Bài viết ngày 17 tháng 4 năm 2009.
PHƯỢNG CÁC luôn luôn tam hợp phải có THIÊN KHỐC thành một bộ gọi là PHƯỢNG KHỐC. Là sao an theo hàng chi. Khởi đầu từ cung Tuất cho tuổi Tý tính ngược.
Bài viết nầy theo nhu cầu của một người, lâu quá rồi mãi đến nay mới thực hiện.
LUẬN ĐOÁN CÁC CHI TIẾT SAU:
HY SINH, DÂNG HIẾN, PHỤNG SỰ:
* Tốt là được hy sinh (dâng hiến, phụng sự…) thân mình cho tổ quốc được lịch sử ghi danh, dâng hiến thân mình vì mục đích cao cả, là phụng sự cho tổ quốc, cho lý tưởng, cho niềm tin chính đáng. Là ban phát cho không, không cần ân nghĩa.
Xấu là làm con vật tế thần, dâng hiến thân mình cho kẻ xấu, kẻ ác, làm bia đở đạn, làm vật hy sinh bất đắc dĩ, làm bàn đạp, bực thềm cho người leo lên.
Xấu nữa là hy sinh cho kẻ ác một cách tự nguyện.
Vì vậy rất kị gặp KIẾP KHÔNG vì bộ sao này chủ sự ức hiếp, bị ép buộc dâng hiến, hoặc không được hy sinh dâng hiến, thậm chí nói bị thu hồi, bị trả lại chứ không được nói từ dâng hiến.
Nhóm sao cho xin biếu tặng: HOA CÁI chủ cho ban phát, PHƯỢNG CÁC chủ dâng hiến. Phải hiểu cho và hiến khác nhau. Anh xin người ta mới cho. Anh không xin nhưng người ta cho tức là hiến là biếu là tặng. Cho nên, cho máu (khi có người xin) khác với hiến máu. “Ai cho tôi tình yêu, để…” là vì tôi ở thế có HOA CÁI xung. “…Tình cho không biếu không. Ân tình…” tức tam hợp có PHƯỢNG CÁC hội họp. Nếu thấy PHƯỢNG CÁC xung tức bên ngoài ai đó hiến cho tôi cái gì đó.
Đến đây chắc bạn đã nắm vững cho xin và dâng hiến, biếu tặng. Khác nhau và giống nhau như thế nào. Vì thế cho, ban phát cho thường hay gặp PHƯỢNG CÁC biếu tặng, làm cho ta khó phân biệt đâu là được cho, được hiến..
Có người vui mừng được cho, kẻ nhận tất nhiên cũng vui mừng rồi. Người bên ngoài đánh giá cho là dại. Thật ra cho sướng hơn nhận, chỉ sợ không có gì mà cho. Cho là không nợ nần gì với ai. Không áy náy điều gì với ai.
Có người vui vì được hiến dâng, có người ép buộc phải dâng hiến tài sản của mình, thậm chí thân xác của mình, trí tuệ của mình, con cái của mình, tình yêu của mình… cho bạo lực hoặc bị ép buộc, bị dụ dỗ. Hiến và cho. Phế bỏ rất khác nhau… Nhiều lần ngồi xem thiên hạ đánh cờ, thấy họ dùng từ không đúng. Họ không phân biệt được giữa Thí Mã, Phế Mã, Hiến Mã, Đổi Mã ưa gì nói nấy thật buồn cười nhưng nghe họ nói toàn những từ ghê gớm: Giết, đoạt, cướp, phá, vây, bắt âm mưu, thủ đoạn… nghe thôi đà phát sợ.
TÔN THỜ, THỜ PHƯỢNG, Ngôi Sao của Niềm Tin:
* Có hai ý: Được mến mộ tôn thờ, được các fan yêu mến. Bây giờ các vì sao sáng trên lãnh vực nào đó, có được các fan ủng hộ hay không nhìn vào sao PHƯỢNG CÁC khắc biết, quảng cáo rầm rộ chỉ mất tiền. Hữu xạ tự nhiên hương là thế. Hay nhất, tuyệt vời nhất là đi với KÌNH DƯƠNG chủ sự được tán dương. Đi với Đồng Âm chủ sự nhất trí. Thế nên có câu: “KÌNH DƯƠNG ĐỒNG ÂM nhi phùng PHƯỢNG CÁC. Nhất thế uy danh”. Vấn đề còn lại uy danh cái gì? Đẹp, Tài Năng, Đạo Đức… Đây là câu phú chứng minh chẳng cần bận tâm đến đắc địa. Hợp lý, hợp tình, đắc ý, đắc dụng là tốt thế thôi.
Được sự mến mộ, ngưỡng mộ, ái mộ, tôn kính, tôn thờ… của kẻ khác.
Được thờ cúng, thờ phượng phụng thờ mãi mãi. Như các lãnh tụ tôn giáo, anh hùng dân tộc.
Xấu là không được sự mến mộ tôn thờ, không có người thờ phượng. Bị coi như vô tự. Và hạn ngộ PHƯỢNG CÁC xấu, cũng góp phần đưa ai đó phủi chân lên bàn thờ, từ đây được khói nhang thờ phượng.
Người có PHƯỢNG CÁC thường có niềm tin, như tin tưởng về tôn giáo, thích sự thờ phượng, cúng bái.
NGẨNG CAO ĐẦU, CẤT LÊN, NGƯỠNG LÊN…
* Cất mặt lên, ngẩng mặt lên, ngẩng cao đầu để hãnh diện nhìn đời. PHƯỢNG CÁC nằm trong bộ Tứ Linh, hoặc có LONG TRÌ kết thành bộ LONG PHƯỢNG, hoặc đi với HOA CÁI.
PHƯỢNG CÁC cần đi với Cát tinh, Quyền tinh...càng đẹp thêm nổi danh thêm. Phù hợp với KÌNH DƯƠNG với bản chất ưa giương lên, hướng lên của sao nầy.
GÁC PHƯỢNG và AO RỒNG.
Tốt là đài, tháp, lầu son gác tía (đi với TỬ VI là gác tía) cao không biết bao nhiêu tầng. Tốt vừa là căn lầu, xuống nữa ta gọi là gác. Có khi quá chập phải xây lầu, xây gác. Do là lầu gác nên PHƯỢNG CÁC khoái gặp bộ Xây Dựng là KÌNH ĐÀ (thật là giản dị) nếu đi với bộ Ngôn ngữ (có bộ nầy không nhỉ) thì chỉ cất cao tiếng nói mà thôi.
* Cất nhà cửa lên, cất lầu... từ cất trong xây dựng là Xây Cất. Vì vậy PHƯỢNG CÁT hợp với bộ KÌNH ĐÀ chủ: Xây cất dựng nên. Xây là ĐÀ LA, dựng là KÌNH DƯƠNG, cất lên là PHƯỢNG CÁT. PHƯỢNG CÁT có nghĩa là gác phượng, còn nghĩa cất lầu. Hợp với LONG TRÌ ao rồng là những công trình phụ làm tăng vẽ đẹp nhà cửa, đồng thời còn chủ rộng rãi.
Vậy bộ sao nầy còn hay khi đóng tại cung Điền Trạch.
Về nơi thôn dã, và trong Nội Thành (Kinh Thành) Huế ta gặp rất nhiều ao hồ (mục đích chính là tiêu thủy). Ở thôn quê là đào ao thả cá, lấy nước sinh hoạt. Ở thành phố LONG TRÌ biến thành hồ cá. Tùy thuộc Long Trì tốt xấu có người chơi hồ cá to đùng. Còn PHƯỢNG CÁC có khi là:” Gác lạnh về khuya cơn gió lùa. Trăng gầy nghiêng bóng cài song thưa. Nhớ ai mà ánh đèn hiu…”
VIN RỒNG DỰA PHƯƠNG…
Hán ngữ là Phàn Long phụ Phượng. Có người nhờ bộ sao nầy mà ngon, tài năng không có chi mấy, nhưng xuất thân chốn quyền quý, ở lầu son gác tía, cha anh là bậc quý hiển. Điển hình người viết thấy ông Ngô Đình Cẩn thuộc dạng nầy. Là em Tổng Thống, ai cũng sợ ông ton hót với ông anh, Tướng tá, Tỉnh trưởng đều nép mình núp bóng. Bọn Trời ơi! ‘Phàn Long Phụ Phượng’ vào ông, cứ là “Cái nầy là ý cậu”. “Cái nầy là của cậu”… mà ông nào hay biết. Khi biết mình là “Lãnh chúa miền Trung” do báo chí phong tặng thì bị bắn cái đùng. Chư a thấy ai bình dị bằng ông thập niên 60 thế kỷ trước, ông Cẩn áo đen, quần trắng như ông nhà quê đi câu cá ở hồ Mưng (Lộc Vừng) người viết tận mắt thấy.
Vậy thì cách LONG PHƯỢNG cần có nhiều cát tinh mới hay, nếu không mình chỉ là kẻ vin rồng dựa phượng nhưng có rồng phượng dựa vào là quí lắm rồi. Ví dụ ta phục vụ trên chiếc chuyên cơ nào nào đó, ta “hứ” một cái các em dưới mặt đất lo trối chết. “Biết máy bay của ai đây không hả?”.
Bởi thế nhiều kẻ cao quý chìa tay, chụp ảnh chung để vui lòng người khác. Để rồi bị người khác lạm dụng. Không có gì chán bằng đem người khác ra dọa, có người đem sách vở, tài liệu ra dọa, cái nầy quý lắm, hiếm lắm. Chỉ có đá quý mới hiếm, còn tài liệu, sách vở… càng hiếm coi chừng càng không quý. Nếu hay ho người ta đã nhân bản, đã loan truyền, đã chép tay và san sẻ phổ biến rộng rãi.
* Tại Sửu Mùi các tuổi Dần, Thìn, Ngọ, Tuất được cách Giáp Long Phượng là cách kề cận người quí hiển. Cũng gọi là Phàn Long Phụ Phượng (vin rồng dựa phượng. Nếu MỆNH đóng tại đó,cha mẹ anh em thành đạt, ta được thơm lây)
“Giáp LONG, giáp PHƯỢNG mấy ai,
Trước sau vinh hiển ra ngoài nỗi danh”
CON RỒNG CON PHƯỢNG:
Con Rồng biểu tượng cho phía Nam , con Phượng là biểu tượng của nữ. Rồng Phượng là biểu tượng của hôn nhân tốt, rồng phượng là biểu tượng sinh con quí. Vậy thì Rồng Phượng nằm ở các cung Phối, Tử Tức cũng hợp cách.
Khi nhìn một đền, am, miếu… thờ phượng ai đó. Trang trí bên ngoài bằng rồng tức thờ ông nào đấy, nếu bằng hình chim phượng tức bà nào đấy.
CẤT LÊN TIẾNG KHÓC:
* Bộ PHƯỢNG KHỐC chủ cất cao tiếng khóc than do tang tóc, do oan ức, do buồn phiền rất dễ gặp thêm TANG MÔN chủ tang chế. (Trừ trường hợp ta gặp PHƯỢNG CÁT xung thì không thể gặp sao KHỐC). Hoặc là tiếng khóc, tiếng than chia tay của kẻ đi xa (bộ sao nầy có thể gặp MÃ).
CẤT BƯỚC ĐI XA:
Đó là trường hợp PHƯỢNG MÃ KHÁCH. Ví dụ tuổi Ngọ gặp bộ sao này tại ba cung Thân Tí Thìn. Đây là bộ sao của kẻ đi xa, sống phương trời xa. Khi đi xa không mấy ai ngậm ngùi trước cảnh biệt ly, và tránh sao khỏi lo toan vì nới mình đến, cũng lo cho người ở lại.
PHỤNG DƯỠNG:
* Tốt là được phụng dưỡng đầy đủ kể cả lúc tuổi già xế bóng. Như phụng dưỡng mẹ già. Cung an Thân được phụng dưỡng còn sướng hơn cung MỆNH.
Xấu là tự mình chăm sóc lấy mình càng cao tuổi nhiều tủi hờn càng lớn. Vì vậy PHƯỢNG CÁC không nên gặp KIẾP KHÔNG. Chính tinh hợp cách nhất là bộ PHỦ TƯỚNG, TẢ HỮU, PHÙ TRÌ.
NẾU NHƯ… dừng bút ngang đây. Người viết tin rằng: Đối với bạn những điều tiết lộ trên là ẩn tàng điều bí mật về ngôi sao PHƯỢNG CÁC. Nếu bạn nghĩ như vậy là hoàn toàn sai lầm. PHƯỢNG CÁC là ngôi sao có tầm quan trọng để đánh giá các ngôi sao khác, nhất là cứu nguy nhóm TANG HƯ KHÁCH, bao điều tốt đẹp nhóm TUẾ HỔ PHÙ thụ hưởng xoay quanh nhóm sao nầy là PHƯỢNG CÁC, còn nhóm TANG HƯ KHÁCH chịu sự xấu xa. Nhưng từ vị trí TANG, HƯ hay KHÁCH hoặc CÔ THẦN nếu thấy có PHƯỢNG CÁC xung, hợp đều trở thành tốt đẹp. Ví dụ cụ thể từ vị trí ĐỊẾU KHÁCH mà không thấy PHƯỢNG CÁC là khách làm phiền đấy, nếu thấy PHƯỢNG CÁC là khách đáng ngưỡng mộ. Từ vị trí THIÊN HƯ nếu thấy PHƯỢNG CÁC là cái hư đó hay lắm đấy. TANG MÔN không thấy PHƯỢNG CÁC là đồ đảng, đồ đệ làm phiền đấy nhưng thấy là được ngưỡng mộ. CÔ THẦN cũng vậy là cái kết quả đáng ngưỡng mộ dù không đáng bao nhiêu, cái cô độc, cô đơn đó đáng chiêm ngưỡng nếu là tội, cái tội đó cũng đáng … tự hào.
PHƯỢNG CÁC khi xấu và khi tốt
KHI TỐT:
Là ngẩng cao đầu được mọi người kính trọng ngưỡng mộ, tôn thờ.
Là ngẩng cao đầu để nói, để cười, để hãnh diện nhìn đời.
Được thờ tự có thể trở thành mãi mãi, có khi là thành thánh.
Được phụng dưỡng. Là lầu các xinh đẹp
KHI XẤU:
Là bị mất tác dụng bởi KHÔNG KIẾP KỴ HÌNH.
Là ngẩng cổ ra để chém, cúi đầu xuống để tránh sự phỉ nhổ. Là cất tiếng khóc than chuyện đau buồn. Chẳng được phụng dưỡng.
Chẳng được thờ tự, có thể không có con cái để thờ tự.
Là con vật bị hy sinh, đem làm mồi, đem dâng hiến cho kẻ khác. Làm bia đở đạn, làm vật tế thần.
Nhà cửa tồi tàn. Hoặc không phải của mình.
PHỨC TẠP:
Là sự hy sinh dâng, hiến thân mình, mạng sống của mình. Tuỳ thuộc mục đích tốt xấu mà đôi khi khó xác nhận được.
LỜI TÂM SỰ: Đình là người thích học tập, nghiên cứu, tìm hiểu nhưng bạn ơi! Ngày ấy xa rồi.
mà Phượng các luôn đồng cung Giải thần. như vậy có Phượng các ở cung Điền đâu phải nhà cao cửa rộng đc?
Tài-bạch có Giải-thần tọa thủ, tất không thể giàu có lớn được. Của cải
lại hay bị hao hụt." mà Giải thần luôn đi chung với Phượng Các, làm sao PHƯỢNG CÁT có nghĩa là gác phượng, còn nghĩa cất lầu
Thế này nha THAM ( H) TRIỆT theo Bác Đình nói thì Long tham đã chết.Nhưng Bác ơi các bạn đều bảo THAM của cháu dù TRIỆT cũng ko trừ hết nổi.. .Dính RIÊU ( H) nữa T___T.Mà thấy tánh mình vẫn cứ đoan chính thôi,có vấn đề gì đâu.
_... Và 1 điều nữa cháu đang phân vân là ví dụ THAM LANG + THIÊN KHÔNG = KHÔNG THAM nữa hay là THAM KHÔNG đáy (tức là rất tham) ạ?
---> Theo nghĩa ko THAM thì đúng hơn.Tổng hợp THAM TRIỆT_ THAM + THIÊN KHÔNG thì...KO THAM... ...
Bạn NEPTUNELT cứ thử tưởng tượng thế này nha..Tham cái gì là gãy đổ cái đấy.Tham 1 tý là chết trong lòng 1 tý...Lâu dần sợ THAM,chán THAM,ko muốn THAM nữa.Giống câu trong truyện KIỀU
"Lửa TÂM dập tắt sự lòng"
Bạn cứ phân tích theo tâm lý như thế là CHUẨN.Với lại TỬ THAM bị KHÔNG KIẾP xâm phạm.Giáp hợp THiên Không,Quang Quý thì số..TU HÀNH rồi ( cư sĩ hay tu sĩ) .
Tổng hợp các ý trên----> KO THAM...
Long Trì lại được hưởng như bộ Lộc Tồn Bác sỹ vậy. Cả 2 sao có nét
chung chủ sự thinh vượng." vậy Phượng Các đi với quan phù sẽ thế nào thưa bác?
Cháu thấy có bạn gọi cây LV bonsai có dáng phu thê. Thật ra cháu có một cây LV bên nhà mà cháu đặt tên là phu thê , cây này cháu tặng riêng cho bà xã. Biết bao người muốn mua nó nhưng cháu không bao giờ bán vì dáng của nó là 2 cây quấn chặt lấy nhau không bao giờ rời. Thế cây này rất hiếm có nên cháu để trồng và chơi. Cháu tìm được cây này trong một lần về Long An và cũng vất vả lắm mới mang về Sg được.
Cây phu thê này bây giờ rất xanh tốt , cành lá đẹp. Nó tuy không nhiều hoa như mấy cây kia nhưng nó cho rất nhiều trái và trái rất to.
Cháu nghĩ phu thê là phải ôm chặt lấy nhau.
riêng, thành ra mất ý. Nguyên bản ở đây là sách tiếng tàu so với bản dịch, không phải là sách tàu chính thư như ý của bác Đình.