Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

NGÀY VỀ

Ngày Về (Hoàng Giác

  
doiungdunglonchim_bay - Upanh.com

LỜI BÀI HÁT: Ngày Về (Hoàng Giác)

 Tung cánh chim tìm về tổ ấm.  Nơi sống bao ngày giờ đầm thắm.   Nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi   Luyến tiếc bao ngày xanh.
Tha thiết mong tìm về bạn cũ 
Nhưng cánh chim mịt mùng bạt gió 
Vắng tiếng chim xanh ngày vui hót tung mây 
Mờ khuất xa xôi nghìn phương 
 Trên đường tha hương, vui gió sương 
Riêng lòng ta mang mối nhớ thương 
Âm thầm thương tiếc cho ngày về 
Tìm lại đường tơ nay đã dứt 
 Nghe tiếng chim chiều về gọi gió 
Như tiếng tơ lòng người lạc bước 
Nhắp chén men say còn vương bóng quê hương 
Dừng bước tha hương lòng đau.  
Trông bốn phương mờ hàng lệ thắm  Mơ đến em một ngày đầm ấm  Nhớ phút chia phôi cùng ai dứt đau thương  Tìm đến em nay còn đâu.   Năm tháng phai mờ lời hẹn ước  Trong gió sương hình người tình mến  Oán trách ai quên lời thề lúc ra đi  Thôi ước mơ chi ngày mai  Phong trần tha hương bao nhớ thương  Tim buồn ta mơ đôi bóng uyên  Lưng trời âu yếm bay tìm đàn  Lòng nguyện giờ đây quên quên hết   Ta sống không một lời trìu mến  Như bóng con đò lạc bến  Lờ lững trôi qua cùng năm tháng phôi pha  Duyên kiếp sau ta chờ nhau.
 
Nội dung bài ca mô tả Ngày Trở Về của 1 nam nhân. Từ nơi lưu lạc phương xa vẫn luôn nung nấu ngày về. Nhưng nữ nhân không chờ, không đợi đã phai mờ lời hẹn ước. Bao ngày ở phương trời xa nhớ nhung khi trở về buộc phải nghe, phải nói tiếng KHÔNG buồn bã. Quê hương không có ai chờ, ai mong. Không ai nói với ta lời thương nhớ.
Kẻ chờ đợi là sao LỰC SĨ. Hết một phần tư số người sinh ra làm kẻ đợi chờ. Kể cả đợi chờ trong tình yêu. Vậy thì ai là kẻ trọn đời đợi chờ.
LỰC SĨ có TUẦN là trọn đời đợi chờ. Có chứ KIẾP là trọn kiếp đợi chờ.
Có chữ KHÔNG là không trọn, cho dù có chữ TUẦN vẫn là không trọn. Các trường hợp TUẦN TRIỆT có KHÔNG hội họp vẫn là không trọn. Trường hợp này là tam Không.
Trường hợp LỰC SĨ có TRIỆT là chỉ chờ đợi nửa chừng, không còn chờ đợi nữa.
Trường hợp LỰC SĨ có KHÔNG đồng cung lại có TRIỆT đồng cung lại đoán là triệt để đợi chờ. Không gì ngăn cản được.
Mệnh có đợi chờ (tức là LỰC SĨ) bao giờ cung Phối cũng có sao HAO, chủ tin tức hội họp. Đúng rồi phải không? Bây giờ là tin nhắn, thế thôi.
Nhóm  sao đợi chờ LỰC SĨ , TẤU THƯ, và HAO. Đó là đợi chờ, viết thư và trao đổi tin tức.
Nhóm PHI PHỤC THANH là nhóm ra đi và quay trở lại.
Nhóm TỒN TƯỚNG PHÙ (LỘC TỒN,TƯỚNG QUÂN BỆNH PHÙ) là nhóm sao tưởng nhớ.
Nhóm HỈ PHỦ HAO (HỈ THẦN, QUAN PHỦ HAO) là nhóm vui mừng có kẻ ngoài kia đang đợi chờ ta.
Chỉ có đến đây mới biết LỰC SĨ là kẻ đợi chờ. Còn chính xác là gắng sức đợi chờ.
Con ơi! Cố gắng học hành đi để chờ đợi một mai. Một mai hay mai một cũng thế thôi tùy số mạng. Nếu thấy KHOA QUYỀN LỘC thì nên, thấy KHÔNG KIẾP KỴ HÌNH có chăng là chờ tai chờ họa. Như, cảnh ta chờ bộ binh địch đến để đánh, ai ngờ địch lại đến cả bầy xe tăng, súng chống tăng lại KHÔNG có.
Em ơi! Gắng chờ anh về nhé. Nếu ngộ KHÔNG thì đừng tin, trừ TRIỆT KHÔNG.
Em có chờ đâu, có đợi đâu.
Thì thôi đừng có oán trách nhau.
Ngọ Môn đứng đấy chờ em mãi.
Lòng anh chẳng nỡ oán trách đâu.
chimbaytvud - Upanh.com

Tìm Về

                      Bửu Đình viết tặng Hải Yên và Bạch Tuyết.

Giang cánh bay tìm về tổ ấm.

Che chở cho em với lời đằm thấm.

Thương quá hải âu lạc chốn thương đau.

Ôi! Cánh chim bay đi về đâu.

Tháng Kỷ Dậu, năm Nhâm Thìn. Từ xa Hải Yến đòi về thăm sư phụ, tháng 8 miền trung thường hay mưa bão, lúc ấy ngoài trời đang mưa lớn. Trên mạng báo tin có bão. Mail qua mail lại ngăn không được. Cháu rủ Bạch Tuyết ra thăm luôn. Ừ.

Mẫu B, nhấn nữ, chọn Kỷ Dậu. (Hải Yến, mệnh Vũ Đào Hồng Hà). Hạn tại Thiên Di Thìn  có THAM LANG  thấy được 2 chữ “tìm về” nơi cảnh cũ. Bây giờ Hải Yên doán được chữ  Tìm Về Tổ  Cũ, rất là dễ phải không. Mệnh VŨ, đại hạn CỰ tiểu hạn Tham. Mệnh ưa đi khuất, đại hạn đang ở xa, tiểu hạn đang tìm… trong đó do nguyệt hạn kích thích KHÔI VIỆT PHỤC về nơi cũ.

Nghe xót xa những lời bày tỏ.

Như nỗi đau vẫn còn đây đó.

Uống chén sum vui, rồi uống tiếp chia ly.

Ngày trở về cũng là ngày ra đi.

Chúng ta 7 người cả thảy. Uống chén sum vầy cũng là chén ly bôi. Chỉ 3 tiếng bên nhau. Nghe kể những buồn vui cuộc đời. Hải Yến là người viết trang TỬ VI online, cũng là người ưa làm mục lục, mục lục các bài viết trong F đến cũng đúng lúc, như các bạn đã thấy trong F19. Cũng như Khôi Việt Kỵ ưa sưu tầm các câu hỏi đáp. Các sao VŨ KHÚC ưa làm chuyện lịch sử. Hải Yến có trang mục lục các bài viết của trang Bửu Đình tại đây.

http://blog.yahoo.com/@apac3/_INUIHPEMYY7KCM3T2TGKXAF2BA

Và nhiều khi rảnh rỗi, người viết phát hiện nhiều tình tiết ly kỳ. Có trang mang tên buudinh49@ymail.com. Lại có trang lấy những câu, những hình ảnh trong này làm logo. Tất nhiên không thiếu những trang vô tự (không có chữ) rất… hồi hộp.

Xa rồi quê hương, vui gió sương.

Mang trong lòng bao nỗi vấn vương.

Âm thầm thương tiếc cho ngày về.

Tìm lại niềm vui nay đã mất.

SÁT PHÁ THAM đi với nhóm Thanh Phi Phục có Hồng Đào là cách tìm lại niềm vui nay đã mất. Nhưng trước đó THẤT SÁT nói được, sau đó nói mất. THAM BINH là lại đi tìm kiếm. THẤT SÁT nhìn thấy, PHÁ QUÂN cầm lên không hài lòng thì bỏ. THAM LANG lại tiếm tục tìm kiếm trò chơi lại bắt đầu. Trò chơi lại bắt đầu nghĩ kỹ rất tai hại. Sát Phá Tham không hài lòng với những gì mình tìm thấy, tự đánh mất, tự bỏ rơi những cái gì tốt đẹp nhất… Một hôm, mắt mờ gối mỏi chồn chân, những điều Bửu Đình viết sao mà đúng vậy. Còn bây giờ tuổi đời còn trẻ có ai ép bạn tin vào điều ấy đâu. Ngao ngán nhất là SÁT PHÁ THAM có Thanh Phi Phục Hồng Đào lại thêm KHÔNG KIẾP.

Thương cánh chim vẫn còn ham gió.

Thương kiếp cô đơn lạc loài đâu đó.

Mấy phút bên nhau, lời thương mến chưa hết câu.

Chim lại bay… bay đi về đâu.

Hải Yên là người có trên lá số  các chữ  “Kiếp cô đơn lạc loài đâu đó”. Cũng may nước Nhật là nơi đáng ở. Dù ở đâu cũng không vui bằng quê nhà. Năm này có 2 học viên từ xa về nước lập nghiệp. Quê hương có thể có những con người bất đồng với ta, có thể chung trời mà cách biệt với ta. Nhưng quê hương dù xa hay gần không bao giờ cách biệt. Quê hương là của chung, như ngôi sao THIÊN ĐỒNG, chủ sự chung. Sao THIÊN CƠ chủ sự riêng, hai sao này luôn luôn tam hợp với nhau. Quê hương là của riêng, có chăng chỉ là cái vườn nhà anh, cũng chưa chắc, có khi cái vườn ấy là của cả dòng họ. Vậy thì quê hương đâu phải của riêng ai.

Có người sinh ra để đi xa. Có người sinh ra để làm kẻ ở lại…