THƯƠNG BINH và NỖI NHỚ.
Truyện ngắn của Bửu Đình.
Tôi… tôi là… tôi là 1 thương binh.
Nhưng tôi không may mắn như Phạm Duy mô tả. Là “Máu đào đã nhuốm trên thây bao
nhiêu quân thù…” Mà chỉ là.
Từ ngày, từ ngày tôi đã bị thương.
Máu đào, thắm cát quê hương của mình.
Tôi trở về quê hương sống nương nhờ vào người mẹ. Tôi về sống với ruộng nương. Tình thương mẫu tử còn vương tràn trề. Và tôi nhận thấy rằng. Từ ngày tôi đã bị thương. Trong lòng tôi lại tơ vương biết bao nỗi buồn…
Số là, làng tôi là 1 ngôi làng hẻo lánh, nhà tôi lại ở cuối làng. Tôi học hành ở phố huyện cách làng gần 20 cây số. Ở đó, tôi có quen cô học sinh cùng lớp. Ngày ra đi cô ta khóc lóc, ngày trở về lặng lẽ buồn tênh. Tôi để lại chiến trường cánh tay phải thân yêu, nay trở về với cánh tay cụt và con tim cũng cụt theo. Chao ôi! Là buồn, mỗi khi cầm nắm vật gì đó cánh tay ma cứ đưa ra theo phản xạ tự nhiên. Nhiều năm sau và nhiều năm sau nữa cũng có thói quen ấy, nhất là mỗi khi nằm mơ thấy mình có đủ 2 tay, thức dậy mới hãi hùng làm sao. Giá gì cứ nằm mơ như thế mãi, thế mãi.
Tôi lại nhớ đến cô bạn gái ngày xưa. Đầu óc hoang mang vô cùng, mất 5, 7 tháng tôi tập viết với bàn tay trái. Một hôm, tôi cho là chữ viết đạt nhất. Tôi nắn nót 8 chữ mà thôi. “Bạn ơi! Bạn còn nhớ đến tôi không”. Tất nhiên như 1 người chiến binh tổ chức tốt trận đánh, tất cả các tình huống xấu nhất đều đã dự phòng. Và tình huống xấu nhất đã đến. Tôi nhận được vỏn vẹn mấy chữ. “Em đang chuẩn bị ĐÍNH HÔN”. 6 con chữ như 6 con quỉ nhảy múa trước mắt. Mà tại sao lại viết hoa 2 chữ đính hôn, một cách trang trọng chọc tức tôi ư?
Quân ta phân tích: Một là, người ta chẳng bị thương tích gì ở tay, sao viết ngắn gọn như thế. Hai là, nét chữ rất cẩn thận không có gì vội vàng cả. Tất nhiên có sự suy nghĩ. Quân ta tự an ủi rằng, không viết sau này gặp nhau hư hoa: Anh trở về mà em không biết. Ngẫm nghĩ như thế lại hay. Vì khi đi có hẹn ước ngày nào anh trở lại… nhưng có hẹn ước trở về với 1 cánh tay đâu. Về với 1 cánh tay nó khác chứ.
Từ ngày, từ ngày tôi đã bị thương.
Ngồi đây tôi đếm, tôi vương biết bao nỗi sầu.
Chiều về tim vỡ càng mau.
Mệnh thì chí lớn, Thân đau thôi dành.
Nỗi buồn chẳng biết để đâu…
Và cứ thế mỗi khi chiều xuống, đêm về lòng như thấy quặn đau là điều có thật. Nhịp tim cũng rối ren mỗi khi chiều về. Ruột héo gan mòn đâu có phải bịa đâu. Người xưa đã ví đoạn trường là đứt ruột kia mà, chả lẽ người xưa lại dối gạt người đời nay. Rồi người nay lại tiếp tục viết điều bịa đặt để lại cho người đời sau nữa ư?
Chiều về, chiều đến, chiều đi.
Không ai cản nổi mỗi khi chiều về.
Chiều về ai nhớ mình không.
Ai mong, ai đợi, ai trông chiều về.
Cứ thế, cứ thế và chiều cứ về theo tuần hoàn đã sắp đặt sẵn. Đằng xa bên kia rặng núi vẫn nghe rõ ầm ì tiếng đạn bom. Những tin tức bạn bè quen biết toàn những tin buồn đứa chết, đứa bị thương. Lại có những tin không vui khác những thằng VŨ KHÚC nhát gan lại thành công, thằng can đảm lại nát bét. Bọn SÁT PHÁ THAM giỏi tử trận, bọn SÁT PHÁ THAM ba hoa đánh giặc miệng giờ lại làm cha. Thế có buồn không chứ. Và trong khi nỗi niềm thất vọng lên cao nhất. “Chị ấy” đến lại với tôi. Có nghĩa là chị ấy thường hay đến thăm tôi.
- Sao chị chưa lấy chồng?
- Không biết người ta có thương mình không mà lấy. Biết lấy ai chừ.
Nghe thế tôi mới sực tỉnh, đúng thế, làng tôi bây giờ trai tráng ra hết ngoài mặt trận. Những kẻ bị thương như tôi trở về rất là ít. Chiến trường vẫn đang còn căng thẳng.
- Thế ngày trước chị để ý ai trong làng này không?
- Có để ý 1 người, người ấy ra đi trở về thành thương binh. Không biết họ có biết không để mà nói.
- Ủa đứa nào mà em không biết. Có mấy ai thương binh làng ta đâu.
- Người đó là anh đấy.
- Ủa sao lạ vậy. Tại sao tôi không biết gì cả.
- Tại mình có người yêu ở phố huyện, đâu quan tâm đến con gái trong làng nữa.
Tôi lúng túng không biết xưng hô như thế nào. Chị ấy với tôi không xa lạ gì. Bảy năm trường học trên phố huyện đi ngang nhà chị ấy ở đầu làng, và cũng có thời học chung tiểu học. Không hiểu sao chị ấy không học nữa. Nhà chị có hàng chè tàu cắt rất khéo thâm thấp, có 2 trụ vôi làm cổng. Thường hay gặp nhau ngẫu nhiên hay cố ý mỗi khi đi về. Hóa ra những lần gặp gỡ chuyện trò vu vơ đó là có sự cố ý. Những câu nói - có người trong làng để ý có biết không? Chị bịa có ai đâu mà- Tôi luôn luôn gọi là chị vì chị ấy lớn hơn tôi 4 tuổi. Bây giờ mọi việc đã rõ. Nhìn người phụ nữ 30 tỏ tình làm tôi xúc động. Tôi dùng cánh tay trái còn lại kéo chị vào lòng. Chị ấy gục đầu vào ngực tôi khóc rưng rức. Tôi vuốt lên mái tóc thơm mùi bồ kết. Tôi thở dài, chẳng còn cánh tay nào để ôm người khác nữa.
- Anh còn nhớ người ở phố huyện không?
- Không, họ đi lấy chồng rồi. Mà … mình - tôi vẫn lúng túng cách xưng hô - trở thành phế nhân rồi. Ai mà thương yêu chi nữa.
- Vẫn còn có em đấy.
- Cám ơn… em. Tôi cố gắng hết sức mới nói tiếng em đầy ngỡ ngàng.
Ôi! Thật hanh phúc biết là bao. Những giọt nước mắt nóng hổi thấm qua chiếc áo mỏng, chẳng hiểu làm sao tự nhiên tôi cũng khóc. Nhớ, nhớ, nhớ… những lần chị rủ vào vườn nhà ăn trái cây vô tư trong sáng… phụ nữ hay vậy ta, càng nghĩ lại thấy càng thương, chứ không nghĩ đó là điều giả dối.
Chiều về trên cánh đồng xa.
Tôi cày, vợ cấy đôi ta sum vầy.
Đêm về nàng đó tôi đây.
Hàng trăm thư viết trao tay buồn cười.
Chúng tôi sống với nhau những tháng ngày hạnh phúc. Tôi tha hồ viết lách với cánh tay trái càng ngày càng nhuyễn, dưới ngọn đèn dầu. Vợ tôi thì may vá, bất cứ miếng vải nào cũng tận dụng tối đa, không có cái gì bỏ đi. Quần dài thành quần đùi, vạt quần sau tốt hơn vạt quần trước. Nhiều miếng vải nhỏ biến thành áo gối. Tôi cứ viết thơ gởi tặng vợ tôi, đặc biệt nàng lại rất giỏi chính tả. Em ơi! Em ơi! Chữ này là dấu ngã hay dấu hỏi. Bằng cách quỉ quái gì không biết, trả lời rất chính xác. Cổng dấu hỏi hay dấu ngã em. Cổng với cửa 1 thứ, phải là dấu hỏi… Ngọn đèn dầu càng hao nhiều thư tình gởi vợ ngồi bên cạnh càng dày thêm.
Chiêu về tôi viết, nàng khâu .
Tình thư càng thắm, càng lâu càng nồng.
Ngoài đồng hoa lúa trổ bông.
Mực xanh, giấy trắng, tình hồng của ta.
Đến nay tình thư đã lên đến trên 270 lá không biết dài đến bao giờ.
Đêm về tôi viết, nàng khâu.
Đèn soi chung bóng thương nhau càng bền...
Ngồi nghe người thương binh kể chuyện rất thú vị, câu chuyện tình dễ thương. Câu chuyện, tôi kể các bạn nghe, bắt đầu bằng sự tò mò vì chợt nghe bài Nhớ Người Thương Binh, rồi dừng chân lại, rồi hỏi thăm nhau. Tôi đặt thêm câu hỏi, vì cảm thấy người thương binh ấy không muốn kể thêm nữa.
- Câu chuyện về sau ra làm sao? Hạnh phúc mãi thế không?
Tôi không nén được tò mò. Người thương binh khề khà uống nước, lại nói.
- Chúng tôi sống với nhau đúng 10 năm….
Một hôm, tôi lên phố huyện tìm mua một ít sách báo về đề tài nông nghiệp, như anh biết đấy ở thôn quê rất cần thứ đó. Nhà sách vẫn như ngày nào nhưng bây giờ chật chội hơn. Sách nhiều hơn, tôi đang đứng ở góc vuông giữa 2 bức tường sách. Cảm giác hình như có ai đang ở sau lưng, một bàn tay xoay vai tôi lại, điều bất ngờ là gặp lại cô bạn cũ ngày xưa.
Người ta nhìn tôi với ánh mắt khó tả, là vừa nghiêm khắc lại là vừa hờn trách. Tôi chẳng có đường nào tránh mặt.
Vì trước đó tôi đã tránh gặp một lần. Lần này đành chịu thua. Lúng túng tôi cất tiếng chào theo phản xạ tự nhiên. Chào bạn. Vì từ lâu tôi tự nhủ lòng xem người ấy như là bạn. Người bạn cũ nhìn tôi với ánh mắt rất đặc biệt, ánh mắt ấy đáng lý dành cho tôi mới phải.
- Anh không còn từ gì gọi nhau nữa sao? Ngày xưa chúng ta đâu có gọi nhau như thế. Sao anh không gọi THÁI ÂM à ơi! Nữa đi. THÁI DƯƠNG à, cách đây 3 tháng chúng ta đối diện với nhau 1 lần. Anh bỏ đi em réo gọi tên anh. Ngay cả tên của anh, anh cũng quên là sao? Hay là tình của ta anh cũng quên rồi sao? Có đúng là anh đã quên em, có đúng là anh oán hận em không?
- Nhưng bây giờ chúng ta là bạn bè là hay nhất.
- Nhưng em có đồng ý, lúc đó mới là bạn bè. Nếu em nói điều này ra, có thể anh cho em nhỏ nhen. Nhưng không nói điều này ra anh oán hờn em đã đành, còn em lại đâu khổ, nỗi lòng của em, anh không hiểu được oan cho em lắm.
Đến đó, từ đôi mắt THÁI ÂM lăn dài những giọt nước mắt, bàn tay trần lau vội vàng.
- Có chuyện gì đâu mà phải khóc.
- Đã nói chuyện khó nói mà. Nhưng chính thái độ của anh làm em phải nói. Nói ra em lại thấy mình nhỏ nhen quá. Mà không nói lại khổ cho em.
- THÁI ÂM à, em cứ nói đi anh sẵn sàng nghe. Nhỏ nhen hay vĩ đại anh sẽ đánh giá. Miễn sao em nói ra tâm tư em thoải mái thì em cứ nói.
- Anh à, chắc chắn rằng anh không biết. Nếu biết anh không đối xử với em như thế. Anh biết không, chính vợ anh THIÊN TƯỚNG đưa lá thư anh viết cho em…
- Khoan, anh nhờ người khác đưa mà em.
- Em không biết gì hết, ngày biết anh bị thương quay về, cũng chính là ngày chị THIÊN TƯỚNG đưa lá thư của anh với lời lẽ bộc lộ thắm thiết. Chị ấy kể, chị ta rất yêu anh, từ khi còn bé, lúc anh còn học tiểu học.
Chị ta chờ anh nguôi ngoai, vơi bớt nỗi buồn mới dám bày tỏ. Chị ta nói, em cho chị một cơ hội thử nghiệm. Em dại dột nghe lời chị ấy xúi bậy. Nếu thử nghiệm không thành công THÁI DƯƠNG vẫn là của THÁI ÂM đấy mà. Càng chứng tỏ THÁI DƯƠNG thương THÁI ÂM nhiều hơn. THÁI ÂM vẫn không bị mất. Thế rồi em viết mấy chữ, bản thân em làm điều gian dối đó, có quen đâu, em nhấn mạnh chữ ĐÍNH HÔN, tùy anh muốn hiểu sao thì hiểu, vì đính hôn còn có thể từ hôn mà anh. Không ngờ anh buông xuôi dễ dàng đến thế.
- Em chẳng hiểu tâm trạng mặc cảm tự ti của thương binh như thế nào. Đồ ngốc.
- Em lại thơ ngây hình dung anh tìm em, làm một trận cho rõ trắng đen. Cũng là một thử nghiệm của riêng em. Vô tình em đánh mất anh mà không biết. Trở thành 1 người cao thượng bất đắc dĩ. Thôi cũng được đi, ai ngờ anh lại nhìn em với ý nghĩ khác. Em hy sinh vì chị ấy, lại mua lấy sự khinh thường của anh, khiến em cảm thấy không an lòng. Nói ra điều này vợ chồng anh có chuyện gì em lại càng ân hận. Rõ ràng chị ấy quá yêu anh.
- Thôi em đừng bận tâm chuyện ấy. Không có chuyện gì xảy ra đâu. Trong khi anh thất vọng vì em, bạ ai anh cũng có thể yêu dễ dàng. Em dại dột ghê. Thôi em đừng khóc nữa, em là giáo viên, người ta để ý cười chết. Học ở đấy rồi trở thành giáo viên ở đấy cũng thú vị chán.
- Thú vị gì anh, ngôi trường đầy ắp kỷ niệm của 2 đứa mình, nhìn đâu cũng thấy kỷ niệm hết. Mười năm trường rồi còn gì. Ngày anh đi em dành dụm được một số tiền làm 2 chiếc nhẫn, để sau này anh về có sẵn để làm lễ đính hôn với em, cho bằng chị bằng em, em đoán hoàn cảnh khi anh về sẽ gặp khó khăn.. Em thường đeo chiếc nhẫn của anh, nay em tặng để anh kỷ niệm. Ôi! Bao toan tính rốt cuộc chẳng thành.
THÁI ÂM rút chiếc nhẫn từ ngón tay giữa của mình ra, từ tốn đeo vào ngón tay áp út của THÁI
DƯƠNG, trên chiếc nhẫn khắc chìm chữ FIANCÉE. (Chiếc nhẫn này của nam đeo, nó thuộc giống cái, nghĩa là hôn thê. Không có thêm chữ E đằng sau là nghĩa hôn phu dành cho nữ, tức là có người đàn ông đính hôn)
- Bây giờ anh muốn gọi em là gì cũng được.
- Tất nhiên không thể xem em như người bạn được. – THÁI DƯƠNG tát yêu lên má THÁI ÂM – Hóa ra anh là người diễm phúc. Anh ân hận từ lâu nghĩ không tốt về em. Biết nói gì đây, em cao quý quá. Anh thật tình mong em gặp người cao quý hơn anh mới xứng đáng, anh tự xem anh quá tầm thường so với em. Chiếc nhẫn anh giữ làm kỷ vật, tình em anh ấp ủ trong lòng.
Chúng tôi chia tay nhau trong nỗi lòng quyến luyến. Trên đường đạp xe về lại làng quê, tôi đưa ngón tay đeo nhẫn vào miệng dùng răng tháo nó ra. Và thả vào túi ngực áo. Tối hôm ấy cũng như thường lệ. Tôi ngồi vào bàn để viết như hằng đêm, vợ tôi cũng ngồi gần đấy chung một bóng đèn. Tất nhiên tâm hồn tôi không thoải mái, cứ nhìn ngọn đèn dầu hao nghĩ, nghĩ, nghĩ… cũng không hề nghĩ rằng, vợ tôi theo dõi tôi từng cử chỉ.
Sực nhớ đến chiếc áo hồi chiều có chiếc nhẫn kỷ niệm, tôi vùng dậy đi tìm. Bất ngờ THIÊN TƯỚNG vợ tôi nói: Có phải anh đi tìm chiếc nhẫn phải không?.Nàng thong thả lấy chiếc nhẫn từ túi áo bà ba của nàng, từ từ điềm đạm cầm tay tôi và đeo vào ngón tay trời dành để đeo nhẫn. Buồn rầu nói. Chiếc nhẫn thật, và tình yêu của người ấy đối với anh cũng chân thật. Chỉ có em giả dối với anh thôi… Anh cứ đeo nó vào đi đừng tháo nó ra.
Thế rồi nàng òa lên khóc tức tưởi. Chỉ trong một ngày có đến 2 người đàn bà khóc lóc trước mặt tôi. Trong tôi, tôi cảm nhận rằng người nào cũng yêu tôi chân thật. Từ đó, chiều về tôi cảm thấy lòng tôi ấm lại hơn.
Người viết lại câu chuyện chính là tôi. Lúc đó cũng buộc miệng nói, một thương binh diễm phúc. Sau đó chúng tôi thảo luận về bài ca Nhớ Người Thương Binh câu;
“Ư hừ hừ” là gì? Là tiếng rên của thương binh. Câu.
Chàng về, chàng về nay đã cụt tay.
Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù.
Chúng tôi nhất trí câu nói bịa đặt. Bực mình nhất là câu cuối, nên viết là.
Chiều về, nhớ chiến trường xa.
Nhớ từng đồng đội cùng ta tung hoành.
Cái tình như thể anh em…
- Đúng chưa? Không có đồng đội không khéo thành tử sĩ. Cựu chiến binh cũng nhớ đến đồng đội nói gì đến thương binh.
- Nhưng anh ở giới nào mà nhận xét đúng như thế.
- Hà hà… vì tôi có đồng đội là … là thương binh.
HẾT.
Người viết chỉ muốn chứng minh là Mệnh tốt không bằng Thân tốt. Thân tốt không bằng Hạn tốt. Và muốn cảnh báo đến các bạn rằng. “VŨ KHÚC thủ Thân vi hạ cách” là thế đấy. Tất nhiên VŨ ấy gặp thêm KHÔNG KIẾP KÌNH HÌNH KIẾP SÁT mới ra nông nỗi. SÁT PHÁ ngộ KHÔNG KIẾP mang họa thì có. Phá Quân trong trường hợp đi với Sát tinh là bị bắt, bị trói, bỏ thây trận tiền, là bọn liều mạng, liều thân không đúng lúc. Thất Sát cũng thế thôi là bị giết, bị thất kinh, kinh hoàng thì có. Chỉ có SÁT PHÁ
giỏi mới bắt được, giết được. Chả lẽ có kiếp nạn lại thành công? Bị ép, bị đè, bị buộc thôi cũng ngộp thở… Không Kiếp là gì? Là không ngờ mà gặp nạn may ra là không ngờ tránh được nạn. Muốn không ngờ mà cướp được ư? Chuyện đó cũng dễ và cũng khó, chắc chắn dễ bị bắt, bị giết thì có.
Nhất tự vi sư,bán tự vi sư,
Cám ơn Bác nhiều!
Hồ dễ vô lượng ngữ
Cung chúc Nhật hỷ sự
Cẩn tấu: Đại Tôn Sư.
Vâng.Cảm ơn bác người thầy trong muôn vạn người thầy vĩ đại của chúng con.
Bác Bửu Đình thân mến
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam cháu xin chúc Bác cùng toàn thể gia đình những điều tốt đẹp nhất.
Được là học trò của Bác là một vinh dự cho cháu và rất nhiều người khác.
Với cháu biết và hiểu được tử vi ứng dụng là một điều quá may mắn, cháu có thể hiểu được mình, được người và hiểu được cuộc sống.
Tử vi ứng dụng thật tuyệt vời. Nó cho cháu một cái nhìn tổng thể về cuộc sống và hiểu được bản chất của bất kỳ vấn đề nào.
Nếu nhiều người Việt hiểu được Tử vi thì chỉ một thời gian ngắn nữa thôi đất nước này chắc chắn sẽ là một cường quốc lớn trên thế giới.
Cháu thật lòng cảm ơn Bác người thầy vĩ đại nhất cuộc đời cháu.
Con kính chào BÁC BỬU ĐÌNH.
Thưa BÁC con thấy mình thật may mắn và vinh hạnh vô cùng khi được là lớp học trò đầu tiên của BÁC. Từ khi dăng ký học TỬ VI ỨNG DỤNG và được BÁC chấp nhận con có thêm một người THẦY đáng kính, và cũng từ đó trong lòng con tự nhận mình có thêm hai BÁC nữa là thành phụ mẫu lục thân! Nghĩa vụ làm con, con xin được ít nhất là "sống tết - chết giỗ" BÁC nhé !
Nhân ngày NHÀ GIÁO VIỆT NAM con xin kính chúc THẦY BỬU ĐÌNH luôn khỏe mạnh, an vui, may mắn, hạnh phúc!
Con chào THẦY.
- Ý chà chà… Có người đã vội nghĩ tới ngày giỗ của tui rồi. Thôi thì sau này H. lấy ngày sinh nhật của sư phụ kỷ niệm giùm đi.