Ta
thường nghe “Nhân định thắng thiên”, rồi lại nghe “ Đức năng thắng số”. Có vẻ
như là 1 học thuyết, 1 quan điểm Nhân Định Thắng Thiên. Người ta sẵn sàng vớ
ngay câu, Thúc Sinh gặp Thuý Kiều nói.
“Sinh rằng: Giải cấu là duyên,
Xưa nay nhân định thắng nhiên cũng nhiều”... .
Hoặc cải biên là
Xưa nay nhân định thắng nhiên cũng nhiều”... .
Hoặc cải biên là
‘Có
trời mà cũng có ta.
Xưa
nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”...
Cũng
có khi tô đậm sắc màu bằng câu:
Đức
năng thắng số.
Có
người còn ẩu tả cho rằng, đó là quan niệm của Nguyên Du. Điều này xin bàn sau.
Trước
hết, thử bàn thiên định cái gì. Thiên định cái gì mới được chứ. Cái anh đang
làm biết đâu là cái thiên định, anh nhận vơ là nhân định. Khi anh thành công,
anh không tin vào số mệnh. Anh cho rằng, anh là người có tài, là nhận định. Khi
thất bại anh đổ thừa tại trời. Trời định cái gì làm sao mà biết được. Tốt nhất
là đi hỏi các ông thầy bói. Các ông chữ “định” là chữ gì cũng không biết. Thường
phán bừa, có ý hăm he... Và cũng thường đem câu “Đức năng thắng số” biện minh,
biết đâu mình đoán sai. Nhờ phước đức ông bà, mồ mả, cúng bái.... Cứ thế, từ
coi bói, kéo theo không biết bao nhiêu hệ luỵ. Rốt cuộc chẳng giải quyết được gì.
Nếu
nhân định thắng thiên, các thầy sẽ không hành nghề coi bói, coi tướng, địa lý,
phong thuỷ... Thắng thiên, thử làm thượng thư, tham tri... coi thử. Hay là,
quay lại thừa nhận. Tui vô phúc anh à. Nếu thừa nhận vô phúc. Vậy thắng thiên
chỗ nào? Nếu vô phúc biến thành có có phúc. Như thế, mới gọi là thắng thiên.
Trong
khi thiên định cái gì không biết. Cả gan nói nhân định thắng thiên.
Nếu
bạn cho rằng, nhân định thắng thiên. Bạn thử hát, thử vẽ, thử chơi cờ, thử soạn
nhạc, viết văn, làm thơ... E rằng, bạn bảo, hát hò là bán vui cho thiên. Chơi cờ
ư, mất thì giờ, dành cho bọn lắm mưu nhiều mẹo. Viết văn, làm thơ là bán chữ kiếm
sống...Không hợp với tôi... Chính trị, cai trị... là cái đại dễ ghét.
Bạn
có đủ lý lẽ để biện minh. Bạn không thắng được chính bản thân của mình lấy đâu
mà nhân định thắng thiên.
Hỏi
bạn rằng; Tại sao bạn thích cái này, bạn ghét cái kia? Loay hoay rồi cũng trả
lời. Tại cái số như thế.
Cái
thành công, cái thất bại. Cái mình thích, cái mình ghét... Tất cả đều là thiên
định. Người ta thích như thế, người ta làm như thế. Sao anh làm công việc nguy
hiểm như thế. Lợi nhuận không, lợi ích không... vất vả nguy hiểm lại có. Vì
người ta thích như thế, nghiệp người ta là thế. Có người ham cái này, có người
ham cái kia... Cái đó là thiên định.
Nếu
anh thừa nhận có may mắn và rủi ro. Thế thì tại sao anh không được may mắn.
Anh
cho là di truyền ư? Đồng ý là có di truyền nhưng cũng đừng quên rằng; gien lặn
và gien trội. Cái tốt không truyền lại truyền cái xấu. Con của các nghệ sĩ đâu
phải trở thành nghệ sĩ tất cả. Cha viết sách con đốt sách cũng là chuyện bình
thường trong xã hội. Có thế mới có câu: Cha mẹ sinh con trời sinh tính.
Số
phận cho anh suất ăn giá 1 đô. Anh cải số nhân định thắng thiên, bằng cách ăn
100 đô cho bỏ ghét.
Có
trời mà cũng có ta.
Vượt
qua số phận mới là người ngon.
E
rằng; sớm quay về 1 đô. TỬ VI là chữ định, chữ phận, chữ phần... Tất cả cũng từ
Tử Vi mà ra. Phần anh chỉ ngần ấy. Vì phận anh chỉ làm công việc ấy.
Tin
rằng “Đức năng thắng số”. Cứ cho là cái được gọi là “đức” ấy, là thật, không tô
vẽ. Thử hỏi, các tu sĩ có bị tai nạn, tai ách, bệnh tật không? Có lẽ không cần đưa
ra bằng chứng, một số các tu sĩ Phật giáo giỏi về ngành y, dược. Có lẽ là ... bùa chú, nước phép không thể giải
trừ bệnh hoạn. Có chăng giải trừ tâm bệnh mà thôi.
Những
người làm việc nghĩa (THIÊN TƯỚNG), việc phúc (THIÊN ĐỒNG), việc thiện (THIÊN
CƠ). Chẳng qua là cái tâm tốt đẹp của họ, Trời cho họ cái tâm như vậy. Họ làm
việc ấy, không phải vì cầu mong tăng thọ, để đức cho con. Nhưng nếu để đức cho
con. Con cháu cũng không ưa đâu, bạn à. Chúng nó chỉ ưa để tiền cho con cháu.
Tóm
lại 1 cái. Các việc vừa kể không hợp với tui anh ạ. Có thể là số phận của tui
không hợp. Loay hoay cũng trở về thừa nhận có số phận. Ngay cả tính cách con người
chưa thay đổi được, đòi hỏi gì thay đổi định mạng. Bởi thế. Ta lại có “Non sông
dễ đổi, bản tính khó dời”.
Có
một số người, trước làm việc xấu, phục vụ cho cái ác. Đến 1 thời điểm chợt tỉnh
cơn mê, hoàn lương. Sự thay đổi đó cũng do định mệnh sắp đặt. Cho nên, có người
ngựa quen đường cũ, khư khư giữ lấy một
con đường dù biết rằng đường đi không đến đích. Những điều này cũng do định mệnh
sắp sẵn, nói cũng vô ích mà thôi.
Luôn
luôn trên đời có các thái cực, kẻ tốt người xấu, kẻ trung gian giữa 2 thái cực.
Các tệ nạn xã hội, có từ thời con người biết sinh hoạt trong cộng đồng xã hội.
Tuỳ hoàn cảnh xã hội, nơi nhiều nơi ít thế thôi.
Trở
lại với Nguyễn Du. Đây là đoạn cuối, Nguyễn Du luận như sau.
Ngẫm
hay muôn sự tại trời,
Trời
kia đã bắt làm người có thân
Bắt
phong trần phải phong trần
Cho
thanh cao mới được phần thanh cao.
Có
đâu thiên vị người nào
Chữ
tài chữ mệnh dồi dào cả hai.
Có
tài mà cậy chi tài
Chữ
tài liền với chữ tai một vần.
Trong
quá trình viết truyện. Nguyễn Du có thể cho các nhận vật đưa ra nhận xét này
nọ. Quan điểm của Nguyễn Du vẫn là thuyết Định mệnh an bài. Kể cả việc viết
Truyện Kiều cũng là định mệnh an bài.
Trong
Kiều còn vô số đoạn viết.
Cho hay muôn sự tại trời,
Phụ người, chẳng bỏ khi người phụ ta !
Mấy người hiếu nghĩa xưa nay,
Trời làm chi đến lâu ngày càng thương
Phụ người, chẳng bỏ khi người phụ ta !
Mấy người hiếu nghĩa xưa nay,
Trời làm chi đến lâu ngày càng thương
Trời làm chi cực bấy trời,
Này ai vu thác cho người hợp tan
Này ai vu thác cho người hợp tan
Rủi may âu cũng tại trời,
Đoạn trường lại chọn mặt người vô duyên.
Đoạn trường lại chọn mặt người vô duyên.
Vậy
thì,
Bắt
phong trần phải phong trần.
Cho
thanh cao mới được phần thanh cao.
Sửa
đổi được định mệnh đoán Tử Vi trật lất. Phải không các thầy?
Định
mệnh đang chờ chúng ta đang đi đến.
5 nhận xét:
Bị bệnh hãy không uống thuốc vì sống chết có số trời là ngu hay ngốc ?
Cho cháu hỏi 2 người sinh đôi có cùng lá số tử vi, thì liệu trời định thắng thua như nhau ạ? Tính cách như nhau chăng?
Theo khoa hoc và cn thị hạn han ơ trung quốc mã glo họ lạm mưa nhân tạo cũng đung là nhân thắng thiên các cụ ạ...
Tôi tin vào thuyết Nhân quả hơn.
Bài viết đúng theo thuyết vô ngã của Phật Giáo, Phật Giáo không chi có thuyết Nhân Quả.
Đăng nhận xét