Nguyễn Du viết trong phần kết truyện Kiều.
“Mua vui cũng được một vài trống canh”...
Trong ca khúc Ánh Đèn Màu. Lời nhạc sỹ Nguyễn Xuân
Vỹ.
có câu.
“Đời ca hát ngày tháng cho người mua vui.
Đời son phấn làm mất bao ngày thơ ngây”...
Khoảng trước năm 1975, trong 1 lần tình cờ đọc
báo. Có bài thơ như sau vương vấn trong đầu. Chỉ nhớ 1 đoạn sau đây.
“Tôi là chiêu đãi, anh là khách.
Tôi bán anh mua thế đủ rồi.
Đừng nói làm chi tình với nghĩa.
Tình tôi cô đọng ở tim tôi”.
Ở đây cần giải thích từ “chiêu đãi”. Trước đây,
trong miền Nam từ chiêu đãi để gọi chung tất cả các phục vụ viên. Kể cả tiếp
viên hành không cũng gọi là chiêu đãi viên hành không. Sau 75 người ta dùng từ
tiếp viên có lẽ đúng hơn.
Căn cứ 4 câu thơ cho thấy. Một THIÊN TƯỚNG tìm
cách ve vãn 1 PHÁ QUÂN nào đó, không thành hoặc ngược lại. Chắc chắn, người
chiêu đãi có PHỤC BINH tại Mệnh hoặc tại Hạn, do hoàn cảnh nào đó làm tiếp viên.
Nhưng mục đích của bài viết đề cập đến kẻ bán,
người mua. Giới cầm bút là người bán, giới diễn viên... cũng thế. Giới độc giả,
khán giả là người mua. Tôi thích là THIÊN TƯỚNG, tôi ngưỡng mộ là PHƯỢNG CÁC.
Tôi ủng hộ văn sĩ này, dĩ nhiên nếu mua, tôi chọn tác phẩm của họ. Tác phẩm
được sự ủng hộ của độc giả là niềm hưng phấn với người cầm bút, là ngọn lửa
kích thích họ sáng tác tác mạnh hơn, hay hơn, trí tuệ đổ vào đấy nhiều hơn.
Giới cầm bút, thực chất là bán sức lao động bằng chất xám. Thành công, trao đổi
đó có lợi cho họ. Họ càng mạnh sáng tác. Việc làm đó không phải là cống hiến
hay dâng hiến cho đời.
Nếu là học viên TỬ VI ỨNG DỤNG tất bạn đã phân
biệt được cho, xin, biếu tặng, dâng hiến khác nhau như thế nào. Cho không, biếu
không mới gọi là dâng hiến. Cống hiến là kẻ dưới dâng hiến cho kẻ trên. Các
nước chư hầu phải cống hiến, cống nạp cho nuóc đế quốc.
Còn đây thật sự là cuộc mua bán trao đổi, ủng hộ
người mình thích, mình ngưỡng mộ.
Người diễn viên trên sân khấu, màn ảnh. Người ca
sĩ trình bày nhạc phẩm phải đem hết tài năng, tình cảm sau nhiều ngày tháng khổ
luyện làm rung động trái tim khán giả. Cái đó ta gọi là sự truyền cảm và ta yêu
mến họ, ngưỡng mộ họ. Không ngại bỏ tiền ra mua vé. Thực chất là cuộc trao đổi
đôi bên cùng có lợi. Người diễn viên có cơ hội thể hiện tài năng của mình, khán
giả hài lòng không bỏ phí tiền của. Sẽ bực mình khi gặp diễn viên không thực
hiện tốt vai trò của họ. Độc giả rất khổ tâm khi mua phải cuốn sách không vừa
ý. Khán giả cay đắng bỏ phí thời gian, tiền của xem phim thấy quá tệ.
Thực chất chỉ là vấn đề trao đổi mà thôi giữa kẻ
bán và người mua. Ưa cãi nhau cho đời thêm vui, tìm nhạc sĩ Xuân Vỹ hay cụ
Nguyễn Du mà cãi. Tìm cụ Nguyễn Du cứ đến các nơi điện thờ đồng bóng sẽ gặp.
Bàn về kẻ bán, người mua.
Kẻ bán bao giờ cũng mong có người mua. Nhưng có
khi kẻ mua bị người bán từ chối. Đi báo Công An bị người ta nạt cho- Ai người
ta cũng bán, tại sao người ta không bán cho anh. Xem lại tư cách của mình đi.
Kẻ bán cố tình bán hàng hoá trộm cắp, quá đát...
khiến người mua bị thiệt thòi, phải khiếu nại, khiếu kiện...
Kẻ bán nhưng không ai mua khiến việc đầu tư bị
thua lỗ. Nhất là đầu tư vào nhà đất, tiền ảo.
Kẻ bán tranh giành khách hàng đưa đến xung đột là
chuyện chúng ta thường nghe.
Kẻ bán và người mua là yếu tố vô cùng dễ, nếu là
học viên TỬ VI ỨNG DỤNG. Kẻ nào nên bán và kẻ nào nên mua.
Mua thường thì rất dễ, bán thường rất khó. Nhất là
vào thời buổi hiện nay, mua gì cũng có nhưng mua đúng hàng thật thì lại rất khó.
Đó là điều người viết muốn viết.