LONG TRÌ. Có thể rút ngắn như PHÙ TRÌ cũng được nhưng dễ gây hiểu lầm đáng tiếc. THIÊN HƯ TUẾ PHÁ là 2 sao, thực chất chỉ là 1. Đây là sao chủ sự hư bỏ đi.
Từ TRIỆT LỘ KHÔNG VONG, được thừa nhận công khai là TRIỆT. Vô tình xoá bỏ các yếu tố KHÔNG VONG và LỘ. Từ đó, làm khổ lấy mình. Tự thấy mâu thuẫn. Cũng từ lộ ra đó. Có người chết vì lộ, tiết lộ, bí mật bị lộ, âm mưu bị lộ... lộ ngu, lộ dốt. Ngoại tình bị lộ, tham ô bị lộ. Lộ gan, lộ phổi, lộ ruột ta ngoài 1 đống, trông thấy ghê. Nếu lộ xấu, ắt có lộ tốt. Tui đẹp can cớ chi tui không lộ. Ngoài lộ còn có khoe ra giương lên là KÌNH, phơi bày ra là THIÊN LƯƠNG. Văn hay chữ tốt, vẽ đẹp... không lộ ra mấy ai mà biết để ngợi ca.
Văn chương của tui còn hay hơn Nguyễn Du rất nhiều. Cứ việc in ra bán. Cứ việc phơi bày trên blog, trên web, các trang mạng xã hội. Cứ lộ ra, khen chê biết liền.
Việc rút ngắn các tên sao vô tình ta đã đánh mất một số đặc tính của nó. Ta không thấy hết cái hay dở của chữ trung, chữ lộ... Tự mình làm khổ, chưa kể can tội bịa đặt. Hãy giải thích đi. Vì sao TUẦN, TRIỆT, THIÊN KHÔNG (còn gọi là ĐỊA KHÔNG theo các tài liệu khác) gọi nó là tam KHÔNG hay tam VONG. Nếu như không thừa nhận tên đầy đủ, hoặc không biết tên thật của nó. Bây giờ biết được rồi. dòng họ nó là KHÔNG VONG. Thấy đủ cả dòng họ này là có chuyện không ngờ.
Không phải vô cớ mà gọi là HỒNG LOAN. Vì chữ Loan có liên quan đến con chim loan, nó hót líu lo loan báo. Còn nghĩa là loan báo lớn điều gì đó là Hồng. Hồng còn có nghĩa là màu đỏ, nếu cố ý gọi màu đỏ, người ta có thể gọi là Xích Loan. Nhưng chữ xích lại không có ý to lớn. Vì lẽ đó chọn chữ Hồng.
Tại sao người ta không gọi là Lưu Xuyên, Lưu Giang. Lại chọn LƯU HÀ, vì trong đó có sự bất ngờ khi chuyển động, hà cớ vì sao... Chữ lưu còn có nghĩa màu vàng. Có đủ 5 màu trong TỬ VI. Để chỉ màu vàng Hán ngữ còn có hoàng, huỳnh lại chọn chữ lưu vì nó đồng âm với chữ lưu chuyển động và cả lưu với nghĩa lưu manh, giết trong đó.
Khẩu truyền lợi dụng đồng âm dị nghĩa để đặt tên cho sao, gói ghém trong đó đặc tính của sao. Việc viết tên sao tuỳ hứng, tuỳ trình độ học trò. Miễn sao mình viết nhưng mình nhớ, mình hiểu khác nhau. Điều này giống y như các nhà Giả kim thuật, Chiêm tinh gia bên tây phương dùng ký hiệu.
Về sau vô tình, căn cứ mặt chữ gây tai hoạ cho người Hoa. Vì chữ Tử Vi được viết 紫微 với nghĩa màu tím vi diệu, màu tím nhiệm mầu chẳng có nghĩa gì cả quá bí mật. Người Hoa chết vì mặt chữ, thế nhưng người Việt sống, nhờ người Việt dùng trên 60% âm Hán, hiểu theo âm chứ không hiểu theo mặt chữ. Đó là lợi thế của người Việt. Nói chính xác, người Việt có duyên với TỬ VI hơn người Hoa. Lại ví dụ với từ PHÁ QUÂN. Chữ quân có đến 28 mặt chữ, nếu chọn chữ nào mang ý nghĩa của chữ ấy. Còn người Việt chúng ta. Có thể hiểu quân vương, quân lính, trói buộc hay quấn quít... Tùy trường hợp mà dùng từ. Quân này ngon a nhờ có KHOA QUYỀN. Quân trời ơi, quân quậy vì có Tam KHÔNG. Rõ ràng lợi thế nằm ở người Việt chúng ta.
Đến đây các bạn đã hiểu vì sao nó có tên riêng. Người xưa đã
thông minh gói trọn các đặc tính của sao bằng tên của ngôi sao đó. Cũng như,
ngày nay người ta đặt tên bằng cách ghép các chữ cái lại. Cho ta 1 từ mới.
Ví dụ. CIA là Central Intelligence Agency
Do khó khăn của việc biên chép. TỬ VI chỉ dạy cách an sao mà
thôi. Và việc học đa phần là khẩu truyền. Để giúp học trò nhớ lâu, 1 số ca quyết
giản dị nhưng súc tích ra đời. Nhưng vẫn nằm trong đại cương mà thôi. Nhằm giải
thích dễ hiểu hơn, phú Tử Vi ra đời. Phú là những câu ca quyết ngắn gọn hàm
súc. Nhắc nhở những cách như thế này phải đoán như thế nào.
“TỬ VI cư Ngọ vô HÌNH KỴ. Giáp Đinh vị Kỷ chí công khanh”
Có nghĩa là, TỬ VI cư tại Ngọ 3 tuổi này là hay nhất, với điều
kiện không có KỴ HÌNH (KỴ KÌNH) vi phạm. Nhờ có sao LỘC TỒN và 1 số sao Hoá hỗ
trợ, vị trí TỬ VI không phạm phải sao TRIỆT. Các tuổi khác không được như thế
đâu con ạ. 3 tuổi này đè nhóm SÁT PHÁ
THAM bên ngoài triệt hết. Thế là yên chuyện. Đồng thời hưởng sự tồn tại dài lâu
của bộ LIÊM TRINH + LỘC TỒN. Cho nên địa vị Tử Vi rất bền vững.
Thật là giản dị. Nhưng để mầy mò tìm hiểu điều giản dị này bỏ cả đời người.
3 tuổi đó, nếu có TẢ HỮU thì sao thưa thầy?
Còn phải hỏi. người nào có là thuận lợi nhất, thành công nhất.
Mới đó con quên rồi sao;
“Tử Phủ toàn y Phụ Bật
chi công”.
Không có đàn em làm sao thành công lớn.
Thưa thầy nếu có KHÔNG KIẾP thì sao ạ?
Thế là con không nhớ câu “KHOA QUYỀN LỘC MÃ tu phòng KIẾP
KHÔNG ám xung. CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG tối kị HOẢ LINH xâm phá.”
“TỬ VI mạc phùng KHÔNG KIẾP HỒNG ĐÀO nhập Mệnh giảm
thọ”
“Tam Kỳ giao hội mạc ngộ KỊ HÌNH giáng lộ thanh vân.”
“Đế tại Tí́ nan giải hung nguy, lưu hạn sát tinh LA VÕNG lao hình khôn vị thoát. Mệnh nãi DƯƠNG ĐÀ gia KIẾP thọ giảm”
Cho nên TỬ VI đi với KHOA QUYỀN LỘC đó cũng chỉ là hư vô mà thôi, khi gặp phải KHÔNG KIẾP, KỴ HÌNH. Vấn đề còn lại là thời gian phát tác.
Những câu phú ngắn gọn, súc tích có khi viết thành thể đối.
(Thể đối là có 2 câu, thường gọi là câu đối. Chữ bên này nói sắc, bên kia nói
huyền, bằng. Bên này nói trên trời. Bên kia nói dưới đất...)
“THIÊN ĐỒNG ngộ KHÔNG KIẾP bất cát.
CỰ MÔN phùng ĐÀ KỴ tối hung”
Nói lên trình độ người viết phú bác học uyên thâm. Ngoài những câu phú hay, tất nhiên người đời sau tự cho mình giỏi, chế ra những câu phú có tính nhắc nhở, hoặc phiến diện.
“Nam TANG HỔ hữu tài uyên bác”
Tính sơ sơ, 6 người có 1 người ngay chóc tại Mệnh. Tam hợp với
Mệnh có, Bình quân 4 người có 1.
“KHÔI VIỆTcái thế văn chương”
“KHÔI VIỆT Mệnh thân đa chiết quế.”.
Cũng 6 người có 1. Kể cả hợp chiếu, bình quân 4 người có 1.
“XƯƠNG KHÚC vượng cung văn nhất tri thập”
Cái này 4 người có 1 nếu tính hội họp tại Mệnh.
Lại đến HOÁ KHOA
“HOÁ KHOA trợ hình văn diệu. Nhất giáp đệ mai bản chi vinh.”
Nếu tính Mệnh Tài Quan là 4 người có 1.
Không khéo ai ai cũng có, nhưng có điều không biết Nguyễn Du
là ai, Nguyễn Huệ là ai.
Chưa hết, còn phong thưởng tuỳ hứng TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG là thượng
cách. Rồi võ cách SÁT PHÁ THAM + LIÊM, tất có văn đoàn CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG...
Chưa hết vui có người còn bịa.
TỬ VI là Vua
THIÊN PHỦ Vua trừ bị, trưởng ngân khố.
THIÊN TƯỚNG: Sứ giả
LIÊM TRINH Quan đại thần
VŨ KHÚC Đại Tướng viễn chinh
THẤT SÁT Kiếm khách
PHÁ QUÂN lãnh tụ phe đối lập.
THAM LANG thuyết khách phe đối lập.
THÁI DƯƠNG THÁI ÂM Lãnh chúa địa phương.
THIÊN LƯƠNG mưu sĩ của THÁI ÂM
THIÊN CƠ mưu sĩ lang thang
CỰ MÔN kẻ bất mãn chuyên chính.
THIÊN ĐỒNG kẻ ngao du vô định.
Chết vì cười, toàn là thứ ngon cả. Trong xã hội ấy. Chỉ có THIÊN CƠ mưu sĩ lang thang, THIÊN ĐỒNG ngao du vô định. Có lẽ thừa tiền lắm của nên du lịch... bụi. Không có bóng dáng nông công thương binh. Không thấy ngư tiều canh độc... Thiên đường đây rồi.
Thật ra các câu phú trên không sai. Nhưng khi áp dụng dễ bị
sai.
“Nam TANG, HỔ hữu tài uyên bác”
Đây là hình ảnh người học trò trao đổi với người ngoài kia là
BẠCH... HỔ
BẠCH HỔ là người bày tỏ, thổ lộ bộc bạch 1 cách hùng hồn thế
thôi. Tất nhiên những trao đổi này phải đi với Văn tinh, Khoa tinh để tiếp thu
kiến thức. Từ đó mới được gọi là hữu tài uyên bác.
Nhưng đa phần lại không được như thế. Thay vào đó là Sát tinh, KỴ HÌNH tinh, Thị phi tinh. Bên TANG MÔN có thể có KHÔNG, bên kia BẠCH HỔ có KIẾP. Bên này HOẢ TINH, bên kia LINH TINH. bên này KỴ bên kia HÌNH... Cái uyên bác là mạnh được yếu thua, là tiên hạ thủ vi cường, bắn chậm thì chết.
Có thể nói hiểu lầm, hiểu sai hay cố tình, cố ý hiểu sai. Hoặc người xưa đã cố ý cắt xén, tự kiểm duyệt... hoặc họ tự hiểu ngầm với nhau. Tán tụng có khi nhằm mục đích vụ lợi. Người đời thích nghe mật ngọt chết ruồi.
Lại đến bản tính thiên bẩm của người Hoa là dấu nghề. Với chữ THIÊN có 32 cách viết. Từ thiên là ngàn, thiên là trời, thiên về... là cá từ thông dụng. Thay vì viết là thiên về 傾 向, họ lại viết thiên là trời (天). THIÊN CƠ bộ máy của trời nghe càng huyền bí. Đó là chưa kể các đồ đệ đâu phải người nào cũng giỏi, viết lung tung miễn sao họ hiểu mà thôi. THIÊN PHỦ thiên về nhà lớn, thiên về che đậy, thiên về phủ tạng... Nếu hiểu trời che càng thêm huyền bí. Càng huyền bí lại càng hấp dẫn.
Lại có đồ đệ còn cho rằng mình giỏi hơn thầy. Cứ thế, sau khi
TỬ VI Đẩu Số Toàn Thư của Trần Đoàn ra đời. Phát sinh thêm nhiều hệ phái. Cũng
có thể, nó cùng song hành với TỬ VI Đẩu Số, cũng có thể biến dị từ học trò Trần
Đoàn mà ra. Ta lại có những cách an sao TỬ VI lên đến 150 sao.
Không nói đâu xa. Chỉ trong phần mềm an sao của Trân Nhật
Thành. Mục tuỳ chọn ta có các sao mang tên Sát như sau:
Âm Sát, Tai Sát, Thiên Sát, Nguyệt Sát... Lại có cả Duong Sát
nhưng vẫn chưa hiện đại, chưa cập nhật đầy đủ vẫn còn thiếu tên IS Sát. Chiến đấu gặp tên này, kẻ thua trận nên tự
sát còn hơn là bị bắt. Với IS sát, tính chất đặc biệt của sao này khỏi cần đề cập.
Với các sao vừa kể nên đề cập đến đặc điểm của nó. Nhưng đố mà tìm ra, dù vào
Google giỏi tìm kiếm, vì mấy sao này thuộc dạng mật truyền. Chỉ truyền cho các
đệ tử thân tín nhất.
Trong khi TỬ VI cơ bản ta chỉ có THẤT SÁT và KIẾP SÁT quá đủ mệt. Ngoài ra còn có LƯU HÀ, THIÊN HÌNH
Các đệ tử tài giỏi biến dị của Trần Đoàn lão tổ rất nhiều. Điều này có thể tìm kiếm ngay trên trang blog của người viết. Đại loại, ta có. “Cháu mới nghiên cứu TỬ VI được vài tháng”... Dễ sợ, chưa học mà đã làm nghiên cứu sinh rồi. Thậm chí bỏ qua cả nghiên cứu, khảo cứu và... châm cứu. Góp gió của 4 phương tung ra khắp ngàn phương món hổ lốn. Bản thân mình viết cũng chả hiểu.
Các tiến sĩ của ta thì rất nhiều, công trình lại rất ít.
Các tiến sĩ lại được cử nhân phong tặng học hàm.
Đề tài các tiến sĩ nghiên cứu sâu nhất là Đầu Tiên.
Các phản đồ của Trần Đoàn lão tổ. Vô tình, tự mình đánh mất mình. Biến một môn học nghiêm túc thành mê tín huyền bí. Và để bao che lẫn cho nhau. TỬ VI lại đi với Địa Lý, Phong Thuỷ, Cúng Bái, Bùa Phép... là những môn chống lại nhau chan chát lại không thấy.
Nếu cúng bái, dâng sao giải hạn mà tai qua nạn khỏi. Giờ đây
chúng ta có bộ trưởng bộ Cúng Bái, kèm theo 1 đống thứ trưởng để Ăn Nhậu và
không có bộ Y tế đâu người ơi!.Lại có bộ Địa Lý thay thế bộ Xây Dựng. Ngài bộ
trưởng có cái bát quái đeo trước ngực, có đèn led chớp chớp mới linh ứng. Bộ
Bùa Phép thay thế bộ Quốc Phòng khỏi tốn cơm nuôi lính. Ngài bộ trưởng ước chi
cầu được gió Đông Phong. Gió Đông Phong cầu chưa chắc đã có nhưng hoả tiễn Đông
Phong lại đã có rồi.
Và có người đề nghị thành lập bộ Ngoại Cảm thay thế bộ Công
An...
Ngóc đầu không nổi, trồi đầu không lên do mê tín dị đoan. Trong khi phương Tây không biết chi Địa Lý Tả Ao, Phong Ngứa, Cúng Bái... nhờ thế tiến bộ rất xa.
Chỉ cần thay đổi tính cách ba hoa chích choè đã khó, huống chi đòi di căn dịch số lên ... thứ trưởng, bộ trưởng. Nên dịch số mình lên cỡ nào tuỳ thích, lên cao quá nguy hiểm đấy, trước khi dịch số người.
Tử Vi chỉ cho ta thấy lối đi đúng, sai, tốt xấu... với số phận
đã định sẵn. Có cái ta sửa sai được, có cái không thể được. Các tai hoạ do mình
gây ra. Như; trộm cướp, hiếp dâm tham ô, lừa đảo, hỗn láo, phản bội, ngoại
tình... có thể sửa đổi. Tai hoạ như khách quan mang lại khó sửa đổi. Bị lừa đảo,
bị châm chọc, bị tai nạn chiến tranh, thuỷ hoả đạo tặc, quốc nạn... rõ ràng khó
tránh, chứ không phải không tránh được.
Cho nên, hãy đến với Tử Vi Ứng Dụng với tinh thần khoa học.
Chẳng có phép mầu nào trên cõi đời này.
Cũng chẳng có thần tiên nào cả.
Nếu có, thế gian sao lắm người đau khổ.
Ai gieo đau khổ. Chỉ có con người làm điều đó mà thôi.
Ai gieo hạnh phúc. Cũng chỉ con người mà thôi.