Giải thích một số từ
trong bài ca Cho Người Tình Lỡ.
Khóc than thương tiếc.
Khóc là THIÊN KHỐC.
Than van, rên rỉ là THIÊN Y. Chỉ khóc thôi nỗi đau khổ chưa lớn. Có thêm than
van, rên rỉ tình trạng cang đau thương thê thảm. Và luôn luôn có THIÊN HÌNH,
hình như là quá sầu não. Khóc than kể lể thường là oan ức hay thương tiếc. Theo
chủ đề của bài hát, đây là khóc than thương tiếc một chuyện tình. Có người khóc
than thương tiếc vì mất mát người thân, của cải... Cao quý hơn là khóc hận vong
quốc. Như, Đặng Dung thời Hậu Trần.
“Thù nước chưa xong đầu
đã bạc.
Gươm mài dưới nguyệt đã
bao ngày.”
Đời người tránh sao
khỏi khóc. Trong Cung Oán Ngâm Khúc - Nguyễn Gia Thiều đã viết.
... “Thảo nào khi mới
chôn nhau.
Đã mang tiếng khóc bưng
đầu mà ra”...
Không khóc chuyện này,
ắt khóc chuyện khác. Đời người luôn luôn có lý do để khóc. Có kẻ khóc ít, có
người khóc nhiều. Có người, mệnh số có giọt nước mắt trong đó, Vì thế dễ có dịp
để khóc. Giọt nước mắt nhỏ xuống cung nào là có tiếng khóc cho cung ấy. Cho
nên, dù có cười reo vui tại mệnh vẫn có tiếng khóc đang chờ đâu đó.
Khóc cũng có tần số.
Khóc, khóc than, khóc hận, khóc than
thương tiếc...
Vậy thì chỉ 1 sao THIÊN
KHỐC. thôi chưa phải là điều quan trọng. Khóc than thêm thương tiếc mới là điều
quan trọng. Vì con người đáng mến nào đó không con nữa.
Vậy thương tiếc là sao
gì? Đó là sao PHƯỢNG CÁC.
Tình lỡ.
Nói đến lỡ, chúng ta
thường nghĩ đến trễ, muộn, đến sau, đến chậm... Từ đó, đưa đến lỡ chuyến đò,
chuyến xe. Vì đến muộn nên lỡ hẹn... Ta còn có bỏ lỡ, lỡ vận, lỡ lầm, lỡ nhịp,
bỏ lỡ một cơ hội... Cũng từ đó đưa đến lỡ duyên, lỡ thì, lỡ làng... Còn 1 số từ
liên quan đến lỡ nhưng không mang nội dung tình lỡ. Do lỡ là trễ, chậm, sau,
muộn góp phần quan trọng trong từ “lỡ”. Thật ra lỡ là không đến nơi đến chốn,
không đi đến đích, không vào chung cuộc. Bạn có dám quả quyết, chiếc xe đua
khởi hành sau cùng sẽ về chót? Biết đâu chính nó về đầu. Còn các chiếc khởi
hành trước thì sao? Chúng nó tông nhau nát nét. Đó chính là bọn... lỡ làng có
quyền la làng đi trước đến sau, hoặc không đến nơi, đến chốn. Bọn bị thương tật
giã từ đường đua, coi như... lỡ thì, lỡ duyên với... đường đua. Đưa đến, nguy
cơ thất cơ lỡ vận trước đường... tình.
Sau là ĐÀ LA, trước là
KÌNH DƯƠNG.
Sau tốt và sau xấu.
trước tốt cũng có, trước xấu cũng có. Các học viên không thắc mắc điều này. Tốt
có thể mất tác dụng bởi THIÊN KHÔNG. Trước tốt ngộ KHÔNG, biến thành trước
không tốt. Sau tốt cũng vậy thôi.
Cho nên, khi lập gia
đình đa phần người ta chọn, là chọn người tình đến ... sau. Người tình cuối
cùng, người tình trăm năm. Kẻ đến trước đây, đều có mang theo một chữ “không”.
Không ra gì, không trung thực, không công danh, không nghề nghiệp... Cuối cùng
là không đến nơi đến chốn trên con đường tình ái.
Các chuyến đi bị nạn, kẻ
may mắn nhất là kẻ lỡ chuyến đi, kẻ chậm chân...
ĐÀ xấu thành lỡ là
chuyện đương nhiên. KÌNH ĐÀ tốt ngộ Không cũng mất tác dụng, biến thành lỡ
làng. Vậy thì, lỡ là của THIÊN KHÔNG và KÌNH ĐÀ xấu cũng lỡ là chuyện đương
nhiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét