Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Trả Lại Em Yêu


Lời bài hát: Trả lại em yêu
Trả lại em yêu khung trời đại học 
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát 
Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát 
Vết chân trên đường vẫn chưa phai nhòa 

Trả lại em yêu khung trời mùa hạ 
Ngọn đèn hiu hiu nỗi lòng cư xá 
Vài giọt mưa sa hôn mềm trên má 
Tóc em thơm nồng dáng em hiền hòa 

Anh sẽ ra đi về miền cát nóng 
Nơi có quê hương mịt mù thuốc súng 
Anh sẽ ra đi về miền mênh mông 
Cơn gió cao nguyên từng đêm lạnh lùng 

Anh sẽ ra đi nặng hành trang đó 
Đem dấu chân soi tuổi đời ngây thơ 
Đem nỗi thương yêu vào niềm thương nhớ 
Anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về 

Trả lại em yêu con đường học trò 
Những ngày thủ đô hẹn hò đây đó 
Chủ Nhật uyên ương hẹn hò đây đó 
Uống ly chanh đường uống môi em ngọt 

Trả lại em yêu mối tình vời vợi 
Ngôi trường thân yêu bạn bè củ mới 
Đường buồn anh đi bao giờ cho tới 
Nỗi đau cao vời nỗi đau còn dài 

Trả lại em yêu trả lại em yêu 
Mây trời xanh ngát


Trên là nguyên văn ca từ  “Trả Lại Em Yêu”
BÀI VIẾT 
Trả lại cho ai 1 cái gì. Tâm lý chung, chúng ta thường nghĩ là tài sản, tiền của trước đó chúng ta thường vay,  mượn, thuê, xin cho.... Nhưng ít ai nghĩ tình yêu cũng vay mượn. Bằng chứng là ta có “Trả lại em yêu”  rồi “Tình yêu trả lại trăng sao”.... và còn nhiều nữa. Như “Trả lại cho em mảnh khăn hồng đó. Có tên 2 đứa màu chưa mờ...” Trong “2 đứa giận nhau”. Vậy thì trong tình yêu cũng có vay mượn, kẻ xin và người cho.
Trong quân sự người ta không nói “Trả lại em yêu” mà gọi là trả đũa hay đáp trả... Như, Israel ném bom trả đũa do bị bắn hoả tiễn...
Giới chính trị lại nói “trả nợ máu”... mới nghe lần đầu là thấy lạnh.
Giới giang hồ lại nói trả thù.
Giới kinh tế tài chính gọi là trả lãi. Quan trọng là lãi nhiều hay lãi ít. Theo ông nhà nước qui định vượt quá tỉ lệ lãi suất của ông ấn định là cho vay cắt cổ. Nhưng nếu có người cho doanh nghiệp vay với giá (lãi suất) thấp hơn nhà nước. Ai là người cắt cổ đây?

Có những cái trả rất quan trọng là “Trả súng đạn này khi sạch nợ sông núi rồi...” và ta nghe tiếp “anh chẳng còn chi, ngoài con tim héo em ơi!”... Nhưng liệu có trả sạch không, khi tay chân thân thể vẫn còn nguyên vẹn. Trừ phi mất đâu đó ngoài chiến trường mới thật sự trả sạch, nếu còn, có lúc nghe câu “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Lại lần nữa lên đường. Là người may mắn được “trả súng đạn này” nhưng người viết  cũng “trả giá” bằng xương máu đúng nghĩa nhất. Này, cây súng dài ở trong phòng moa, cây súng ngắn mất tại đơn vị, moa miễn trách nhiệm nhé.. La bàn là của cá nhân khỏi trả. Áo quần mua ở chợ trời...

Cũng vào tháng, tôi trả súng đạn này, trước đó khoảng 10  ngày 1 người bạn cùng tuổi lại chết, và sau khi tôi trả xong súng đạn, khoảng 10 ngày sau lại 1 người bạn thân, bạn học, bạn cùng đơn vị, cùng một nhóm tuổi THÌN TUẤT SỬU MÙI lại chết. Tại sao mình trả súng đạn, bạn cùng tuổi trả cả mạng sống. Và chắc chắn hằng vạn trường hợp người cùng tuổi với tôi vẫn được (hay bị tuỳ người) ôm khư khư cây súng chiến đấu. Với nghĩa vẫn còn phục vụ. Đó là năm Giáp Dần1974 các tuổi Kỷ Sửu đáo hạn Binh Triệt. Một dấu hỏi lớn đối với tôi hồi ấy.

Trả lại cho ai một cái gì. Không phải chỉ là trả cái hoá vật, còn trả tình cảm  oán hận. Nếu trả oán tức cũng có kẻ lại trả ân tình. Từ đó, ta có thành ngữ “Ân đền oán trả”, “đền ơn đáp nghĩa”,...
Thay vì dùng từ “trả”. Ta có thể nói là “đền” như đền ơn đáp nghĩa. “Báo” như báo ân, báo hiếu. “Đáp” như đáp nghĩa.. Tuỳ theo mục đích dùng từ cho đúng. Như, Quả báo, báo hiếu.....
Nếu chỉ trả cái đã mượn, vay, xin bằng hoá vật, tất cũng trả lại nhưng ân tình, ân nghĩa. Thế là phù hợp với đạo làm người. Quan trọng là có vay tức có trả nếu không dễ bị mang tiếng chiếm đoạt, hoặc vô ân bạc nghĩa. Có người xem trọng, có kẻ coi thường những ân tình. Có người chỉ biết xin, mượn. Nếu vay nghĩ cách cướp đoạt, hoặc vay oán, vay hờn... như chọc người này ghẹo người khác cho là hay. Đến chiếm đoạt đất đai tài sản của cá nhân, của đất nước như lấn chiếm các di tích, hè phố. Lại có kẻ xâm phạm đất đai của nước  khác vô tình vay cái nợ truyền kiếp.

Vay trả là 2 yếu tố liền kề trên TỬ VI. Vay  là ĐẠI HAO (tất nhiên đi với THIÊN HƯ TUẾ PHÁ, chủ sự hư hao, hao hụt)  và trả tức là PHỤC BINH. Các đại hạn luôn luôn đi từ vay qua trả. Các tiểu hạn thì bất thường.
PHỤC BINH luôn luôn tam hợp có THANH LONG chủ thanh toán, PHI LIÊM chủ xoá bỏ đi, làm tan đi những cái gì trước đó đã vay mượn. Ví dụ như giấy tờ mượn tiền.
PHỤC BINH chủ trả lại. Nhưng liệu PHỤC BINH có trả lại được không hay vẫn chưa thanh toán, lúc đó PHI LIÊM, lại chủ sự sai trái, đến lúc trả mà anh không trả lại.
Trả được hay là không? Trả cái gì? Còn rắc rối hơn nữa. Cho nên học 1 chữ trả thôi cũng mệt nhoài.

Trả lại kỷ niệm cho người yêu.  Đó là chủ đề của bài viết . Trong tình yêu cũng có vay trả. Có khi vì hoàn cảnh, vì thương hại và vì nhiều lý do nữa. Người này nói yêu người kia nhưng thật sự lòng không muốn, lòng không nỡ... Có khi, thật sự có yêu đâu, có chăng vì tài sản, địa vị... Từ đó dễ ngộ nhận là tình yêu. Có những người cho là yêu nhau nhưng lại phân tích so đo từng sao xấu tốt trên TỬ VI. Yêu đương cái gì lạ thế. Có thể, có nhiều cặp là vợ chồng nhưng yêu nhau hầu như là không có. Lại có, trường hợp chỉ có 1 phía mà thôi. Một phía còn lại là nạn nhân. Ví dụ. Gaddafi từng cho là mình là người hạnh phúc. Nhưng đó là ông ta nói. Dân chúng của ông nói mới là điều quan trọng.
Tục ngữ ta còn có câu. “Tham giàu đã thấy giàu chưa. Vừa ăn, vừa khóc như mưa tháng mười”. Nói về trường hợp 1 phụ nữ ham giàu.

Tình yêu cũng có sự ngộ nhận, ngộ nhận lại có khi muộn màn. Thôi đành cắn răng ở vậy. Người ta yêu nhau vì tính cách. Có như thế mới bền vững nhưng tính cách của người có khi lại gian dối. Người ta thương nhau vì hoàn cảnh và hoàn cảnh có thể thay đổi. Tình cảm vì thế cũng bị thay đổi.

Trả có khi lại là “trả giá”, một giá rất đắt phải trả. Khi ra toà ly dị đó là trả giá cho tự do. Đó là lúc nhìn thấy bộ mặt thật của tình yêu. Nếu chưa ra toà có khi là bộ mặt ...giả.

Tất cả đều là trả. Người lính được xuất ngũ cũng trả súng đạn này, người lính bị tước quân tịch càng bị trả. Tất nhiên tâm lý khác nhau.

Trả lại em yêu là tình yêu chân chính.

Phạm Duy mô phỏng hình ảnh của người con trai trả lại tình yêu cho người con gái. Đó là hình ảnh Phạm Duy từng biết, thấy, chứng kiến. Người con trai ra trận mạc, không muốn người con gái chờ đợi trong mõi mòn. Sự trả lại đó không phải là phản bội. Vì thương là chính. Cứ nghĩ đến chết chóc, thương tật vô tình làm khổ kẻ khác. Thôi thì quên đi cái tình yêu ấy. Chừng nào còn sống mới tính. Bản thân mình đã khổ rồi, người ở lại cũng khổ. Cho nên cái trả này vì thương mà trả lại. Cái trả này đáng ca ngợi.
Hoà đồng nhịp điệu với Phạm Duy. Cũng là người trong cuộc chiến ấy, người viết hiểu rất rõ tâm trạng kẻ trả lại kỷ vật.

Trả lại em yêu/ khung trời kỷ niệm.
Những gì yêu thương/ những gì quí mến.
Con đường ta đi,/ đi hoài không đến.
Đến nay xa rồi/ đến nay nhạt nhoà.

Trả lại em yêu,/ thư tình 1 tập.
Những gì em trao,/ dù là gian dối.
Những gì anh vay,/ xin đừng từ chối.
Nay trả cho người/ mai anh đi rồi.

Anh sẽ ra đi/ về miền đất chết.
Nơi chốn đau thương/ sặc mùi thuốc súng.
Anh sẽ mang theo/ một trời nhung nhớ
Cơn lốc chiến tranh,/ còn đâu hẹn hò.

Anh sẽ ra đi/ với hành trang đó.
Không oán không thương/ không hờn không trách
Anh sẽ ra đi/ vào miền  gió cát.
Em khỏi  đợi chờ,/ héo hon từng giờ.

Trả lại em yêu/ những lời hò hẹn.
Những gì đã qua/ chìm vào quá khứ.
Con đường mang tên/, giờ thay đổi chủ.
Không muốn em chờ/ khổ tâm hằng giờ.