Truyện Tử Vi của Bửu Đình.
Hồi1 nhấn đây
Hồi thứ 15.
Cờ bay phất phới.
Hồi1 nhấn đây
Hồi thứ 15.
Cờ bay phất phới.
Nói về bọn Sơn Đường. Khi
quân triều đình chiếm vùng Hoang Đường với quân số lên đến một doanh khiến Phá
Vương hiểu rõ, kế tiếp là Sơn Đường. Một mặt y ra lịnh kêu gọi bọn đi “làm ăn
xa” trở về. Bắt cóc thêm 2 lang y chữa nội ngoại thương ở huyện Hồng Loan. Thu
nhận những tay anh chị, trốn tránh pháp luật bổ sung thêm vào quân số, từ vùng
Hoang Đường đến. Mặc dù có một số lâu la của y tìm cách đào ngũ nhưng quân số
của y lại tăng lên đến 150 quân. Sát vương tuy đang bị thương nhưng vẫn đưa ra
những nhận xét rất chính xác. Cần tạo thêm nhiều cung thủ và làm thêm cung tên.
Phòng thủ chính ở vùng sườn đồi núi đá vôi. Lấy núi Sọ Người là mục tiêu phòng
thủ chính. Tạo một tuyên chốt phòng thủ từ núi Lớn đến núi Răng Cọp. Chuyển 2
cây nỏ được chúng phong là Nỏ Thần về phía đồi núi (còn gọi là ná, như cây cung
nhưng có thanh gỗ ở giữa để gắn tên, bắn bằng lẫy cò, có thể bắn được 2 mũi tên
cùng lúc. Khi lên dây, một chân đạp cánh cung, hai tay lên dây gài vào chỗ lẫy
cò, sát thương trên trăm trượng. Đây là cây ná bắn voi của người dân tộc vùng
Sơn Đường). Chúng tin là quân triều đình đi theo lối ấy, qua sạn đạo là việc
không thể, khi cần chúng cắt dây các cầu treo thế là xong. Vì thế chúng chẳng
cần phá hủy các công trình đó, mục đích là chúng dụ quân triều vào để bắn tỉa.
Quả nhiên chúng lý luận rất là đúng. Đi qua sạn đạo tuy khó khăn nhưng chỉ nửa
canh giờ mà thôi là vào tới động Sơn Đường dưới núi Sọ Người. Nhưng đi đường
vòng ư, mất cả ngày nếu chưa biết lối đi. Lại đi dưới những ngọn núi răng cọp,
dưới chân là đá tai mèo, gai góc cỏ dại, phơi mình ra để bọn chúng bắn. Với lợi
thế lại thêm bị dồn vào thế liều mạng chúng không hề nao núng. Sơn Đường như
ngày hội, cả trăm cây cung được làm ra, hằng vạn mũi tên bằng tre làm vội, hằng
trăm trượng dây được tết lại để chuyển lương thực, cung tên lên các hang hốc
trên các sườn đá vôi. Và vui như tết là tập bắn. Tham vương thì lo việc đốc thúc
việc làm cung tên, Sát vương thì lo huấn
luyện, Phá Vương luôn luôn động viên. Một lá đại kỳ đầu lâu xương chéo được đăt
trên núi Đầu Lâu, làm hiệu lịnh bay phất phới rất khí thế. Đâu đâu cũng rộn
ràng, người nào cũng tay đao, vai cung. Bọn Sát Phá Tham, Cự Đồng Binh tạo kiếp
nạn sẵn sàng chống linh (Kình Linh) của triều đình. Chỉ nghe bọn chúng lập đi,
lập lại những từ nghèo nàn hầu như giống nhau là do thám, bắn, giết, chém,
phục, chiếm, đoạt....
Trong lúc ấy bọn Sát Phá
Tham... vì lý tưởng triều đình thì sao? Cũng vẫn dùng các từ ấy.nhưng đó là
trách nhiệm gánh trên vai của họ. Và khi bước vào cuộc chiến, từ được 2 bên
dùng nhiều nhất là “sống hay là chết” (Tử hay là vi). Tại đây là môi trường của
cái chết, cái bị thương là rất dễ, chỉ cần xâu xấu thôi là chết. Hằng trăm con người luôn luôn đang rình rập nhau, đem mọi thủ đoạn, âm mưu đến cả sự thông minh
để mưu hại lẫn nhau. Con số mà người ta cần biết là con số thương vong, số tấc
đất lấn tới... chứ không phải số tiền. Và từ “may mắn” cũng được thầm thì nói.
Như, may mà hôm nay cơ, đội ta ở tuyến sau làm trừ bị, may mà gặp quan chỉ huy
không có số nướng quân, sat quân, may mà bị thương không chết, may phước chưa
bị thương nhẹ.
Lãnh binh Liêm Tham là một
người có nét đặc thù. Y thích chiến tranh, y muốn có chiến tranh, y thích hợp
trong thời kỳ tao loạn. Y muốn có giặc để y trổ tài. Loạn thế tạo anh hùng, cho
nên y bỏ ngỏ vùng Hoang Đường sinh loạn, để y đánh dẹp trở thành con người nổi
bật. Bọn Sơn Đường càng mạnh bao nhiêu chiến thắng của y càng vang dội. bấy
nhiêu. Phải có nhiều kẻ thua, chiến thắng của y mới giá trị. Khi quan triều kéo
đến vùng Hoang Đường, để chuẩn bị đánh vùng Sơn Đường y cảm thấy bị đánh mất
một cơ hội. Bất ngờ vui mừng cho y, khi quan Thượng thư bộ Binh yêu cầu y động
binh trước ngày 20.
Y tập trung 3 cơ, mỗi cơ có 10 đội, mỗi đội có 50
quân. Vị chi 1500 quân, trong đó có 300 cung thủ, 65 ngọn cờ. Mang theo 4 ngày
lương khô, có nghĩa muộn nhất là chỉ nội trong 4 ngày là hát khúc hoan ca mừng
chiến thắng trở về.
Gióng trống mở cờ, tinh kỳ phất phới (Linh Kỵ Quyền).
Ngày 19 y đã tập trung dựng doanh trại tại ngã ba Sơn Đường. Lại có một vệ của
doanh Trung Quân do Liêm Binh chỉ huy, từ vùng Hoang Đường đến trợ chiến và
giám sát trận đánh. Khí thế quân triều hừng hực, bọn quản cơ, suất đội rất oai
dũng đi kiểm tra từng mũi tên, lá chắn (khiên bằng mây), ngọn giáo, lưỡi gươm
trước khi bước vào trận đánh ngày mai.
Tất cả mọi hoạt động của quân triều không qua mắt bọn
Sơn Đường.
Ngày 20 tết năm ấy. Quan
Lãnh Binh Liêm Tham đem 1500 quân tấn công vào vùng Sơn Đường, bị chận lại ở
sạn đạo. Những tốn thất liên tiếp trong 2 ngày đầu khiến nhà vua lo lắng. Ngày
thứ hai y mở thêm mũi thứ hai đánh lên đồi đi qua những vùng đồi núi hình răng
cọp, dưới chân là đá tai mèo nhọn hoắt. Cả 2 ngã đường đều bị cung thủ của bọn
Sơn Đường chận đánh, với lợi thế từ các núi đá vôi ở trên cao bắn xuống. Mặc dù
các tin báo về triều đình đã giảm con số thiệt hại xuống một nửa, chỉ có 30
thương vong khiến nhà vua ưu sầu ra mặt.
Ngày 23 ông Táo về trời.
Hung tin bay về triều đình, quan lãnh binh Liêm Tham do đốc chiến bị trúng nỏ
lớn vào cổ tử thương, khiến cả triều đình bàng hoàng. Kết quả 4 ngày tử chiến,
thương vong lên đến 120 người. Quan Phó lãnh binh bọn Cơ binh đã hết lương thực
xin rút lui, nhưng lịnh triều đình yêu cầu bàn giao lại cho doanh Trung quân
của triều đình, ngay ngày hôm đó phải có mặt ở trận địa.
Bọn lính làm nhiệm vụ đưa
tin hỏa tốc lưu tinh bay vèo vèo trên đường xứ Ngọ, Tỵ, Thìn suốt ngày đêm
không nghỉ.
Một hình ảnh do một họa sỹ
vẽ vùng đất Sơn Đường được gởi nhanh về triều đình. Để minh chứng cho nỗi khó
khăn của các chiến sỹ ngoài mặt trận.
Khi quan Thượng thư Đô
thống trình những hình ảnh vùng Sơn Đường lên. Nhà vua không hết lời than thở.
Suốt 35 năm làm vua đất nước thái bình, đây là lần đầu tiên có một trận đánh
lớn, kết quả lại quá thê thảm.
Cùng lúc quan khâm sai
Thiên Phủ đang nắm quyền Tổng đốc đưa ngay quan khâm sai Thiên Tướng nắm quyền
Lãnh binh bọn Cơ binh xứ Thìn. Và việc đầu tiên là Lãnh binh Thiên Tướng lịnh
cho bọn Cơ binh đóng dọc vùng đồi núi đến chùa Hồng Linh tự để đón lõng bọn Sơn
Đường bỏ trốn, yểm trợ cho quân triều tấn công. Đồng thời mở ngay cuộc điều tra
về tư dinh của quan lãnh binh Liêm Tham. Không khó khăn gì đã phát hiện một căn
phòng bí mật giam giữ nàng Thái Âm Kiếp.
Qua câu chuyện của Thái Âm
Kiếp, được biết rõ ràng về cái chết của viên khâm sai 20 như sau: Khi Lãnh binh
Liêm Tham tiếp quan khâm sai tại tư dinh, qua ngôn ngữ nàng Thái Âm Kiếp phán
đoán người được quan Liêm Tham tiếp ắt là chức vụ rất lớn. Nàng ta la để cầu
cứu. Việc bại lộ quan Liêm Tham ra tay hạ độc thủ và chôn xác Khâm sai 20 tại
bên trong tư dinh của y. Còn nàng Thái Âm Kiếp từ đó bị giam xuống hầm bí mật.
Tin tức lại bay về. Buổi
họp khẩn tại Cơ mật viện gồm có nhà vua, quan Tể tướng, quan Thượng thư bộ
Binh, Bộ Hình và có cả quan Ngự sử. Lần đầu tiên quan Tể tướng được sự ủng hộ
quan Thượng thư bộ Hình phản đối nhà vua về việc ngài định đoạt công (Vũ Khúc)
và tội (Sát Phá) của quan Liêm Tham là không công bằng. Nhà vua bỏ qua mọi tội
lỗi của quan Liêm Tham, vẫn cho làm lễ tang theo phong cách Lãnh binh. Ý kiến
của nhà vua được sự đồng tình quan Thượng thư bộ Binh và viên cận thần cả 2 đều
cho rằng, đã chết rồi thì thôi, phanh phui việc đó chỉ làm xấu mặt bọn quan lại
triều đình nhất là phía bộ Binh, y đã bỏ mình vì nước, không truy thăng, tặng thưởng
lên Chưởng vệ là đủ rồi. Việc bồi thường thiệt hại cho nàng Thái Âm, nhà vua
bảo: “Cái đó để trẫm lo, không để thiệt cho nàng ấy”, vụ Khâm sai 20 được xếp
vào tai nạn trong công vụ, khỏi phải báo tư thù. Thế là nhà vua xuất tiền túi
ra khai thông bế tắt, 2 vị đại quan hết tranh luận. Nàng Thái Âm Kiếp được bí
mật đoàn tụ với chồng là chàng Thiên Lương phục vụ cho nhà sách Cơ sở 2 của Cơ
Mật viện. Nhà vua chu cấp 400 lạng vàng để mua một căn nhà nhỏ gần đấy.
SSS
Cùng lúc ấy, tin tức chiến
sự vùng Sơn Đường cứ 6 giờ lại có những bản tin gởi về, với những bước tiến
quân chậm chạp nhưng thương vong không quá 10 người mỗi ngày.
Ngày 27 tháng chạp năm ấy.
Tin hoan ca và hung tin cùng bay về triều đình. Giờ ngọ quân triều đình đánh
tan được bọn giặc Sơn Đường, nhưng thiếu gia Thái Dương đã anh dũng liều mình
khi tên Phá vương đặt điều kiện quân triều phải rút lui, nếu không y sẽ giết.
Từ trên miệng hang của hòn Sọ Người cao hơn 50 trượng, vị thiếu gia bán thân bất
toại làm được chuyện phi thường, với ngón tay của những người chơi đàn rất
khỏe, Thiếu gia ôm cứng lấy tên Phá vương xô y xuống núi. Cả hai từ miệng của
hòn Sọ Người rơi xuống, dưới sự chứng kiến của gần 2 ngàn triều đình. Không còn
con át chủ bài trong tay, tên Sát vương cũng lao đầu xuống tự sát.
Tham vương vốn là một tên
ham sống sợ chết. Đem 80 quân đa phần mang đầy thương tích còn lại xin hàng. 10
tên chạy trốn bị bọn cơ binh bắt. Đổi lại quân triều thương vong lên đến 200
người. Nhà vua không vui, không buồn khi chiến dich An Dân đã kết thúc.
“Trẫm muốn xây dựng tại
ngã ba Sơn Đường đền thờ Trung Dũng và phong cho thiếu gia Thái Dương là Trung
Dũng Chi Thần, cho thờ các binh sĩ tử trận tại đấy.”
Những ngày tết năm đó nhà
vua không vui. Viên khâm sai cận thần vận động các quan lớn trong triều, chúc
mừng vua với thắng lợi lớn ở Sơn Đường nhưng trong thâm tâm nhà vua ngài nặng
trĩu canh cánh một nỗi buồn phiền (Việt Tang), vì ngài gánh lấy một trách nhiệm
rất lớn do ngài khởi xướng (Cự Việt) chiến dịch An Dân, giá như việc khởi xướng
ấy bắt nguồn từ quan Tể tướng, hay quan Thượng thư bộ Binh thì lại khác. Nhưng
nó bắt nguồn tùy hứng, căn nguyên của nó từ một việc rất nhỏ. Đó là ngài không
muốn để mất viên cận thần yêu quí của ngài. Hành quân chẳng qua là đi tìm
“hắn”. Thế mà “hắn” lại vô tư nhận xét, cho rằng đánh từ vùng Hoang Đường lên
Sơn Đường kết quả tồi tệ hơn là đánh Sơn Đường trước. Thế là nhà vua buồn. Hắn
vẫn ca ngợi đánh sớm như thế rất là tốt, để muộn nữa không biết cái tai họa lớn
như thế nào.
Ngày mồng 7 tết năm đó.
Thấy nhà vua vẫn ưu sầu viên cận thần “rủ rê” nhà vua “vi hành” theo ước nguyện
của ngài. Để tổ chức chuyến vi hành hành này, y vất vả không ít. Y yêu cầu quan
Phủ Doãn xứ Ngọ “làm sạch” phía đông và nam kinh thành theo đúng cả nghĩa đen
và nghĩa bóng. Những bọn đá cá lăn dưa, trời đánh thánh vật, bọn cờ bạc rông
dài, du thủ du thực, bọn phụ nữ không chịu ở nhà ra đường đứng cả đêm, cả
ngày... được đưa đi xây dựng Trung nghĩa đền tận xứ Thìn. Và ngày mồng 7 vẫn
còn là ngày tết đường phố không nhộn nhịp như ngày thường. Đó là dịp để nhà vua
đi thăm thú ít bị va chạm nhất. Y lại thuê mướn người để dọn dẹp nhà cửa của y
tươm tất hơn thường lệ. Nếu nhà vua “nổi chướng” đòi thăm viếng để y khỏi bẽ
bàng.
Vào đầu giờ thìn, chiếc
song mã do khâm sai 24 là người “Cổ Tích” làm mã phu. Di chuyển qua cửa sau
Hoàng cung là Thái Bình môn. Một trung niên nhìn vẻ bên ngoài khoảng 40 đầu đội
mũ lông, mình khoác áo lông thú do sứ thần Nga la tư tặng, phong thái nho nhã,
dung mạo xinh đẹp như phụ nữ trong bức danh họa “Người phụ nữ kiêu sa”. Ngồi
bên cạnh là viên cận thần uy phong trong nhung y ngự lâm quân, nét phong trần
hằn lên khuôn mặt dáng dấp khoảng 50. Chiếc song mã quay đầu về hướng Đông Nam
môn, có 2 chiếc song mã khác bí mật bám theo là Tham, Phá nhị vị khâm sai và
một chiếc của quan Phủ Doãn (quan đầu tỉnh tại Kinh đô) đi cùng Khâm sai Thất
Sát.
Chiếc song mã của nhà vua
hướng đến chiếc cầu nổi tiếng xứ Ngọ là Trung Lương kiều bắc qua sông Bảo
Giang, có lan can gắn những con sư tử hí cầu tuyệt đẹp. Những chiếc thuyền hoa
đậu dọc ven bờ hay đang thả trôi theo dòng sông. Khi chiếc song mã của nhà vua
vừa xuống phía bên kia cầu, một kỵ sĩ phi con ngựa đẹp phóng ngang mũi xe của
nhà vua, trên đầu kỵ sĩ 2 bên cạo trọc, để giữa một cái bờm cao khoảng gang
tay, model La Mã cười nham nhở, sau khi suýt một tí nữa lao vào xe của ngài.
Nhà vua quay lại phía viên cận thần:
- Ủa nó là người nước nào
vậy?
Viên cận thần đau khổ nói:
- Thưa nước Đại Tử Vi đấy ạ.
- Ối trời ơi! Trẫm ngỡ là
quân La Mã xâm phạm (Đà Hình) ta.
Nhà vua lại than tiếp: Chỉ
mất 5,3 phút trở thành “người không giống ai” nhưng mất cả đời người chưa chắc
trở thành người bình thường. Viên cận thần chết cháy trong lòng, do quan Phủ
doãn làm ăn bê bối quá, thầm nghĩ, có lẽ bọn con ông cháu cha chăng. Chiếc xe
chạy chầm chậm tiến về phía nam nơi nổi tiếng xứ ngọ. Đường phố trông khá vắng
vẻ. Nhà vua lên tiếng:
- Phố vắng, không như trẫm
nghĩ.
- Dân chúng có thói quen ăn tết hết cả tháng giêng. Thưa bệ hạ.
- Chỉ có trẫm chưa biết
ngày nghỉ, ngày phép là gì.
- Một số người câ cuộc đời là cuộc ăn chơi từ bé đến già. Còn chúng ta
thì vất vả từ học đến làm. Dẫu sao, thì tên La Mã vừa rồi cũng không nguy hiểm
bằng bọn chọc trời khuấy nước Sơn Đường.
Chiếc xe lăn bánh theo con
lộ hai bên có những hàng cây cao bóng mát. Bên vệ đường có một người đàn ông
đang bày những cuốn sách ra bán, cạnh đó một thiếu nữ mặc áo 2 dây, trên hở
dưới hở thoạt nhìn như chiếc yếm. Tên mã phu Cổ Tích vội tăng tốc nhưng nhà vua
cũng kịp thời nhìn thấy cảnh ấy.
- Nó ăn mặc kiểu gì kỳ
vậy?
Viên khâm sai buộc miệng
ăn nói ẩu tả theo thói quen:
- Chúng nó phơi bày hàng hóa...
Nói đến đó chàng ta giật
mình im thin thít. Nhà vua hỏi:
- Khanh vừa nói từ “phơi
bày hàng hóa” là cái gì?
- Xin thưa. Thần thấy một người đàn ông đang phơi bày hàng hóa là sách vở
để bán.
- Bộ khanh không thấy đứa
con gái chỉ mặc cái yếm thôi sao?
- Thần có thấy một phụ nữ nhưng mặc cái gì thần không biết.
Nhà vua quay mặt qua bảo:
- Khanh đừng có láo nhé.
Cả đứa con gái to như thế mà mô tả lại hình dáng, ăn mặc cái gì mà không biết.
Trong khi, tiêu chuẩn quan sát của khâm sai chỉ 3 giây vẽ lại được bức tranh đã
thấy.
- Thần là đại quan của triều đình ra ngoài phải giữ lễ. Nhìn bọn phụ nữ
chỉ nhìn từ cổ trở lên mà thôi. Phần Đà La thần không quan sát.
Nhà vua bật cười ha hả.
Ngài thầm nghĩ đó là câu dặn dò của ngài. Lòng nghĩ, “hắn” sợ sập bẫy nên nói
thế. Nhưng ngài lại nghĩ tiếp “hắn” xiên xỏ ngài ra đường nhìn gái. Lập tức 2
ngón tay đẹp chỉ vào mặt viên cận thần.
- Nè nè. Ngươi đừng nói
xiên xỏ ám chỉ trẫm ra đường nhìn gái. Nè -ngài xòe một ngón tay ra- trẫm được
quyền ngoại lệ, miễn trừ, bất khả xâm phạm... Ngươi thì không. Nè cho ngươi nói
lại ngươi thấy gì?
- Thần chỉ thấy khuôn mặt của một người phụ nữ.
Nhà vua hậm hực chịu thua.
Ngài bảo:
- Đánh xe đến Cảo Hương đường.
Đó là hiệu sách, cơ sở 2
của Cơ Mật viện. Viên khâm sai bèn lên tiếng:
- Hạ thần mời bệ hạ đến viếng tệ xá.
- Ừ.
Nhà vua thầm nghĩ. Ta chờ
đợi lời nói ấy từ sáng đến giờ. Ngài rất vui khi đến thăm nơi ăn chốn ở của viên
cận thần. Một số quan đại thần có nhà cửa bên trong Kinh Thành ngài từng đến
chơi. Nhưng viên cận thần ngài yêu thích lần nào cũng viện cớ từ chối.
- Khanh suốt đời nói dối
với trẫm. Thà rằng khanh nói. Bên ngoài có nhiều cảnh chướng tai gai mắt như Âm
Dương ngộ Kình, cái lỗi bên ngoài đâu phải khanh gây ra đâu. Đó là việc của bộ
Học, bộ Lễ.
Phía tây bên ngoài Kinh
thành là nơi vắng vẻ, nề nếp như trong Kinh thành. Tránh những xô bồ phức tạp
mời vua đến nhà y là hay nhất. Khổ nỗi nhà cửa của y lại xoàng xĩnh tầm thường,
chẳng ai lại muốn mời một vị khách cao quý đến như thế về nhà mình. Nhà vua
không hiểu điều ấy.
Khi xe nhà vua dừng bánh
trước một ngôi nhà vườn thường thấy ở xứ Ngọ thuộc giới trung lưu trở xuống.
Nhà có 2 trụ cổng, hàng rào chè tàu xanh làm tường vây, một ngôi nhà bình thường có che thêm gian bếp ở
chái tây, nằm lọt giữa khoảng sân vườn, phía trước có hòn non bộ nhỏ, chung
quanh vườn có trồng cây ăn trái và cả cây cảnh chen lẫn nhau. Cạnh đấy một ngôi
nhà cũng y hệt.
- Khanh ở đây đã bao lâu?
- Thần ở đây hơn 30 năm rồi. Kể từ ngày xưa, sư phụ hạ thần thuê ở, đến
đời thần cũng thuê ở, nay mua lại ngôi nhà này. Tại đây có hình bóng của sư phụ
hạ thần, một số cây trái do sư phụ trồng và đồ dùng của sư phụ đến nay thần vẫn
giữ lại. Vẫn lối đi ấy, vẫn con đường này thần đã quen rồi. Thần chỉ nuôi thêm
thằng bé con, một con chó, con mèo mà thôi.
Nghe thế nhà vua rất cảm
động, ngài ban cho đứa bé một đồng “hỉ tệ” bằng vàng to bằng lòng bàn tay. Đây
là đồng bạc nhà vua thường đúc hằng năm. Để mừng các quan lại bằng đồng, bằng
bạc và bằng vàng. Nếu quan khâm sai 20 còn tất thuộc về người ấy.
- Thần có cái này hay lắm.
Viên khâm sai bưng đến một
cái tráp khá đẹp, từ từ mở ra, nhà vua ngóng đợi được xem gì. Nào ngờ chỉ là
những tờ giấy gói bánh kẹo, thoạt nhìn nhà vua cũng biết nó xuất phát từ phòng
Ngự thiện Hoàng cung tuy đã bạc màu.
Nhà vua ngạc nhiên:
Như thế nghĩa là gì?
- Xin thưa, đây là những tờ giấy gói bánh, ngày xưa bệ hạ đã ban cho
thần, được cất giữ làm kỷ niệm.
Những cái bánh ấy được gói
2,3 lớp niêm phong, bằng những con dấu nhỏ bằng móng tay. Bên ngoài là niêm
phong cuối cùng, cùng hạn kỳ sử dụng.
- Chỉ thế thôi mà khanh
cất giữ kỹ thế sao. Thế còn các đồng hỉ tệ khanh cất kỹ lắm?
- Thần cũng cất tại đây thôi, dưới vỏ bánh này. 16 đồng cả thảy.
Nhà vua cười:
- Khanh cất giữ nhiều kỷ
niệm của trẫm.
- Đáng tiếc là thần chẳng có gì để kỷ niệm lại cho bệ hạ mà thôi.
Nhà vua cười cười, vừa
uống ngụm trà vừa nói:
- Có đấy. Tại khanh không
nghĩ ra mà thôi.
- Có lẽ những cây cảnh mà Cơ Mật viện tặng bệ hạ hằng năm.
Nhà vua lại cười dịu dàng
bảo:
- Cái đó là của Cơ Mật
viện chứ đâu phải của khanh.
- Tệ thật. Thần ngu dốt chẳng nghĩ ra.
Nhà vua khe khẽ ngâm:
Càng xa xứ Ngọ càng thương nhớ.
Chỉ muốn làm chim chóng trở về..
- Nhưng đó là bản mật tấu
thưa bệ hạ.
- Nhưng là kỷ vật đối với
trẫm đấy.
Nhà vua yêu thích phong
cách sống giản dị của viên cận thần. Y chẳng quan tâm gì cả, chỉ mong cho tròn
công việc như Tử Vi ngộ Tuần. Ngài bảo:
- Hôm nay là ngày hạnh
phúc của trẫm.
Chương kết.
Hồi cuối.
Thời gian này cháu đang rảnh nên cũng mầy mò tìm hiểu các trình làm flash để giải trí và hiểu biết thêm. Mặc dù thời gian trước cháu cũng tìm hiểu về flash nhưng là flash 3D phục vụ cho công việc. Có gì hai bác cháu cùng trao đổi kinh nghiệm để cháu học tập thêm bác nhé!
Chúc bác luôn vui vẻ và có nhiều bài viết cũng như chương trình flash hay!
Mấy hôm vừa rồi cháu thử tìm hiểu mấy trình làm ảnh động và flash bác thường dùng. Cháu có tấm ảnh tặng bác. Chúc bác luôn mạnh khỏe và vui vẻ!