Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Chính tinh và bàng tinh...

Chính tinh và bàng tinh sao nào quan trọng hơn ai.

Cái dễ hiểu lầm, đa phần người ta thường hiểu chính tính giá trị hơn bàng tinh. Vì nó được gọi là chính tinh và được trang trọng viết lên trên. Tất cả các sao không phải là chính tinh được TỬ VI ỨNG DỤNG gọi chung là bàng tinh. Một số sách còn xếp trung tinh, tiểu tinh. Vô tình việc làm này vô cùng tai hại.

Cần biết chính tinh là cái nghiệp. Nói đến cái nghiệp lại mang máng, mơ hồ...
“Đã mang lấy nghiệp vào thân.
Thôi đừng trách lẫn trời gần trời xa”,,, Kiều của Nguyễn Du.
Hoặc nghiệp cầm ca, nghiệp binh đao.... Rồi lại có sinh nghề tử nghiệp, nghiệp chướng, oan nghiệp, tội ngiệp... Và không ít người hiểu rằng; nghiệp là xấu. Nghiệp cũng gần giống như nghề mà thôi. Tại cái nghiệp như thế, nên ưa làm nghề như vậy. Nghề, từ Hán gọi là nghệ.  Nghề nghiệp là từ ghép Việt Hán. như nông nghiệp, công nghiệp, doanh nghiệp, văn nghiệp, võ nghiệp.......

Đã nói nghiệp tất có nghiệp tốt, nghiệp duyên và nghiệp xấu. Thành có và bại có, vinh có nhục có.... Có người làm nên sự nghiệp phi thường, có người ra đời được nghiệp duyên cha truyền con nối... Có kẻ ra đời đã là tội nghiệp, thân thể khiếm khuyết, bệnh tật...Phần nhiều là sự nghiệp tầm thường, . Lại có một số người gây ra ác nghiệp, nghiệp chướng.

14 chính tinh thật sự là 14 cái nghiệp. Cụ thể, Tử Vi là nghiệp gánh vác. Có người gánh vác sơn hà, họ được quyền nói như thế... Xuống thấp nhất là
“Con cò lặn lội bờ sông.
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”,,,
Đã thế, chồng không thương, đập cho 1 trận. Vì sao? Tại sao? Không mua rượu về, tao uống. Như thế là nghiệp gánh vác nặng nhọc lại có thêm kiếp nạn ức hiếp mới ra nông nổi này.

Dưới đáy thấp nhất của nghiệp gánh vác vô số bi hài... Bất tài cũng gánh, bị ép buộc phải gánh, tranh giành nhau gánh, gánh tai gánh hoạ,... Nửa chừng đứt gánh, có khi còn kéo theo đứt luôn cuộc đời...

Để làm sáng tỏ vấn đề. Ta có ví dụ nghiệp của CỰ MÔN. Nghiệp của sao này là phản đối. Nếu TỬ VI thiên về hành động, CỰ MÔN thiên về nói giọng điệu phản đối. Vì giọng điệu phê phán là của cụ THIÊN PHỦ. Giọng điệu tình cảm là của chàng THIÊN TƯỚNG... Từ 1 giọng điệu tuỳ thuộc vào các sao quanh đó, có nhiều luận điệu khác nhau.
Nghiệp của CỰ MÔN là phản đối cái đã. Phản đối bằng lời không được dùng tay chân. Phối hợp nhịp nhàng dùng miệng cắn. Các võ sĩ thứ thiệt còn cắn huống gì võ sĩ dỏm. Đỉnh cao chói loà là dùng binh chinh phạt. Nếu phản đối không được thì sao? Quay lưng lại bỏ đi chuyển qua phản bội, chống lại.

Nếu có phản đối thành công ắt có bất thành, cấm phản đối... Nhưng không thể cấm phản bội. Ta lại có những con người chung thân bất mãn, bất đồng.
CỰ MÔN trong tài sản là cái cổng. Nếu như có những cái cổng Ngọ Môn, khải hoàn môn lại có những cái cổng xập xệ, hoặc có cũng bằng không,  thậm chí không có cổng.

Thế là bạn đã có khái niệm chính tinh là cái nghiệp.
Và chúng ta thường được học rằng; Một mệnh đề đầy đủ gồm chủ từ, động từ và túc từ. Ta có các câu như sau:
Tên Tử Vi A đứng ra gánh vác thành công.
Tên Tử Vi B đứng ra gánh vác thất bại thê thảm.
Theo bạn cái gì quan trọng? Động từ quan trọng hay túc từ quan trọng?
Nếu bạn hỏi cô LIÊM TRINH ấy tốt hay là xấu?
Câu trả lời nhận được; một tốt hai là xấu. Và chắc chắn rằng; tốt hay xấu không phải là chủ từ, cũng không phải là động từ.

Đến đây có lẽ các bạn sáng tỏ vấn đề. Chính tinh là động từ, bàng tinh chỉ là túc từ mà thôi. Nhưng nó đánh giá thành bại của chính tinh. Không những thế chính tinh và bàng tinh còn gây xung đột đột với nhau.

Tên CỰ MÔN nói phản đối, tên HOÁ KỴ nói đừng...
Ai ngon hơn ai?
Tên PHÁ QUÂN nói phá bỏ, tên LỘC TỒN cứ tồn tại. Y như trên bảo dưới không nghe. Vậy ai quan trọng hơn ai.

Đây là vấn đề vô cùng giản dị với 1 số người, nhưng lại khó khăn, mắc phải sai lầm với 1 số người.. Quá trình hướng dẫn học Tử Vi, phát hiện ra điều này. Lại còn bảo bàng tinh chỉ là hoa lá tô điểm cho vui mà thôi.
Này bạn, hay tô điểm bộ quân phục với quân hàm cấp tướng, rồi tà tà đi dạo phố. Nếu có ai đó thắc mắc cố gắng giải thích nhé. Lúc ây mới thấy danh từ tướng không quan trọng bằng tính từ thực, giả.
Tướng cũng có nhiều loại, loại thực tài do công trạng mang lại, loại bất tài do mua chuộc mang lại. Cái gì cũng có nhiều loại.
Cấp tướng bên Tàu có thể mua được.
Số phận thì không thể mua được.



Không có nhận xét nào: