Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

CÂY ĐÀN BỎ QUÊN

CÂY ĐÀN BỎ QUÊN.
Cây Đàn Bỏ Quên.
st : Nhạc sỹ Phạm Duy Hôm xưa tôi đến nhà em Ra về mới nhớ rằng quên cây đàn (Tình tang tính tính tình tang) Đêm khuya thao thức mơ màng Chờ mai tìm đến cô nàng ngây thơ (Tình tang tính tính tình tang) Hôm sau tôi đến nhà em Cây đàn nằm đó nhưng em đâu rồi? (Tình tang tính tính tình tang) Bông hoa trên phím tươi cười Người tiên tặng đoá hoa đời xinh xinh (Tình tang tính tính tình tang) Tôi nâng niu cây đàn, tình tang Đem về say đắm, tôi nâng niu hoa vàng (Tình tang tính tính tình tang) Khi bông hoa úa tàn, tình tang Lòng tôi vấn vương, nhớ người hay nhớ hương? (Tình tang tính tính tình tang) Đàn ôi, thôi cứ lên tiếng than Hay cứ reo nỗi hoan Trên đường lên viễn phương Người ơi ! Tôi thường hay muốn biết Với tình hoa thắm thiết Yêu tôi hay yêu đàn? Yêu tôi hay yêu đàn?

BÀN VỀ CHỮ QUÊN.
Cách sao TUẦN TRIỆT THIÊN KHÔNG là những sao chủ sự quên. Quên là vô tình không nhớ, nhưng cũng có trường hợp cố tình quên. Quên là từ thuần Việt, hoặc từ “không nhớ”. Ngoài ra  người ta còn dùng từ vong (từ Hán), như “vong ân”. Nói đến quên người ta thường có ý nghĩa xấu. Thật ra có 2 mặt của 1 vấn đề là.
Có những cái cần quên.
Có những cái quên tốt là: Vì nước quên thân. Vì dân phục vụ. Có thật thế không hay chỉ là câu nói. Nói để rồi quên. Nếu mình xem trọng bản thân mình quá không dám hy sinh làm điều gì cả, khó thành công lớn.  Ngoài chiến trường ai cũng chú trọng bản thân, dễ thấy thua cuộc nằm ngay trước mắt. Trường đời cũng thế chẳng bao giờ có các nhà khoa học, các nhà khám phá. Có chăng là khám phá chỗ nào có thu nhập cao để làm việc.
Hoặc “Người ơi! khi cố quên là khi lòng nhớ thêm....”  Vì hai bên đến với nhau không được thì cố đành quên. Nếu cứ nhớ mãi hận thù trong lòng thôi thì đành phải quên.
Đó là những cái cần quên. Quên như thế là quên đúng.

Hôm xưa tôi đến nhà em
Ra về mới nhớ rằng quên cây đàn... 
Đây là trường hợp cố tình quên, chứ không phải là bị lãng quên. Tất nhiên rất nhiều người bị lãng quên, hoặc cố tình lãng quên.
Hừ, làm sao mà quên cây đàn được. Dù đến nhà nàng bằng đi bộ, hay đi xe đạp cọc cạch không thể để quên cây ghitar được, nếu đem cây harmonica có thể là quên. Rõ ràng là cố tình quên rất dễ thương, người ở lại cũng cố tình quên không nhắc nhở thế là nhạc sỹ ra về. Và chắc chắn là ngày mai cố tình nhớ... Nhưng ngày mai vẫn không nhớ đến, đó là quên thật. Cây đàn bỏ quên là ảo, cố tình để lại. Tức CÔ QUẢ có PHỤC BINH cố ý quay trở lại nơi đó 1 lần nữa.
Sao TUẦN chủ sự không quên nhưng do tập trung cao độ vào công việc nó cũng trở thành quên. Từ đó ta có tính đãng trí. Tập trung vào cái này quên mất cái khác. Đó là chưa kể tính trung thành của sao này. Muốn thế phải cố đành quên. Nó chỉ hoạt động trong phạm vi nào đó, đành phải quên đi những cái khác. Khi anh đang chiến đấu ngoài mặt trận tạm quên đi chuyện gia đình, khi anh có gia đình anh phải quên đi chuyện tình cảm lăng nhăng trước đó. Cái quên của sao TUẦN là đúng. Khi học là học, khi chơi là chơi. Tập trung vào 1 hướng thôi, cái khác tạm quên.

Tất nhiên ngộ THIÊN KHÔNG hoàn toàn mất tác dụng. Không thể tập trung tư tưởng được.
TRIỆT là ngôi sao dễ quên, có chăng là nhớ mơ hồ một nửa, nhớ đầu mà không nhớ đuôi và ngược lại. Nhưng TRIỆT đi với TUẦN giúp TUẦN tập trung mạnh hơn. Thay vì TUẦN tập trung làm việc trong 1 cái vòng tròn nào đó (tức là phạm vi). TRIỆT sẽ giúp TUẦN chia cái phạm vi đó hẹp hơn thế nữa, để TUẦN tập trung mạnh hơn. Dễ hiểu khi nghiên cứu TỬ VI cần nắm đặc tính của mỗi sao. Tiếp đoán cung, đoán hạn. Khi chưa biết hết đặc tính của các sao lại đi đoán lung tung. Cũng như, học ngành điện hả, điện gì mới được chứ. À điện lạnh. Chứ không phải là biết về điện mở case máy vi tính ra để quậy. TRIỆT còn hay là ngăn chặn được sao THIÊN KHÔNG một ngôi sao thuần tuý là không nhớ, ngôi sao quên. Hai sao này đồng cung với nhau ta có “không thể nào quên”.
THIÊN KHÔNG tên đầy đủ là THIÊN KHÔNG KHÔNG VONG. Không nhớ gì cả, có thể là không nhớ thật vì đi với các sao bệnh lý khác. Nhưng cũng cố tình không nhớ như đã trả tiền chưa, mượn rồi cố quên không trả, phải chờ đòi mới trả... mua bán trao đổi dễ đau tim, nói đến trao đổi là nói đến ĐẠI HAO, nói đến ĐẠI HAO là tất có KÌNH ĐÀ. Hình thành bố cục KÌNH ĐÀ có THIÊN KHÔNG và dễ gặp thêm ĐỊA KIẾP. Thế là sinh ra bao chuyện. THIÊN KHÔNG cần có sao TRIỆT nó trị. Nhưng THIÊN KHÔNG đi với sao TUẦN làm hỏng sao này. Đó là bí quyết.

Tam Không.
Nhiều trường hợp 3 sao này hội họp với nhau ta có bộ tam Không vô cùng phức tạp. Cũng tam Không nhưng dễ chịu nhất là vị trí nào có cách KHÔNG ngộ TRIỆT. Còn lại là những cách xấu. Từ đó, ta có nào là không nghe, không biết, không thấy để chạy tội.
Không học hành đến nơi chốn, không làm việc tất nhiên cái không thứ ba là không công danh là có thật.
Không tận trung, không trọn vẹn tức là không thành thật. Và biết bao nhiêu cái tam không kể ra vô số không hết, nhưng đa phần ẩn tàng ít ai thấy.
Ta lại có ví dụ tiếp.
Khi anh ngồi xuống làm việc, anh không làm những công việc tốt, đến khi anh không còn làm việc, chẳng (tức là không) ai mến mộ anh cả. Vậy thì có gì đâu để ngạc nhiên khi anh cho rằng bao nhiêu năm làm việc mà không thành đạt. Ví dụ trên ẩn tàng 3 cái không. Tên tuổi của anh đi vào quên lãng, ngay cả nhân viên của anh cũng muốn quên anh, cho đỡ bực mình, vì họ công nạp cho anh mới có công việc ổn định. Nếu có nhớ chăng là nhớ thù nhớ oán. Không thể nào quên hận thì có.
Các sao chủ quên rất kỵ đi với với bộ sao PHỦ TƯỚNG vì đây là bộ sao tình cảm. Nhất là TRIỆT chủ xoá bỏ, THIÊN KHÔNG không nhớ đến. Gây bất lợi cho sao ưa suy nghĩ là TỬ VI. Còn gây bất lợi lợi cho bộ NHẬT NGUYỆT (sáng) vì đối tượng (nam nữ) này dễ bị xoá bỏ.
Bộ TUẦN TRIỆT đặc biệt ích lợi cho nhóm SÁT PHÁ THAM giúp nhóm này tập trung tư tưởng để khám phá.
Để dồi dào thêm bài học. Ta có thêm ví dụ sau.

Hôm xưa anh đến nhà em.
Giận hờn anh xé những trang thư tinh.
Tình tang tính tính tình tang
Đêm khuya thao thức trăng tàn
Lòng anh bỗng thấy muôn vàn ăn năn
Tình tang tính tính tình tang
Hôm sau anh đến nhà em.
Em ngồi em nối những trang thư tình.
Mắt môi em chẳng tươi cười.
Lòng tôi bỗng thấy cả trời thương yêu...

(Giận hờn là HOẢ LINH, xé bỏ thư tình là SÁT PHÁ ngộ HAO HOẢ LINH XƯƠNG KHÚC. Gìn giữ là PHÁ QUÂN triệt chữ phá giữ chữ quân. Nối là THIÊN TƯỚNG, PHÁ QUÂN xé bỏ thì THIÊN TƯỚNG nối lại. PHÁ QUÂN phải quân bình lại tiếp nối. Cuộc tình lại tiếp tục. Lòng tôi bỗng thấy cả trời thương yêu... THIÊN ĐỒNG VIET BINH TƯỚNG. Gìn giữ, gắn bó hay buông thả, xé bỏ... đều 1 sao PHÁ QUÂN mà thôi. Một PHÁ QUÂN tốt gìn giữ tình yêu với THIÊN TƯỚNG bên ngoài, và ngược lại. THIÊN TƯỚNG thương yêu dịu dàng thì PHÁ QUÂN mới gắn bó. Cũng như THIÊN PHỦ vỗ về THẤT SÁT và ngược lại THẤT SÁT phải bám sát (gần gũi) với THIÊN PHỦ để an ủi lẫn nhau. Chứ nghe sát, sát sợ xanh mặt bày đặt đoán TỬ VI)

Như thế là chuyện tình của tôi cũng đẹp không thua kém gì nhạc sĩ Phạm Duy. Nhưng sự thật lại không đẹp như thế, rất thê thảm và tồi tệ. Số là khi nghe sách lược “Cây Đàn Bỏ Quên” của nhạc sĩ Phạm Duy. Tôi quyết học theo sách này. Tôi mượn bằng được Cây Đàn Bỏ Quên của chính nhạc sĩ để lấy hên. Và theo đúng thứ tự của bài bản. Khi ra về tôi cố tính, cố ý để lại, và sáng hôm sau đến lấy lại cây đàn, lại có cớ để trò chuyện. Trong đầu tôi hình dung “Bông hoa trên phím tươi cười”, chắc là hoa tường vi rồi, vì nhà nàng trồng nhiều hoa này.

Trời ạ, đến nhà nàng không thấy hoa tường vi đã đành, lại không thấy cả cây đàn ngàn đô của nhạc sĩ Phạm Duy. Tự nhiên thấy lửa trong lòng HOẢ TINH mọc lên ngay. Nàng phân trần/ Cây đàn em đem cầm ở tiệm cầm đồ VŨ PHÁ rồi/ Sao vậy/ Em cần tiền chơi số đề mà anh/ Thôi thôi viết cho anh vài chữ để anh ra đó nhận lại.
Đó là thư tình của tôi với nàng.

Tất nhiên là tôi đem ngay “Cây đàn bỏ quên” trả lại nhạc sĩ./ Tốt lắm mượn trả đàng hoàng. Nhạc sĩ ca ngợi tôi. Sau đó lại khuyến khích tôi/ Đàn em nên đi theo đàn anh để anh hướng dẫn thêm. Tôi xua tay lia lịa/ Không không không bao giờ. Học Cây đàn bỏ quên... ngoài tiệm cầm đồ này, tốn cả triệu bạc. Nhạc sĩ bật cười/ Sao đàn em không nói rõ mục đích mượn đàn để đi tán gái để anh đưa cây  đàn... giấy. Chính anh đây cũng vì “người ấy” mượn đàn để tập, kết cục là ra tiệm cầm đồ chuộc lại./ Sao nỡ lòng nào ‘Đoá hoa trên phím tươi cười”?/ Trời đất, đó là tờ hoá đơn thanh toán, cũng nhẹ thôi. Cho nên mới “tính tính tính tình tang”/ Nếu nặng nề như sao ĐẠI HAO + HƯ  hú hu hú hù hu?/ Đúng rồi./ Sao mà viết hay ho đến thế?/ Văn chương viết như thế mới hay. Ai lại đi viết bị người ta đem cây đàn đi cầm. Phải nhúng ngôi sao tình yêu THIÊN TƯỚNG vào trong, rõ chưa. Sao THIÊN HƯ TUẾ PHÁ để làm gì nhúng vào luôn. Này đừng đem chuyện này kể lại người khác nghe biết chưa/ Thề rằng, đứa nào đem chuyện này thóc mách lại chết hết bọn tham ô, tham nhũng đi/ Ai lại thề độc địa thế. Này nói cho mà nghe nhé, nhờ có tham ô, tham nhũng kinh tế mới phát triển, quán ăn, quán chơi mọc tràn lan./ Phải phải, ồ hoá ra là thế.

Vậy thì, sự thật (tức là sao THÁI TUẾ) là tôi xé tờ giấy uỷ quyền của nàng, cho phép tôi được nhận lại cây đàn. Nhưng nàng giận hờn nào là tình sử của chúng ta, tang chứng, vật chứng của tình yêu (THIÊN TƯỚNG TANG MÔN)... Tôi đành nói lời chia tay, thà rằng làm kẻ phản bội còn hơn là kẻ chung tinh, bên cạnh con người xem trọng tiền bạc và tài sản, xem nhẹ tình yêu của tôi.
Năm xưa anh đến nhà em.
Ra về mới nhớ để quên, để quên là  tơ tình.
Tình tang tính tính tình tang.


ời ạ.