CỰ ĐỒNG Sửu Mùi cách.:
Gồm 2 sao THIÊN ĐỒNG, CỰ MÔN. Gọi tắt là CỰ ĐỒNG.
Bộ CỰ ĐỒNG là một sao quan trọng và luôn luôn có mặt trên bất
cứ lá số TỬ VI của tất cả mọi người, Ít ra cũng
có 2 cung chịu ảnh hưởng bộ CỰ ĐỒNG (như trường hợp CỰ ĐỒNG ở Thìn Tuất)
nó gây ra sự bất đồng ý kiến... đến chánh kiến.
Ở đây bàn về CỰ ĐỒNG Sửu Mùi nhưng có thể áp dụng một số ý
trong các trường hợp có CỰ và ĐỒNG hội họp. Như CỰ tại Tị Hợi, Đồng tại Mão Dậu.
VCD tại Dần Thân có Đồng Lương xung. CỰ CƠ Mão Dậu. VCD có NHẬT NGUYỆT xung. ..
các trường hợp này đều chứa bộ CỰ ĐỒNG ở bên trong.
LUẬN ĐOÁN CÁC CHI TIẾT SAU:
Cần đọc lại các bài CỰ MÔN, THIÊN ĐỒNG, mục luận đoán các chi tiết áp dụng tại
đây. Và sau đây bổ sung một số chi tiết trong trường hợp nây.
CỰ ĐỒNG là đồng
môn?
CỰ ĐỒNG là đồng môn. Đồng môn với nghĩa ngày nay chúng ta hiểu
là cùng chung một trường. Nhưng đó là nghĩa ngày nay, ta đang ở cái nghĩa ngày
xưa. Đồng môn là người cùng chúng ta ra vào chung một cái cổng. Cổng đó có thể
là cổng chùa, trường, tổ chức bất kỳ... ngày nay ngôn ngữ dồi dào ta phân biệt
đồng đạo, đồng chí, đồng môn, đồng bạn, đồng bào, đồng bọn... Cho nên từ đồng
môn ở đây mang nhiều ý nghĩa.
TRONG LÒNG XA CÁCH, Trong bụng phản đối: Bằng mặt mà
không bằng lòng.
THIÊN ĐỒNG là ngôi sao ưa tìm đến một tổ chức nào đó để tham
gia (trừ ĐỒNG ngộ TRIỆT tính tham gia rất ít) để rồi phát sinh bất mãn, một khi
đường lối, chủ trương gì đó không phù hợp và trong lòng nẩy sinh niềm bất mãn.
Nhẹ nhàng nhất là bằng mặt mà không bằng lòng, trong lòng cảm
thấy xa cách với tổ chức ấy. Tức vẫn tồn tại với tổ chức ấy mà không bằng lòng “chung trời
mà cách biệt”, đồng sàng dị mộng là đây.
Cao hơn là rút lui khỏi tổ chức ấy, tức là tự mình từ bỏ. Tình huống xấu có thể gặp là
mang tiếng bỏ tổ chức, đoàn thể là “phản bội tổ chức” (vì trước đây tham gia
nay xoay lưng lại lại là phản tổ chức). Bởi vậy khi gia nhập một tổ chức hay
đoàn thể nào cần suy nghĩ thật chín chắn, có khi vào dễ mà ra rất khó.
Cao hơn nữa là cùng tồn tại với tổ chức ấy nhưng chống lại bằng
thái độ hoặc quan điểm... Dĩ nhiên có 2 trường hợp chống để xây dựng cho tốt
hơn và chống là chống thế thôi, Bất mãn thì có thông cảm thì không, chỉ thấy
cái bất đồng mà không thấy cái cần là chung tay góp sức làm cho tổ chức ấy tốt
hơn.Tình huống xấu có thể gặp là bị mang tai tiếng “chống lại tổ chức”, cái họa
càng lớn. Có thể gặp cả tình huống bị khai trừ ra khỏi tổ chức đoàn thể đó.
CỰ ĐỒNG Tán Đồng và Phản Đối. Khi tán đồng khi phản đối.
Bất Đồng cách. Bộ sao thị phi.
Là bộ sao có tính thị phi rất trầm trọng. Một sao chủ phản đối,
một sao chủ đáp trả và luôn luôn có THIÊN CƠ cật vấn tam hợp. Một sao Phản đối
và một sao Đồng ý vì thế khi tán đồng, khi phản đối với tính cách thay đổi thất
thường của bộ sao này, làm cho tính thị phi luôn luôn có sẵn. Rất kỵ các sao
ngôn ngữ thị phi khác hội họp như TUẾ HỎ PHÙ, PHI LIÊM, HÓA KỴ. Đại kỵ bộ Cáo
Phụ. Đi với Sát tinh KHÔNG KIẾP mang họa, với HÌNH tinh mang tội.
Không thông suốt vấn đề thì cật vấn để tìm hiểu. Khi thông suốt
vấn đề nhưng không hài lòng với đường lối ấy là phản đối. Từ phản đối bộ sao
này tìm cách thông đồng với ai đó để kiếm đồng minh dễ sinh ra phản bội. Thông
Đồng và Phản Bội là đây. Từ đó phản bội lại tập thể, phản bội lại cộng đồng là
những từ chúng ta thường nghe.
Nhẹ là thông đồng phản đối, tức là từ ‘phản bội’ thấp xuống
là từ ‘phản đối’. Cao hơn hết không phải từ phản bội là từ ‘lật đổ’. Nói đến từ
lật đổ ta thường có quan niệm ‘lật đổ 1 chính quyền hay cả 1 chế độ’. Điều nầy khiến ta an tâm, vì
chúng ta đa phần là thứ dân, thảo dân, thậm chí là công dân hạng 2. Nhưng có lần
tôi nghe mẹ tôi nói: “Con nớ là đứa lật chồng...”. Như thế có nghĩa là công dân
hạng bét cũng bị lật đổ, một cuộc đảo chánh trong gia đình.
Vấn đề quan trọng ai đảo chính ai? Ta gây ra hay ta bị. Mệnh
tại đây ta là người có khuynh hướng tạo phản, đồng thời cũng là kẻ bị hại. Có
câu:
“CỰ hãm tứ mộ đa ngôn. Phản phúc nghi hoặc học càng tối
tăm”.
Đa ngôn là nói nhiều, lại nói tầm bậy cái gì cũng nghi ngờ,
cái gì cũng phản đối. Từ chổ cái gì cũng nghi ngờ phản đối đến vô tình hay cố ý
phản bội người.
Hạn tại đây nếu Mệnh cung có cát tinh tất đề phòng bị phản
bội.
CÙNG NHAU... XA CÁCH, 2 PHƯƠNG TRỜI CÁCH BIỆT:
Từ đó CỰ ĐỒNG là hình ảnh xa cách với ai đó, hoặc tổ chức đoàn
thể... và cũng từ đó sinh ra những chi phái, hệ phái, học thuyết, phe phái...
na ná như vậy mà không phải vậy. Lấy ví dụ gần gủi. Trong TỬ VI cũng có nhiều
phe phái hệ thống, phe chính thống, phe giang hồ... Để phe mình có nét đặc biệt
hơn không có gì phải thay đổi, chế ra, thêm vào (do ngôi sao, THIÊN ĐỒNG ưa
sáng tạo khi có ĐÀO)... Có thế mới gọi khác biệt, nếu giống nhau y hệt có gì gọi
là phe với phái. Phải có gì khác biệt chứ. Mặc kệ ông Trần Đoàn ngẩn ngơ nhìn
lũ phản đồ thêm thắt, sửa đổi theo ý chúng. Thật ra vào thời Trần Đoàn, TỬ VI
loạn xị như thời chúng ta bây giờ, ông có công san định lại.
Nhìn vào tôn giáo mà
xem cũng thờ Thiên Chúa ta lại có Tin lành và Thiên Chúa giáo. Phật giáo thì có
Bắc Tông, Nam Tông. Đi sâu vào Bắc Tông ta lại có các chi phái khác... Các
THIÊN ĐỒNG không bao giờ ngừng nghĩ sáng tạo để trở thành CỰ MÔN kẻ đầu lĩnh (đầu
đảng, đầu nậu...)
PHẢN BỘI lại CỘNG ĐỒNG, TẬP THỂ. BỊ TẬP THỂ, CỘNG ĐỒNG PHẢN
ĐỐI:
Đây là cách cá nhân hay một tập thể nhỏ phản bội lại cộng đồng,
tập thể lớn hơn. Trong gia đình phản bội lại gia đình, gia tộc. Trong một tổ chức,
tập thể nhỏ phản bội lại tổ chức lớn hơn. Chú ý đứng ở cương vị tập thể nhỏ phản
bội lại tập thể lớn hơn. Ví dụ cụ thể. Công ty X vì lợi ích riêng làm các mặt hàng
kém chất lượng gây nguy hại cho người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng phản bội
lại (tức quay lưng lại). Vì lợi ích của làng xã gây bất lợi cho tỉnh, cho nước.
Vì lợi nhuận của đơn vị gây ô nhiễm môi trường khiến cộng đồng phản đối.
Nói chung đây là cách phản bội của 1 người hay nhiều người đến
tập thể lớn hơn. Và bị tập thể đó tẩy chay, phản đối, xoay lưng lại.
CỰ ĐỒNG còn là nơi xung đột của cái chung và cái riêng. Giữa
lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. Nhất là 2 chữ chung, riêng ranh giới của nó
cũng mơ hồ. Lợi ích của tập thể va chạm lợi ích của quốc gia. Lợi ích của quốc
gia va chạm với lợi ích quốc tế.
BẤT ĐỒNG, BẤT MÃN, PHẢN ĐỐI đến PHẢN BỘI:
Khi bất mãn ai đó ta thường có thái độ phản đối, như vậy có
nghĩa là bày tỏ bằng thái độ mà thôi, có nghĩa là có sao THÁI TUẾ. Cao hơn là
phản đối bằng đơn thư với điều kiện phía gởi đi là ta, tức có TẤU THƯ đồng cung
hoặc tam hợp, nếu sao nầy xung có nghĩa là ta bị tố. Cao hơn một tí nữa dùng lời
mà nói không thèm nhờ cậy. Tức là cần có THANH LONG chủ tiếng nói, như vậy hình
thành cách CỰ THANH tiếng nói phản đối. Âm thanh lớn. Cho nên là cách hay.
Không có gì buồn bằng bất mãn mà không dám nói, có miệng không nói, chẳng khác
gì có tai không nghe, có mắt không thấy. Đó là cách CỰ ĐỒNG có HƯ biết mà giả
như không biết, giả điếc, giả câm mà sống. Cứ y như tam Không. Không nghe,
không thấy, không nói để không mang họa. Dài dòng như vậy để thấy cách CỰ THANH
là hay, là táo bạo. Bất mãn như vậy liệu lên tới cao trào chưa? Chưa đâu. Cao
nhất là cách CỰ BINH tức là khởi binh. Vì nói cũng vô ích chỉ có dùng binh lực
để giải quyết vấn đề, chẳng lẽ kêu gào lòng nhân ái ngoại bang xâm lược, hoặc bạo
chúa hung tàn.
Tiểu mục nầy làm sáng tỏ cách phản đối. Và quan trọng hơn là
không phải khi nào thấy CỰ MÔN vội cho là phản
bội. Phản bội là trước theo, nay xoay lưng lại theo kẻ khác là phản bội. Với
quân xâm lược, với bạo chúa cai trị phải gọi là kẻ chống đối, kẻ kháng chiến, kẻ
bất đồng chính kiến... Nếu trước đây là tay chân của bạo chúa thì cũng nên phản
bội lại y, nếu không sẽ là kẻ trợ ác, tiếp tay, nối giáo cho kẻ xấu. Phản bội
đôi khi cũng cần thiết.
TRONG LÒNG BẤT MÃN, PHẢN BỘI:
Đây còn là cách trong lòng bất mãn nhưng không bày tỏ công
khai, cũng chẳng âm thầm bày tỏ với ai. Cứ lặng im toan tính suy tư. Chỉ mình
mình biết, chỉ mình mình hay. Có thể qua đi khi Hạn đã qua, cũng có thể chôn
vùi theo thân xác, đem theo xuống nấm mồ. Trong lòng chỉ có tư tưởng là phản bội.
Có biết bao người sống chung với bạo chúa, cường quyền. Ví
du: Như sống với Tào Tháo hay Đổng Trác cho đến hết cả cuộc đời. Nhưng thử hỏi
tất cả có hài lòng không, chắc chắn đa số không hài lòng.
Cũng như có những mối tình sống với nhau đầu bạc răng long,
đi với nhau hết cả cuộc đời. Thoạt nhìn ta cứ ngỡ là hạnh phúc. Nhưng chính họ
là kẻ không tìm thấy hạnh phúc. Nhưng họ không bỏ nhau, không ngoại tình. Không
than van với ai. Đó là cảnh đồng sàng dị mộng. Cảnh đồng sàng nầy đôi khi cả 2
chấp nhận như vậy, nhưng có khi chỉ một phía mà thôi. Cũng như Tào Tháo vậy, y
chỉ thấy hạnh phúc vì cai trị được đám quan lại của Vua Hán Đế, còn Hán Đế hãi
hùng vì y, huống chi đám quan lại.
KHAI THÔNG BẾ TẮC:
Do tính chất cùng nhau cự cãi làm cho bộ CỰ ĐỒNG hầu như bế
tắc. Nhìn các hoạt động chính trị trên thế giới chúng ta thấy điều đó rất rõ.
Lôi được các ông tới bàn hội nghị rất là khó, mỗi ông lại nói mỗi đường. Ngay
như họp ở đâu, họp những ai chưa vào đề đã tan cuộc là tan sòng, tái họp lại
tái phản đối không thống nhất ý kiến... Đến khi mỗi bên dẹp bỏ bớt những riêng
tư (THIÊN CƠ) vì cộng đồng thế giới, thông suốt vì lợi ích chung, người ta gọi
là khai thông bế tắc. Đó là nhờ có sao TRIỆT tốt nhưng cũng mong manh nếu có KỴ
là khai trừ
ĐỒNG KHỞI Cách:
Khi tốt là cùng chung tay góp sức để khởi công, khởi sự...
làm nhiều việc cùng một lúc. Trong Quân Sự đồng khởi là một yếu tố quan trọng,
tấn công nhiều hướng khiến địch tối tăm mặt mũi không biết đâu là điểm, đâu là
diện, đâu là chính, đâu là kỳ… Thật khó
tìm thấy sự đồng tâm nhất trí để cùng nhau bắt tay. Đó là các trường hợp bộ sao
này đi với THANH LONG, PHỤC BINH hay TANG MÔN. Ngay trong cách CỰ ĐỒNG đồng
cung với TANG MÔN cũng hàm chứa điều chia rẽ nhưng mức độ không trầm trọng. Có
thể đánh giá là tốt.
SỰ KỲ LẠ trên những lá số;
Nghiên cứu những lá số TỬ VI bất cứ lá số nào cũng có bộ CỰ
ĐỒNG nằm đâu đó. Vì thế có người bất mãn với xã hội đã đành, có người lại bất
mãn về gia tộc, gia đình, về bạn bè... không ai thoát được. Có người hạn đến CỰ
ĐỒNG tác oai, tác quái làm những chuyện kinh thiên động địa. Lại có người hạn đến
bộ sao này rất là thê thảm bị giết hại loại trừ vì gặp bộ KỴ ĐÀ gia thêm KHÔNG
KIẾP hay KỴ HÌNH gia KHÔNG KIẾP.
SỜ MÓ, TIẾP XÚC với CƠ THỂ CON NÍT:
Đó là các Bác sĩ, Y tá, Nhũ mẫu, Cô nuôi dạy trẻ... và cũng
có thể các nơi tổ chức vui chơi trẻ con. Trẻ con nhiều quốc gia chiếm 1 phần 3
dân số. Dưới con mắt ngày xưa kẻ tiếp xúc với con nít là hạ cấp. Cho nên có
câu: “CỰ CƠ Sửu Mùi vi hạ cách” còn thượng cách là cai trị nhân dân.
Hạn chúng ta có cách nầy cũng dễ thêm con, thêm cháu hoặc
phát sinh những công việc, nghề nghiệp có liên quan. Khi thất thế còn chủ xa
cách con cái hoặc về nhà giữ con.. . dễ thấy cái cảnh cãi nhau với con nít.
Người tuổi TÂN với cách CỰ MÔN mộ
cung:
“Tân nhân tối ái CỰ MÔN, nhược lâm tứ Mộ hạnh phúc
cứu mệnh chi tinh”
Ta có nhiều câu phú đều cho rằng cách nầy hợp với tuổi TÂN,
nếu chấp nhận như vậy cũng được, nhưng hiểu nghĩa vì sao lại thú vị hơn.
Nếu bạn rành cách an Tứ Hóa, với tuổi Tân an tứ hóa theo
câu: CỰ DƯƠNG KHÚC XƯƠNG như vậy có nghĩa CỰ MÔN hóa
khí bây giờ là HÓA LỘC, (nếu thấy THÁI DƯƠNG tức được thêm HÓA QUYỀN nữa.) Có
nghĩa là tuổi Tân khi phản đối (hoặc sờ mó, tiếp xúc...) sinh ra được tiền của,
càng bù lu, bù loa càng hay với các tuổi khác coi chừng mang họa.
Đừng hiểu lầm VCD tại Mùi có CỰ ĐỒNG
xung, với VCD tại Sửu có CỰ ĐỒNG xung.
Nếu MỆNH VCD tại Mùi tất có CỰ ĐỒNG xung tại đây chỉ lý luận
theo bộ NHẬT NGUYỆT sáng tỏa chiếu và CỰ ĐỒNG gây tác dụng hầu như không đáng kể.
Hưởng cách NHẬT NGUYỆT tịnh minh. Trái lại VCD tại Sửu có CỰ ĐỒNG và NHẬT NGUYỆT
hãm tất cả đều có giá trị ngang nhau, vì thế VCD tại Sửu có CỰ ĐỒNG xung không
phải là cách tốt đẹp.
BIỂU TƯƠNG: Nhà đất, Tài sản, Người...
Nhà đất ta có cửa ngõ là CỰ MÔN, cơ ngơi là THIÊN CƠ tương đối
hoàn chỉnh.
Tài sản ta có ruộng nương, chưa chắc đã cho lương thực như vậy
chưa hoàn chỉnh.
Người chỉ có duy nhất con nít là THIÊN ĐỒNG, như thế có vẻ
như là mồ côi chăng? Lại là đứa con nít ồn ào, cãi cọ. Như vậy về người không
hoàn chỉnh.
Mặc dù tại đây chỉ có 3 chính tinh mà thôi nhưng rất phức tạp.
Cách CỰ ĐỒNG cư Sửu Mùi cần gặp và kị gặp.
CẦN GẶP:
TANG BINH: Gặp TANG MÔN
hay PHỤC BINH hoặc gặp cả 2 lại hóa cát, tại đây ví như gặp đồng bọn, đồng
minh, cùng phe... che chắn cho nhau. CỰ đi với Binh còn chủ khởi binh, khi mọi
việc không thể giải quyết bằng bàn bạc, phương án cuối cùng là khởi binh. Các
trường hợp CỰ PHI (PHI LIÊM còn là vũ khí bay qua bay lại) cũng thuộc cách này.
Một khi lá số hình thành cách CỰ BINH tất trên ấy có bộ SÁT PHÁ ngộ KÌNH.
THANH LONG: Lão bạng sanh
châu, càng về già càng tốt. CỰ THANH là tiếng nói phản đối, có tính an toàn hơn
các cách khác. Cách này được xem như hay nhất trong các cách CỰ MÔN.
Tam HÓA: Chỉ cần gặp một
trong các tam hóa nói lên sự thành công về mặt nào đó. Nếu có các bộ KHOA LỘC,
KHOA QUYỀN rất là tuyệt vời.
KHÔI VIỆT: Phát Phúc nhưng
kỵ gặp thêm HỎA, HÌNH, KỴ.
KHÔI XƯƠNG: Lợi cho công
danh.
XƯƠNG KHÚC: Lợi cho công
danh nhưng những cái lợi này chưa chắc đã là cái lợi, khi một người có tài năng
khéo nói lại nằm ở tư thế bất đồng, bất mãn dễ sinh ra tai họa. Nếu lấy an vui
làm lẽ sống, kẻ ngu là sướng nhất.
HỔ TUẾ HÌNH: Nghề luật sư.
CỰ ĐỒNG tại Sửu Mùi có thể gặp các cách giáp hay như Tả Hữu,
Xương khúc, Thai tọa, Quang Quý...
KỊ GẶP:
LỘC TỒN: Nếu thấy LỘC TỒN
hội họp là cách “cát xứ tàng hung”.
Nỗi niềm bất mãn vẫn còn đó.
CÁO PHỤ đại kị vì CỰ
MÔN là chính tinh bị PHONG CÁO tố cáo. THIÊN ĐỒNG là chính tinh bị THAI PHỤ phụ
rẫy. Đây là hình ảnh kẻ nhỏ, kẻ dưới mạt sát, hỗn láo với người trên, dạy khôn
bậc chỉ huy, cha ông.
ĐÀO HOA chủ tạo ra, gây ra
sự phản đối, tức sự cố tình, cố ý tìm câu, tìm chữ để phản đối. Điều này sẽ vô
hại nếu như không có Hung Ky Hình tinh
khác.
ĐÀ LA : Tất sinh dị
chí, tức chí hướng khác thường. Thay vì tiến thân một cách bình thường họ lại
chọn hướng thoái trào, rút lui. Tùy hung cát tinh ta mới đánh giá hết được.
Cách CỰ ĐÀ dễ chịu hơn là KÌNH. Nếu có KỴ xem tiếp ở dưới.
HÓA KỴ: Tệ nhất là Kỵ đồng
cung, mọi sự phản đối đều bị cấm đoán. Có miệng mà không dám nói. Chỉ bộ CỰ KỴ
thôi là thấy đời không vui rồi. Còn có nguy cơ bị thủy tai. Có câu:
“CỰ ĐỒNG nhập Mộ nhi hội KỊ KÌNH nan phòng thuỷ nạn” (Mộ tức 4 cung
Thìn Tuất Sửu Mùi) hoặc “CỰ KỴ nên tránh đò sông”, “CỰ MÔN HÓA KỴ giai bất cát.
MỆNH Thân Vận hạn kỵ tương phùng”. Trong trường hợp này cần có KHOA cứu giải hoặc
bộ Long Hà chuyển thành vận hội (tức nhờ cấm đoán mà hóa hay). CỰ KỴ còn là cấm
cửa, cấm sờ mó ...và nhiều ý rất thú vị khác. CỰ KỴ có TRIỆT chủ khai trừ ra khỏi
tổ chức đoàn thể nào đó, có khi bị khai trừ, xóa sổ khỏi dòng họ.
KỊ ĐÀ: Tối hung nhất
là có thêm TẤU, TUẾ kiện cáo lôi thôi khó thành, nếu TẤU THƯ xung còn dễ bị
kiện. Đại Kỵ có thêm KHÔNG KIẾP dễ bị ức hiếp giết hại.
KÌNH DƯƠNG: Phản kháng
cách, có giá trị khi Kình đồng cung hoặc tam hợp, (nếu Kình xung tức ngộ ĐÀ,
xem ĐÀ LA) tính phản kháng rất là cao chớ gặp thêm HỎA TINH dễ hỏa bốc lên thất
vọng mà chết nhất là có thêm KHÔNG KIẾP khi không đươc cự nổi, cũng như KHÔI VIỆT
dễ phát hỏa. Gặp KỴ còn có nguy cơ thủy tai. Gặp thêm HÌNH tính phản kháng càng
cao như lên án cái gì đó, chống lại cái lịnh của cấp trên... Từ đó sinh ra tai
họa bị trừng phạt, thanh trừng vì chống đối.
HOẢ LINH: Phú viết:
“THIÊN ĐỒNG, CỰ MÔN, HOẢ LINH tất sinh dị chí” (chí hướng khác
thường) vì bộ HỎA LINH trong trường hợp này ví như ngọn lửa nhiệt tình khi hợp
thì thì bốc đồng, bất hợp thì lòng nguội lạnh. Tính lạnh nhạt, cuồng nhiệt thất
thường. Tấm lòng cuồng nhiệt là đây, nhưng CỰ HỎA dễ phát sinh nổi giận mà phản
đối, và lạnh nhạt do LINH TINH gây ra với đồng môn cũng là đây. Kỵ gặp thêm
KÌNH, KHÔI VIỆT. Nếu có KÌNH xem tiếp.
HOẢ KÌNH: Ải tử. “CỰ HỎA KÌNH DƯƠNG
chung thân ải tử” vì tính nóng vội của Hỏa, và cứng rắn của KÌNH, CỰ MÔN phản đối
không thành dễ tự sát.
THIÊN HÌNH: Bộ CỰ ĐỒNG đi
với HÌNH có tính cách quân sự, hình tượng là cầm vũ khí chống cự, oai hùng như
SÁT PHÁ KÌNH LINH. Tất nhiên HÌNH kỵ gặp KHÔI VIỆT, KỴ, KHÔNG KIẾP nếu thấy các
sao kể trên là mang họa. Do HÌNH là vũ khí dễ bị thương tích, là hình phạt lớn,
tai họa không ngờ.
KHÔNG KIẾP: Bất cát. Dễ
thấy cảnh vô phúc bất hạnh, không đương cự lại thế lực của bọn đàn em, kẻ dưới
quyền cấu kết lẫn nhau làm hại mình. THIÊN ĐỒNG hoàn toàn mất tác dụng bởi bộ
sao này. Nếu có thêm KỴ ĐÀ rất là xấu có thể đưa đên bị hãm hại/
“THIÊN ĐỒNG ngộ KIẾP KHÔNG bất cát. CỰ MÔN phùng ĐÀ KỊ tối
hung”
TUẦN: Nếu thấy đi với Cát
tinh những phản đối bất đồng là đúng là quan trọng, là trung thực nhưng thấy
Hung, Sát tinh là bị tai họa nghiêm trọng do phản đối bất đồng.
TRIỆT: Có thiên hướng sai,
phản đối sai hoặc từ bỏ không phản đối, phản đối nửa vời, nửa chừng nói chung dễ
từ bỏ phản đối, cá biệt mới triệt để phản đối. Có KỴ chủ bị khai trừ thêm HÌNH
dễ bị trừng phạt.
Cách Cự Kị là một cách xấu.Lá số của cháu cung huynh đệ tại Mão có Cự Kị,còn gia thêm Hoả nữa.Vậy Thanh Long,Hoá Khoa không tại đây nhưng nằm trong tam hợp có đủ sức hoá giải không ạ? Cháu thường nghe nói đến giáp Khoa,giáp Tả Hữu....nhưng không biết mức độ ảnh hưởng của từng sao trong trường hợp giáp đến mức nào?Nhưng chắc giáp ở thế nhị hợp sẽ ảnh hưởng mạnh hơn.
Chú ơi, chú thường xuyên ngồi trên mạng lâu như thế sao thưa chú? Cháu khâm phục chú quá, ở tuổi của chú mà thông thạo các thiết bị công nghệ cao hơn cả thanh niên. Cũng thật may cho thế hệ bọn cháu vì có "bác blog" này mà được tiếp cận với những kiến thức uyên thâm của chú truyền lại cho. Từ khi biết được blog của chú, ngày nào cháu cũng dạo qua xem có gì mới không, và các sách mà cháu sưu tầm được thì bị "xếp vào tủ" rồi ạ. Đọc các bài của chú vừa dễ hiểu, vừa sâu sắc và cũng rất lạ nữa. Nhiều lúc đọc xong bài mới lại mong có ngay bài khác để đọc luôn cho đỡ thèm....nhưng cháu đành phải đợi... trông ngóng từng bài của chú
Cảm ơn chú rất nhiều.
1. Cự+kỵ đồng cung Tuế, Tấu, Khôi, Phù tam hợp có đủ Phụ, Cáo, Khoa+Quyền+Kình, còn Diêu+Đà ở đối cung thì có tính là Cự Kỵ ngộ Riêu+Đà không ạ. Trường hợp này hội đủ các sao ngôn ngữ thị phi, cả bộ sao đại kỵ (Phong Cáo), lại đủ những sao cần gặp như khoa, quyền, khôi. không bị "dính" 2 ông Không Kiếp thì có hại hay có lợi nhiều hơn thưa chú.
2. Cự đồng ở sửu +tuế+quyền+kình có triệt , tam hợp đủ cả Tấu,Hổ, Phù vậy có "triệt"đi tính thị phi không ạ. Cự đồng được triệt là "khai thông bế tắc" nhưng quyền gặp triệt thì mất ảnh hưởng của Quyền mất rồi. Có đượcđánh giá là cách tốt không thưa chú
Cảm ơn chú đã trả lời