Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Giã Từ Vũ Khí.

Kỷ niệm cá nhân tròn 40 năm những tháng ngày giã từ vũ khí. Đang chọn lựa ca sĩ cho bài ca, bất ngờ Vua Lộc Vừng có mail đến.
Hì hì, Lộc Vừng hát tặng mình, lại đem mình ra làm diễn viên. Tải về dùng PHI LIÊM  tách mp4 thành mp3. Rồi dựng lên flash này.

Bạn muốn thấy ca sĩ đưa chuột phía trên cao bên phải, hình xuất hiện. Muốn ghim hình này đè mạnh xuống bằng chuột trái, kéo thả bất cứ phía nào, hình bị ghim lại.

Mười Câu Hỏi Dành Cho Học Viên.
Thứ tự học viên trả lời là Nam Phương, Tom Ryan, Đoán Toàn Sai, Tấu Hùng, Trần Quang Hoan. Van Dao, nam naml.q. Anh Le. ToCamVan, Long Nguyen. HaiAnhNhiep.

Chỉ có 3 bạn được kể là 7 điểm: Tom Ryan, Tấu Hùng, Trần Quang Hoan.
CÂU HỎI 1:
Sẽ có 1 ngày chinh chiến tàn cũng đáng mừng. Nhưng nó sẽ kéo theo ngày tàn của nhiều người. Có khi ta lại nghe. Ngày tàn của bạo chúa, ngày tàn của tên đồ tể, ngày tàn của nhân loại... Các ngày tàn kể trên kể như chấm hết. Nhẹ nhàng hơn ta có ngày tàn của cuộc tình, ngày tàn của cuộc vui... Có như thế “đỡ run” khi phát hiện “ngày tàn” trên lá số Tử Vi của mình rồi khóc thét lên. Có cái gì đó mới gọi là ngày tàn của cuộc đời.
Vậy ngày tàn là bộ sao gì? Tối thiểu phải 2 sao mới có thể gọi là ngày tàn.
TRẢ LỜI:
Người trả lời đúng đầu tiên là Tom Ryan
Đó là cách THÁI DƯƠNG PHI LIÊM, các cách THÁI ÂM ngộ PHI LIÊM hay THIÊN CƠ ngộ PHI LIÊM cũng là ngày tàn. Tuỳ thuộc cách dùng từ... ngày tàn, ngày tan rã. Với THIÊN CƠ ta có thể dùng từ thời kỳ tan rã. Ngày tàn chính thức là THÁI DƯƠNG (hoặc THÁI ÂM hoặc THIÊN CƠ) + PHI LIÊM + THIÊN HƯ TUẾ PHÁ (nói chung đi với nhóm TANG HƯ KHÁCH, nhì là đi với nhóm ĐÀO HỒNG HỈ).
Để khỏi lo lắng hoảng hồn nhé. Các từ dễ thương hơn, ngày chia tay. Ngày tàn là đi với hung sát tinh có thể sụp đổ công danh sự nghiệp, thậm chí là ngày vĩnh biệt.

Áp dụng lên thực tế. Lấy lá số ông Nguyễn Văn Thiệu lại lấy bộ Phi tinh chọn Ất Mão nam. Lấy lá số vua Quang Trung, bộ Phi Tinh chọn Nhâm Tý.... sẽ thấy từ “ngày tàn” xuất hiện trên lá số. Giản dị vô cùng. Các ổng không có các sao THÁI DƯƠNG, THÁI ÂM, THIÊN CƠ tại Mệnh.
Tất nhiên xuất hiện vào đại, tiểu hạn hạn.

CÂU HỎI 2:
Anh chẳng còn chi ngoài con tim héo em ơi!. Còn nhiều chứ, đường vũ khí chưa xuyên qua con tim héo là may lắm rồi. Tay chân còn để làm việc, mắt còn để nhìn... Cái có thể không còn là địa vị, danh dự, trách nhiệm...
“Chẳng còn chi” là ngôn ngữ của tác giả. Vậy đó là bộ sao gì, tối thiểu 2 sao mới đủ nghĩa.
TRẢ LỜI:
Người trả lời đúng đầu tiên là; Nam Phuong
Đó là cách LỘC TỒN ngộ THIÊN KHÔNG. LỘC TỒN chủ còn, trái lại THIÊN KHÔNG KHÔNG VONG chủ mất không còn.
Tồn bảo còn nhưng CỰ MÔN phản đối. Tồn bảo còn nhưng PHÁ QUÂN bảo bỏ đi. Thế là Cát xứ tàng hung. Nếu xuất hiện thêm THIÊN KHÔNG rõ ràng tai hoạ càng lớn.

CÂU HỎI 3:
Xin trả lại đây, bỏ lại đây... Cần gì phải “xin”. Tôi trả lại đây, bỏ lại đây... Người viết: “Cây súng dài trong phòng vào trong mà lấy, cây súng ngắn mất rồi. Đừng hỏi tại sao”.
Trả lại đây + Bỏ lại đây là bộ sao gì?
TRẢ LỜI:
Người trả lời đúng đầu tiên là  Nam Phuong
Đó là cách PHÁ QUÂN + PHỤC BINH. Trước là Phá Quân cầm binh tức là PHỤC BINH, PHỤC BINH còn là quân trang, quân dụng... Sau Phá Quân bỏ. Muốn bỏ cuộc chơi, trước hết phải cầm, sau thả. Nếu tiếp trục cầm lại lần nữa, về sau lại bỏ lần nữa.
Xem kìa, vợ chồng nó lại bỏ nhau lần nữa.
Bộ PHỤC BINH LƯU HÀ: Là để lại và lưu lại, trả lại để lưu lại.... Để lại kỷ niệm. rất dễ gặp QUỐC ẤN xung. Trong chuyển động là Hà cớ vì sao lại quay về. Trong phục vụ làm việc. Coi chừng quân lính, người làm... thất lạc khi đi với nhóm THẤT SÁT, hoặc kẻ phục vụ bỏ đi, nếu có PHÁ QUÂN. Bộ sao này đi với nhóm Sát Phá Tham có sự hà hiếp trong đó. Trong 1 bộ sao có nhiều ý đoán phối hợp với chính tinh ý đoán bị hẹp lại. Bộ này đi với Sát Phá Tham là hỏng bét. Thế nào cũng xuất hiện bộ Cự Đà tại cung Nô do Mệnh hà hiếp, Nô đi lui.
Bộ PHỤC BINH LƯU HÀ là đặc trưng của tuổi Quí. Hợp nhất là đi với Đồng Lương, nhì là nhóm TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG LIÊM.

CÂU HỎI 4:
Tìm tuổi thơ mất năm nao... Tức là tìm lại thời gian đã mất.
Là bộ sao gì?
TRẢ LỜI:
Người trả lời đúng đầu tiên là; tạm kể đúng là Nam Phuong
THẤT SÁT mất, THAM LANG tìm. Tìm kiếm thời gian đã mất. là THAM LANG THÁI TUẾ. Nếu lại tìm kiếm là THAM LANG THÁI TUẾ PHỤC BINH.
Bỏ phí thời gian là PHÁ QUÂN + THÁI TUẾ.
Đánh mất thời gian là THẤT SÁT + THÁI TUẾ.
Bởi thế rất cần có Phượng Các. Cái mà anh bỏ phí thời gian ấy rất đáng ngưỡng mộ.
Tất cả khám phá đều tốn rất nhiều thời gain. Có kẻ được có kẻ không.
Thời gian là quí giá. Xin đừng đánh mất thời gian để nhận được sự cám ơn hư ảo.

CÂU HỎI 5:
Làm lại từ đầu. Là bộ sao gì?
TRẢ LỜI:
Người trả lời đúng đầu tiên là; Không ai trả lời đúng.
Làm lại từ đầu... theo ý bài ca là cách CỰ BINH. Khởi đầu lại một lần nữa. Khởi nghiệp lại 1 lần nữa. Khởi sự lại 1 lần nữa.
Khác với cách TỬ VI PHỤC BINH KHÔI làm lại công việc cũ lần nữa, khôi phục lại như cũ. Lại tiếp tục phục vụ như cũ, bị động viên trở lại, lại nhét cây súng vào tay. Cũ rích chẳng có gì làm lại từ đầu. Nếu TỬ VI PHỤC BINH VIỆT còn có chút hy vọng làm việc mới. Thấy Khôi là y như cũ có thể giá trị địa vị hơi cao 1 tí.
Thế thì đoán “năm nay anh vẫn tiếp tục làm công việc cũ nhưng địa vị lên cao hơn là sao nhỉ?”.
Vợ chồng ly dị cũng là làm lại từ đầu, được “tự do” như ngày xưa. Lang thang đi tìm kiếm cục nợ khác, y như ngày xưa thân ái. Tất nhiên đi tìm cục nợ mới. Rồi lại làm trò như cũ là hò hẹn, đợi chờ... nhưng thật ra rất là mới. Vì mang tâm trạng mới, không gian mới, con người mới...
Ngay cả cách thay đổi chỗ ở cũng là làm lại từ đầu.
Làm lại từ đầu khác hẵn với quay về công việc cũ. Đáp án của các bạn là quay về với công việc cũ. Chắc chắn là không ai đồng ý cụm từ “làm lại từ đầu” là “ làm lại như cũ”.

“Sai rồi. Làm lại từ đầu. Trời ơi! nó làm lại y như cũ”.

Mọi cái phải bắt đầu trở lại. Không phải vô cớ đưa đề mục “Bước khởi đầu” vào CỰ MÔN. Một đặc điểm quan trọng của sao này. Ngang hàng với VŨ KHÚC là “bước ngoặt cuộc đời”. Vậy thì bạn nghĩ gì? Khi 1 hạn tại CỰ và 1 hạn tại VŨ?
Quay trở lại. Liệu người lính trở về đi học lại chăng? Hoặc về làm đúng công việc cũ không? Cho dù làm đúng công việc cũ cũng là. Làm lại từ đầu, hay mọi cái khởi đầu trở lại, mọi cái lại bắt đầu... nói đến từ bắt đầu, khởi đầu, từ đầu, lần đầu tiên là của CỰ MÔN. Kể từ khi tôi giải ngũ mọi cái phải làm lại từ đầu. Công việc có thể hoàn toàn cũ, cuộc sống mới, hoàn cảnh mới, cuộc đời mới... Chính xác là CỰ MÔN PHỤC BINH THIÊN VIỆT, hoặc TỬ VI PHỤC BINH không có THIÊN KHÔI (gánh vác công việc như cũ, có Khôi địa vị lên cao 1 tí), nếu có THIÊN VIỆT có thể. Cho dù tôi trở về đi dạy học lại như cũ nhưng vẫn là mới. Vì trong tôi đã hoàn thành 1 nhiệm vụ, hoàn cảnh mới, không lo nghĩ đến động viên (Nhưng vẫn hồi hộp tổng động viên).

CÂU HỎI 6:
Bàng bạc trong bài này tác giả nói đến quay lại, tàn cuộc, tìm kiếm sự thanh bình trong cuộc sống. Rõ ràng tác giả nói đến bộ 3 sao thường dễ gặp trong TỬ VI. Theo bạn bộ 3 sao ấy là bộ 3 sao nào?
TRẢ LỜI:
Người trả lời đúng đầu tiên là Tom Ryan.
Đó là bộ THANH LONG, PHỤC BINH, PHI LIÊM. Chủ sự thanh bình, xong rồi (Thanh Long) tàn cơn chinh chiến (PHI LIÊM) người lính quay trở về (PHỤC BINH) với ngôi nhà của mình. Tất nhiên đi với CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG.

CÂU HỎI 7:
Trong bài Định Mệnh có câu:
“Ôm ấp chi một định mệnh buồn”.
Bạn thử mô tả bằng sao:  Ôm ấp + Định mệnh + buồn =
TRẢ LỜI:
Người trả lời đúng đầu tiên là Tom Ryan.
Chỉ có TỬ VI đóng tại Mệnh mới gọi là định mệnh.
Nói đến ôm ấp là PHÁ QUÂN, gần gần với ôm ấp là THIÊN PHỦ (phủ kín luôn). Định Mệnh là TỬ VI. Buồn là TANG MÔN có THIÊN KHỐC nước mắt trong mới buồn. TỬ VI PHÁ QUÂN có Tam Không còn đáng ngán hơn thế nữa. Nói khác hơn, ôm nhiều cái không quá. TỬ VI PHÁ QUÂN KỴ HÌNH. Lại nói, cái số mệnh ôm cái còng.
Nếu trả lời TỬ VI  PHÁ QUÂN TANG MÔN vẫn được 1 điểm. TỬ VI ôm TANG MÔN là không ra cái gì cả, gần gũi cái gì cao quí, ôm TANG MÔN kết quả cũng đáng buồn thật.
Quan trọng là cái anh ôm ấp. Chứ không phải Tử Phá. Tử Phá chỉ là cái nghiệp ôm ấp định mệnh gán cho mình.

Ôm ấp chi một định mệnh buồn.
Đây, ôm ấp sách Tử Vi thôi.
Và bỏ đi cũng đã nhiều rồi.
Viết lên để lại cho đời, bao nhiêu nghiên cứu người ơi!
Ôm ấp là PHÁ QUÂN . Vất bỏ cũng là PHÁ QUÂN. Quan trọng là đúng, sai trong việc vất bỏ hay ôm ấp.

CÂU HỎI 8:
Trong bài “Thu quyến rũ”
...”Mùa thu quyến rũ anh rồi”..
Quyến rũ là sao gì? Chỉ hỏi quyến rũ thôi cũng không hỏi mùa thu, người nào quyến rũ, cái gì quyến rũ. Đó là sao gì?
TRẢ LỜI:
Người trả lời đúng đầu tiên là Nam Phuong
Có lẽ bị người khác quyến rũ nhiều rồi nên đoán đúng thôi.

CÂU HỎI 9:
Anh trở về quê...
Làm sao phân biệt đi trở về và ra đi khác nhau như thế nào?
Bạn mô tả ngắn gọn dễ hiểu nhất.
TRẢ LỜI:
Người trả lời đúng đầu tiên  tạm kể Tran Quang Hoan
Sao LƯU HÀ gây ra, tạo ra sự chuyển động, bị trôi theo dòng đời nếu như thấy các sao ép buộc. Từ sao này đoán ra sự ra đi  Ra đi đến nơi mới có VIỆT, về nơi cũ có KHÔI.
PHƯỢNG MÃ KHÁCH có KHÔI VIỆT đi chăng nữa, cũng chẳng qua là đi lại thăm viếng khách cũ, khách mới mà thôi.
Câu hỏi này mở ra câu hỏi thứ 10.

CÂU HỎI 10: Câu này 2 điểm.
Bạn chọn can chi Giáp Dần nam.
Bạn đã thấy nhóm tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi tại cung Thân với các sao đã có là:
TRIỆT Phi Mã Hư Phượng. Tính chuyển động bộ sao này mạnh, nhanh, bất ngờ nhờ PHƯỢNG MÃ KHÁCH + PHI PHỤC
Theo bạn, Mệnh đóng tại đâu họ sẽ nói “Tôi về..., tôi về chốn cũ” (chuyển động quay trở lui).
Theo bạn, Mệnh đóng tại đâu họ nói “Tôi bị hại” (hoặc tôi là nạn nhân, tôi bị xúc phạm... cũng có thể có người nói khang khác, ngược lại)

TRẢ LỜI:
Người trả lời đúng đầu tiên là: Chỉ đúng câu “tôi bị hại” là Tom Ryan chỉ có 1 điểm.
Trên bản đồ phi tinh năm Giáp Dần.
Chuyển động trở về nằm tại 3 cung Tị Dậu Sửu vì thấy bộ KHÔI ĐÀ LƯU HÀ.
Sao Khôi chủ chốn cũ, sao ĐÀ LA thối lui trở lại, lui lại phía sau. Ta có bộ Khôi Đà và LƯU HÀ là sự chuyển động. Chuyển động ấy về nơi chốn cũ. Nếu Mệnh hay đại hạn đóng tại đây. Tất nói, tôi về nơi chốn cũ. Tôi chuyển động về. Tôi về, tôi về quê, về hưu. Tôi về làm việc dưới này, tôi không còn đi lại theo hướng ấy nữa.

Nằm tại Mão nói: Tôi tạo ra chuyển động đến nơi mới. Tất nhiên họ sẽ không nói như thế. Giản dị, tôi qua Mỹ, qua Nhật. Tôi thích tôi đi thế thôi. Vì bộ ĐÀO HÀ KÌNH VIỆT. Vì bộ sao này tạo ra sự chuyển động đến nơi mới là THIÊN VIỆT, phía trước là KÌNH DƯƠNG.

PHỤC BINH chỉ là ngôi sao đi lui, đi tới mà thôi.
Nếu như, bạn cho là tuổi Tân Sửu có LƯU HÀ, ĐÀ LA. Tuổi Đinh Sửu có LƯU HÀ, tuổi Kỷ Sửu có KHÔI  Tuổi Ất có VIỆT. Chỉ mới tuổi Sửu có sao cố định thôi nhé. Để định đoán hướng về cũng chưa chắc. Đó mới chỉ là lợi thế chuyển động. Trong khi cho biết trước năm Giáp Dần. Trong đó có chuyển động lui về nơi cũ, tới đến nơi mới và PHỤC BINH PHƯỢNG MÃ KHÁCH chỉ là bộ sao đi lại mà thôi.

Vậy thì, nhóm tuổi THÌN TUẤT SỬU MÙI năm Giáp Dần. Lợi thế nói chữ về nằm tại 3 cung Tị Dậu Sửu. Mệnh hay đại hạn đóng tại đó. Và chữ về của họ cực kỳ quan trọng, nếu như đại hạn hay Mệnh đóng tại vị trí ĐẠI HAO chủ thay đổi lớn, mới.
Ví dụ: Mệnh tại lưu Đại Hao cung Hợi, đại hạn tại cung Tị Dậu Sửu (Hoặc đảo lại) tiểu hạn tất nhiên ở tại cung Thân.
Người viết hỏi rất rõ ràng:
Theo bạn, Mệnh đóng tại đâu họ sẽ nói “Tôi về..., tôi về chốn cũ” (chuyển động quay trở lui).
Chuyện PHƯỢNG MÃ KHÁCH + PHI PHỤC THANH là chuyện đi lại thăm viếng nhau, hoặc thường xuyên có việc phải đi lại nhiều. Chẳng lẽ ưa ra đi không trở lại. PHỤC BINH chỉ đi tới đi lui, lập đi lập lại.
Ví dụ:
Sau khi đưa gas đến nhà A, PHỤC BINH quay trở lại nhận gas để đưa đến nhà B....

Khác hẵn với . Từ nay, tôi về vườn hết còn đi đưa gas nữa anh à.