Thứ Ba, 4 tháng 5, 2010

Lá Số Phạm Quỳnh.

Cụ Phạm Quỳnh.
Ở Huế ai cũng gọi là cụ Phạm Quỳnh, mặc dù năm cụ mất cũng chỉ mới 54 tuổi ta. Từ cụ để mô tả những người lớn tuổi đáng bậc ông cha. Và cũng chỉ những người có chức vụ quan trọng như các cụ Thượng Thư. Ngoài ra cụ Phạm Quỳnh còn được kính trọng bởi văn tài, đạo đức  qua tạp chí Nam Phong mà ông ấy làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, những thế hệ kẻ sỹ bậc cha anh của người viết ai cũng từng đọc Nam Phong, Phong Hóa, Ngày nay.

Nam Phong tạp chí.
Nhà tôi có một giàn sách, một đầu gối vào tường và phần còn lại được theo vào đòn tay, muốn lấy sách để xem, người viết lúc ấy bé tí ti phải leo lên cửa sổ lấy được vài cuốn nhưng muốn lấy được nhiều thì phải leo lên thanh ngang cửa sổ, một tay vịn cửa sổ và một tay lấy sách. Với Phong Hóa, Ngày nay còn thấy vài mẩu chuyện vui cười, tranh biếm họa Lý Toét, Xã  Xệ. Còn Nam Phong thì chữ ơi! Là chữ.
Nam Phong tạp chí.
Là nguyệt san mỗi tháng ra một lần, từ năm 1917 đến khi đình bản !934 có 210 số. Có thể nói tạp chí ấy rất thọ. Đó là tạp chí chuyên nghiên cứu triết học, khoa học, văn chương Đông Tây cũng có cả truyện ngắn, du ký... Những người đương thời mấy ai mà không đọc, trừ phi là không biết chữ. Nhưng cái đáng đánh giá nhất không phải là tư tưởng đạo lý thánh hiền trong đó, dẫu sao thì cụ cũng là người phát huy cái tư tưởng đạo đức ngàn xưa. Cái công lao lớn nhất là góp phần rất quan trọng Hình Thành chữ Quốc Ngữ như ngày nay.

Trước đó chúng ta dùng chữ Hán (chữ Nho) rồi qua chữ Nôm (vay mượn chữ Hán để đọc theo âm Việt). Đến khi người Bồ đến Việt Nam truyền đạo chế ra chữ Việt, vay mượn mẫu tự la tinh như chúng ta đã biết, những chữ về sau được gọi là Quốc ngữ ấy, không giống như bây giờ đâu. Ví dụ như chữ “trời”, ngày xưa viết là blơì (nếu phải đọc như bây giờ là bờ lời). Cho nên quốc ngữ ngày nay là công lao đóng góp cực kỳ to lớn của những người đi trước cả cụ Phạm như cụ Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh  với Đông Dương tạp chí... qua Nam Phong quốc ngữ trong sáng, đến Phong Hóa đã thuần nhuyễn, nhưng vẫn chưa hoàn thiện, trong quốc ngữ vẫn chưa có chỗ thống nhất giữa chữ d với gi, giữa i ngắn và y dài. Ngày trước lấy Nam Phong làm thước đo, làm khuôn mẫu vì chúng ta không có Hàn Lâm Viện, thôi thì nhà văn viết sao chúng ta viết theo họ. Đó là công lao to lớn của Nam Phong tạp chí là định hướng chữ quốc ngữ. Ngày nay chúng ta nghe đài, báo đọc viết sao chúng ta bắt chước vậy. G7 (gờ bảy), VTV (vê tê vê), FBI (ép bi ai)... trong khi lấy latin làm mẫu tự lại đọc a bờ cờ.
Nam Phong là nơi quy tụ các học giả nổi tiếng như Nguyễn Bá Học, Trần Trọng Kim... Tản Đà, Tương Phố. Vô hình chung là sách gối đầu giường cho các bậc cha anh, thầy giáo ngày trước. Tất nhiên không thể phủ nhận cái công lao đó, Nam Phong viết cái gì hay dở, đúng sai tùy theo cảm tính người đọc, trình độ người đọc.. Kẻ quân tử học theo kẻ thánh hiền. Kẻ tiểu nhân học đòi bọn trộm cướp, Chuyện đạo đức không nên nói nơi chợ búa, chuyện tri thức không nên nói với kẻ vô học.

Tiểu sử cụ Phạm Quỳnh. 1892- 1945
Cuộc đời
Phạm Quỳnh sinh ra trong gia đình ba đời đều là hàn sĩ, quê gốc ở Hải Dương, riêng ông sinh ở Hà Nội.
9 tháng tuổi mất mẹ.
9 tuổi mất cha.
Sau đó không bao lâu (không biết chính xác thời gian), mất một người em trai cùng cha khác mẹ.
Được bà nội và một người bà cùng họ nuôi dưỡng trong nghèo khó, đến nỗi đi học cũng phải tìm chỗ nào miễn phí thì học.
1098-09, 16 tuổi, tốt nghiệp thủ khoa trường Thông ngôn, trở thành chuyên gia Viện Viễn Đông bác cổ. Cùng năm này, ông lập gia thất với bà Lê Thị Vân.
1911 Tân Hợi 20 tuổi có con đầu lòng đến 1938 có con út, Phạm Quỳnh có tổng cộng 16 người con, trong đó 3 người con gái mất khi chưa đầy năm.
1913, Quý Sửu 22 tuổi, công bố những bài khảo cứu, bình luận văn học nghệ thuật trên Đông Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh. Từ những năm đầu bước chân vào lĩnh vực văn hoá-nghệ thuật, Phạm Quỳnh đã xác định con đường của ông là dịch thuật, khảo cứu chứ không phải sáng tác.
1917- 1932, 26 tuổi, trở thành chủ bút phần quốc ngữ tạp chí Nam Phong, chủ trương xây dựng nền quốc học, mở mang dân trí.Nam Phong là tờ báo được người Pháp đỡ đầu nhưng Phạm Quỳnh mới là linh hồn của Nam Phong. Ông biến tờ báo trở thành nơi tập hợp những người yêu quý tiếng Việt, văn Việt, muốn vun đắp, trau chuốt cho tiếng Việt nôm na sơ khai trở thành thứ ngôn ngữ uyển chuyển, hàm súc. Khi nói “Ông chủ báo Nam Phong”, người ta nghiễm nhiên biết đó là Phạm Quỳnh dù sau khi ông rời khỏi Nam Phong đến khi tờ báo đình bản (1934) vẫn còn những chủ bút khác. Trên mộ bia của ông cũng để dòng chữ Hán: Nam Phong chủ bút Phạm Quỳnh Thượng Chi.
1922, 31 tuối, xuất ngoại. Đại diện Hội Khai trí Tiến Đức dự đấu xảo ở Pháp. Tại đây đã gặp gỡ và thảo luận chính trị với nhiều nhà ái quốc cùng và khác chí hướng, như: Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Văn Vĩnh, Cao Văn Sến, Phan Văn Trường…
1924-33 t: giảng dạy ở Cao đẳng Hà Nội.
Cuối 1932 Nhâm Thân 41 tuổi rời Nam Phong, ra làm việc cho triều đình Huế, cùng khoảng thời gian với Ngô Đình Diệm. Bất đồng chính kiến nhanh chóng đẩy hai ông thành hai đối cực trong triều đình.
2/5/1933 Quý Dậu 42 tuổi: được cử làm Thượng thư bộ Bộ Học (coi về việc học) kiêm chức Ngự tiền Văn Phòng Tổng lý đại thần. Là chức danh như bí thư của Vua Bảo Đại, như Đổng lý văn phòng của Tổng Thống vì thế, cụ Phạm Quỳnh có nơi làm việc ở ngay trong  Tử Cấm Thành, đó là ngôi nhà xây theo kiểu Pháp, một trệt một lầu, ngày nay vẫn còn, trong khi điện Kiến Trung và Càn Thành bị đốt cháy năm 45. Nói dễ hiểu hơn muốn gặp vua Bảo Đại phải qua cụ Phạm Quỳnh.
1934 Giáp Tuất 43 tuổi: Từ Thượng thư bộ Học  chuyển qua  Thượng thư bộ Lại (coi về nhân sự quan lại). Đây là lúc ông Ngô Đình Diệm từ chức vì ông ấy đòi hỏi Pháp phải bỏ chức Công sứ Bắc kỳ, và Khâm sứ Trung kỳ của Pháp... lập viện Dân biểu. Yêu cầu đó không được thỏa mãn ông từ chức.
Năm 1945 Ất Dậu 54 tuổi.
Ngày 9 tháng 3/1945: Nhật đảo chính, cụ rút lui khỏi chính phủ, tuyên bố trở lại với sự nghiệp trước tác. Cần nói rõ ở đây. Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Và lập chính phủ Trần Trọng Kim là Thủ Tướng với các nhân vật Trịnh Đình Thảo, Phan Anh (bộ Thanh Niên), Hoang Xuân Hãn...
Tháng 6/1945: trả lời phỏng vấn với nhóm Tri Tân rằng: Tôi đã lỡ lầm mà ra làm quan, vì trước khi dấn thân vào hoạn lộ thật ra tôi vẫn tưởng tôi sẽ làm được rất nhiều việc mà trước kia tôi chỉ phụng sự được trong mực đen giấy trắng…”
Ngày 23 tháng 8 năm 1945. Cách mạng tháng 8 bùng nổ. Cũng là ngày cụ bị bắt.


Nhưng nào có yên thân.
Trong số 267 tháng 9/2006, tạp chí Xưa và Nay đăng bài Người nặng lòng với nước của Phạm Tôn có đoạn: “Người canh gác xưởng (ép dầu tràm, nơi giam giữ Phạm Quỳnh cuối cùng-HKL chú) kể: Một đêm đầu tháng 8 ta, trăng lưỡi liềm, khoảng 11 giờ, có người xưng là cấp trên đến bảo đưa ba người bị giam ra cho ăn cơm (…) Sau đó, họ bị trói và đưa xuống đò (…) gần 1 giờ sáng thì táp vào bờ, đến gần hai bụi tre thì giết ba người”
Ba người đó là cụ Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi nguyên là Tổng Đốc Quảng Nam và con là Ngô Đình Huân (là con Ngô Đình Khôi).
Tháng 2/1956, ngay trước tết âm lịch, gia đình Ngô Đình Diệm tìm được ba bộ hài cốt tại rừng Hắc Thú (cách Huế 15 km về phía Quảng Trị).
Ngày 9/2 cùng năm, di hài Phạm Quỳnh được gia đình cải táng về chùa Vạn Phước (Huế). Căn cứ lời kể của các nhân chứng, cuộc sát hại xảy ra vào đêm “trăng lưỡi liềm”, mồng một tháng tám Ất Dậu, tức 6/9/1945. Chưa ai chính thức nhận trách nhiệm cuộc sát hại này.
Ở Huế những người lớn tuổi ai mà chẳng biết chuyện cụ Phạm bị VM giết. Cụ Phạm sống bên bờ sông An Cựu 13 năm


BỐI CẢNH LỊCH SỬ năm 1932.

Miền nam (nam kỳ) là thuộc địa của Pháp có quan Thống đốc. Miền bắc (bắc kỳ) bị Pháp chiếm đóng đặt quan Công sứ, mặc dù các quan lại tại đây là người Việt nhưng việc đề cử phải qua quan Công sứ của Pháp. Miền trung cũng có một ít quân Pháp mục đích là bảo vệ tòa Khâm sứ và đặt quan Khâm sứ. Toàn bộ Việt Miên Lào đặt dưới sự cai trị phủ Toàn quyền Đông Dương có quan Toàn quyền Đông Dương. Ông này nằm trong bộ Thuộc Địa của Pháp.
Tháng 9 năm 1932, Bảo Đại hồi loan chính thức làm vua. Năm đó đúng 20 tuổi ta. Một vị vua trẻ tuổi vừa du học ở Pháp về đem theo một làn gió mới. Trong hoàn cảnh có thể gọi  nước đang bị mất. Hòa ước Giáp Thân không được tôn trọng, vì theo hòa ước Pháp không được đưa quân ra miền bắc nhưng do người Việt nổi lên phong trào giết người Pháp, cố đạo và những người theo đạo Công giáo. Cho nên Pháp đánh chiếm Bắc kỳ ở lỳ từ đó đến nay.
Với những cải cách bỏ những thủ tục quỳ lạy... Và đáng nói là thay đổi nhân sự để tiến tới một nền quân chủ lập hiến. Vì thế cùng một lúc bãi chức cùng lúc 5 vị Thượng Thư (bộ trưởng), (đặc biệt không dùng những người trong Hoàng tộc để tránh tai tiếng gia đình trị). Và từ đó lưu truyền câu thơ sau.
Năm cụ khi không rớt cái ình.
Đất bằng sấm dậy đất thần kinh.
Bài không đeo nữa xin dâng lại.
Đàn chẳng ai nghe khéo dở hình.
Liệu thế không xong binh chẳng được.
Liêm đành chịu đói lễ đừng dinh.
Công danh như thế là hư hỉ.
Đại sự xin nhường kẻ hậu sinh.


Bài thơ mô tả rất là hay. Cụ Nguyễn Hữu Bài bộ Lại, cụ Liệu bộ Binh, cụ Liêm bộ Lễ, cụ Vương Tứ Đại bộ Công. Năm trong sáu bộ bị thay nhận sự, để đưa những người trẻ có năng lực vào trong đó có cụ Phạm Quỳnh 41 tuổi, Ngô Đình Diệm 32 tuổi, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải... Có lẽ “cụ” Ngô Đình Diệm là trẻ nhất.

Bộ Quốc dân giáo dục (Phạm Quỳnh) thường gọi là bộ Học nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay, bên trái là Cơ quan Khâm Thiên Giám, trước 75 là ty Giáo Dục Thừa Thiên Huế, bây giờ bung ra là nhà sách, phần còn lại không biết người ta làm gì. Từ cửa Thượng Tứ đi thẳng vào khoảng 300 mét là thấy được bộ Học ngày xưa.
Bộ Lại (Ngô Đình Diệm)
Bộ Tài chánh và Xã hội Cứu tế (Hồ Đắc Khải)
Bộ Tư Pháp (Bùi Bằng Đoàn)
Bộ Công tác kiêm Mỹ thuật và Lễ nghi (Thái Văn Toản).


Trước khi cải cách là các bộ Binh, bộ Hình, bộ Hộ, bộ Công, bộ Lễ, bộ Lại.

Hỏi bạn rằng, nếu vào cương vị của cụ Phạm Quỳnh bạn có ra làm quan không? Chắc chắn là có chứ, nhất là khi sơn hà nguy biến. Phục vụ cho cho vua, cho nước có sai trái đâu.
Lại hỏi tiếp bạn rằng, chắc có bạn đang làm cho công ty nước ngoài. Bạn nghĩ sao khi nhà nước nuôi bạn ăn học đến lớn khôn lại phục vụ cho bọn tư bản nước ngoài? Bạn đừng lập luận rằng, bố mẹ bạn nuôi bạn ăn học, bạn có biết nhà nước xây dựng trường ốc, trả lương thầy cô và cả hiệu trưởng như ông Sầm Đứt... Xương chẳng hạn. Chừng đó thôi đủ kết luận bạn là Việt... gian rồi. Vạch lá tìm sâu thế nào cũng có tội. Đời là thế. Có bài hát của Trần Văn Trạch có câu...”hai cô ca sỹ có khen nhau bao giờ...”. Á hậu luôn luôn tìm cách chơi hoa hậu, chứ đừng nói chi những người xấu tất thị ghét kẻ đẹp. Kẻ vô tài ghét kẻ có tài... vân vân và vân vân.


Bình lá số của cụ Phạm Quỳnh.

Một bước ra làm quan là một giai thoại thú vị như câu chuyện Đoàn Nhữ Hài ngày xưa. Giới bói toán rất mê cách này.
Cái hay của lá số: MỆNH đắc Song LỘC gia thêm KHOA KHÔI VIỆT lại đắc TẢ HỮU
“TẢ PHÙ, HỮU BẬT bỉnh tính khắc khoan, khắc hậu”
“Song LỘC  trùng phùng chung thân phú quí”
“ KHÔI VIỆT cụ túc uy nghi”
“THIÊN LƯƠNG bảo tư tài dĩ dữ nhân.THẤT SÁT thủ tha tài vi kỷ vật”
MỆNH có THIÊN LƯƠNG nằm nơi không được xứng ý mấy nhưng Bàng tinh hỗ trợ rất đắc lực về công danh cũng như tài năng, đức độ. Trong trường hợp này nếu không có Cát tinh phù lại có THIÊN MÃ lại là cách rất dở. Có câu:
“Khôi Lương Thanh Việt Cái Hồng. Nam cận cửu trùng nữ tác cung phi”
Bạn cũng đã biết Hồng và Cái 2 sao này lệch pha với nhau. Và THIÊN LƯƠNG đi với KHÔI VIỆT chủ phát may rất là lớn, nhất là với cách Song Lộc tại MỆNH lại càng rất lớn. Vì thế qua đại hạn TỬ VI cụ rất dễ gặp vua Khúc Ngoặc cuộc đời mở ra từ đó. Tức đại hạn 34-43 tuổi. Tức đại hạn ngộ TRIỆT lá số này chứng minh một điều người viết thường nói bộ Liêm Tử Vũ chỉ có TỬ VI kỵ TRIỆT mà thôi, tài năng và đạo đức cần lộ ra.
Đây là lá số của người không phải sinh ra làm chính trị, cai trị chỉ thích hợp cho nghiên cứu vì nó không thuộc các cách cục hoàn chỉnh như đã từng lý luận. Thuộc cách LƯƠNG ÂM có ĐỒNG DƯƠNG hội họp họp, còn thuộc cách Đồng Lương nhưng nội Lương ngoại Đồng, Phúc một nơi và may mắn một ngã. Nhưng được lá số như cụ Phạm Quỳnh là điều hiếm có, hình ảnh của lương dân bị hà hiếp, giống na ná như thầy Nhan Hồi. Lúc  xảy ra biến cố thì cụ đã về hưu rồi, làm gì có chuyện có lính tráng trong nhà như ai đó mô tả.


Cái xấu của lá số là cách VÔ CHÍNH DIỆU tại Phúc ngộ sao KIẾP, ngộ KHÔNG còn đỡ, vì mang ý không hưởng Phúc, nhưng ngộ KIẾP lại có ý gặp nạn, lại có THIÊN KHÔI chủ nạn lớn. Hai là cách Quế Sứ Hoa Thương có THẤT SÁT cách này đã bàn nhiều rồi cách đa khổ tai ương, như trường hợp ông Nguyễn Văn Bông, Nhan Hồi. Do có cách này sinh ra cách Thiên Di có THIÊN ĐỒNG ngộ KHÔNG KIẾP bất cát, cho dù ở trong nhà cũng bị lôi ra chết ngoài đường, chết tập thể, cùng chung tai họa... Cuộc đời của cụ mất cha, mất mẹ rất là sớm cứ ngỡ THẤT SÁT hành như thế đủ rồi, nhưng THẤT SÁT tại đây rất là độc đi với KỴ HÌNH LINH, giá trị như Lịnh hành quyết, lịnh xé xác nói theo giọng võ hiệp. Rõ ràng một điều cụ là người may mắn nhưng vô phúc, đó là nói theo TỬ VI nhìn THIÊN LƯƠNG ta nói may mắn (từ vị trí sao này nhìn ra toàn Song Lộc KHÔI VIỆT, Tả Hữu) nhìn từ vị trí THIÊN ĐỒNG chủ phúc ta có quyền gọi như thế. Thấy sao thì nói vậy.

Ba là cung an Thân cần có chính tinh mới hay, tất nhiên sau 45 đến 56 tuổi những người thân của cụ luôn luôn đặt câu hỏi, không biết thân phận bây giờ ra sao. Bốn là đại hạn, tiểu hạn trùng phùng vào năm Ất Dậu, bạn hãy lấy Phi Tinh ra sẽ thấy, đó là năm cụ bị lưu KỴ TRIỆT toàn bộ MỆNH Thân Đại tiểu hạn, kể cả Phúc Đức cung đều thấy bộ sao này. Vì Kỵ TRIỆT là bị ghét và trừ bỏ, hay nói cách khác bị nghi kỵ và trừ bỏ. Lại là cách CỰ KỴ là thấy miệng với lưỡi ngọ nguậy trước mặt. Trong lúc bản MỆNH cụ có LỘC TỒN kỵ nhập hạn có CỰ MÔN, PHÁ QUÂN, đây là nơi vừa có CỰ xung và PHÁ QUÂN lục hội, chưa kể TỬ VI nhị hợp, một vị trí nhiều vua quá, biết theo vua nào. Lại gặp một năm có lưu LỘC TỒN  cách Lộc đảo Mã đảo, đến tồn mà không tại vì THIÊN KHÔNG, vì CỰ MÔN, vì Lưu Kỵ, Lưu TRIỆT . Như vậy có nhiều cái xấu tập trung một nơi, qua được có chăng là những người không có cách Quế Sứ Hoa Thương, Phúc cung phải tốt đẹp. Giả sử qua được, hạn tới ngộ PHÁ QUÂN cũng bị bắt thôi, vì lúc đó sẽ hiểu đấu (THẤT SÁT) và tố (CỰ MÔN) như thế nào.


Bình lá số thứ 2 của cụ Phạm Quỳnh.

Người viết chỉ nhớ và kể lại mà thôi. Sau khi báo KHHB giới thiệu lá số cụ Phạm không lâu lại giới thiệu tiếp lá số thứ 2 với MỆNH là ngôi sao THÁI DƯƠNG. Lá số cũng rất là đẹp nhưng xem kỹ thì vô lý. Nhưng cái lý có lẽ bắt nguồn từ câu phú: “ Lương Đồng Tị Hợi nam đa lãng đãng nữ đa dâm”. Một câu phú giản dị võ đoán, người viết không phải là người dễ tin vào những câu phú đơn giản như thế. Ít ra phải có thêm THIÊN MÃ mới có phương tiện hay ý muốn đi lại, trong khi có KHÔI VIỆT cụ túc uy nghi, quý nhân cách, Song Lộc phi phú tắc quý, Tả Hữu bản tính khắc khoan khắc hậu... Nhất là cách Khôi Khoa như ta đã thấy khó tin mà có thật, mới 26 tuổi làm chủ bút một tờ báo thuộc dạng ngôn ngữ học. Đó là nhờ bộ Đồng Việt chủ phát triển thông minh rất sớm. Lợi cho thông ngôn, thông dịch nhất là trong trường hợp LƯU HÀ đi với nhóm Khôi Việt Khoa chủ sự lưu loát.
Nếu MỆNH cung có THÁI DƯƠNG tối không được như thế, đa phần là công danh phát muộn, mặc dù THÁI DƯƠNG  tại đây cũng hưởng nhiều cách rất là hay, ngoài ra THÁI DƯƠNG có nam tính rất mạnh mẽ, trong khi qua hình ảnh và văn chương rất hòa nhã hợp với THIÊN LƯƠNG.
 “THIÊN LƯƠNG ẩn trọng tâm sự ngọc khiết băng thanh”
Đây là một đoạn Tùy bút của cụ, trong Hoa Đường. Tức là sau khi về hồi quan về ở biệt thự Hoa Đường (nhà hoa) bên sông Bến Ngự.


(Mùa hạ năm 1945)

Thói đời nóng lạnh, lòng người thắm phai; ai cũng nói thế, ai cũng biết thế, nhưng có từng trải mới thật biết thói đời điên đảo, lòng người xấu xa là dường nào. Nhất là đã để mình trong trường danh lợi, mới biết rõ những trạng thái ô uế ở đời. Kẻ xu nịnh mình buổi sáng là người phản bội mình buổi chiều. Kẻ tâng bốc mình hôm qua, là người thóa mạ mình hôm nay. Mà kẻ hàm ơn nhiều nhất lại là người qui oán hơn cả. Không kể phần nhiều thời lựa gió theo chiều, thấy không có lợi đến gần nữa, liền linh lỉnh lảng xa ngay, dù trước kia tỏ ra vồn vã thân mật vô cùng. Trong đám đó tìm cho được một kẻ trung hậu, kiếm cho được một người thủy chung, thật là hiếm có thay.
Vẫn biết thế, vẫn biết rằng trừ nhà đạo đức mới đem bụng thật thà cầu cho thói đời trở về trung hậu, lòng người trở lại thủy chung, chứ phận ai đã lăn lộn với đời cũng từng nếm trải mùi đời mặn lạt như thế cả. Nhưng dù không có lạc quan gì về thế sự, thấy người đời trở mặt như bàn tay, xây lưng như chớp loáng, cũng phải sửng sốt mà tự hỏi: “Ồ! thói đời đen bạc đến thế ư?”…

Đoạn này mô tả y hệt cách VÔ CHÍNH DIỆU có CỰ CƠ xung hội họp có ÂM DƯƠNG LƯƠNG. Buổi sáng là Âm Cơ Lương nói thế này, nhưng chiều Cự Nhật nói thế khác. Xem ra còn dễ chịu thêm Kỵ mới khổ nữa, nhưng với người có LỘC TỒN tại MỆNH là người ưa bảo thủ, nếu nói theo ngôn ngữ chính trị phe bảo thủ, nhưng hạn ngộ CỰ xung bỗng nhiên rơi vào hoàn cảnh, nay ta mai địch. Thấy CỰ MÔN xung cực còn hơn thấy CỰ MÔN hợp. Vì phản hay không phản do tính cách của mình mà thôi.
Và nếu cho rằng cụ bị cận thị lá số kia bộ NHẬT NGUYỆT bị ngộ BỆNH PHÙ cũng thế, so với Khúc Ngoặc năm 41 tuổi khi vào đại hạn TỬ PHỦ ngộ TRIỆT là chuyện chưa hề có. Nhất là TRIỆT đương đầu. Có thể chết ngay hạn này.
Người viết rất khổ theo KHHB vì Ngô Đình Diệm 1,2,3 4 lá số  qua cụ Phạm 1,2 rồi Trần Hưng Đạo 1,2. Rồi Khôi Việt 1, 2, Kỵ 1, Kỵ 2... để đi tìm cái đúng nhất.
Nhớ lại thuở đọc KHHB người viết không hài lòng, cứ rối tinh Sát Phá Tham phải là lính tráng, chính tinh phải đắc, miếu, vượng địa. Cụ Đông Nam Á la làng tui PHÁ QUÂN đây làm thợ may, thầy TỬ VI làm gì có chuyện bất nhân, bất nghĩa. Cụ Hoàng Hạc bịa chuyện rất hay, làm gì có chuyện VÔ CHÍNH DIỆU tại Tý có THAM LANG xung. Đã là ông ứng thích thì nói.


BỔ SUNG về các tác phẩm của cụ PHẠM QUỲNH được in ấn trở lại.

Hoa Đường tùy bút_Kiến văn Cảm tưởng I, Những trang viết tùy bút Phạm Quỳnh viết trong những ngày cuối đời ở Huế (1945) [3]
Mười ngày ở Huế, NXB Văn học - 2001
Mục lục Nam Phong, NXB Thuận hóa - 2002
Luận giải Văn học và Triết học, NXB Thông tin, 2003
Pháp du hành trình nhật ký, NXB Hội Nhà Văn, 2004
Thượng Chi văn tập, NXB Văn học, 2007
Du ký Việt Nam, NXB Trẻ, 2007
Phạm Quỳnh - Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp, NXB Tri thức, 2007
Tải “10 ngày ở Huế” bản này có dạng pdf. Qua tập ký sự này bạn bắt gặp những hình ảnh Huế xưa.
Giới thiệu phần mềm an phi tinh.
Của bạn Jheron version 2.0 đẹp hơn và tiện dụng hơn bản cũ. Tải theo đường link sau.



Chú thích tấm hình

1 nơi làm việc của cụ Phạm Quỳnh với chức danh Ngự tiền văn phòng của Vua Bảo Đại. 2 là điện Thái Hòa, các nơi mang số 3 thuộc điện Kiến Trung và Càn Thành nơi làm việc của Vua Bảo Đại bị  đốt cháy năm 45, đến nay vẫn chưa khôi phục.  Số 5 trước 75 là trường Cao đẵng Mỹ Thuật, số 4 trước 75 là trường Quốc Gia Âm Nhạc bây giờ là Duyệt Thị Đường (nơi xem hát của Vua ngày trước, phục hồi lại như cũ).
Tấm hình này chụp từ mô hình Đại Nội, người viết có “xử lý” một tí cho nó đẹp. Đây là khu vực Tử Cấm Thành trong Đại nội (Hoàng cung).

  • Doc Dochanh
    Cháu chào bác, Gần đây cháu thường xem các bài viết của bác để tìm hiểu tử vi, chỉ mong muốn xem được lá số cho mình và người thân. Cháu cũng có..
    • Bửu Đình
      Đúng rồi. Dễ nguy lắm đó nhất là năm Nhâm Thìn, nhưng năm thìn này cháu mới 41 tuổi, đại hạn vẫn ở Thiên Cơ. Nếu năm Nhâm Thìn nằm trong độ 44-53 thì càng hỏng bét. Khó cứu giải. Vào hạn ấy cháu lại có năm Giáp Thìn 53t, so với Nhâm Thìn nó dễ chịu hơn. Nhưng vẫn là năm xấu, vì hình thành cách Lộc đảo Mã đảo. Cả năm đầu hạn 44 tuổi Ất Mùi cũng xấu.
      Nói chung đây là hạn rất xấu. Mọi cái đều bị lộ, liên quan đến chữ lộ, chữ không, chữ vong. Bản Mệnh dễ nguy khốn. Vì hạn Tam Không. Tối kỵ đối với hạn Tử vi và cả Thiên Phủ. Xem các bài viết về Tử Vi và Thiên Phủ để phòng tránh. Phải có ngôi sao may mắn nào đó đóng tại Mệnh Thân mới dễ đi qua được. Một Vũ Khúc giỏi ngoặt nhưng dễ đâm vào con đường cụt.
      Thôi cháu đừng hỏi thêm nữa. Rút kinh nghiệm từ năm Nhâm Thìn tới để sống.
  • EVIA QUYNH 'S
    Kính chào chú BuuDinh.
    Cháu rất ấn tượng với bài viết về cụ Phạm Quỳnh của chú. Cháu cũng tên Quỳnh nhưng họ Nguyễn.Theo cháu tự nghiên cứu thì lá số của cháu cũng thuộc về văn cách (cự, nhật, xương khúc), mệnh Cự môn cư tý , có thái dương đơn thủ tại thìn ở quan lộc, Thái âm đơn thủ tại Tuất ở Phu Thê--> Cách Thạch trung ẩn ngọc lại có Nhật nguyệt tranh huy( hiềm nỗi gặp Tuần ở phu thê). Theo sách vở nói thì cách này Sự nghiệp và hôn nhân vẹn toàn, chỉ có điều lập gia đình trễ thì mới tốt. Nhưng đến giờ thì Sự nghiệp và tình duyên của cháu vẫn lận đận.
    Chú có thể xem qua lá số và chỉ giảng thêm cho cháu được không ạ?
    Link lá số: http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/0/121525061985/1/nguyen quynh.jpg
    Cảm ơn chú rất nhiều!
    Chúc chú nhiều sức khỏe và sẽ cống hiến thêm nhiều bài viết hay.

  • SONG HỈ
    Chái thiển nghĩ, Thân VCD ngộ Triệt ko đẹp hội ngộ đủ Tam không tại đây, gặp ĐH 44-53 nằm cung quan, Âm Dương hội về - Dương là nam giới cũng là chủ thân gặp tam không một điểm rất xấu thêm vào. Nếu qua được đại hạn này thì phúc phải thật lớn Bác nhỉ? Nhưng phúc cụ Quỳnh đã VCD lại gặp ĐỒng Khộng -Kiếp bất cát nên cụ ko qua nổi DH này mặc dù tưởng chừng sắp qua...âu! thật là nghiệt ngã! Vài dòng tâm sự của cháu mong bác giảng giải thêm? Cám ơn Bác SONG HỈ
  • demdailammong
    Cám ơn Bác về bài viết thật hữu ích cả về tử vi lẫn kiến thức lịch sử ạ.
    Cháu xin phép Bác cho cháu hỏi ké câu song Lộc đồng cung trong chủ đề kế tiếp ạ. Cháu cũng thắc mắc là nhiều người nói Lộc hội chiếu tốt hơn nhưng ai cũng nói nếu mà gặp Kiếp thì coi như bị nó "xơi" hết lộc và còn mang hoạ nữa. Xin Bác chỉ dạy thêm cho cháu ạ.
  • SONG HỈ
    Cảm ơn bài viết của Bác về Cụ Phạm Quỳnh
    Cháu SONG HỈ
  • Gemham
    Cháu có đọc được blog về cụ  Phạm Quỳnh do con cháu cụ lập lên: http://phamquynh.wordpress.com/2010/04/02/v%E1%BB%81-cai-ch%E1%BA%BFt-c%E1%BB%A7a-ong-ph%E1%BA%A1m-qu%E1%BB%B3nh-thai-vu/ Không hiểu những điều trong blog có đúng với sự thật không?
  • Private comment
  • Ngoc
    • Ngoc
    • May 5, 2010 3:27 PM
    Thưa bác, có câu phú là "Song Lộc trùng phùng chung thân phú quý", vậy mà nhiều sách lại nói Song Lộc không nên đồng cung, vì chúng khắc hành của nhau. Nếu đồng cung sẽ không tốt. Vậy quan điểm của bác thế nào ạ? Và nếu không tốt thì cụ thể là không tốt như thế nào ạ? Hay chỉ là không tốt bằng Song Lộc hội họp, còn có Song Lộc trùng phùng thì vẫn tốt hơn là không có cái Lộc nào ạ? Cháu rất mong được bác chỉ giáo ạ. Cháu xin cảm ơn bác nhiều.
    • Bửu Đình
      Câu hỏi này được chọn trả lời trong bài viết kế tiếp.
  • Private comment
  • Private comment
  • Lan
    • Lan
    • May 5, 2010 8:59 AM
    Bác ơi, cung an Thân an tại Hơi có Lương, có Thiên Mã, Tuần, có Đồng xung chiếu thì liệu Tuần có chế được cái xấu của Thiên Mã và Lương hãm không ạ? Mệnh có Liêm Trinh và Thiên Tướng có Lộc Tồn Tuần Triệt tọa thủ, có Hóa Lộc xung chiếu, Tả Hữu Xương Khúc tam hợp chiếu. Như Bác viết ở trên thì Liêm Trinh ko sợ Triệt, nhưng Thiên Tướng như đã biết thì rất kị Triệt. Với người có cách này thì phải luận như nào ạ? Cách Song Lộc ở đây gặp cả Tuần lẫn Triệt thì giải thích như nào cho đúng ạ?
    • Bửu Đình
      LƯƠNG MÃ nếu có PHƯỢNG CÁC hay KHÔI VIỆT hoặc Hóa KHOA tất đỡ xấu, chúng ta căn cứ vào sao để luận, một sao Tuần thôi chưa nói lên điều gì cả, vì Tuần chủ đúng, xem trọng vấn đề gì đó....trong này lấy lương thực làm chuẩn. Có thể xem chỗ nào ngon rẻ để ăn... chơi nhưng cũng có khi là là trách nhiệm của ai đó rất quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
      Một người chỉ lo ăn và lo đi thì làm sao mà tốt, nhưng nhiệm vụ của họ lo việc ăn uống lương thực cho cả thành phố hay cả nước, đó là điều đáng hoan nghênh. Đoán TỬ VI là căn cứ vào các sao để “nói theo”. Cho nên thấy Lương Mã là xấu nhưng thử hỏi nếu có KHÔI VIỆT, QUYỀN KHOA, PHƯỢNG CÁC sợ gì mà ta không ca tụng. Nếu thấy KỴ HÌNH sợ gì mà không chỉ trích.
      Trong trường hợp 2 chính tinh lấy Hành bản MỆNH mà luận. xem ăn vào ông Liêm (hỏa) hay ông Tướng (thủy) để luận đoán về tính cách. Có Song Lộc thế nào cũng thành công về công danh và tài lộc một thời. Loay hoay thế nào cũng bị TRIỆT vấn đề còn lại là thời gian mà thôi. Dù ăn hay không ăn THIÊN TƯỚNG thì cũng can vào tội tư tình, tiếp tay tương trợ, nối giáo... để rồi Tướng một nơi và Quân một nẻo. Khi định mạng đặt tại đó một ngôi sao TRIỆT, thế nào cũng TRIỆT một cái, vấn đề còn lại là nặng nhẹ, đúng sai, phải trái... Ví dụ Tôn Tẩn với VŨ TƯỚNG Triệt cay đắng với đôi chân tật nguyền. Mỗi bước chân đi là nhớ tới Bàng Quyên. Và Tôn Tẩn thấm thía hơn ai hết VŨ chủ cắt.
  • Sói già
    Cháu chào chú! Cháu cũng đang tìm hiểu chút ít về tử vi (khi có nhiều lời nhận xét về số cháu vất vả) và khi đọc bài này của chú, cháu thấy lá số thứ 2 gần tựa lá số của cháu. Cháu có thể xin chú vài lời nhận xét được không ạ? Link lá số của cháu: http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/1/153025071975/1/dungtam235.jpg Chúc chú khỏe mạnh! Mong hồi âm của chú!

Không có nhận xét nào: