Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

So Sánh Về Từ “Nói”.

Để nói, trong TỬ VI có các chính tinh sau đây đều có khả năng về nói.
VŨ KHÚC;
VŨ KHÚC đại diện cho nhóm TỬ VŨ LIÊM là ngôi sao giỏi nói nhất trong nhóm. Có thể dùng lời nói để giải quyết vấn đề, giỏi cổ vũ... Cao quý nhất là phán xét, xét xử.... thấp nhất là luồn lách, vặn vẹo, múa lưỡi... Tuỳ trường hợp người ta dùng từ cho thích hợp. Vậy TỬ VI, LIÊM TRINH trong trường hợp này là gì? Sao TỬ VI chủ hành động, hành vi... sao LIÊM TRINH chủ đạo đức. Khi cần nói các sao này vận dụng đến ngôi sao VŨ KHÚC tam hợp.

THIÊN PHỦ:
THIÊN PHỦ thay mặt cho nhóm PHỦ TƯỚNG. Dùng lời nói để phủ dụ, trấn an, vỗ về, phán xét, nhận xét...  Nhận rồi phủ nhận.

THAM LANG:
THAM LANG đại diện cho nhóm SÁT PHÁ THAM, ăn nói giỏi nhất đám này sẵn sàng tham gia, tham luận, tham biện... thấp xuống là ton hót, nịnh bợ.

Nhóm CƠ ĐỒNG:
THIÊN CƠ và THIÊN ĐỒNG. Cả 2 sao thuộc nhóm này THIÊN CƠ thiên về chất vấn, hỏi. THIÊN ĐỒNG chủ đối đáp. Nhóm sao này chiếm luôn 2 từ hỏi đáp. Cũng hỏi cũng đối đáp. Cũng hỏi đáp sinh ra hỗn láo cũng từ bộ sao và bộ này cũng dễ gặp CỰ MÔN phản đối.  Từ phản đối sinh ra phụ bạc. Từ đó, lại sinh ra từ ném đá bằng lời nói.

THIÊN LƯƠNG:
THIÊN LƯƠNG đại diện cho nhóm ÂM LƯƠNG là ngôi sao ưa phơi bày lòng dạ mình ra, để trong bụng không yên, dễ đưa đến nông nổi. Không đánh mà khai.

CỰ MÔN:
CỰ MÔN chủ phản đối, cứ phản đối rồi tính. Được phong cho thị phi chi diệu.

THÁI DƯƠNG:
THÁI DƯƠNG, chỉ có anh chàng tu mi nam tử này không tìm thấy mối liên quan đến ăn nói. Vì thế, THÁI DƯƠNG không bao giờ chịu lẻ loi luôn luôn hội họp với CỰ MÔN. Hình thành các cách CỰ NHẬT, sử dụng CỰ MÔN để công khai lên tiếng phản đôi. Đi với ÂM LƯƠNG. Hình thành bộ  ÂM DƯƠNG LƯƠNG mượn THIÊN LƯƠNG để phơi bày tâm trạng.

Vậy, trong các nhóm chính tinh luôn luôn có các sao ăn nói đi kèm, đã có miệng ăn thì có miệng để nói. Có vẻ như không có chính tinh nào bị bịt mồm, bịt miệng. Không cho người ta nói là do các sao khác gây nên. Lại đến, trường hợp không thèm nói.

Tất cả các chính tinh đều có khả năng nói. Nói tốt, người ta gọi là kỹ năng về nói, cao hơn người ta gọi là hùng biện. Do đâu được như vậy là phối hợp với nhóm Bàng tinh...
Ví dụ:
“TUẾ HỔ PHÙ hợp KHÚC XƯƠNG.
Có tài hùng biện văn chương tuyệt vời”.
Ở đây không có bóng dáng của chính tinh.
Bàng tinh khích thích chính tinh ăn nói, cũng chính nó làm cho chính tinh khi nói ra trở thành nguy hiểm. Ta lại có.
“LIÊM TRINH BẠCH HỔ hình ngục nan đào”
Vì lời nói đưa đến ở tù... Điều anh bày tỏ bị người ta theo dõi.
“Ai người miệng kín như bình.
THÁI TUẾ VIỆT KỴ Song hành CỰ MÔN”
Thật ra bị cấm phản đối, cấm nói nên không dám nói. Vì thế, lại có:
“CỰ MÔN HOÁ KỴ gia bất cát. Mệnh Thân vận hạn kỵ tương phùng”

Bàng tinh và các sao ăn nói.
BẠCH HỔ bày tỏ lập trường.
QUAN PHỦ trình bày quan điểm.
HỒNG LOAN.lớn tiếng, quảng cáo.
THANH LONG tiếng nói...
Và để mô tả tình trạng về nói. còn có tiếng khóc THIÊN KHỐC, tiếng rên Thiên Y, tiếng la hét, gầm rú do HAO tinh, tiếng reo vui của ĐÀO HOA. Còn có tiếng nói ngọt ngào ĐƯỜNG PHÙ. Phù trợ tai hại BỆNH PHÙ, dối trá THIÊN HƯ TUẾ PHÁ. Không thực của THIÊN KHÔNG. Và không thể bỏ qua HOÁ KỴ  ngôi sao đố kỵ, ganh ghét, cấm đoán làm cho đối đáp sôi nổi hơn. Còn có ĐIẾU KHÁCH là kẻ thăm hỏi, thăm viếng chả lẽ lại không nói..

Phối hợp lại, ta lại có. Lời tuyên, lời phán xét, lời nói chân thật, lời nói dối chân thật, lời nói dối ngọt ngào,  lời nói dụ dỗ, lời nói lừa đảo, lời nói hăm doạ.... đến tiếng rao hàng, quảng cáo,  tiếng la cầu cứu.
Các thành ngữ liên quan đến từ nói cũng rất nhiều. Học ăn, học nói,.học gói, học mở. Nói trước quên sau, Nói dai như đĩa đói. Nói 1 đằng làm 1 nẻo...Nói ít làm nhiều.
Trong ca nhạc ta lại có ... "Thương nhau vì lời nói, mến nhau qua nụ cười"...

Trên lá số số TỬ VI luôn luôn dấy lên những âm thanh vui buồn, giận hờn đến khủng khiếp. Vì còn tuỳ thuộc vào sát tinh.

Nói gì thì nói, nói chuyện có văn chương, văn hoá là dễ nghe nhất. Nói có lý lẽ dễ thuyết phục người khác nhất. Nói ra tiền, ra bạc rồi hãy nói.