Lên... Xuống... Tr ên... Dưới.
Ta thường nghe nói trên... và dưới... được hiểu ngầm là phía trên và phía dưới. Như, trên trời dưới đất để chỉ phía trên và phía
dưới. Thay vì dùng từ Việt, có lúc lại dùng
từ Hán là thượng hạ. Ví dụ. Thượng vàng
hạ cám.
Trên dưới còn dùng để mô tả lên trên xuống dưới. Lên rừng xuống
biển. Từ “dưới” được ẩn đi. Xuống biển lên bờ... Có khi lại ưa dùng từ Hán. Thăng
giáng, thăng trầm. Ta có, cuộc đời thăng giáng thất thường của... hoặc cuộc đời
thăng trầm của... Trong âm nhạc không lạ gì 2 từ thăng giáng. Trong đông y cũng
thế thăng giáng phù trầm là thủ thuật để điều chế thuốc cho phù hợp.
Học viên Tử Vi Ứng Dụng không lạ gì trên dưới, thăng giáng,
thượng hạ... là sao gì. Và không phải chỉ ngần ấy. Ở đây chỉ bàn đến sự liên
quan với nhau mà thôi. Trên, lên, đi lên... Xuông, dưới, đi xuống... một phương
diện của nhiều vấn đề của bộ KÌNH ĐÀ.
Nhưng khi luận đoán vẫn tỏ ra lúng túng. Vận dụng đúng, luận
đoán vô cùng thú vị. Coi chừng leo trèo té ngã. Lên được mà xuống không được...
hạ cánh chẳng an toàn.
Trên tốt.
Thượng hạ đồng tâm là trên dưới một lòng.
Thượng hoà hạ mục. Trên dưới
hoà thuận.
Thượng cần hạ thuận. Trên chuyên cần dưới đồng thuận.
Thượng trí hạ ngu. Người trên thì giỏi, người dưới tay lại
quá dở.
Trên xấu.
Thượng bất chính, hạ tất loạn.
Từ đó sinh ra trên bảo dưới không nghe.
Trên trời không yên, dưới đất không vui. Đó là cảnh quan chúng
ta thường thấy mùa mưa bão.
Hạ trí thượng ngu.
Cấp dưới giỏi hơn cấp trên.
Trên dưới phức tạp.
Trên dưới đều chó. Nhớ đến giai thoại của Cao Bá Quát.
Thượng điền tích thuỷ hạ điền khan. lại nhớ đến ăn uống, chẳng
liên quan gì đến nước non.
Thượng cẳng tay, hạ cẳng chân
Lên tốt.
Các từ thường nghe. Đời lên hương. Vậy đời lên hương là bộ
sao gì? Có thật thế không, luôn luôn tự hỏi như thế. Biết đâu rơi vào trường
hợp lên xấu. Ta đang bàn đến trường hợp lên tốt. Nhiều lắm, lên chức, lên lương,
lên cấp... lên đỉnh Olimpia.
Thay vì nói lên người ta còn nói “nâng lên”... Nói nâng lên không thể bỏ qua “nâng bi”.
Trong vi tính, không lạ gì từ nâng cấp. Trong nhà cửa, nâng
cấp nhà cấp 4 lên cấp 1. Nâng cấp xe 2 bánh thành 4 bánh. Nâng cấp xe loại thường
thành loại xịn, người ta gọi là “độ”, lên đời. Thế là từ “lên” biến hoá thành từ
nâng, độ, lên đời...
Hán tự ta có.
Thăng quan tiến chức. Thăng quan phát tài.
Lên xuống đều tốt.
Lên xe xuống ngựa.
Lên tốt mà xuống xấu.
Lên thì dễ xuống thì khó.
Leo lên nhưng leo xuống không được.
Bay lên nhưng hạ cánh bánh xe không thò ra. Biết vậy đừng lên.
Lên xấu.
Minh thăng ám giáng. Thăng lên cao thực tế là ngồi chơi xơi
nước. Bị ép buộc cho lên.
Lên xấu nghe cũng lạnh người. Lên bàn thờ, lên trường bắn, lên đoạn đầu đài...
Vậy thấy lên chắc gì đã tốt. Đó là điều cần khẳng định, nếu
lên xấu cần lên chi cho cao
Lên phức tạp.
Lên thiên đàng, lên niết bàn... Nếu cho là lên tốt sao lại
không lên.
Nói về lên phức tạp nhiều vô số kể.
Lên án chế độ thực dân Pháp... dễ gặp thực dân Pháp cho lên...
toà.
Lên cân, quá nhiều người quá sợ từ lên cân. Nhưng ăn uống lại
không từ chối. Thậm tệ tranh nhau ăn để... xuống cân chăng.
Lên bờ xuống ruộng. Lên thác xuống gềnh.
Nói lên cảnh vất vả lao động, đi lại.
Trọng bệnh lý có nhiều cái lên cũng hồi hộp. Lên nhọt hả?/
Không ung thư nổi lên.
Lên cơn điên sinh ra không biết bao nhiêu câu chuyện. Lại đến
cái không lên nổi cũng là bệnh lý.
Trong chiến đấu. Ta có, lên đạn, lên cò súng... là sắp có
chuyện hấp dẫn xảy ra. Khi chiến đấu thường nằm, chỉ đứng lên để chuẩn bị xung
phong mà thôi. Nằm xuống chiến đấu an toàn hơn đứng. Nhưng chắc gì đã yên thân.
Có khi nằm luôn ca bài “Anh nằm xuống khi 1 lần đã đến đây”...
Lại nói đến đưa tay lên trời không có súng coi như hỏng bét.
Trái lại có súng là biểu tượng của chiến thắng.
Lên đạn, lên nòng... rốt cuộc là không đương cự nổi. Biết
thua cũng cứ lên bằng không mua tủi nhục.
Trong đời thường, nhất là trong chính trị. Ta có lên giọng,
lên tiếng, lên gân... lên tinh thần. Nhưng có trường hợp hôm nay lên giọng, ngày
mai chạy trối chết. Cũng có khi lên giọng hoà bình, lên án chiến tranh... cũng
vì muốn lên nhưng lên không nổi. Phải dùng luận điệu khác.
Vậy phía trên, đi lên, nâng lên lên chắc gì đã tốt. Vì có những cái lên cao quá cũng dễ gảy đổ. Vì phần dưới không
vững chắc. Cái nhà lên cao quá, to quá mức cho phép. Thế là cưa ngọn hoặc phá nó
đi.
Cụ Nguyễn Du viết.
“Làm cho đầy đọa cất đầu chẳng
lên
Làm cho trông thấy nhãn tiền”...
Làm cho trông thấy nhãn tiền”...
Lại nói về dưới, đi
xuống.
Dễ có ấn tượng dưới, xuống ... là xấu. Vì dưới là hạ lưu. Vì
bao giờ giới thượng lưu cũng ngon hơn. Nhưng “làm quan nhất thời, làm dân vạn đại”.
Có quan xin xuống làm dân, giới bình dân chẳng chịu thừa nhận. Dù hạ mình xin làm
người bình dân tử tế đi chăng nữa. Lại làm xấu
đi giới bình dân. Giới bình dân, thường dân, lương dân chứ đâu phải cặn
bả của xã hội.
Vậy là có từ phó thường dân ra đời.
Từ giới thượng lưu khi gảy đổ thường văng vào hộp, hoặc lanh
tay lẹ chân chạy ra nước ngoài. Ta lại có kẻ lưu vong.
Từ đó. Thành ngữ lại có.
Lên voi xuống chó.
Hạ cánh không an toàn.
Liệu mà cao bay xa chạy. Nhưng khi rối trí lại nói. Xa bay
cao chạy...
Nếu lên có cái xấu nhất. Thì xuống cũng có cái xấu nhất. Đó
là bị hạ xuống huyệt. Có người cho rằng, ai mà chẳng có lúc nhưng thế. Đa phần
là như thế. Xấu nhất là phải nói bị hạ bệ. Tuỳ người, có người lại cho rằng đã
hạ cánh an toàn rồi. Nhưng lại bị lôi lên trên... toà. Hỏi những câu lung tùng
về dĩ vãng vàng son, mà trí nhớ con người đâu phải là thẻ nhớ. Chuyện đời là thế,
chỉ lên xuống thôi, cũng phức tạp.
Điều muốn nhắc nhở học viên rằng. Lên chưa chắc đã tốt, xuống
chưa hẵn đã xấu. Có nhiều học viên lạc quan khi nói lên là cứ nghĩ lên chức lên
lương, thăng quan tiến chức.
Lại có học viên luôn luôn bi quan nghĩ xuống là xấu. Biết
bao con người mong muốn khi xuống được an toàn.
Các phi công đều đồng ý lên dễ xuống khó chứ. Các quan tham
chắc cũng đồng ý. Khi xuống rồi vẫn còn hồi hộp anh à.
Vậy lên.. xuống... tốt xấu. Cứ nhìn quanh Mệnh Tài Quan để nói.
Còn cung Thiên Di là của thiên hạ.