Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

Nhìn Xem Trông Thấy.


Các từ “nhìn xem trông thấy” cứ ngỡ như là trên lá số Tử Vi chỉ có 1 sao mà thôi. Thực tế lại nhiều hơn chúng ta tưởng. Liệu có thừa chăng? Không thừa vừa đủ, Đó là sự tuyệt vời của Tử Vi.

THẤT SÁT.
Ta làm quen với ngôi sao THẤT SÁT. Chủ sự quan sát những gì chúng ta quan sát và thấy chỉ dừng lại đó mà thôi. Có nghĩa là nhìn thấy có thể không hiểu. Như, mây bay, lá vàng rơi, khói lam chiều bay lên. Con nầy là con cá, kia là cái cây... Cũng may gọi là con cá, chưa gọi là con thú. Thấy sống dưới nước gọi là cá thế thôi. Thế là ta có con cá...sấu. Cũng có người gọi con mực là con cá mực.

Những người làm nhiệm vụ canh gác. Đứng cho có lệ không ngoài mục đích can thiệp khi có sự cố. Không thể nào thấy được lòng dạ kẻ gian.
Hiếm hoi mới có THẤT SÁT hiểu vì sao khói lam chiều bay lên, lá vàng rơi xuống. Giữa thấy và hiểu luôn luôn có 1 khoảng cách nhất định. Anh có thấy văn bản này không? Thấy chắc gì đã hiểu. Ngay cả người viết ra nó chưa chắc đã hiểu. Đó là cái gì vậy. Đó là lá số Tử Vi đấy ạ.

Nhà khoa học quan sát bản đồ có suy nghĩ khác.
Nhà quân sự quan sát bản đồ có cái nhìn khác.
Nhà kinh tế quan sát bản đồ có bận tâm khác...
Chúng ta quan sát tâm bản đồ có sự quan tâm khác.

Chỉ với 1 đồ vật thôi đã khác nhau. Sau khi THẤT SÁT quan sát bỗng nỗi lên lòng mong muốn là THAM LANG và PHÁ QUÂN quyết định cầm lấy... Có nhiều bạn quá thông minh ngoài mong đợi. nghĩ rằng tên THẤT SÁT này “cầm nhằm”. Cái đó thì chưa chắc. Ý người viết muốn nói rằng; sau khi THẤT SÁT thấy, PHÁ QUÂN quyết định cầm lấy và mua nó.

THẤT SÁT là con mắt của nhóm Sát Phá Tham. Quan sát tốt, xấu, sai lầm...  Bước kế tiếp là lòng ham muốn của THAM LANG nổi lên. Cuối cùng là PHÁ QUÂN quyết định nên cầm lấy hay là bỏ qua.

THIÊN TƯỚNG.
Sao này là con mắt của nhóm PHỦ TƯỚNG, chủ sự xem xét. Vậy xem và quan sát có gì khác nhau. Chưa ai nói quan sát phim chỉ nghe nói xem phim, xem sách. Anh quan sát trong cái đống sách kia có gì đáng xem./ Phải xem sơ qua mới biết được anh à.
Sau khi xem sách, xem phim, xem báo... cho đến cả xem mặt. Người ta nhận xét hay dở, phê phán, nhân xét... Người này trông hiền lành, chân thật... Vậy cái xem của THIÊN TƯỚNG có nhận xét phê phán của THIÊN PHỦ,  khác với sự quan sát của nhóm Sát Phá Tham.

Sau khi xem xét, PHỦ TƯỚNG có thể ủng hộ người này (phe này...)  phản đối kẻ khác. Một PHỦ TƯỚNG biết nhận xét không thể chấp nhận câu chuyện, người chồng “vuốt ve” vào má của vợ đến gảy cả răng.
Một PHỦ TƯỚNG chân thật không chấp nhận như thế. Nhưng không phải PHỦ TƯỚNG nào cũng như thế cả. Xem phim, xem báo, xem sách vở... cứ lựa lấy những cái xấu mà xem không thiếu gì. Chuyện như thế, do cách sao khác quyết định. Xem xét rồi nhận xét là thuần tuý của bộ sao này. Từ xem rồi nhận xét có thể đưa đến thương yêu và che chở hoặc trái lại. Ủng hộ hoặc phản đối...

THÁI DƯƠNG.
Những gì xảy ra trước mắt anh có thấy không? Sẽ có người trả lời không thấy. Thậm chí là không thấy, không nghe, không biết thế là an thân. Nhưng có người thấy nhưng không phản ứng vì có nhiều lý do. Trông đó có cả chuyên môn, ngoài khả năng của họ. Cho đến “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Như  Nguyễn Du viết.
Nhưng lại có THÁI DƯƠNG lại lên tiếng phản đối. Sao có chuyện lạ thế.
Trường hợp ÂM DƯƠNG LƯƠNG đoán khác. Trường hợp DƯƠNG CỰ đoán khác. Và không phải trường hợp DƯƠNG CỰ nào cũng lên tiếng. Phải có cái gì đó người ta mới luận đoán theo chiều này, không đoán theo chiều khác. Vì không phải CỰ NHẬT (tức DƯƠNG CỰ) nào cũng thế. Đấy là kỹ thuật luận đoán. Nói nôm na là bí quyết.

THÁI DƯƠNG lên tiếng phản đối. Từ đó THÁI DƯƠNG nổi tiếng, cũng có thể nổi tai, nổi hoạ là do số phận.
Điều người viết muốn nói THÁI DƯƠNG “trông thấy” có thể lên tiếng, khác với THẤT SÁT quan sát có khi lại không thấy. So sánh với THIÊN TƯỚNG xem xét sách vở tài liệu rồi nhận xét, tương trợ.

Vậy THÁI DƯƠNG là con mắt của nhóm CỰ NHẬT hay nhóm ÂM DƯƠNG LƯƠNG.

LIÊM TRINH.
Là ngôi sao “dò xét ngầm”, kẻ theo dõi... con mắt của nhóm TỬ VŨ LIÊM. Sao này không công khai quan sát như THẤT SÁT. Cũng không thể xác nhận là y đang xem xét vấn đề gì đó như THIÊN TƯỚNG, lại không giống như THÁI DƯƠNG đưa mắt ngó. Có vẽ y vô tình, không xuất hiện trên màn hình cuộc đời. Không quan tâm đến nhưng chính y lại biết rất rõ. THẤT SÁT đang làm gì, THIÊN TƯỚNG xem xét cái chi, THÁI DƯƠNG phản ứng như thế nào, đến những nghe ngóng âm thầm cũng không qua được con mắt của LIÊM TRINH.

Ngôi sao theo dõi, chịu ảnh hưởng bí mật của sao Tử Vi. Nó chỉ hành động khi cần thiết, khi Tử Vi quyết định. LIÊM TRINH giỏi không những nhìn thấy các cung hội họp quanh nó, còn nhì thấy các cung liền kề, nhị hợp, lục hội, uy lực của LIÊM TRINH rất mạnh mẽ.

THÁI ÂM.
Ngôi sao “âm thầm nghe ngóng” “trông thấy bằng tai” con mắt của nhóm Cơ Nguyệt Đồng Lương. Chỉ cần nghe ầm một cái, sau đấy là nghe la hét... xe đèn đỏ nhấp nháy chạy đến là biết ở đó xảy ra cái gì. Tiếp tục nghe ngóng như thế. Có khi còn rõ ràng hơn cả THẤT SÁT đang quan sát, chính xác hơn cả THÁI DƯƠNG đang trông thấy, còn rõ hơn hơn cả THIÊN TƯỚNG nhận xét.

Tai vách mach dừng cũng là sao này. Đừng nghĩ quanh đây không có ai. Bức vách cũng có tai nghe, nó chuyển âm thanh ấy theo “mạch dừng” (bộ khung của vách) đến ngôi sao THÁI ÂM.
“Ở đây tai vách mạch dừng
Thấy ai người cũ xin đừng nhìn chi”... Nguyễn Du.

Như vậy, dù Mệnh của bạn đóng bất kỳ ở đâu luôn luôn có một 1 sao mang ý nhìn xem trông thấy. Lại có trường hợp có đến 2 ngôi sao như bộ TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG LIÊM vừa có LIÊM TRINH theo dõi, vừa có THIÊN TƯỚNG xem xét. Nhờ thế, bộ này hỗ trợ lẫn nhau thêm hoàn chỉnh. Lại có bộ TỬ VŨ LIÊM giao hội với SÁT PHÁ THAM có đến 2 con mắt là THẤT SÁT và LIÊM TRINH, 2 con mắt này canh chừng lẫn nhau làm cho bộ này trở nên phức tạp.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Học Chữ Bỏ...

Học chữ bỏ thôi chớ chạnh lòng.

Bỏ hay gắn bó. Gìn giữ hay buông thả... cũng 1 sao này mà ra. Đó là PHÁ QUÂN, đây là 1 trong các sao mang trên mình nó 2 tính chất trái ngược nhau. Y như cục pin, diod, chất bán dẫn chỉ chạy 1 chiều, đổi cực chạy theo chiều khác.

PHÁ QUÂN cầm đầu nhóm Sát Phá Tham, các sự cố sự việc đều liên quan không ít thì nhiều đến THAM, SÁT. Bởi Tham, Sát nên PHÁ QUÂN làm thế.

Cần phân biệt:
Tôi bỏ, tôi được quyền bỏ... khác hẵn với tôi bị bỏ, bị xoá bỏ.
Đến trường hợp không chịu bỏ. Dù bị đánh đập (bỏ tù...) đi nữa nó vẫn không chịu bỏ... con đường nó đi (hoặc con người nó yêu mến...).

Điều này vô cùng quan trọn, vì thay vì từ bỏ. Ta có quyền thay thế bằng từ bắt, từ gắn bó, chán, ép buộc...  hoặc thay thế bằng từ tương đương thuộc tính cách PHÁ QUÂN. Ví dụ. Thay vì nói bỏ, ta có thể dùng từ “thôi”. Thay vì nói bỏ học, ta có thể nói thôi học... Ví dụ sinh động hơn.

Nói chung những từ thuộc đặc tính của sao PHÁ QUÂN. Cho nên học cái này ứng dụng cho cái khác. Văn nhất tri thập là thế. Nhưng không phải ai cũng được như vậy. Không có cái học nào giúp mọi người thành công cả. Luôn luôn có những thất bại trên con đường mình đi. Do trong ấy có số phận.

Vì trên đời bằng cấp, chức vụ có thể mua được bằng tiền, hoặc nhiều tiền hơn. Giá trị thực của môn Tử Vi, không phải đo bằng thước đo ấy, được đo bằng tài năng thật sự.

Càng phân biệt rõ ràng hơn.
Mệnh PHÁ QUÂN khác với Thiên Di có PHÁ QUÂN xung. Vì Mệnh của mình là THIÊN TƯỚNG. Cũng khác hẵn đại hạn ngộ PHÁ QUÂN. Tôi đi ngang đây gặp  PHÁ QUÂN. Vấn đề còn lại tôi và nó có hợp nhau không mà thôi. Nó là bạn tôi, nạn nhân của tôi hoặc tôi là nạn nhân của nó...
Tôi gặp 1 PHÁ QUÂN cầm kiếm. Chết tôi rồi, tôi vốn sợ những thứ ấy.
Đặt trường hợp tôi là VŨ KHÚC tài ba, được quyền mang theo vũ khí nóng HOẢ TINH. Tôi khuyên thằng PHÁ QUÂN; “Mầy nên cất cái que đó đi, đừng làm tao nổi giận”.
Đây là ví dụ 1 trường hợp với 2 tình huống khác nhau.
Nếu cái Ách của mình là PHÁ QUÂN. Cai nghiệp của mình là CỰ MÔN.
Nếu cái Nghiệp của mình là Phá Hoại. Cái Ách của mình bị phơi bày ra ánh sáng. Tức có nghĩa là nổi danh quá hãnh diện còn đòi hỏi gì nữa.

Người viết chẳng có ý định viết đầy đủ, chỉ viết ngẫu hứng.

Bỏ.
Bỏ hay là ngược lại nắm lấy, gìn giữ.
Bỏ cái xấu theo cái tốt. Bỏ con đường tối, theo con đường sáng, nhờ phản tỉnh. Đó là kẻ biết đúng sai. Lại có kẻ bỏ tốt theo xấu. Đây là hạng người thường gặp. Vì gắn bó với cái tốt là tự ràng buộc, khắt khe với chính mình. Buông thả bao giờ cũng dễ chịu hơn.
Tôi bỏ uống bia rồi anh à. Bây giờ tôi gắn bó với rượu đã hơn.
Đến bị bỏ rơi, bị xoá bỏ, bị chối bỏ, bị loại trừ ra khỏi 1 tập thể. Như, bị tước  bỏ quốc tịch, quân tịch, bị loại khỏi hàng ngũ tổ chức... không được thừa nhận.
Bỏ và bị bỏ cũng 1 sao PHÁ QUÂN mà thôi. Bên được quyền xoá bỏ và bên bị bỏ.

Bỏ học.
Chơi bao giờ cũng dễ chịu hơn học, học cách chơi thú vị hơn học tập nghiên cứu tìm hiểu...  Đó là 1 sự thật, không thể chối bỏ điều đó. Các PHÁ QUÂN bỏ học hơi bị nhiều. Từ đó, ta có câu phú. “PHÁ QUÂN xung phá Văn tinh, tam canh bảo vân nhi song chi hận”. Có người thành công nhờ bỏ học sớm, có người ôm hận tiếc rẻ do bỏ học sớm, khi nhìn thấy bạn bè có danh phận. Bao giờ cũng thế, có nhiều vấn đề xoay quanh 1 dữ liệu. Lại có người ôm hận do học nhiều. Ôm 1 đống bằng cấp rồi chỉ  thấy THẤT SÁT là mất chứ không được. Thấy thất nghiệp chứ không có việc làm. Trong khi xã hội thừa nhận hậu duệ, quan hệ, tiền tệ, còn trí tuệ càng thêm trì trệ, mặc kệ nó... Có ai muốn người khác vào chỉ huy mình đâu.

Chỉ có các PHÁ QUÂN có tam Không là không hận mà thôi. Vì có ôm sách vở gì đâu mà hận đời chi lắm thế. Lại không thể bỏ qua trường hợp các PHÁ QUÂN ôm sách có khi hận vì ôm sách vở dỏm, đọc vỡ đầu không hiểu, tốn tiền mua, tốn thời gian đọc, học... đem ra ứng dụng trong cuộc sống trật lất.

PHÁ QUÂN dễ  tự phá hoại cuộc đời mình là PHÁ, đánh mất cuộc đời là THẤT. Do ham muốn hão huyền là THAM.

Bỏ bê.
Bỏ bê công việc, bỏ bê gia đình... Từ bỏ bê với nghĩa lơ là buông thả (cũng là PHÁ QUÂN không nắm chặt) đến bỏ gia đình, bỏ tổ quốc để đi tìm ảo vọng hoặc chạy trốn với nhiều lý do khác nhau. Từ đó, do có cách Cát xứ tàng hung.
Nó bỏ bê công việc, chỉ ham đánh bạc, đánh đề...
Nó bỏ gia đình chạy theo kẻ khác. Ví dụ.
Trong “Chuyện Buồn Ngày Xuân”. Sao anh đành bỏ em để ra đi một mình. Giữa đêm xuân lạnh lùng...
Chưa đau bằng; anh bỏ đi với người ấy, anh bỏ đi còn ôm theo tiền, vàng. PHÁ QUÂN sợ gì mà không ôm. Ôm cũng là PHÁ QUÂN mà thôi.
PHÁ QUÂN sau khi ôm đô la, tiền bưu, tiền lừa đảo, tiền tham ...  không bỏ chạy mới lạ. Khi khẩn cấp còn bỏ của chạy lấy người, tự an ủi “anh hùng khi gấp cũng khoanh tay”... Còn chân sao không bỏ chạy nhỉ.

Có PHÁ QUÂN mê đắm tửu + sắc lỡ tay thâm thủng két sắt. Thường hay nói lỡ tay nhúng chàm. Cứ làm như THAM ĐÀ HƯ không bằng. Nói đến “phá” là nghề của chàng. Cả ngàn cả vạn PHÁ QUÂN mới có 1 PHÁ QUÂN hưởng chữ “khám phá”, “đánh phá địch”..
 Nếu không bỏ chạy, tất nhiên PHÁ QUÂN khác bắt bỏ tù. Bắt cũng là PHÁ QUÂN. Một PHÁ QUÂN có quyền, bắt kẻ PHÁ QUÂN vi phạm. Nếu bị phản ứng “đánh cho bỏ mẹ” nó chứ, “bỏ đói”, cho “bỏ ghét”. Dĩ nhiên sau đấy là “bỏ tù” tạm giam. Màn tiếp theo là khởi tố là việc của CỰ MÔN. Sau khi TỬ VŨ LIÊM quyết định điều tra.

Sau khi bỏ chạy. PHÁ QUÂN có khi luyến tiếc lại quay về. Thành ngữ lại có “Đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại.”. Đánh là THẤT SÁT, ngôn từ của nhóm Sát Phá Tham. Nhiều PHÁ QUÂN nghiệp dĩ “sớm đầu tối đánh” quậy tiếp tập 2, cũng không “bỏ tật” lại chạy thêm lần nữa. Trừ phi chạy thành công, nếu không “bỏ mạng” dọc đường. PHÁ QUÂN tuyên bố hung hăng: “Tôi từ bỏ...” Thật ra, nói chính xác là tôi trừ bỏ. Có thể, chỉ có thể mà thôi, ba hoa khoác lác tôi chống, tôi phản đối... Sẵn sàng “bỏ quên” những tội lỗi của mình, nào tham lam là THAM LANG, nào cướp đoạt của người thành của mình là THẤT SÁT....

Nói PHÁ QUÂN là ăn cắp, là chiếm đoat... giảy nảy lên không chịu. Nhưng thử hỏi những bài viết, những văn chương của người khác đem về fanpage, blog của mình không ghi rõ chính danh có phải ăn cắp, ăn cướp hay là không? Chỉ cần ăn cắp, mượn ý 1 câu, một đoạn nhạc đã mang tiếng đạo văn rồi. Nghe đạo văn là chấp nhận. Khổ nổi, PHÁ QUÂN không biết đạo văn là ăn trộm văn chương đấy ạ.

Lại nói PHÁ QUÂN hôm nay được quyền bỏ tù người khác. Ngày mai lại có kẻ khác bắt bỏ tù.
Ví dụ như Chu Vĩnh Khang quyết định biết bao số phận con người. Nhưng chính họ Chu cũng bị người khác quyết định số phận. Khi còn tại vị, khó tin đều ấy xảy ra. Nhưng đã là số phận thì khó mà thay đổi.
Đó là những trường hợp cát hung tương bán.

Trong cái tốt có pha cái xấu, trong cái thơm có pha mùi máu. Ví như ngọc lành có vết, nếu không dùng thì thôi, đã dùng đến tất nhiên theo vết mà vỡ. Và vỡ cũng là PHÁ QUÂN.