Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Cho Người Tình Lỡ.


Giải thích một số từ trong bài ca Cho Người Tình Lỡ.
Khóc than thương tiếc.
Khóc là THIÊN KHỐC. Than van, rên rỉ là THIÊN Y. Chỉ khóc thôi nỗi đau khổ chưa lớn. Có thêm than van, rên rỉ tình trạng cang đau thương thê thảm. Và luôn luôn có THIÊN HÌNH, hình như là quá sầu não. Khóc than kể lể thường là oan ức hay thương tiếc. Theo chủ đề của bài hát, đây là khóc than thương tiếc một chuyện tình. Có người khóc than thương tiếc vì mất mát người thân, của cải... Cao quý hơn là khóc hận vong quốc. Như, Đặng Dung thời Hậu Trần.
“Thù nước chưa xong đầu đã bạc.
Gươm mài dưới nguyệt đã bao ngày.”

Đời người tránh sao khỏi khóc. Trong Cung Oán Ngâm Khúc - Nguyễn Gia Thiều đã viết.
... “Thảo nào khi mới chôn nhau.
Đã mang tiếng khóc bưng đầu mà ra”...

Không khóc chuyện này, ắt khóc chuyện khác. Đời người luôn luôn có lý do để khóc. Có kẻ khóc ít, có người khóc nhiều. Có người, mệnh số có giọt nước mắt trong đó, Vì thế dễ có dịp để khóc. Giọt nước mắt nhỏ xuống cung nào là có tiếng khóc cho cung ấy. Cho nên, dù có cười reo vui tại mệnh vẫn có tiếng khóc đang chờ đâu đó.

Khóc cũng có tần số. Khóc, khóc than, khóc  hận, khóc than thương tiếc...
Vậy thì chỉ 1 sao THIÊN KHỐC. thôi chưa phải là điều quan trọng. Khóc than thêm thương tiếc mới là điều quan trọng. Vì con người đáng mến nào đó không con nữa.
Vậy thương tiếc là sao gì? Đó là sao PHƯỢNG CÁC.

Tình lỡ.
Nói đến lỡ, chúng ta thường nghĩ đến trễ, muộn, đến sau, đến chậm... Từ đó, đưa đến lỡ chuyến đò, chuyến xe. Vì đến muộn nên lỡ hẹn... Ta còn có bỏ lỡ, lỡ vận, lỡ lầm, lỡ nhịp, bỏ lỡ một cơ hội... Cũng từ đó đưa đến lỡ duyên, lỡ thì, lỡ làng... Còn 1 số từ liên quan đến lỡ nhưng không mang nội dung tình lỡ. Do lỡ là trễ, chậm, sau, muộn góp phần quan trọng trong từ “lỡ”. Thật ra lỡ là không đến nơi đến chốn, không đi đến đích, không vào chung cuộc. Bạn có dám quả quyết, chiếc xe đua khởi hành sau cùng sẽ về chót? Biết đâu chính nó về đầu. Còn các chiếc khởi hành trước thì sao? Chúng nó tông nhau nát nét. Đó chính là bọn... lỡ làng có quyền la làng đi trước đến sau, hoặc không đến nơi, đến chốn. Bọn bị thương tật giã từ đường đua, coi như... lỡ thì, lỡ duyên với... đường đua. Đưa đến, nguy cơ thất cơ lỡ vận trước đường... tình.

Sau là ĐÀ LA, trước là KÌNH DƯƠNG.
Sau tốt và sau xấu. trước tốt cũng có, trước xấu cũng có. Các học viên không thắc mắc điều này. Tốt có thể mất tác dụng bởi THIÊN KHÔNG. Trước tốt ngộ KHÔNG, biến thành trước không tốt. Sau tốt cũng vậy thôi.

Cho nên, khi lập gia đình đa phần người ta chọn, là chọn người tình đến ... sau. Người tình cuối cùng, người tình trăm năm. Kẻ đến trước đây, đều có mang theo một chữ “không”. Không ra gì, không trung thực, không công danh, không nghề nghiệp... Cuối cùng là không đến nơi đến chốn trên con đường tình ái.

Các chuyến đi bị nạn, kẻ may mắn nhất là kẻ lỡ chuyến đi, kẻ chậm chân...

ĐÀ xấu thành lỡ là chuyện đương nhiên. KÌNH ĐÀ tốt ngộ Không cũng mất tác dụng, biến thành lỡ làng. Vậy thì, lỡ là của THIÊN KHÔNG và KÌNH ĐÀ xấu cũng lỡ là chuyện đương nhiên.



Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Không Bao Giờ Ngăn Cách.

Không Bao Giờ Ngăn Cách.
Có những cụm từ liên quan đến đến từ không nghe rất hay.
Không bao giờ ngăn cách.
Không thể nào quên...
Không việc gì khó chỉ sợ lòng không bền.
Không chê vào đâu được.
Nói không với cái xấu... Nói không với ma tuý.
Không biên giới.
...

Không với nghĩa phức tạp.
Không liên kết. Tổ chức Không Liên Kết... mà có cả trăm nước tham gia.
Lại có những từ không khó đánh giá vì tốt xấu chưa biết.
Không ngăn cản nổi. Không lay chuyển nổi...  Nói lên quyết tâm. Ví dụ. Không ai ngăn nổi lời ca...
Sinh không cùng ngày nguyện thác cùng giờ. Dùng trong thề thốt. Có khi chẳng cần thề thốt gì ráo. chết cùng lúc, cùng nơi rất là nhiều,. Thậm chí chôn cùng một chỗ. Thuộc cách cùng chung tai hoạ.
Có một không hai. Có thể rất tốt và có thể là rất xấu.
Không đụng hàng. Có thể là xấu vì không giống ai.

Nhị Không.
Không ai... không ai. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Ba họ, đó là họ cha, họ mẹ, họ vợ. Ba đời là đời ông, đời cha, đời con.
Không...không.
Không cha, không mẹ. Không gia đình, không con cái....
Không ai đoán được chữ (không) ngờ.
Không tìm thì  không thấy.
...
Tam Không.
Không nghe, không biết, không thấy. Mục đích được dùng là không liên quan.
Không biết, không hiểu, không ngờ. Được dùng để chạy tội.

Không với nghĩa xấu.
Và những từ không mang ý xấu nhiều vô kể. Khó kể ra cho hết. Gây phản tác dụng trước các từ tốt đẹp.
Không danh phận, không may mắn...
Không chốn dung thân.
Không có gì để mất. Quá nghèo chăng? Vô sản thứ thiệt dễ biến thành thứ dữ.
Không còn gì để mất. Mất quá nhiều rồi, sẵn sàng liều mạng đấy ạ.
Không cánh mà bay. Thường dùng trong mất mát.
Không đội trời chung. Cụm từ dùng mô tả oán thù.
Từ không có khi được chuyển ngữ thành “chẳng”. Như, chẳng phải...
Từ không dễ hiểu lầm là từ thuần Việt, thực tê nó là từ thuần Hán.

Không.
Ví dụ “Không khẩu vô bằng” – Nói không có bằng chứng -  Hoặc, “không tiền khoáng hậu”...

Từ không còn nằm trong từ Hán qua các từ bất, vô, vong với nghĩa là không.
Ngoài ra còn có PHI LIÊM với nghĩa chẳng phải, không phải là...

Bất.
Ấu bất học lão hà vi. Nhân bất học bất tri lý (trong Tam tự kinh). Nhỏ không học lớn chẳng biết làm gì. Người không học không biết lý lẽ.

Vô.
Vô tài bất tướng, vô danh tiểu tốt, vô tình...

Vong.
Vong là quên tức là không nhớ.
Vong ân bội nghĩa....

Phi.
Phi với nghĩa chẳng phải là...
Phi chính phủ. Phi mậu dịch. Hàng phi mậu dịch là hàng hoá trao tặng, trao đổi... nay vì lý do gì đem bán.
Phia lư phi mã. Chẳng phải lừa chẳng phải mã, mô tả dở ông dở thằng.
Phi với nghĩa là không. Ta có.
Phi tiền bất hành. Không tiền không làm.
Phi pháp là trái với luật pháp. Trái là không đúng với luật pháp.

Như thế chúng ta có không, bất, vô, vong,  phi là các từ sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống. Nếu không xài đến từ Hán, từ ghép Hán Việt. Người Việt ta còn dùng đến từ “chẳng phải”...

Đến đây các bạn ngộp thở vì từ không. Nhưng vẫn chưa hết. Vì không dùng từ không vẫn ẩn tàng từ không trong đó. Đó là từ phản. Vì phản có nghĩa là không trung thành. Phản bội là xoay lưng lại. Vì thế, ngày xưa, các quan cáo từ vua, đi lui vài ba bước mới xoay lưng đi thẳng, bày tỏ sự trung thành.

Không, nói chung mang nhiều ý nghĩa tốt có, xấu có, vô hại cũng có, lạ kỳ cũng có... đoán được từ không, rõ ràng không phải dễ. Chưa nói đến, sẵn sàng nói không với người này nhưng nói có với người khác. Đến đây, có bạn sẽ ngạc nhiên, ủa sao lạ vậy nhỉ? Có gì đâu. Bạn thích Putin hay thích Obama. Thế là sáng tỏ nhé.
Vậy trong Tử Vi các sao nào nói đến từ “Không”.
Đó là các sao.
THIÊN KHÔNG KHÔNG VONG.
TUẦN TRUNG KHÔNG VONG.
TRIỆT LỘ KHÔNG VONG.
PHI LIÊM.
CỰ MÔN.
Mỗi sao mang một ý “không” khác nhau. Lại phối hợp với chính tinh, bàng tinh  cho ta 1 luận đoán khác nhau.
Ví dụ. Không thể nào quên là TUẦN TRUNG nhưng liệu có gặp THIÊN KHÔNG, buộc phải đoán khác. Cứ cho là Tuần trung thành đi, nhưng anh trung thành với ai? Với cái ác, kẻ xấu. Chi bằng, anh phản bội nó còn hơn.
Anh không tham gia với kẻ xấu. Như thế, có nghĩa là anh tốt.
Nhưng THAM LANG đi với PHI LIÊM, THIÊN KHÔNG, TUẦN, TRIỆT mang các ý khác nhau. Chưa hết điên cái đầu. THAM LANG đi với cả đống sao kể trên. Chuyện đó có chứ không phải là không. Đối với học viên, trường hợp này lại dễ đoán.

Dù muốn hay là không.
Người viết, trân trọng gởi lời chia tay chính thức đến các bạn học viên khoá 4. Dù rằng, việc không còn nhận F hằng tháng, đối với các bạn.là hụt hẫng, mất đi cảm giác hồi hộp... cảm giác kẻ đợi chờ. Có bạn cho rằng, dù chia tay, tam biệt nhưng cảm giác lại càng gần gũi hơn. Vâng, Đúng thế. Dù xa cách nhau nhưng vẫn gần gũi là chuyện có thật.
“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Vô duyên đối diện bất tương phùng”.


Bài viết nào cũng có điểm kết thúc. Chợt nghĩ, có Điếu Khách sẽ hỏi. Thưa bác,  sao Không của cháu có tốt  không. Xin thưa trước. “Cóc biết” (not to know). Tức là không biết, biến hoá từ không mà ra, Thế đấy, tìm hiểu từ “không” của người Việt ta cũng đủ oải. Khi không thông hiểu đầy đủ tiếng Việt, việc luận đoán Tử Vi vô cùng khó khăn.