Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Đắc Hãm Miếu Vượng Địa?

Đắc Hãm Miếu Vượng Địa?

Bài viết chào mừng học viên khoá 6 TVUD

Nỗi ám ảnh không nguôi của những người học TỬ VI là đắc miếu hãm, rồi mật ngọt chết ruồi là thượng cách, đại cách. Tôi cũng như các bạn mà thôi. Đoạn đường ai có qua cầu mới hay. Nhất là nhìn những lá số Tử Vi cứ khuyên son, gạch chéo đen thui của các cụ ngày xưa để lại. Lại có cả những lá số tân kỳ cũng theo khuôn mẫu ấy. Vô tình di hại về sau.

Nếu có những chính tinh đắc miếu hãm đã đành, có cả những bàng tinh cũng đắc hãm. Lại có cả trường hợp 2 chính tinh 1 cái đắc và 1 cái hãm. Hai cái cộng lại ắt là huề.

Và Tử Vi vô cùng dễ luận đoán, căn cứ nhiều khuyên tròn như điểm, đoán là tốt. Cái gì tốt không biết  Nhiều gạch chéo tất nhiên là xấu. Xấu như thế nào, xấu làm sao cũng không biết.

Tử Vi vô cùng dễ luận đoán. Nếu căn cứ vào các ký hiệu có sẵn. Ráng mà học thuộc lòng... Chỉ cần an chính xác các sao là trở thành “Chiêm tinh gia”, hoặc ưa tây tự phong “maître”, ưa Tàu phong đại sư, gần gũi Việt Nam xưng thầy.
Thậm chí có Chiêm tinh gia siêu nổi tiếng, trước 75 ở Sài Gòn viết cả sách xem  TỬ VI tiền định hằng năm, không biết gì về Tử Vi cả.
Ví dụ và thuần tuý ví dụ mà thôi. Năm nay (năm Quý Sửu). Tuổi Giáp Tý hạn ngộ sao XƯƠNG KHÚC, TẢ HỮU... đại loại là thế, sau khi kể tên vô số các sao tuỳ thích khoảng nửa trang A8, nửa trang còn lại thầy đoán rằng...

Nếu như bạn từng là học viên của Tử Vi Ứng Dụng hoặc bạn giỏi Tử Vi, biết cách an sao. Bạn cũng thừa biết, người Giáp Tý, tiểu hạn năm Quý Sửu căn cứ vào đâu để biết được các sao thuộc giờ, tháng, ngày sinh... Thế nhưng Chiêm tinh gia viết thoải mái. Tất nhiên luận đoán cũng tuỳ hứng, ưa chi viết nấy.  Với hình thức cuốn sách dày cộm, viết đủ thứ linh tinh. Có lẽ là tiêu thụ rất lớn. Dĩ nhiên nhiều người mắc bẫy mua lầm. Vì uy tín 2 chữ Tử Vi rất ấn tượng trong đầu óc người Việt. Chính là những người không biết gì về Tử Vi  Còn những người biết về Tử Vi vô cùng thất vọng, cảm thấy bị xúc phạm, kẻ đội lốt  Tử Vi đi lừa.

Trở lại vấn đề đắc, miếu hãm.
Nếu chỉ xét 14 chính tinh với nhau.
Ta có các nhóm, thực chất là hình tượng của 1 người.
TỬ VŨ LIÊM.
PHỦ TƯỚNG.
SÁT PHÁ THAM.
CƠ ĐỒNG.
ÂM LƯƠNG.
THÁI DƯƠNG.
CỰ MÔN.

TỬ VŨ LIÊM là hình ảnh một người làm việc. Nếu được phối với nhóm PHỦ TƯỚNG. Tạo thành bộ TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG LIÊM mang ý. Một người làm việc được sự thương yêu che chở, vỗ về, an ủi. Sự che chở, an ủi  đó đa phần là bậc cha mẹ. Ráng học nghe con, rủi ro sau nầy làm vua không biết chữ người ta cười.. Cá biệt được nhiều người thương yếu tương trợ. Dễ có cơ hội được kế truyền, thừa kế, nhà đất, nghề nghiệp. Cao nhất là được nối ngội.

Vị trí TỬ VI cư Tý Ngọ được đánh giá hay nhất. Nhờ TỬ VI  đứng một mình tự tung tự tác làm theo ý thích. Đi chung với THIÊN PHỦ làm việc có người bảo hộ, đứng chung với THIÊN TƯỚNG có người tương trợ. Chứng tỏ việc mình làm không thoải mái, trình độ có phần hạn chế.

Sự phối hợp hài hoà của 2 nhóm sao vừa kể, tạo ra những cách hay kể không hết. LIÊM PHỦ, VŨ PHỦ, LIÊM TƯỚNG, TỬ PHỦ. Nói chung khi hình thành bộ TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG LIÊM đều có các bộ kể trên, đồng cung hoặc tam hợp với nhau.
Ví dụ. Với VŨ PHỦ, VŨ KHÚC là sao tài sản, tất cần đến cái nhà kho THIÊN PHỦ. Đã là tài sản cần phải che giấu cũng là THIÊN PHỦ, cần đến sự coi ngó là THIÊN TƯỚNG, dò xét của LIÊM TRINH . Nói đến tính hợp lý của bộ này nhiều vô số kể. Bộ TỬ VŨ LIÊM thiên về hành động, hài hoà với bộ PHỦ TƯỚNG thiên về vỗ về.... Khi phối hợp 2 nhóm sao trở thành hài hoà và ổn định. Nói đến ổn định là TỬ VI.

Khi nhóm TỬ VŨ LIÊM giao hội với SÁT PHÁ THAM tạo ra những bố cục bất lợi.
Vì TỬ VŨ LIÊM là kẻ làm, còn SÁT PHÁ THAM là kẻ phá. Cứ cho là trường hợp tốt nhất là SÁT PHÁ THAM không phá, nhưng quấn quít bên cạnh TỬ VI  để học hỏi tìm hiểu. Vô tình cũng gây trở ngại cho kẻ làm việc là TỬ VŨ LIÊM.

Không chỉ đơn thuần là 2 trường hợp, còn là SÁT PHÁ THAM áp đặt bắt TỬ VŨ LIÊM phải làm theo ý muốn... Do đấy, TỬ VŨ LIÊM dễ bỏ việc, chán việc chỉ thấy trước mắt là sự khó khăn. Nói gì đến sự kế nghiệp, thừa kế, hưởng gia tài coi bộ hơi bị khó.
Lại có trường hợp TỬ VŨ LIÊM chỉ định SÁT PHÁ THAM, ép buộc SÁT PHÁ THAM phải làm việc đưa đến xung đột giữa 2 nhóm sao.
Nói về xung đột của 2 nhóm sao này thì nhiều vô số kể.

Một khi 2 nhóm sao nay giao hội với nhau tạo thành những bộ sao rất bất lợi. Như các bộ LIÊM THAM, VŨ SÁT, LIÊM SÁT, LIÊM PHÁ, TỬ PHÁ, TỬ THAM, TỬ SÁT toàn là các bộ sao tự nó đã toát lên mâu thuẫn. Như LIÊM THAM theo liêm khiết dễ chết vì tham. Theo tham lại càng dễ chết vì liêm. LIÊM TRINH trinh sát bị THAM LANG do thám. 2 tên ắt có một tên là nạn nhân...kể sao cho hết những khó khăn, mâu thuẫn  khi 2 nhóm TỬ VŨ LIÊM giao hội với SÁT PHÁ THAM.

Điều người viết muốn nói là:
Bộ TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG LIÊM là hoàn cảnh thuận lợi.
Bộ TỬ VŨ LIÊM + SÁT PHÁ THAM hoàn cảnh khó khăn.
Nhưng liệu 1 người sinh ra trong hoàn cảnh thuận lợi, được sự nuông chiều của gia đình, có thành công hay không là việc khác. Chưa bàn đến bộ sao này thật sự thuận lợi dễ thành công đòi hỏi nhiều trợ cách.
Lại còn kể đến mất tác dụng, bởi KHÔNG KIẾP, KỴ HÌNH. TUẦN TRIỆT.
Ví như, một người sinh ra trong hoàn cảnh vô cùng thuận lợi, muốn gì được nấy. Rốt cuộc là sự xuống dốc. Giỏi ăn chơi, học hành thì kém, chữ thành đạt thì không. Nhưng có thể và chỉ có thể  thành công nhờ người khác. Mọi tai hoạ đang chờ ở phần cuối.

Trường hợp TỬ VŨ LIÊM giao hội với SÁT PHÁ THAM rõ ràng dễ gặp là hoàn cảnh khó khăn làm cho đa phần chí tiến thủ không đạt như sở nguyện. Lại dễ lâm vào hoàn cảnh ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
Nhưng không thiếu gì hoàn cảnh người gặp khó khăn vẫn vượt khó, thành công vẻ vang trong gian khó, gian nan.

Lại đến bàng tinh đắc hãm. Cụ thể. ĐÀO HOA có người cho là đắc địa tại Mão, có người cho rằng tại Dậu rất tuỳ hứng.  Lập luận rằng buổi sáng đẹp hơn buổi trưa... Với Tử Vi Ứng Dụng Đào Hoa đắc ý nhất là khi đủ bộ ĐÀO HỒNG HỈ. Có thế người xưa mới gọi làm tam Minh. Cho dù có tam Minh đi với KHÔNG KIẾP cũng trở thành Hoa nạn.

Điều người viết muốn truyền đạt đến các bạn. Các chính tinh chỉ là danh từ, động từ mà thôi. Chưa phải là một mệnh đề có đầy đủ ý nghĩa. Đáp số cuối cùng là các bàng tinh xác nhận.

Để dễ hiểu hơn, ta có ví dụ với ngôi sao TỬ VI, Ngôi sao chủ sự sống chết, ngôi sao  của hành động, việc làm... chứ đừng hiểu lầm là hành động luôn luôn là cao đẹp. Coi chừng có khi trở thành hành vi phạm tội.

Ông TỬ VI ấy hoạt động có thành công hay không?
Ta có thể bắt gặp 1 trong nhiều cách trả lời.
- Ông ấy hoạt động vô cùng thuận lợi, thế mà  thất bại bạn à, nửa chừng bỏ cuộc.
Cũng có thể là.
- Ồ tuy đầy rẫy khó khăn nhưng ông ta hoạt dộng thành công, rất đáng ngưỡng mộ.
Nếu xét về hành động, ngôi sao TỬ VI chỉ là hành động, hoạt động chưa biết nó đi về đâu.

Người ơi! Xin cố quên chuyện đắc miếu hãm.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

TỬ VI KỲ DIỆU



Nhân Ngày 20 tháng 11.
Người viết chân thành gởi lời cám ơn đến tất cả các học viên đã gởi lời chúc mừng đến từ  2 trang facebook, các mail, tin nhắn, điện thoại, quà cáp, comment. Và các học viên không ngại xa xôi từ Hà Nội, Ban Mê Thuột về chúc mừng và vui chơi với người viết nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam. Là người thầy bất đắc dĩ chưa hề qua khoá sư phạm nào cả. Lương tâm vẫn có điểm áy náy không yên.

Trong lúc vui chơi còn nhận được bài thơ chúc mừng của Nguyễn Huyền Trang đến từ Hà Nội. Hiện giờ người viết vẫn chưa trả lời hết các mail học viên gởi đến.

Sau đây là 1 số mail được phơi bày (THIÊN LƯƠNG) công khai (THÁI DƯƠNG) để các bạn rút ra 1 bài học hữu ích cho mình.

Mail Hải Yến học viên khoá 1.
Hải Yến là người chuyển blog Yahoo qua đây. Sau đấy bàn giao mật khẩu lại cho người viết.

Bác ơi, cháu đã nhận được file cuối của khóa này rồi. 
Hôm nay 20/11 cháu kính chúc Bác luôn khỏe mạnh và an khang nha Bác. 
Nhanh quá, mới đó mà đã 5 năm rồi. So với cái ngày mới chập chững đọc bài của Bác đến giờ thì kiến thức đã được thu nạp cũng khá nhiều, có những cái vẫn tiếp tục vỡ lẽ ra mỗi khi đọc lại, đúng y như BÁc viết là sẽ học nhiều cái mới từ những bài học đầu tiên mỗi lần đọc lại. Nghĩ lại cũng hay, có những cái bây giờ cháu hiểu rồi, nhớ lại ngày trước viết mail cho BÁc hỏi những chi tiết đó, hẳn là Bác cảm thấy thất vọng. Cháu vẫn đang cố gắng học mỗi ngày. Công việc nhiều lúc mệt mỏi quá thì cháu buông, tập trung vô một vài lá số nào đó, đúng là đam mê đem lại thư thái. 

Cháu rất hãnh diện được làm học trò của BÁc, cảm thấy rất may mắn. 
Có dịp cháu sẽ ra thăm Bác. Các bạn ngoài hanoi may mắn quá. 
Bác nghỉ sớm đi nha. 

Bàn đến 2 chữ giản dị của người viết. Và ngày 18 tháng 11 năm nay. Trong lúc học viên thăm viếng có người hỏi:  Bác làm việc tại đây và có lẽ ngủ tại đây? Vâng, đúng rồi. Thân mật là bác  ngồi bệt xuống nền nhà nói chuyện... Thế là tất cả đều xúm lại ngồi xuống nơi tiếp khách... thân mật chụp hình. Kể cả bà xã cũng chen vào muốn chuyển qua làm học viên thân mật.

Người viết muốn gởi đến học viên. Hãy sống đời giản dị, không tranh đua đừng nói tranh giành. Chớ  hiểu lầm, chịu thiệt thòi. Sẵn sàng tranh đấu vì chữ công bằng..Khi sống giản dị như thế, nhu cầu chúng ta không đòi hỏi nhiều.

Sau đây là mail của Trần Văn Lân học viên khoá 1.
Hôm nay nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Vợ Chồng con xin chúc Thầy cùng gia đình mạnh khoẻ, luôn vui vẻ và thành công. Mong Thầy một người vĩ đại nhưng hết sức giản dị (nhiều lúc con tự hỏi tại sao đằng sau một con người hết sức giản dị lại là một trí tuệ vĩ đại đến vậy) luôn khoẻ mạnh để có thể giúp cho hậu sinh chúng con được hiểu biết về bộ môn kì diệu này.
Con Lân

Cuối cho bài viết ngắn là mail của học viên khoá 5. được chọn. Cũng nói lên 1 điều 1 điều rất giản dị. Nỗi lo lắng chung, rời xa người thầy không còn cảm giác đợi chờ, hồi hộp, háo hức vào những ngày nhận F. Nỗi buồn man mác trống vắng.. Người viết đã  chứng minh  làm việc với tất cả các học viên các khoá. Rất trân trọng với các học viên khoá cũ. Ưu tiên luôn luôn dành cho kẻ mới đến.

Mail Tran Luong Hien .
Nhan ngay nha giao chau kinh chuc bac duoc doi dao suc khoe, moi su hanh thong va dat duoc so nguyen. Chau xin loi bac la chau khong biet lam sao de chuyen qua tieng Viet tren may phone nen danh phai dung tieng Viet khong dau. Ky toi chac chau khong duoc nhan F cua bac nua vi da ket thuc khoa hoc nhung chau nho nhung loi bac goi gam voi tat ca hoc vien va chau se khong bao gio quen. Du lam cong viec gi hay dang o dau chau van yeu thich TVUD va co gang tung ngay.
Chau Hien.

Mail Nhận được tức thì.
Nhân ngày 20/11  cháu kính chúc bác và gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc. Qua thông tin của câu lạc bộ tử vi ứng dụng, cháu thấy các bạn tổ chức đi thăm và giao lưu với bác và gia đình. Thật vui và tình cảm quá bác ạ. Từ phương xa cháu luôn mong rằng trong một ngày gần đây nhất được trở về và cùng các bạn đến thăm bác thầy giáo. Có biết bao nhiêu điều muốn dược hỏi, được trao đổi tâm sự với thầy. Nhưng hơn hết cháu vẫn mong rằng bác luôn mạnh khoẻ vì sức khoẻ là thứ quý giá nhất của con người có sức khoẻ sẽ tạo được niềm vui, niềm hạnh phúc cho mình  va những người mình yêu quí.
Kính thư.
Cháu: Thu Trang.

Cập nhật bài thơ của Nguyễn Huyền Trang. Được nghe đọc khi ở đỉnh núi Chúa Bà Nà.
Kỉ niệm 20/11/2016

Một năm đã lại qua đi
Thầy trò hội ngộ còn gì vui hơn
Ân sâu nghĩa nặng không sờn
Thầy ơi trò vẫn mang ơn một đời
Nhân ngày Nhà giáo vui tươi
Mong Thầy thư thái tiếng cười rộn vang
Sư mẫu vẫn thế dịu dàng
Bác Khôi Việt Kỵ ngày càng trẻ ra
Quang Hoan lớp trưởng thật thà
Bùi Phương tươi tắn mặn mà một con
Tất Đạo tủm tỉm cười giòn
Tấu Hùng dí dỏm tính còn trẻ trung
Năm nay hội ngộ mấy vùng
Thắng, Hoàng, Trang cũng về cùng chung vui
Trang bé Hà Nội ngậm ngùi
Mai Anh xa vắng mong vui có ngày
Xa xôi cách trở trời Tây
Những tin ai cũng nhớ Thầy thiết tha
Mong cho ngày tháng trôi qua
Tử Vi Ứng Dụng mái nhà thân thương!

Cháu Huyền Trang thương chào bác ạ.

Tử Vi Kỳ Diệu

Không phải là câu chuyện mèo khen mèo dài đuôi. Trong quá trình tìm hiểu nhiều năm mới phát hiện ra điều đó. Phát hiện Tử Vi kỳ diệu tuyệt vời đến muộn màng sau cùng.
Bàn về người trên lá số Tử Vi có 7 dạng người. Và 1 số người xoay quanh 7 dạng người này.
TỬ VŨ LIÊM  là người làm việc, người gánh vác, người tử tế... cũng tuỳ trường hợp dùng từ cho thích hợp. Nếu có kẻ tốt tất có người xấu..
PHỦ TƯỚNG là kẻ phê phán,  người tương trợ, che chở, hiệp sĩ, kẻ bịt mặt, kẻ nối giáo...
SÁT PHÁ THAM là người khám phá, kẻ gắn bó, kẻ phá hoại, người quân tử.......
ÂM LƯƠNG là người phụ nữ.
CƠ ĐỒNG là đứa bé hay hỏi hay thắc mắc.
CỰ MÔN.người cầm đầu 1 tổ chức, kẻ phản đối.....
THÁI DƯƠNG là nam giới.

Đó là 7 mẫu người căn bản thuộc chính tinh. Xoay quanh 7 người này một số bàng tinh. Chính nhóm sao này giúp ta khẳng định. Các chính tinh kia làm việc tiếp xúc với ai. Từ đó, ta thấm thía câu nói. Nhìn bạn bè của bạn tôi sẽ biết bạn là ai.
Còn có BÁC SĨ kẻ bài xích.
LỰC SĨ kẻ gắng sức làm việc.
PHỤC BINH kẻ phục vụ.
HỈ THẦN kẻ sớm vui mừng.
ĐIẾU KHÁCH kẻ thăm viếng.
TANG MÔN môn đồ.
CÔ QUẢ kẻ sớm cô đơn.
THÁI TUẾ người cao tuổi.
ĐÀO HOA kẻ vui vẻ.
...

Chung quanh những người này, còn có các sao trạng thái để mô tả sự thành công,  tán dương hoặc chê bai...
Những con người ấy tất nhiên là giao lưu trao đổi với nhau. Người này tiếp xúc với  người kia. Người nọ va chạm với kẻ khác.

Từ những tiếp xúc đó, tạo ra những âm thanh. Âm thanh, tiếng động ấy có thể buồn vui, chân thật hay dối trá. Luôn luôn có sao làm chủ một chủ đề nào đó, với âm thanh, ta có THÁI ÂM ngôi sao làm chủ âm thanh, tiếng động. Cũng cần phần biệt âm thanh và tiếng động khác nhau.
Cũng vì lẽ đó, người ta ca ngợi “ÂM DƯƠNG hữu XƯƠNG KHÚC nhi đắc lực”. Hàm ý âm thanh hay tiếng động ấy là văn chương nghệ thuật. Chỉ có văn chương, nghệ thuật là đáng nghe mà thôi.

THÁI ÂM làm chủ nhóm sao âm thanh.
Còn có HAO tinh la hét.
THANH LONG tiếng nói.
THIÊN KHỐC tiếng khóc.
THIÊN Y tiếng rên, tiếng than... cũng chưa khẳng định là sướng hay khổ.
ĐÀO HOA ồn ào cỏ vẻ như có chuyện vui mừng đâu đó. Có thật thế không còn chờ khẳng định.

Từ ngôi sao làm chủ lại có ngôi sao hỗ trợ nhằm xác minh là tiếng nói (tức âm thanh). Đó là ngôi sao THANH LONG.
Tiếng nói có khi là tiếng la hét vang lừng, bốc lên từ 1 nơi nào đó. Ví dụ. Tiếng la hét vang ra từ đâu vây?. Là do THÁI ÂM  đi với HAO tinh và sao này lại luôn luôn có KÌNH bốc lên cao, ĐÀ lan tràn ra. Lại có thể có tiếng khóc, tiếng than,  tiếng cười vui... Tất cả những điều ấy, chỉ có thể nhìn các sao tụ tập quanh đó để đoán. Có “sao” mới đoán vậy. Một cụm từ rất đời thường. Tầm nguyên từ “sao” này là từ Tử Vi mà ra, căn cứ vào đâu lại đoán là tiếng la vui. Tất nhiên là căn cứ vào các sao quanh đấy.

Từ tiếng nói vớ vẩn, vu vơ... nào đó. Ta lại có CỰ MÔN lên tiếng phản đối. THIÊN PHỦ phê phán nhận xét. Tiếng la hét không hay, không hợp với THÁI ÂM nhưng lại phù hợp với SÁT PHÁ THAM ngoài chiến trường. Đó là nơi không cần tiếng nói êm đềm, không cần than van, van nài... Nơi ấy, chỉ cần những khẩu lịnh ngắn gọn, la to vang lừng: Xung phong, ép phải, hướng về trái... rõ ràng, to lớn át cả tiếng đạn bom.

Nếu HAO không hợp với THÁI ÂM nhưng lại hợp với SÁT PHÁ THAM ngoài chiến trường. Có nghĩa là các chiến binh. Nhưng lại không hợp với những người khác không phải là chiến binh. Oi! thôi rồi. Người đâu mà cứ la hét suốt ngày ép buộc người khác.

Nói thôi cũng lắm chuyện để bàn. Kẻ nói vui, người nói thật, nếu có kẻ thật tất có nói dối đến thổi phồng lừa đảo.

Nếu có sao nói tất có sao “nghe”. Cũng từ nghe, lại có nghe lời xúi giục, cổ vũ  mà mang hoạ. Nghe hồn sông núi đến nghe trai nghe gái, nghe lời lừa đảo... để rồi từ nghe qua hành động sai lầm, đến hành vi sai trái... Tại vì mầy nghe lời nó mới ra nông nổi này.
“Nghe lời nàng nói mặn mà.
Thế công, Từ mới đổi ra thế hàng”... Nguyễn Du.
Chỉ nói loáng thoáng 1 đề tài thôi cũng thấy tính hấp dẫn của Tử Vi

Mỗi ngôi sao được gọi là chính tinh, thường làm chủ 1 hay vài đề tài. Căn cứ vào các sao quanh nó ta xác định đề tài ấy. Thường có 1 bàng tinh giúp ta khẳng định.
Mỗi ngôi sao lại tương ứng với thân thể con người, đồ vật cảnh quan quanh con người đó.
Ví dụ. CỰ MÔN trong cơ thể là cái miệng, động tác là sờ mó, tính cách hay phản đối,  trong đồ vật tài sản là cửa ngõ. Đây là điều thú vị trong Tử Vi.

Nếu có sao mang biểu tượng con người lại có sao mang biểu tượng con vật. Loài vật luôn luôn sống quanh ta. Có người xem vật nuôi là nghề nghiệp, sinh lợi. Cũng có người mang hoạ vì loài vật. Ly kỳ chỉ 1 con vật. Có khi ta đoán là con rồng, có khi lại đoán là con cá, trường hợp này lại đoán là bò sát hung dữ... Có thế mới gọi là luận đoán.

Người và vật ấy, sống trong một thế giới thiên nhiên có thực, chứ không ảo như chúng ta nghĩ. Chỉ có con người sống ảo mà thôi. Ta có biển KÌNH DƯƠNG, núi ĐÀ LA, sông LƯU HÀ, ao hồ LONG TRÌ. Trong cái thiên nhiên ấy không thể thiếu cây xanh THIÊN CƠ ẩn sau hàng cây ấy là  mái tranh, mái ngói, mái bằng. Tuỳ trường hợp mà luận là sao THIÊN LƯƠNG. Cao sang có khi được gọi là dinh thư phủ đệ là THIÊN PHỦ nhà ngang dảy dọc. Nơi kín cổng cao tường kín đáo  nhất là TỬ VI, ví như là cung cấm. Có khi đành luận đoán là cái giường với tấm rèm che cho kín đáo, thậm chí chẳng có tấm màn che nằm đâu cũng được. Cái dễ hiểu lầm TỬ VI phải là cung vua phủ chúa..

Trong ngôi nhà ấy, có khi đầy đủ nam phụ lão ấu như đã nói ở phần trên. Nhưng đa phần lại thiếu vắng, giới này hoặc giới nọ. Có khi thui thủi 1 mình.

Khi nói đến thiên nhiên không thể bỏ quên ngày tháng. Vì thiên nhiên tuần hoàn không bao giờ yên một chỗ. Ta lại có sao THÁI TUẾ là năm, sao THÁI DƯƠNG là ngày, ban ngày. Sao THÁI ÂM là tháng, còn chủ ban đêm, THIÊN CƠ chủ thời kỳ. Từ đó, lại có tháng ngày hạnh phúc, tháng ngày đợi mong, tháng ngày xa cách. Nếu có ngày vui, tất có ngày buồn đến ngày tàn.... Thôi thì đủ cả.

Trong cái không gian ấy, lại phân định rõ ràng bên trong là TUẦN, bên ngoài là TRIỆT, phía trên, phía trước là KÌNH. Phía sau, phía dưới là ĐÀ. Bên tả là TẢ PHÙ, bên hữu là HỮU BẬT. Đây là những tình tiết tưởng chừng không quan trọng nhưng lại rất quan trọng với 1 số người biết vận dụng.

Trong cái thế giới ấy không thể thiếu màu sắc. Với đầy đủ 5 màu. Còn tỉ mỉ là sắc độ khác nhau. Cứ y như 18 bit, 24 bit đến 32 bit... Sắc độ là sao ĐÀO HOA, ta có màu đỏ HỒNG LOAN, màu xanh THANH LONG, màu đen ĐẠI HAO màu trắng BẠCH HỔ, màu vàng LƯU HÀ. Không khác gì trong in ấn, chụp hình màu.

Và biết bao điều kỳ diệu trên lá số Tử Vi. Không thể nói hết, biết nói sao cho đủ. Nó thoả mãn những thắc mắc bất cứ ai. Ly kỳ nó không có bao nhiêu sao, nhưng với trường hợp này được quyền đoán người này cai trị, người kia bị trị, kẻ khác chung thân bất mãn...

Cũng 1 sao TỬ VI cho dù nằm cùng 1 vị trí giống nhau. Ví dụ nằm ở Mệnh, tại cung Tý. Đoán là người này vai mang trách nhiệm quan trọng. người kia nửa chừng đứt gánh, không hoàn thành, kẻ nọ mang hoạ chứ không phải là trách nhiệm. TỬ VI với người này là hành động, với người khác là hành vi... Chỉ thêm bớt 1 sao thôi thay đổi cả cuộc đời.
Tử Vi Ứng Dụng căn cứ vào các sao quanh đấy để luận đoán. Thấy sao thì nói vậy.

Ví dụ. Tử Vi có HOÁ KỴ đoán sao hả bác ?. Đành chịu thôi người ơi! Vì có thể là kỳ tài đến ngồi tù, có thể leo lên bàn thờ hưởng kỵ giỗ. Chỉ cần hỏi như thế bị xếp vào không biết chi về Tử Vi cả.


Sau khi người viết hoàn tất 1 số công việc. Sẽ post tiếp phần “Hướng dẫn đăng ký học Tử Vi Ứng Dụng khoá 6”. Phần này sẽ đưa lên đầu trang. Về sau phần post thêm bị xoá đi. Khi việc thu nhận đã hoàn tất.

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

Nhìn Xem Trông Thấy.


Các từ “nhìn xem trông thấy” cứ ngỡ như là trên lá số Tử Vi chỉ có 1 sao mà thôi. Thực tế lại nhiều hơn chúng ta tưởng. Liệu có thừa chăng? Không thừa vừa đủ, Đó là sự tuyệt vời của Tử Vi.

THẤT SÁT.
Ta làm quen với ngôi sao THẤT SÁT. Chủ sự quan sát những gì chúng ta quan sát và thấy chỉ dừng lại đó mà thôi. Có nghĩa là nhìn thấy có thể không hiểu. Như, mây bay, lá vàng rơi, khói lam chiều bay lên. Con nầy là con cá, kia là cái cây... Cũng may gọi là con cá, chưa gọi là con thú. Thấy sống dưới nước gọi là cá thế thôi. Thế là ta có con cá...sấu. Cũng có người gọi con mực là con cá mực.

Những người làm nhiệm vụ canh gác. Đứng cho có lệ không ngoài mục đích can thiệp khi có sự cố. Không thể nào thấy được lòng dạ kẻ gian.
Hiếm hoi mới có THẤT SÁT hiểu vì sao khói lam chiều bay lên, lá vàng rơi xuống. Giữa thấy và hiểu luôn luôn có 1 khoảng cách nhất định. Anh có thấy văn bản này không? Thấy chắc gì đã hiểu. Ngay cả người viết ra nó chưa chắc đã hiểu. Đó là cái gì vậy. Đó là lá số Tử Vi đấy ạ.

Nhà khoa học quan sát bản đồ có suy nghĩ khác.
Nhà quân sự quan sát bản đồ có cái nhìn khác.
Nhà kinh tế quan sát bản đồ có bận tâm khác...
Chúng ta quan sát tâm bản đồ có sự quan tâm khác.

Chỉ với 1 đồ vật thôi đã khác nhau. Sau khi THẤT SÁT quan sát bỗng nỗi lên lòng mong muốn là THAM LANG và PHÁ QUÂN quyết định cầm lấy... Có nhiều bạn quá thông minh ngoài mong đợi. nghĩ rằng tên THẤT SÁT này “cầm nhằm”. Cái đó thì chưa chắc. Ý người viết muốn nói rằng; sau khi THẤT SÁT thấy, PHÁ QUÂN quyết định cầm lấy và mua nó.

THẤT SÁT là con mắt của nhóm Sát Phá Tham. Quan sát tốt, xấu, sai lầm...  Bước kế tiếp là lòng ham muốn của THAM LANG nổi lên. Cuối cùng là PHÁ QUÂN quyết định nên cầm lấy hay là bỏ qua.

THIÊN TƯỚNG.
Sao này là con mắt của nhóm PHỦ TƯỚNG, chủ sự xem xét. Vậy xem và quan sát có gì khác nhau. Chưa ai nói quan sát phim chỉ nghe nói xem phim, xem sách. Anh quan sát trong cái đống sách kia có gì đáng xem./ Phải xem sơ qua mới biết được anh à.
Sau khi xem sách, xem phim, xem báo... cho đến cả xem mặt. Người ta nhận xét hay dở, phê phán, nhân xét... Người này trông hiền lành, chân thật... Vậy cái xem của THIÊN TƯỚNG có nhận xét phê phán của THIÊN PHỦ,  khác với sự quan sát của nhóm Sát Phá Tham.

Sau khi xem xét, PHỦ TƯỚNG có thể ủng hộ người này (phe này...)  phản đối kẻ khác. Một PHỦ TƯỚNG biết nhận xét không thể chấp nhận câu chuyện, người chồng “vuốt ve” vào má của vợ đến gảy cả răng.
Một PHỦ TƯỚNG chân thật không chấp nhận như thế. Nhưng không phải PHỦ TƯỚNG nào cũng như thế cả. Xem phim, xem báo, xem sách vở... cứ lựa lấy những cái xấu mà xem không thiếu gì. Chuyện như thế, do cách sao khác quyết định. Xem xét rồi nhận xét là thuần tuý của bộ sao này. Từ xem rồi nhận xét có thể đưa đến thương yêu và che chở hoặc trái lại. Ủng hộ hoặc phản đối...

THÁI DƯƠNG.
Những gì xảy ra trước mắt anh có thấy không? Sẽ có người trả lời không thấy. Thậm chí là không thấy, không nghe, không biết thế là an thân. Nhưng có người thấy nhưng không phản ứng vì có nhiều lý do. Trông đó có cả chuyên môn, ngoài khả năng của họ. Cho đến “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Như  Nguyễn Du viết.
Nhưng lại có THÁI DƯƠNG lại lên tiếng phản đối. Sao có chuyện lạ thế.
Trường hợp ÂM DƯƠNG LƯƠNG đoán khác. Trường hợp DƯƠNG CỰ đoán khác. Và không phải trường hợp DƯƠNG CỰ nào cũng lên tiếng. Phải có cái gì đó người ta mới luận đoán theo chiều này, không đoán theo chiều khác. Vì không phải CỰ NHẬT (tức DƯƠNG CỰ) nào cũng thế. Đấy là kỹ thuật luận đoán. Nói nôm na là bí quyết.

THÁI DƯƠNG lên tiếng phản đối. Từ đó THÁI DƯƠNG nổi tiếng, cũng có thể nổi tai, nổi hoạ là do số phận.
Điều người viết muốn nói THÁI DƯƠNG “trông thấy” có thể lên tiếng, khác với THẤT SÁT quan sát có khi lại không thấy. So sánh với THIÊN TƯỚNG xem xét sách vở tài liệu rồi nhận xét, tương trợ.

Vậy THÁI DƯƠNG là con mắt của nhóm CỰ NHẬT hay nhóm ÂM DƯƠNG LƯƠNG.

LIÊM TRINH.
Là ngôi sao “dò xét ngầm”, kẻ theo dõi... con mắt của nhóm TỬ VŨ LIÊM. Sao này không công khai quan sát như THẤT SÁT. Cũng không thể xác nhận là y đang xem xét vấn đề gì đó như THIÊN TƯỚNG, lại không giống như THÁI DƯƠNG đưa mắt ngó. Có vẽ y vô tình, không xuất hiện trên màn hình cuộc đời. Không quan tâm đến nhưng chính y lại biết rất rõ. THẤT SÁT đang làm gì, THIÊN TƯỚNG xem xét cái chi, THÁI DƯƠNG phản ứng như thế nào, đến những nghe ngóng âm thầm cũng không qua được con mắt của LIÊM TRINH.

Ngôi sao theo dõi, chịu ảnh hưởng bí mật của sao Tử Vi. Nó chỉ hành động khi cần thiết, khi Tử Vi quyết định. LIÊM TRINH giỏi không những nhìn thấy các cung hội họp quanh nó, còn nhì thấy các cung liền kề, nhị hợp, lục hội, uy lực của LIÊM TRINH rất mạnh mẽ.

THÁI ÂM.
Ngôi sao “âm thầm nghe ngóng” “trông thấy bằng tai” con mắt của nhóm Cơ Nguyệt Đồng Lương. Chỉ cần nghe ầm một cái, sau đấy là nghe la hét... xe đèn đỏ nhấp nháy chạy đến là biết ở đó xảy ra cái gì. Tiếp tục nghe ngóng như thế. Có khi còn rõ ràng hơn cả THẤT SÁT đang quan sát, chính xác hơn cả THÁI DƯƠNG đang trông thấy, còn rõ hơn hơn cả THIÊN TƯỚNG nhận xét.

Tai vách mach dừng cũng là sao này. Đừng nghĩ quanh đây không có ai. Bức vách cũng có tai nghe, nó chuyển âm thanh ấy theo “mạch dừng” (bộ khung của vách) đến ngôi sao THÁI ÂM.
“Ở đây tai vách mạch dừng
Thấy ai người cũ xin đừng nhìn chi”... Nguyễn Du.

Như vậy, dù Mệnh của bạn đóng bất kỳ ở đâu luôn luôn có một 1 sao mang ý nhìn xem trông thấy. Lại có trường hợp có đến 2 ngôi sao như bộ TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG LIÊM vừa có LIÊM TRINH theo dõi, vừa có THIÊN TƯỚNG xem xét. Nhờ thế, bộ này hỗ trợ lẫn nhau thêm hoàn chỉnh. Lại có bộ TỬ VŨ LIÊM giao hội với SÁT PHÁ THAM có đến 2 con mắt là THẤT SÁT và LIÊM TRINH, 2 con mắt này canh chừng lẫn nhau làm cho bộ này trở nên phức tạp.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Học Chữ Bỏ...

Học chữ bỏ thôi chớ chạnh lòng.

Bỏ hay gắn bó. Gìn giữ hay buông thả... cũng 1 sao này mà ra. Đó là PHÁ QUÂN, đây là 1 trong các sao mang trên mình nó 2 tính chất trái ngược nhau. Y như cục pin, diod, chất bán dẫn chỉ chạy 1 chiều, đổi cực chạy theo chiều khác.

PHÁ QUÂN cầm đầu nhóm Sát Phá Tham, các sự cố sự việc đều liên quan không ít thì nhiều đến THAM, SÁT. Bởi Tham, Sát nên PHÁ QUÂN làm thế.

Cần phân biệt:
Tôi bỏ, tôi được quyền bỏ... khác hẵn với tôi bị bỏ, bị xoá bỏ.
Đến trường hợp không chịu bỏ. Dù bị đánh đập (bỏ tù...) đi nữa nó vẫn không chịu bỏ... con đường nó đi (hoặc con người nó yêu mến...).

Điều này vô cùng quan trọn, vì thay vì từ bỏ. Ta có quyền thay thế bằng từ bắt, từ gắn bó, chán, ép buộc...  hoặc thay thế bằng từ tương đương thuộc tính cách PHÁ QUÂN. Ví dụ. Thay vì nói bỏ, ta có thể dùng từ “thôi”. Thay vì nói bỏ học, ta có thể nói thôi học... Ví dụ sinh động hơn.

Nói chung những từ thuộc đặc tính của sao PHÁ QUÂN. Cho nên học cái này ứng dụng cho cái khác. Văn nhất tri thập là thế. Nhưng không phải ai cũng được như vậy. Không có cái học nào giúp mọi người thành công cả. Luôn luôn có những thất bại trên con đường mình đi. Do trong ấy có số phận.

Vì trên đời bằng cấp, chức vụ có thể mua được bằng tiền, hoặc nhiều tiền hơn. Giá trị thực của môn Tử Vi, không phải đo bằng thước đo ấy, được đo bằng tài năng thật sự.

Càng phân biệt rõ ràng hơn.
Mệnh PHÁ QUÂN khác với Thiên Di có PHÁ QUÂN xung. Vì Mệnh của mình là THIÊN TƯỚNG. Cũng khác hẵn đại hạn ngộ PHÁ QUÂN. Tôi đi ngang đây gặp  PHÁ QUÂN. Vấn đề còn lại tôi và nó có hợp nhau không mà thôi. Nó là bạn tôi, nạn nhân của tôi hoặc tôi là nạn nhân của nó...
Tôi gặp 1 PHÁ QUÂN cầm kiếm. Chết tôi rồi, tôi vốn sợ những thứ ấy.
Đặt trường hợp tôi là VŨ KHÚC tài ba, được quyền mang theo vũ khí nóng HOẢ TINH. Tôi khuyên thằng PHÁ QUÂN; “Mầy nên cất cái que đó đi, đừng làm tao nổi giận”.
Đây là ví dụ 1 trường hợp với 2 tình huống khác nhau.
Nếu cái Ách của mình là PHÁ QUÂN. Cai nghiệp của mình là CỰ MÔN.
Nếu cái Nghiệp của mình là Phá Hoại. Cái Ách của mình bị phơi bày ra ánh sáng. Tức có nghĩa là nổi danh quá hãnh diện còn đòi hỏi gì nữa.

Người viết chẳng có ý định viết đầy đủ, chỉ viết ngẫu hứng.

Bỏ.
Bỏ hay là ngược lại nắm lấy, gìn giữ.
Bỏ cái xấu theo cái tốt. Bỏ con đường tối, theo con đường sáng, nhờ phản tỉnh. Đó là kẻ biết đúng sai. Lại có kẻ bỏ tốt theo xấu. Đây là hạng người thường gặp. Vì gắn bó với cái tốt là tự ràng buộc, khắt khe với chính mình. Buông thả bao giờ cũng dễ chịu hơn.
Tôi bỏ uống bia rồi anh à. Bây giờ tôi gắn bó với rượu đã hơn.
Đến bị bỏ rơi, bị xoá bỏ, bị chối bỏ, bị loại trừ ra khỏi 1 tập thể. Như, bị tước  bỏ quốc tịch, quân tịch, bị loại khỏi hàng ngũ tổ chức... không được thừa nhận.
Bỏ và bị bỏ cũng 1 sao PHÁ QUÂN mà thôi. Bên được quyền xoá bỏ và bên bị bỏ.

Bỏ học.
Chơi bao giờ cũng dễ chịu hơn học, học cách chơi thú vị hơn học tập nghiên cứu tìm hiểu...  Đó là 1 sự thật, không thể chối bỏ điều đó. Các PHÁ QUÂN bỏ học hơi bị nhiều. Từ đó, ta có câu phú. “PHÁ QUÂN xung phá Văn tinh, tam canh bảo vân nhi song chi hận”. Có người thành công nhờ bỏ học sớm, có người ôm hận tiếc rẻ do bỏ học sớm, khi nhìn thấy bạn bè có danh phận. Bao giờ cũng thế, có nhiều vấn đề xoay quanh 1 dữ liệu. Lại có người ôm hận do học nhiều. Ôm 1 đống bằng cấp rồi chỉ  thấy THẤT SÁT là mất chứ không được. Thấy thất nghiệp chứ không có việc làm. Trong khi xã hội thừa nhận hậu duệ, quan hệ, tiền tệ, còn trí tuệ càng thêm trì trệ, mặc kệ nó... Có ai muốn người khác vào chỉ huy mình đâu.

Chỉ có các PHÁ QUÂN có tam Không là không hận mà thôi. Vì có ôm sách vở gì đâu mà hận đời chi lắm thế. Lại không thể bỏ qua trường hợp các PHÁ QUÂN ôm sách có khi hận vì ôm sách vở dỏm, đọc vỡ đầu không hiểu, tốn tiền mua, tốn thời gian đọc, học... đem ra ứng dụng trong cuộc sống trật lất.

PHÁ QUÂN dễ  tự phá hoại cuộc đời mình là PHÁ, đánh mất cuộc đời là THẤT. Do ham muốn hão huyền là THAM.

Bỏ bê.
Bỏ bê công việc, bỏ bê gia đình... Từ bỏ bê với nghĩa lơ là buông thả (cũng là PHÁ QUÂN không nắm chặt) đến bỏ gia đình, bỏ tổ quốc để đi tìm ảo vọng hoặc chạy trốn với nhiều lý do khác nhau. Từ đó, do có cách Cát xứ tàng hung.
Nó bỏ bê công việc, chỉ ham đánh bạc, đánh đề...
Nó bỏ gia đình chạy theo kẻ khác. Ví dụ.
Trong “Chuyện Buồn Ngày Xuân”. Sao anh đành bỏ em để ra đi một mình. Giữa đêm xuân lạnh lùng...
Chưa đau bằng; anh bỏ đi với người ấy, anh bỏ đi còn ôm theo tiền, vàng. PHÁ QUÂN sợ gì mà không ôm. Ôm cũng là PHÁ QUÂN mà thôi.
PHÁ QUÂN sau khi ôm đô la, tiền bưu, tiền lừa đảo, tiền tham ...  không bỏ chạy mới lạ. Khi khẩn cấp còn bỏ của chạy lấy người, tự an ủi “anh hùng khi gấp cũng khoanh tay”... Còn chân sao không bỏ chạy nhỉ.

Có PHÁ QUÂN mê đắm tửu + sắc lỡ tay thâm thủng két sắt. Thường hay nói lỡ tay nhúng chàm. Cứ làm như THAM ĐÀ HƯ không bằng. Nói đến “phá” là nghề của chàng. Cả ngàn cả vạn PHÁ QUÂN mới có 1 PHÁ QUÂN hưởng chữ “khám phá”, “đánh phá địch”..
 Nếu không bỏ chạy, tất nhiên PHÁ QUÂN khác bắt bỏ tù. Bắt cũng là PHÁ QUÂN. Một PHÁ QUÂN có quyền, bắt kẻ PHÁ QUÂN vi phạm. Nếu bị phản ứng “đánh cho bỏ mẹ” nó chứ, “bỏ đói”, cho “bỏ ghét”. Dĩ nhiên sau đấy là “bỏ tù” tạm giam. Màn tiếp theo là khởi tố là việc của CỰ MÔN. Sau khi TỬ VŨ LIÊM quyết định điều tra.

Sau khi bỏ chạy. PHÁ QUÂN có khi luyến tiếc lại quay về. Thành ngữ lại có “Đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại.”. Đánh là THẤT SÁT, ngôn từ của nhóm Sát Phá Tham. Nhiều PHÁ QUÂN nghiệp dĩ “sớm đầu tối đánh” quậy tiếp tập 2, cũng không “bỏ tật” lại chạy thêm lần nữa. Trừ phi chạy thành công, nếu không “bỏ mạng” dọc đường. PHÁ QUÂN tuyên bố hung hăng: “Tôi từ bỏ...” Thật ra, nói chính xác là tôi trừ bỏ. Có thể, chỉ có thể mà thôi, ba hoa khoác lác tôi chống, tôi phản đối... Sẵn sàng “bỏ quên” những tội lỗi của mình, nào tham lam là THAM LANG, nào cướp đoạt của người thành của mình là THẤT SÁT....

Nói PHÁ QUÂN là ăn cắp, là chiếm đoat... giảy nảy lên không chịu. Nhưng thử hỏi những bài viết, những văn chương của người khác đem về fanpage, blog của mình không ghi rõ chính danh có phải ăn cắp, ăn cướp hay là không? Chỉ cần ăn cắp, mượn ý 1 câu, một đoạn nhạc đã mang tiếng đạo văn rồi. Nghe đạo văn là chấp nhận. Khổ nổi, PHÁ QUÂN không biết đạo văn là ăn trộm văn chương đấy ạ.

Lại nói PHÁ QUÂN hôm nay được quyền bỏ tù người khác. Ngày mai lại có kẻ khác bắt bỏ tù.
Ví dụ như Chu Vĩnh Khang quyết định biết bao số phận con người. Nhưng chính họ Chu cũng bị người khác quyết định số phận. Khi còn tại vị, khó tin đều ấy xảy ra. Nhưng đã là số phận thì khó mà thay đổi.
Đó là những trường hợp cát hung tương bán.

Trong cái tốt có pha cái xấu, trong cái thơm có pha mùi máu. Ví như ngọc lành có vết, nếu không dùng thì thôi, đã dùng đến tất nhiên theo vết mà vỡ. Và vỡ cũng là PHÁ QUÂN.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Lên... Xuống.

Lên... Xuống... Trên... Dưới.

Ta thường nghe nói trên... và dưới...  được hiểu ngầm là phía trên và phía dưới.  Như, trên trời dưới đất để chỉ phía trên và phía dưới. Thay vì dùng từ  Việt, có lúc lại dùng từ Hán là thượng hạ. Ví dụ.  Thượng vàng hạ cám.

Trên dưới còn dùng để mô tả lên trên xuống dưới. Lên rừng xuống biển. Từ “dưới” được ẩn đi. Xuống biển lên bờ... Có khi lại ưa dùng từ Hán. Thăng giáng, thăng trầm. Ta có, cuộc đời thăng giáng thất thường của... hoặc cuộc đời thăng trầm của... Trong âm nhạc không lạ gì 2 từ thăng giáng. Trong đông y cũng thế thăng giáng phù trầm là thủ thuật để điều chế thuốc cho phù hợp.

Học viên Tử Vi Ứng Dụng không lạ gì trên dưới, thăng giáng, thượng hạ... là sao gì. Và không phải chỉ ngần ấy. Ở đây chỉ bàn đến sự liên quan với nhau mà thôi. Trên, lên, đi lên... Xuông, dưới, đi xuống... một phương diện của nhiều vấn đề của bộ KÌNH ĐÀ.

Nhưng khi luận đoán vẫn tỏ ra lúng túng. Vận dụng đúng, luận đoán vô cùng thú vị. Coi chừng leo trèo té ngã. Lên được mà xuống không được... hạ cánh chẳng an toàn.

Trên tốt.
Thượng hạ đồng tâm là trên dưới một lòng.
Thượng hoà hạ mục. Trên dưới  hoà thuận.
Thượng cần hạ thuận. Trên chuyên cần dưới đồng thuận.
Thượng trí hạ ngu. Người trên thì giỏi, người dưới tay lại quá dở.

Trên xấu.
Thượng bất chính, hạ tất loạn.
Từ đó sinh ra trên bảo dưới không nghe.
Trên trời không yên, dưới đất không vui. Đó là cảnh quan chúng ta thường thấy mùa mưa bão.
Hạ trí thượng ngu.
Cấp dưới giỏi hơn cấp trên.

Trên dưới phức tạp.
Trên dưới đều chó. Nhớ đến giai thoại của Cao Bá Quát.
Thượng điền tích thuỷ hạ điền khan. lại nhớ đến ăn uống, chẳng liên quan gì đến nước non.
Thượng cẳng tay, hạ cẳng chân

Lên tốt.
Các từ thường nghe. Đời lên hương. Vậy đời lên hương là bộ sao gì? Có thật thế không, luôn luôn tự hỏi như thế. Biết đâu rơi vào trường hợp lên xấu. Ta đang bàn đến trường hợp lên tốt. Nhiều lắm, lên chức, lên lương, lên cấp... lên đỉnh Olimpia.
Thay vì nói lên người ta còn nói “nâng lên”...  Nói nâng lên không thể bỏ qua “nâng bi”.
Trong vi tính, không lạ gì từ nâng cấp. Trong nhà cửa, nâng cấp nhà cấp 4 lên cấp 1. Nâng cấp xe 2 bánh thành 4 bánh. Nâng cấp xe loại thường thành loại xịn, người ta gọi là “độ”, lên đời. Thế là từ “lên” biến hoá thành từ nâng, độ, lên đời...
Hán tự ta có.
Thăng quan tiến chức. Thăng quan phát tài.

Lên xuống đều tốt.
Lên xe xuống ngựa.

Lên tốt mà xuống xấu.
Lên thì dễ xuống thì khó.
Leo lên nhưng leo xuống không được.
Bay lên nhưng hạ cánh bánh xe không thò ra. Biết vậy đừng lên.

Lên xấu.
Minh thăng ám giáng. Thăng lên cao thực tế là ngồi chơi xơi nước. Bị ép buộc cho lên.
Lên xấu nghe cũng lạnh người. Lên bàn thờ, lên trường bắn,  lên đoạn đầu đài...
Vậy thấy lên chắc gì đã tốt. Đó là điều cần khẳng định, nếu lên xấu cần lên chi cho cao  

Lên phức tạp.
Lên thiên đàng, lên niết bàn... Nếu cho là lên tốt sao lại không lên.
Nói về lên phức tạp nhiều vô số kể.
Lên án chế độ thực dân Pháp... dễ gặp thực dân Pháp cho lên... toà.
Lên cân, quá nhiều người quá sợ từ lên cân. Nhưng ăn uống lại không từ chối. Thậm tệ tranh nhau ăn để... xuống cân chăng.
Lên bờ xuống ruộng. Lên thác xuống gềnh.
Nói lên cảnh vất vả lao động, đi lại.

Trọng bệnh lý có nhiều cái lên cũng hồi hộp. Lên nhọt hả?/ Không ung thư nổi lên.
Lên cơn điên sinh ra không biết bao nhiêu câu chuyện. Lại đến cái không lên nổi cũng là bệnh lý.

Trong chiến đấu. Ta có, lên đạn, lên cò súng... là sắp có chuyện hấp dẫn xảy ra. Khi chiến đấu thường nằm, chỉ đứng lên để chuẩn bị xung phong mà thôi. Nằm xuống chiến đấu an toàn hơn đứng. Nhưng chắc gì đã yên thân. Có khi nằm luôn ca bài “Anh nằm xuống khi 1 lần đã đến đây”...
Lại nói đến đưa tay lên trời không có súng coi như hỏng bét. Trái lại có súng là biểu tượng của chiến thắng.
Lên đạn, lên nòng... rốt cuộc là không đương cự nổi. Biết thua cũng cứ lên bằng không mua tủi nhục.

Trong đời thường, nhất là trong chính trị. Ta có lên giọng, lên tiếng, lên gân... lên tinh thần. Nhưng có trường hợp hôm nay lên giọng, ngày mai chạy trối chết. Cũng có khi lên giọng hoà bình, lên án chiến tranh... cũng vì muốn lên nhưng lên không nổi. Phải dùng luận điệu khác.

Vậy phía trên, đi lên, nâng lên  lên chắc gì đã tốt. Vì có những cái  lên cao quá cũng dễ gảy đổ. Vì phần dưới không vững chắc. Cái nhà lên cao quá, to quá mức cho phép. Thế là cưa ngọn hoặc phá nó đi.
Cụ Nguyễn Du viết.
“Làm cho đầy đọa cất đầu chẳng lên
Làm cho trông thấy nhãn tiền”...

Lại nói về  dưới, đi xuống.
Dễ có ấn tượng dưới, xuống ... là xấu. Vì dưới là hạ lưu. Vì bao giờ giới thượng lưu cũng ngon hơn. Nhưng “làm quan nhất thời, làm dân vạn đại”. Có quan xin xuống làm dân, giới bình dân chẳng chịu thừa nhận. Dù hạ mình xin làm người bình dân tử tế đi chăng nữa. Lại làm xấu  đi giới bình dân. Giới bình dân, thường dân, lương dân chứ đâu phải cặn bả của xã hội.
Vậy là có từ phó thường dân ra đời.
Từ giới thượng lưu khi gảy đổ thường văng vào hộp, hoặc lanh tay lẹ chân chạy ra nước ngoài. Ta lại có kẻ lưu vong.
Từ đó. Thành ngữ lại có.
Lên voi xuống chó.
Hạ cánh không an toàn.
Liệu mà cao bay xa chạy. Nhưng khi rối trí lại nói. Xa bay cao chạy...

Nếu lên có cái xấu nhất. Thì xuống cũng có cái xấu nhất. Đó là bị hạ xuống huyệt. Có người cho rằng, ai mà chẳng có lúc nhưng thế. Đa phần là như thế. Xấu nhất là phải nói bị hạ bệ. Tuỳ người, có người lại cho rằng đã hạ cánh an toàn rồi. Nhưng lại bị lôi lên trên... toà. Hỏi những câu lung tùng về dĩ vãng vàng son, mà trí nhớ con người đâu phải là thẻ nhớ. Chuyện đời là thế, chỉ lên xuống thôi, cũng phức tạp.

Điều muốn nhắc nhở học viên rằng. Lên chưa chắc đã tốt, xuống chưa hẵn đã xấu. Có nhiều học viên lạc quan khi nói lên là cứ nghĩ lên chức lên lương, thăng quan tiến chức.
Lại có học viên luôn luôn bi quan nghĩ xuống là xấu. Biết bao con người mong muốn khi xuống được an toàn.
Các phi công đều đồng ý lên dễ xuống khó chứ. Các quan tham chắc cũng đồng ý. Khi xuống rồi vẫn còn hồi hộp anh à.


Vậy lên.. xuống... tốt xấu. Cứ nhìn quanh Mệnh Tài Quan để nói. Còn cung Thiên Di là của thiên hạ.

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Mất và Xa.

Các bạn đang nghe bài Trăm Nhớ Ngàn Thương. Nếu bạn không muốn nghe nhấn nút vuông chặn nó lại. Thông số kỹ thuật của flash là 3,1 MB. Phần âm thanh là 2,45MB còn lại là hình ảnh. Chất lượng âm thanh là 48 kbps, muốn chất lượng bao nhiêu cũng được. Khổ là tải trang rất chậm. Trang blog hiện nay mất khoảng 13 giây mới tải xong toàn bộ. Băng thông dành cho trang chỉ khoảng 700 Kb.

Toàn bộ nội dung nói về đánh mất cuộc tình, xa cách con người mình thương. Rõ ràng nội dung dễ hiểu là thế. Nhưng đâu đó vẫn có người hiểu lầm, hiểu sai... khi nói mất và xa lại luôn luôn nghĩ rằng; là đánh mất cuộc tình, tình nhân phản bội...

Mất và xa chỉ là 2 động từ, chứ không phải là mệnh đề hoàn chỉnh.
Mất cái gì? Mất địa vị, mất thanh danh, mất tài sản. Đó là 3 cái mất quan trọng, ngoài ra còn có nhiều cái mất mát khác. Mất người do chết, do bỏ đi... Mất sức khoẻ do tai nạn hoặc bệnh. Xấu nhất là mất mạng. Lúc đó xa là gì? Xa lìa nhân thế, xa lìa dương trần.

Nếu chỉ phân tích mất người do chết, do bỏ đi... chỉ ngần này thôi cũng mệt nghỉ.
Ví dụ;
Chỉ huy cái quái gì, có bao nhiêu quân lính nướng sạch. Lần nào cũng thế.
Đó là tướng sát quân.
Lại đến tướng sát quân dạng khác.
Mầy chỉ huy kiểu gì, lính mầy cứ xin tao cho đi đơn vị khác, bằng không nó đào ngũ.
Có nhiều lý do phải bỏ đi. Vì bị ức hiếp quá đáng, bị bóc lột, bị hành hạ, áp lực công việc... nhiều cái bị kể sao cho hết.

Đó là trong đời sống quân ngũ. Còn trong kinh doanh thì sao? Cũng thế thôi. Vào ra 2 chữ giản đơn. Khi vào nói rằng;  Lương x đồng, ăn trưa, bảo hiểm, chăm lo sức khoẻ, bổng lộc tức lương thưởng... Khi chưa vào không nói chữ trừ,  chữ phạt.  Vào tròng rồi hay vào trong cũng thế.  Hoá ra bổng là cây gậy Đả cẩu bổng pháp... Thôi đành ngậm ngùi ra về. Đó là chưa kể, chưa nói đến mà nói sao cho hết, ức hiếp, phỉnh phờ  người lao động. Sau tết, một số công ty, xí nghiệp vắng hoe. Bây giờ có cúng bái, bùa phép, linh vật, phong thuỷ, ngậm củ ngải to tổ bố nói chẳng ai nghe. Còn cả gan bố láo cho là không linh thiêng, linh ứng.

Công nhân biểu tình, lãn công là may. Vì 1 số chấp nhận mất các số tiền ảo, tiền thưởng gầy gò đã ra đi từ lâu. Như vậy các doanh nghiệp cũng ca bài. Mất em rồi, xa em rồi dạng khác, điệu khác..

Trong đời thường Mất và Xa nhau cũng rất dễ xảy ra.
Chỉ xét về mặt tình cảm thôi là thấy rất dễ xảy ra.
Nó chỉ biết lạm dụng thôi ành à. Mở miệng là xin xỏ, chiếm đoạt, chỉ ưa được chứ không ưa mất.... Thôi đành xa. Vậy thì lỗi do THẤT SÁT.
Mở miệng là cứ chê bai phản đối, chẳng làm mà cứ nói. Nghe thôi cũng phát bịnh. Thôi đành mất. Vậy thì lỗi do CỰ MÔN.

Nhưng tại sao cũng  THẤT SÁT, người  này nói được chứ không nói mất. Còn CỰ MÔN nói gần chứ không nói xa là do đâu. Cũng tại các sao đóng quanh đó thôi.

Từ giận hờn đưa đến mất nhau, rồi xa nhau là còn nhẹ nhàng nhất. Để rồi “Chiều hôm nay trời thanh vắng, em đi về, về với ai?”... Biết đâu người ta khóc sụt sùi 1 mình. Vừa thoát ly khỏi tay THẤT SÁT, chứ đâu phải ngoại tình, theo tên khác.

Lại biết đâu người ta làm đơn khởi tố, đấu tố vì những ngày sống dưới sự kềm kẹp, ức hiếp quá đáng, lạm dụng tình dục. Từ Mất và Xa, có khi chuyển qua Đấu và Tố. Đấu là THẤT SÁT, tố là CỰ MÔN.

Trong số đó không thiếu, các trường hợp cầm nhầm đồ vật. Nhưng ông chánh án có ngải ăn, ngải nói trong người lại bảo; khởi tố vì can tội cướp đoạt. Chưa dừng lại đó. Có người lại bảo; bị khởi tố vì can tội làm thất thoát .. vợ. À quên, thất thoát tiền tỉ, tỉ của nhà nước. Trời hỡi, ngó xuống mà coi. Làm thất thoát là có tội. Trong khi các danh tướng Trung Quốc, nhiều vô số kể, không thể nhớ hết. Có công thu nhập biết bao nhiêu tiền của như núi, lại cũng có tội. Biết sống cách nào đây.

Các THẤT SÁT luôn luôn xài chữ mất hay được. Trước khi nói mất bao giờ cũng nói được. Nào là chức vụ mới nghe thôi đã lạnh. Nhà cửa, phương tiện, nhân tình...  nghe đến là ham. Thế rồi, một hôm đi ngang qua cửa CỰ MÔN, bao giờ cũng có THIÊN THƯƠNG hội họp tại đó. CỰ MÔN lên tiếng phản đối, tố cáo... Thôi đủ thứ chuyện. Thế là từ được chuyển qua mất. Sau khi thương lượng không thành, cộng trừ thấy rằng mất nhiều hơn là được.

Lại nói đến CỰ MÔN đi ngang qua nhà THẤT SÁT, luôn luôn có THIÊN SỨ hội họp tại đó. Mặc dù có sứ giả báo tin, nhưng THẤT SÁT nhất quyết không cho CỰ MÔN vào nhà. Mầy là CỰ MÔN mầy đứng ngoài cổng mà thôi. Mầy là bọn phản bội, khi cần mầy gần, không cần mầy xa.  THẤT SÁT thà mất không muốn được.
Như thế là nhẹ tội. Nặng tội là CỰ MÔN bị khởi tố và THẤT SÁT định đoạt số phận của CỰ MÔN.

THẤT SÁT đi qua CỰ MÔN, hay CỰ MÔN đi qua THẤT SÁT dễ nói đến 2 chữ Mất và Xa. Liệu CỰ MÔN đi qua PHÁ QUÂN nói cái gì?  CỰ MÔN gặp TỬ VI nói cái chi?  Rồi THẤT SÁT gặp THIÊN CƠ có lý nào nói Mất và Xa vô duyên thế.. Rồi CỰ MÔN gặp THAM LANG nói sao?

Phối hợp 2 chính tinh để luận đoán là 1 trong các đề tài của Tử Vi Ứng Dụng.
Không phải vô cớ người ta nói Mất và Xa.

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Vào Ra Hai Chữ Giản Đơn.

TUẦN TRIỆT là sao luôn luôn đóng giữa 2 cung.
Sao TRIỆT tính phức tạp hơn. Vì nó kỵ 1 số chính tinh, và KỴ HÌNH tinh. Có lợi thế chế ngự được hung tinh Sát Phá Tham, sát tinh HOẢ LINH KHÔNG KIẾP. Cho nên tính phức tạp cao. Có thể đưa đến 2 cung do TRIỆT án ngữ cùng tốt hoặc cùng xấu.

TUẦN TRIỆT thuộc nhóm KHÔNG VONG, kết hợp với THIÊN KHÔNG tạo thành bộ tam KHÔNG là bộ sao xấu. Hầu hết các chính tinh kể cả được cát tinh hỗ trợ. Khi có bộ tam Không mọi cái rốt cuộc vô cùng gian nan dễ đưa đến van sự giai không..

Từ một vị trí có TUẦN hay TRIỆT. Ta có thể gặp sao còn lại đồng cung hay tam hợp hoặc xung chiếu . Hoặc 2 sao TUẦN TRIỆT hội họp vào cung thứ 3.
Mệnh có sao TUẦN hoặc TRIỆT. Có thể gặp trường hợp đại hạn gặp sao còn lại.
Hoặc đại hạn có TUẦN hay  TRIỆT. Tiểu hạn có thể gặp sao còn lại. Như thế, Mệnh và đại hạn hoặc cả 2 hạn nằm trong phạm vi ảnh hưởng của 2 sao này.

Vào và ra. Chỉ là 1 trong nhiều  đặc điểm của TUẦN chủ vào,  TRIỆT chủ ra.

Vào chắc gì đã đã tốt. Ra chắc gì đã xấu. Bao giờ chúng ta cũng luôn luôn tự đặt câu hỏi cho chính mình. Đã chắc gì tốt  hay xấu. Có thật thế hay là không. Và luôn luôn tự đánh giá vào, ra này tốt hay xấu.

Ta có:
Vào tốt và ra cũng tốt.
Thay vì nói vào ra, ta có thể dùng từ xuất nhập, vô ra.
Xuất nhập nơi quyền quí là thong thả nhập điện cung. Mặc kệ “Vô phận sự miễn vào”.
Xuất tướng nhập tướng có nghĩa đi ra tướng võ đi về là tướng văn. Chứ không phải là loại chỉ đâu đánh đó. Văn thư không biết đọc, bản đồ không biết xem..
Vào tốt và ra về trong chiến thắng. Vào chung cuộc, vào đến kết cuộc.
Vào tốt và ra tốt.. Là ưa vào thì vào, ưa ra thì ra, tuỳ nghi. Nơi đến là vàng son quyền lực, nơi vui thú.

Vào tốt ra xấu.
Vào sinh ra tử. Hàm ý vào thì sống ra thì chết. Vì ra đây là ra chiến thường, ra trận do quân địch vây thành ta phải ra đánh, về lại hay vào lại thành coi như sống. Còn ra có thể thương, vong hoặc làm kiếp tù binh.
Ngày nay, ra đường xen ben, xe container, xe đâu lắm thế  chạy tứng lựng lựng rất dễ gặp cảnh thượng lộ mai thi. Về đến nhà mới biết mình còn sống. Thương vong về xe cộ còn nhiều hơn cả chiến tranh.
Vào tốt ra xấu là có đi ra nhưng không trở về... cứ làm như. “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”.

Vào xấu, ra xấu
Cũng vào nhưng không đến nơi đến chốn ra về rất sớm./ Ủa sao lạ vậy, mới vào vòng loại đã khăn gói ra về.. Ai lại thế. Bỏ cuộc vui quá sớm/ Có nhiều người kỳ lắm kìa, cứ như sao HOÁ KỴ. Thi cử, thi đấu chẳng qua làm trò cho khán giả, nên về sớm để làm khán giả thích hơn./ Khôn nhỉ.
Chương trình tiểu học 5 năm nhưng có em học 3 ra trường rất sớm./ Thông minh quá/ Thưa nó đi bụi đời ạ./ Thế mà có em học năm, bảy năm mới ra trường./ Oi! Nó quá thương thầy cô, yêu trường mến bạn./ Ai lại thế, thầy thì có vợ thương, cô thì có chồng thương. Bắt buộc  mỗi năm lên mỗi lớp/  Lớp 6 không biết viết tên của mình/ Càng tốt, khỏi lo lên mạng viết bậy bạ. Được miễn trừ, ngoại lệ khỏi lọt mắt xanh của an ninh mạng.

Ra tốt  vào xấu.
Lại có trường hợp  đi ra thì có, đi vào thì không./ Ủa là cái gì thế?/ Nhiều lắm kìa. Khi đi đem theo 1 tập THIÊN LƯƠNG dày cộm, đi về còn gọi là đi vào, tay trắng/ Từ tay trắng lập nên sự nghiệp mới ngon/ Trắng tay sự nghiệp thì có.
Khi đi ra một người nhưng khi đi vào lại hai mình trở lên/ Như thế là tốt chứ/ Tốt làm thì có, đem theo 1 con đĩ , thằng điếm về làm vợ chồng ./ Hoá ra là thế. Đem tai hoạ vào nhà. Ta thường thấy cảnh đi ra thì nhiều, đi về thì ít.? Ủa bọn kia đi đâu?/ Phơi thây chiến địa. Đến giờ tìm cũng không ra.

Vào xấu và ... ra cũng xấu.    
Vào luồn ra cúi công hầu mà chi.
Vào tù ra tội. Ra gây nên tội nên lại vào tù. Như vây, có khuynh hướng vào hơn là ra. Vào đó chỉ có cái không thoải mái thôi. Vạn sự vô ưu. Và người ta thường nói ra toà, sau khi vào tù.
Vào viện, đây là bệnh viện. Nói rõ ràng là thế.  Nhất là vào khoa câp cứu lặng lẽ ra nhà vĩnh biệt.
Vào đây mà đi ra cửa sau coi như xong anh à./ Ngộ a ! Ở đây có cửa sinh và cửa tử.

Ra vào 1 mình tức là cô thân, phòng không lẻ bóng... đi về một mình. Vì toàn là sầu tinh, cô độc tinh, đơn chiếc...
Nhưng biết đâu “cùng với” ai đó. Nhưng lại là...
“Tôi vẫn đi bên cạnh một người.
Ái ân bạc bẽo của chồng tôi”...
Ta lại có “người trong cuộc” nhưng không vui, bất đồng. Vậy vào ra cũng có bất đồng.

Cũng TUẦN, TRIỆT nhưng nhà kinh doanh, thương mãi, tài chính lại nói hơi khác.
Thay vì nói vào ra. Người ta còn nói; đầu vào đầu ra, xuất nhập, thu chi, thâu nhận, xuất ra... tuỳ theo công việc dùng từ cho thích hợp.
Các nhà sản xuất, kinh doanh luôn luôn lo lắng 2 chiều đầu vào đầu ra.
Nhà sản xuất sợ nhất chỉ có đầu vào, không có đầu ra. Không sớm thì muộn cũng nghỉ làm. Nhà buôn cũng thế thôi, mua vào rất muốn bán ra... mua thì dễ bán thì khó.
Ngay cả ông Ngân hàng cũng mong nhận gởi vào, không ngoài mục đích cho vay ra để kiếm tí tiền còm vài ngàn tỉ/ năm.

Có lẽ chỉ có ông Bảo tàng là không có đầu ra. Nếu có, đầu ra dễ... ra toà. Thử hỏi, cái tượng rất quí nó đi ra lối nào.

Vào ra là quy luật rất tự nhiên. Có thu nhập tất có tiêu pha, chi ra là chuyện rất bình thường. Trong cơ thể con người cũng có nơi vào và nơi ra, hít vào và thở ra. Vào ra là 2 yếu tốt bổ sung cho nhau rất cần thiết. Đây là chỉ xét trên phương diện vào ra mà thôi. Ngoài 2 sao TUẦN TRIỆT cố định, còn có bộ sao này lưu động hằng năm. Làm cho có khi ta thiên về TUẦN, có lúc thiên về TRIỆT.

Tử Vi khoa học là thế. Chứng minh cái khoa học của nó, chứ không phải khoác cho nó áo khoa học, toán học... Tìm đỏ con mắt chẳng thấy khoa học chỗ nào, toán hoạc chỗ nào.

Tử Vi Ứng Dụng chứng minh rằng; TUẦN là dấu cộng, TRIỆT là dấu trừ...Từ đó, thu vào trường hợp nào đoán tăng thu, giảm thu... Chi ra thì nhiều, thu vào thì ít....
Với trường hợp nào là thâu nhận người, thâu nhận nhân viên, học trò...

Vào ra 2 chữ giản đơn, nhưng biến hoá do đâu dùng từ này lại không dùng từ kia. Điều có lý do của nó.
Không cho anh tiếp tục đá bóng bị  trọng tài đuổi ra khỏi sân, đừng hỏi tại sao.
Không cho anh tiếp tục đá bóng bị huấn luyện viên gọi ra là tại sao.

Giải thích bằng Tử Vi như thế nào cho hợp lý chứ.